Văn bản hợp nhất 06/VBHN-BGTVT năm 2017 quy định thi, kiểm tra, cấp, cấp lại, chuyển đổi giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa và đảm nhiệm chức danh thuyền viên phương tiện thủy nội địa do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- Số hiệu văn bản: 06/VBHN-BGTVT
- Loại văn bản: Văn bản hợp nhất
- Cơ quan ban hành: Bộ Giao thông vận tải
- Ngày ban hành: 23-11-2024
- Ngày có hiệu lực: 23-11-2024
- Tình trạng hiệu lực: Đang có hiệu lực
- Thời gian duy trì hiệu lực: 0 ngày (0 năm 0 tháng 0 ngày)
- Ngôn ngữ:
- Định dạng văn bản hiện có:
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 06/VBHN-BGTVT | Hà Nội, ngày 13 tháng 3 năm 2017 |
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH THI, KIỂM TRA, CẤP, CẤP LẠI, CHUYỂN ĐỔI GIẤY CHỨNG NHẬN KHẢ NĂNG CHUYÊN MÔN, CHỨNG CHỈ CHUYÊN MÔN THUYỀN VIÊN, NGƯỜI LÁI PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA VÀ ĐẢM NHIỆM CHỨC DANH THUYỀN VIÊN PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA
Thông tư số 56/2014/TT-BGTVT ngày 24 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định thi, kiểm tra, cấp, cấp lại, chuyển đổi giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa và đảm nhiệm chức danh thuyền viên phương tiện thủy nội địa.
Thông tư số 02/2017/TT-BGTVT ngày 20 tháng 01 năm 2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 56/2014/TT-BGTVT ngày 24 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định thi, kiểm tra, cấp, cấp lại, chuyển đổi giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa và đảm nhiệm chức danh thuyền viên phương tiện thủy nội địa.
Căn cứ Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 15 tháng 6 năm 2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 17 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật Dạy nghề ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam,
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư quy định thi, kiểm tra, cấp, cấp lại, chuyển đổi giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa và đảm nhiệm chức danh thuyền viên phương tiện thủy nội địa1
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định việc thi, kiểm tra, cấp, cấp lại, chuyển đổi giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn (sau đây viết tắt là GCNKNCM, CCCM) thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa và đảm nhiệm chức danh thuyền viên phương tiện thủy nội địa.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thi, kiểm tra, cấp, cấp lại, chuyển đổi GCNKNCM, CCCM thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa và đảm nhiệm chức danh thuyền viên phương tiện thủy nội địa.
2. Thông tư này không áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thi, kiểm tra, cấp, cấp lại, chuyển đổi GCNKNCM, CCCM thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa làm nhiệm vụ an ninh, quốc phòng.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Thời gian nghiệp vụ là thời gian làm việc theo chức danh trên phương tiện thủy nội địa.
2. Thời gian tập sự là thời gian thực tập trên phương tiện thủy nội địa theo chức danh được đào tạo dưới sự hướng dẫn của người có trình độ chuyên môn kỹ thuật phù hợp.
3. Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng, máy trưởng là giấy chứng nhận đủ khả năng đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng, máy trưởng trên phương tiện thủy nội địa.
4. Chứng chỉ huấn luyện an toàn cơ bản là giấy chứng nhận đủ khả năng xử lý các vấn đề về an toàn lao động, an toàn phương tiện, phòng chống cháy nổ, sơ cứu người bị nạn, bảo vệ môi trường.
5. Chứng chỉ nghiệp vụ là giấy chứng nhận đủ khả năng đảm nhiệm chức danh thủy thủ, thợ máy hoặc người lái phương tiện.
6. Chứng chỉ chuyên môn đặc biệt là giấy chứng nhận đủ khả năng làm việc an toàn trên phương tiện đi ven biển, phương tiện chở xăng dầu, phương tiện chở hóa chất hoặc phương tiện chở khí hóa lỏng; đủ khả năng điều khiển phương tiện loại I tốc độ cao, phương tiện loại II tốc độ cao hoặc phương tiện đi ven biển.
7. Phương tiện loại I tốc độ cao là phương tiện được quy định tại khoản 1 Điều 24 của Luật Giao thông đường thủy nội địa năm 2004 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 7 Điều 1 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa năm 2014 và có tốc độ thiết kế từ 30 km/h trở lên.
8. Phương tiện loại II tốc độ cao là phương tiện được quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 24 của Luật Giao thông đường thủy nội địa năm 2004 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 7 Điều 1 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa năm 2014 và có tốc độ thiết kế từ 30 km/h trở lên.
9. Phương tiện đi ven biển là phương tiện thủy nội địa theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương tiện thủy nội địa mang cấp VR-SB.
Chương II
GIẤY CHỨNG NHẬN KHẢ NĂNG CHUYÊN MÔN, CHỨNG CHỈ CHUYÊN MÔN VÀ ĐIỀU KIỆN DỰ THI LẤY GIẤY CHỨNG NHẬN KHẢ NĂNG CHUYÊN MÔN, DỰ KIỂM TRA LẤY CHỨNG CHỈ CHUYÊN MÔN
Điều 4. Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn
1. Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng được phân thành bốn hạng: hạng nhất (T1), hạng nhì (T2), hạng ba (T3), hạng tư (T4).
2. Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng được phân thành ba hạng: hạng nhất (M1), hạng nhì (M2), hạng ba (M3).
3. Chứng chỉ huấn luyện an toàn cơ bản (ATCB).
4. Chứng chỉ nghiệp vụ:
a) Chứng chỉ thủy thủ hạng nhất (TT1), hạng nhì (TT2);
b) Chứng chỉ thợ máy hạng nhất (TM1), hạng nhì (TM2);
c) Chứng chỉ lái phương tiện hạng nhất (LPT1), hạng nhì (LPT2).
5. Chứng chỉ chuyên môn đặc biệt:
a) Chứng chỉ điều khiển phương tiện loại I tốc độ cao (ĐKTĐCI);
b) Chứng chỉ điều khiển phương tiện loại II tốc độ cao (ĐKTĐCII);
c) Chứng chỉ điều khiển phương tiện đi ven biển (ĐKVB);
d) Chứng chỉ an toàn làm việc trên phương tiện đi ven biển (ATVB);
đ) Chứng chỉ an toàn làm việc trên phương tiện chở xăng dầu (ATXD);
e) Chứng chỉ an toàn làm việc trên phương tiện chở hóa chất (ATHC);
g) Chứng chỉ an toàn làm việc trên phương tiện chở khí hóa lỏng (ATKHL).
6. Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn cấp cho thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa theo mẫu quy định tại Phụ lục I của Thông tư này.
Điều 5. Điều kiện chung dự thi, kiểm tra lấy giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn
1. Là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc làm việc hợp pháp tại Việt Nam.
2. Hoàn thành chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghề tương ứng với từng loại, hạng GCNKNCM, CCCM (trừ các trường hợp cụ thể quy định tại các khoản 9, 11 và khoản 13 Điều 6 của Thông tư này).2
3. Đủ tuổi, đủ thời gian nghiệp vụ, thời gian tập sự tính đến thời điểm ra quyết định thành lập hội đồng thi, kiểm tra tương ứng với từng loại, hạng GCNKNCM, CCCM quy định tại Điều 6 của Thông tư này.
4. Có giấy chứng nhận sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp.
Điều 6.3 Điều kiện cụ thể dự thi, kiểm tra lấy giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn
Ngoài các điều kiện chung quy định tại Điều 5 của Thông tư số 56/2014/TT-BGTVT người dự thi, kiểm tra lấy GCNKNCM, CCCM còn phải bảo đảm điều kiện cụ thể sau:
1. Điều kiện dự kiểm tra lấy chứng chỉ thủy thủ hạng nhất, hạng nhì; chứng chỉ thợ máy hạng nhất, hạng nhì: đủ 16 tuổi trở lên.
2. Điều kiện dự kiểm tra lấy chứng chỉ lái phương tiện hạng nhất, hạng nhì: đủ 18 tuổi trở lên.
3. Điều kiện dự kiểm tra lấy chứng chỉ an toàn làm việc trên phương tiện đi ven biển, phương tiện chở xăng dầu, chở hóa chất, chở khí hóa lỏng: đủ 18 tuổi trở lên, có chứng chỉ thủy thủ hoặc chứng chỉ thợ máy hoặc chứng chỉ lái phương tiện hạng nhất.
4. Điều kiện dự kiểm tra lấy chứng chỉ điều khiển phương tiện loại I tốc độ cao, chứng chỉ điều khiển phương tiện đi ven biển: có bằng hoặc GCNKNCM thuyền trưởng từ hạng ba trở lên, có thời gian nghiệp vụ theo chức danh thuyền trưởng hạng ba đủ 18 tháng trở lên.
5. Điều kiện dự kiểm tra lấy chứng chỉ điều khiển phương tiện loại II tốc độ cao: có chứng chỉ thủy thủ hoặc chứng chỉ lái phương tiện hạng nhất.
6. Điều kiện dự thi lấy GCNKNCM thuyền trưởng hạng tư: có chứng chỉ thủy thủ hoặc chứng chỉ lái phương tiện hạng nhất hoặc hạng nhì, có thời gian nghiệp vụ đủ 18 tháng trở lên. Đối với người đã có thời gian thực tế làm công việc của thủy thủ hoặc lái phương tiện hạng nhất hoặc hạng nhì đủ 30 tháng trở lên được quy đổi tương đương với thời gian nghiệp vụ để dự thi lấy GCNKNCM thuyền trưởng hạng tư.
7. Điều kiện dự thi lấy GCNKNCM thuyền trưởng hạng ba:
a) Có chứng chỉ thủy thủ hoặc chứng chỉ lái phương tiện hạng nhất hoặc bằng thuyền trưởng hạng ba chương trình hạn chế hoặc GCNKNCM thuyền trưởng hạng tư, có thời gian nghiệp vụ đủ 18 tháng trở lên. Đối với người đã có thời gian thực tế làm công việc của thủy thủ hoặc lái phương tiện hạng nhất đủ 30 tháng trở lên được quy đổi tương đương với thời gian nghiệp vụ để dự thi lấy GCNKNCM thuyền trưởng hạng ba;
b) Đối với người đã có chứng chỉ sơ cấp nghề được đào tạo nghề điều khiển tàu thủy, nghề thủy thủ, hoàn thành thời gian tập sự đủ 06 tháng trở lên được dự thi lấy GCNKNCM thuyền trưởng hạng ba, không phải dự học chương trình tương ứng.
8. Điều kiện dự thi lấy GCNKNCM máy trưởng hạng ba:
a) Có chứng chỉ thợ máy hạng nhất hoặc hạng nhì, có thời gian nghiệp vụ đủ 18 tháng trở lên. Đối với người đã có thời gian thực tế làm công việc của thợ máy hạng nhất hoặc hạng nhì đủ 30 tháng trở lên được quy đổi tương đương với thời gian nghiệp vụ để dự thi lấy GCNKNCM máy trưởng hạng ba;
b) Đối với người đã có chứng chỉ sơ cấp nghề được đào tạo theo nghề máy tàu thủy, nghề thợ máy, hoàn thành thời gian tập sự đủ 06 tháng trở lên được dự thi lấy GCNKNCM máy trưởng hạng ba, không phải dự học chương trình tương ứng.
9. Điều kiện dự thi lấy GCNKNCM thuyền trưởng hạng nhì hoặc máy trưởng hạng nhì:
a) Có bằng hoặc GCNKNCM thuyền trưởng hạng ba hoặc máy trưởng hạng ba, có thời gian nghiệp vụ theo chức danh hạng ba đủ 18 tháng trở lên hoặc có chứng chỉ sơ cấp nghề thuyền trưởng hạng ba hoặc máy trưởng hạng ba, có thời gian tập sự đủ 12 tháng trở lên;
b) Đối với người đã có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, trung cấp được đào tạo nghề điều khiển tàu thủy hoặc nghề máy tàu thủy, hoàn thành thời gian tập sự theo chức danh hạng ba đủ 12 tháng trở lên được dự thi lấy GCNKNCM thuyền trưởng hạng nhì hoặc máy trưởng hạng nhì, không phải dự học chương trình tương ứng.
10. Điều kiện dự thi lấy GCNKNCM thuyền trưởng hạng nhất hoặc máy trưởng hạng nhất:
a) Có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tương đương, có bằng hoặc GCNKNCM thuyền trưởng hạng nhì hoặc máy trưởng hạng nhì, có thời gian nghiệp vụ theo chức danh hạng nhì đủ 30 tháng trở lên;
b) Đối với người đã có bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề, cao đẳng trở lên được đào tạo nghề điều khiển tàu thủy hoặc nghề máy tàu thủy, hoàn thành thời gian tập sự theo chức danh hạng nhì đủ 18 tháng trở lên được dự thi lấy GCNKNCM thuyền trưởng hạng nhất hoặc máy trưởng hạng nhất, không phải dự học chương trình tương ứng.
Chương III
TỔ CHỨC THI CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN KHẢ NĂNG CHUYÊN MÔN, KIỂM TRA CẤP CHỨNG CHỈ CHUYÊN MÔN
Điều 7. Thẩm quyền tổ chức thi, kiểm tra, cấp, cấp lại, chuyển đổi giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn
1. Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam:
a) Tổ chức thi, ra quyết định công nhận kết quả thi, cấp, cấp lại, chuyển đổi GCNKNCM thuyền trưởng, máy trưởng hạng nhất, hạng nhì trong phạm vi toàn quốc và GCNKNCM thuyền trưởng từ hạng tư trở lên, máy trưởng từ hạng ba trở lên đối với các cơ sở dạy nghề trực thuộc Cục;
b) Quyết định công nhận kết quả kiểm tra, cấp, cấp lại, chuyển đổi CCCM đặc biệt.
2. Giám đốc Sở Giao thông vận tải:
a) Tổ chức thi, ra quyết định công nhận kết quả thi, cấp, cấp lại, chuyển đổi GCNKNCM thuyền trưởng hạng ba, hạng tư và GCNKNCM máy trưởng hạng ba;
b) Tổ chức kiểm tra, ra quyết định công nhận kết quả kiểm tra, cấp, cấp lại chứng chỉ nghiệp vụ (đối với địa phương chưa có cơ sở dạy nghề) và chứng chỉ huấn luyện an toàn cơ bản.
3. Người đứng đầu cơ sở dạy nghề đủ điều kiện theo quy định:
a) Tổ chức kiểm tra, ra quyết định công nhận kết quả kiểm tra, cấp, cấp lại, chuyển đổi chứng chỉ nghiệp vụ và chứng chỉ huấn luyện an toàn cơ bản.
b) Tổ chức kiểm tra CCCM đặc biệt.
4. Cơ quan nào có thẩm quyền cấp GCNKNCM, CCCM thì cơ quan đó thực hiện cấp lại, chuyển đổi GCNKNCM, CCCM. Khi cấp lại, chuyển đổi GCNKNCM, CCCM thì cơ quan có thẩm quyền phải hủy bản chính bằng thuyền trưởng, máy trưởng, GCNKNCM, CCCM bằng hình thức cắt góc.
Điều 8. Hồ sơ và trình tự dự thi, kiểm tra lấy giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn
1. Cá nhân có nhu cầu dự học, thi lấy GCNKNCM, kiểm tra lấy CCCM nộp 01 (một) bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác đến cơ sở dạy nghề hoặc Sở Giao thông vận tải (đối với địa phương chưa có cơ sở dạy nghề). Hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đề nghị theo quy định tại Phụ lục III của Thông tư này;
b) 02 (hai) ảnh màu cỡ 2x3 cm, ảnh chụp không quá 06 tháng;
c) Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp;
d) Bản sao kèm bản chính để đối chiếu (trong trường hợp gửi trực tiếp) hoặc bản sao chứng thực của các loại bằng, GCNKNCM, chứng chỉ liên quan hoặc bản dịch công chứng sang tiếng Việt (đối với bằng thuyền trưởng, máy trưởng, chứng chỉ chuyên môn hoặc chứng chỉ khả năng chuyên môn thuyền trưởng, máy trưởng do các cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp) để chứng minh đủ điều kiện dự thi, kiểm tra tương ứng với loại GCNKNCM, CCCM theo quy định tại Điều 5, Điều 6 của Thông tư này.
2. Trình tự thực hiện:
Cơ sở dạy nghề hoặc Sở Giao thông vận tải tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và xử lý như sau:
a) Trường hợp hồ sơ nộp trực tiếp, nếu hồ sơ đầy đủ thì viết giấy hẹn làm thủ tục dự học, thi, kiểm tra lấy GCNKNCM, CCCM; nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì trả lại ngay và hướng dẫn cá nhân hoàn thiện lại hồ sơ;
b) Trường hợp hồ sơ nhận qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác, nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ sở dạy nghề hoặc Sở Giao thông vận tải phải có văn bản gửi cá nhân yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;
c) Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ theo quy định, cơ sở dạy nghề hoặc Sở Giao thông vận tải gửi giấy hẹn làm thủ tục dự học, thi, kiểm tra lấy GCNKNCM, CCCM;
d) Cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 7 của Thông tư này tổ chức thi, kiểm tra và cấp GCNKNCM, CCCM cho thí sinh đạt yêu cầu kỳ thi, kiểm tra;
đ) Cá nhân khi dự thi, dự kiểm tra, nhận hoặc người có giấy ủy quyền nhận GCNKNCM, CCCM phải xuất trình chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu.
Điều 9. Quy định về tổ chức lớp học
Cơ sở dạy nghề hoặc Sở Giao thông vận tải (đối với địa phương chưa có cơ sở dạy nghề):
1. Tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra, rà soát các điều kiện dự học, thi, kiểm tra theo quy định.
2. Mở lớp học, tổ chức giảng dạy, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học viên theo chương trình quy định.
3. Trong thời hạn 07 (bảy) ngày, kể từ ngày khai giảng, phải báo cáo cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 7 của Thông tư này:
a) Danh sách học viên đủ điều kiện dự học (Báo cáo số 1) do người đứng đầu cơ sở dạy nghề xét duyệt theo quy định tại Phụ lục IV của Thông tư này;
b) Kế hoạch đào tạo của toàn khóa học theo quy định tại Phụ lục V của Thông tư này.
4. Sau khi kết thúc khóa học, phải báo cáo cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 7 của Thông tư này:
a) Kết quả học tập của học viên (Báo cáo số 2) do người đứng đầu cơ sở dạy nghề xét duyệt theo quy định tại Phụ lục VI của Thông tư này;
b) Kế hoạch tổ chức thi, kiểm tra.
5. Đối với CCCM, trong thời hạn 10 (mười) ngày, trước khi tổ chức kiểm tra cấp CCCM, cơ sở dạy nghề phải báo cáo bằng văn bản về Cục Đường thủy nội địa Việt Nam để Cục giám sát các kỳ kiểm tra; đối với CCCM đặc biệt quy định tại điểm b khoản 3 Điều 7 của Thông tư này, sau khi có kết quả kiểm tra của học viên, cơ sở dạy nghề gửi kết quả kiểm tra về Cục Đường thủy nội địa Việt Nam để Cục ra Quyết định công nhận kết quả kiểm tra, cấp CCCM đặc biệt.
Điều 10. Tổ chức thi cấp giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, kiểm tra cấp chứng chỉ chuyên môn
1. Sau khi nhận được kế hoạch tổ chức thi, kiểm tra và kết quả học tập của học viên (Báo cáo số 2), cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 7 của Thông tư này ra quyết định thành lập Hội đồng thi, kiểm tra theo quy định tại Phụ lục VII của Thông tư này và chỉ đạo thực hiện kỳ thi, kiểm tra theo quy định hiện hành. Chủ tịch Hội đồng thi, kiểm tra hoặc người được ủy quyền, Thư ký Hội đồng thi, kiểm tra phải có mặt để chỉ đạo và giải quyết công việc trong suốt quá trình tổ chức thi, kiểm tra; có thể dự hỏi thi, kiểm tra nhưng không chấm điểm.
2. Thư ký hội đồng thi, kiểm tra rà soát hồ sơ dự học, thi, kiểm tra của thí sinh; niêm yết danh sách thí sinh đủ điều kiện dự thi, kiểm tra tại các phòng thi, kiểm tra; thí sinh đủ điều kiện dự thi, kiểm tra phải có đủ số điểm kiểm tra các môn học đạt yêu cầu trở lên, có thời gian học lý thuyết và thực hành tối thiểu đạt 80% so với thời gian quy định và có đầy đủ giấy tờ hợp lệ theo quy định trong hồ sơ dự học, thi, kiểm tra của thí sinh.
3. Hội đồng thi, kiểm tra tổ chức họp hội đồng:
a) Họp phiên thứ nhất: xây dựng lịch thi, kiểm tra theo quy định tại Phụ lục IX của Thông tư này; lựa chọn đề thi, kiểm tra trong ngân hàng câu hỏi thi, kiểm tra do Cục Đường thủy nội địa Việt Nam ban hành; phân công nhiệm vụ, đề ra các biện pháp tổ chức thực hiện kỳ thi, kiểm tra;
b) Họp phiên thứ hai: xét kết quả thi, kiểm tra theo quy định tại Phụ lục X của Thông tư này; xem xét các đề xuất, kiến nghị và giải quyết các vấn đề khác có liên quan. Ngoài ra, Chủ tịch Hội đồng thi, kiểm tra có thể triệu tập họp đột xuất để giải quyết các vấn đề phát sinh bất thường trong kỳ thi, kiểm tra.
4. Kết thúc kỳ thi, kiểm tra, Hội đồng thi, kiểm tra báo cáo cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 7 của Thông tư này:
a) Danh sách kết quả thi, kiểm tra (Báo cáo số 3) theo quy định tại Phụ lục XI của Thông tư này;
b) Biên bản họp Hội đồng thi, kiểm tra lần thứ nhất, lần thứ hai theo quy định tại Phụ lục XII, XIII của Thông tư này;
c) Các văn bản khác liên quan đến kỳ thi, kiểm tra.
5. Sau khi nhận được các báo cáo của Hội đồng thi, kiểm tra, cơ quan có thẩm quyền ra quyết định công nhận kết quả thi, kiểm tra và cấp GCNKNCM, CCCM (kèm theo danh sách cấp) đối với thí sinh đạt yêu cầu kỳ thi, kiểm tra theo quy định tại Phụ lục XIV của Thông tư này. Khi cấp GCNKNCM hạng cao hơn thì hủy GCNKNCM, CCCM hạng thấp liền kề bằng hình thức cắt góc và trả lại cho cá nhân tự lưu trữ cùng hồ sơ nhập học.
6. Khi cấp GCNKNCM, CCCM, cơ quan có thẩm quyền vào sổ cấp GCNKNCM, CCCM. Sổ cấp được đóng quyển dùng cho từng khóa học hoặc nhiều khóa. Sổ cấp, đổi, cấp lại, chuyển đổi GCNKNCM, CCCM theo quy định tại Phụ lục XV của Thông tư này.
Điều 11. Hội đồng thi, kiểm tra
1. Hội đồng thi, kiểm tra có 05 hoặc 07 thành viên.
2. Thành phần của Hội đồng thi:
a) Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo của cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 7 của Thông tư này hoặc người được ủy quyền;
b) Phó Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo của cơ quan có thẩm quyền, lãnh đạo của các cơ sở dạy nghề;
c) Ủy viên Thư ký là chuyên viên theo dõi công tác dạy nghề của cơ quan có thẩm quyền;
d) Các ủy viên còn lại là chuyên viên của cơ quan có thẩm quyền, lãnh đạo các phòng, khoa, tổ môn chuyên môn của các cơ sở dạy nghề.
3. Thành phần của Hội đồng kiểm tra:
a) Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo của cơ sở dạy nghề hoặc lãnh đạo của Sở Giao thông vận tải (đối với địa phương chưa có cơ sở dạy nghề);
b) Phó Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo hoặc trưởng phòng của cơ sở dạy nghề hoặc lãnh đạo phòng chuyên môn thuộc Sở Giao thông vận tải (đối với địa phương chưa có cơ sở dạy nghề);
c) Ủy viên Thư ký là lãnh đạo phòng đào tạo của cơ sở dạy nghề hoặc chuyên viên theo dõi công tác dạy nghề của Sở Giao thông vận tải (đối với địa phương chưa có cơ sở dạy nghề);
d) Các ủy viên còn lại là lãnh đạo các phòng, khoa, tổ môn chuyên môn của cơ sở dạy nghề hoặc chuyên viên của Sở Giao thông vận tải (đối với địa phương chưa có cơ sở dạy nghề).
Điều 12. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng thi, kiểm tra
1. Chỉ đạo và trực tiếp tổ chức thi, kiểm tra.
2. Quyết định thành lập Ban coi thi, chấm thi, kiểm tra theo quy định tại Phụ lục VIII của Thông tư này.
3. Duyệt các học viên đủ điều kiện dự thi, kiểm tra.
4. Tổ chức họp hội đồng 02 (hai) lần hoặc họp đột xuất và chỉ họp khi có mặt Chủ tịch Hội đồng hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng được ủy quyền và có ít nhất hai phần ba số thành viên hội đồng tham gia. Trong các phiên họp hội đồng, nếu có ý kiến không thống nhất thì lấy theo đa số, nếu có số ý kiến trái chiều ngang nhau thì Chủ tịch Hội đồng quyết định.
5. Lựa chọn đề thi, đề kiểm tra bảo đảm bí mật phù hợp với từng loại hạng GCNKNCM, CCCM.
6. Tổng hợp kết quả thi, kiểm tra và báo cáo cơ quan có thẩm quyền:
a) Danh sách kết quả thi, kiểm tra của thí sinh;
b) Danh sách thí sinh trúng tuyển;
c) Các biên bản họp hội đồng;
d) Các văn bản khác có liên quan.
Điều 13. Ban coi thi, chấm thi, kiểm tra
1. Tùy thuộc số lượng thí sinh dự thi, kiểm tra có thể thành lập chung Ban coi thi, chấm thi, kiểm tra hoặc thành lập riêng nhưng tối thiểu phải có 03 (ba) thành viên. Trưởng Ban coi thi, chấm thi, kiểm tra là ủy viên của Hội đồng thi, kiểm tra. Thành viên Ban coi, chấm thi, kiểm tra được trưng tập từ các cơ quan, đơn vị, các cơ sở dạy nghề hoặc các chuyên gia có kinh nghiệm.
2. Nhiệm vụ của Ban coi thi, chấm thi, kiểm tra:
a) Coi thi, chấm thi, kiểm tra theo đúng quy định;
b) Đề nghị Hội đồng thi, kiểm tra điều chỉnh kịp thời nếu phát hiện sai sót trong đề thi, kiểm tra;
c) Tổ chức, bố trí, sắp xếp thành viên Ban coi thi, chấm thi, kiểm tra bảo đảm nguyên tắc mỗi môn thi, kiểm tra phải có tối thiểu 02 (hai) thành viên;
d) Tập hợp kết quả chấm thi, kiểm tra và bàn giao cho Thư ký Hội đồng thi, kiểm tra.
3. Tiêu chuẩn đối với thành viên Ban coi thi, chấm thi:
a) Có tư cách đạo đức tốt;
b) Thành viên Ban coi thi, chấm thi môn lý thuyết phải có bằng trung cấp chuyên nghiệp, bằng cao đẳng nghề trở lên ở cùng lĩnh vực chuyên môn, đã tham gia giảng dạy hoặc làm việc trong ngành đường thủy nội địa từ 12 tháng trở lên;
c) Thành viên Ban coi thi, chấm thi thực hành thuyền trưởng, máy trưởng phải là thuyền trưởng, máy trưởng và có hạng GCNKNCM cao hơn hạng GCNKNCM đang chấm thi; trường hợp chấm thi thuyền trưởng hạng nhất, máy trưởng hạng nhất thì thành viên Ban coi thi, chấm thi phải có GCNKNCM thuyền trưởng hạng nhất, máy trưởng hạng nhất và có thời gian nghiệp vụ từ 36 tháng trở lên;
d) Được tập huấn về nghiệp vụ coi thi, chấm thi và được Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam cấp thẻ coi thi, chấm thi.
4. Tiêu chuẩn đối với thành viên Ban coi kiểm tra, chấm kiểm tra do người đứng đầu cơ sở dạy nghề hoặc Sở Giao thông vận tải (đối với địa phương chưa có cơ sở dạy nghề) quy định.
Điều 14. Các môn thi, hình thức thi, thời gian thi, kiểm tra
1. Hội đồng thi, kiểm tra căn cứ ngân hàng câu hỏi do Cục Đường thủy nội địa Việt Nam ban hành để lựa chọn đề thi, kiểm tra bao gồm các môn thi, kiểm tra lý thuyết và thực hành.
2. Đối với các môn thi lý thuyết tổng hợp:
a) Hình thức thi: trắc nghiệm;
b) Thời gian thi: tối đa 01 phút/câu;
c) Chấm điểm: đạt hoặc không đạt;
d) Thuyền trưởng, máy trưởng hạng nhất: mỗi đề có 25 câu hỏi, làm đúng 21/25 câu thì đạt yêu cầu;
đ) Thuyền trưởng, máy trưởng hạng nhì: mỗi đề có 20 câu hỏi, làm đúng 16/20 câu thì đạt yêu cầu;
e) Thuyền trưởng, máy trưởng hạng ba: mỗi đề có 15 câu hỏi, làm đúng 11/15 câu thì đạt yêu cầu;
g) Thuyền trưởng hạng tư, chứng chỉ nghiệp vụ, chứng chỉ chuyên môn đặc biệt: mỗi đề có 10 câu hỏi, làm đúng 07/10 câu thì đạt yêu cầu.
3. Đối với các môn thi lý thuyết chuyên môn:
a) Hình thức thi: vấn đáp;
b) Thời gian thi: tối đa không quá 45 phút, thời gian thí sinh chuẩn bị không quá 30 phút, thời gian hỏi, đáp không quá 15 phút.
4. Đối với các môn thi thực hành: nội dung thi gồm các kỹ năng cơ bản về chuyên môn, nghiệp vụ và xử lý các tình huống thường gặp trong thực tế. Thời gian và cách thức thi do hội đồng thi quyết định.
5. Ngôn ngữ sử dụng trong quá trình học, thi, kiểm tra bằng tiếng Việt.
6. Nội quy thi, kiểm tra theo quy định của Luật Dạy nghề.
Điều 15. Công nhận kết quả thi, kiểm tra
1. Cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 7 của Thông tư này:
a) Quyết định công nhận kết quả thi, kiểm tra đối với những thí sinh thi, kiểm tra đạt yêu cầu về lý thuyết tổng hợp và điểm các môn thi, kiểm tra về lý thuyết chuyên môn, thực hành từ 5 điểm trở lên (thang điểm 10);
b) Cấp GCNKNCM, CCCM cho thí sinh đạt yêu cầu kỳ thi, kiểm tra trong vòng 10 ngày làm việc, kể từ ngày ra Quyết định công nhận kết quả thi, kiểm tra;
c) Trực tiếp hoặc ủy quyền để cơ sở dạy nghề nơi thí sinh đăng ký học, thi, trả GCNKNCM, CCCM cho thí sinh đạt yêu cầu.
2. Thí sinh không đạt yêu cầu được bảo lưu kết quả thi, kiểm tra đạt yêu cầu về lý thuyết tổng hợp và điểm các môn thi, kiểm tra về lý thuyết chuyên môn, thực hành từ 5 điểm trở lên (thang điểm 10) trong thời gian 12 tháng và được tham gia vào kỳ thi bất kỳ do cơ quan đó tổ chức.
Điều 16. Lưu trữ hồ sơ dự học, thi, kiểm tra, cấp, cấp lại, chuyển đổi giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn
1. Đối với cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 7 của Thông tư này phải lưu trữ các giấy tờ sau:
a) Danh sách học viên đủ điều kiện tham gia học (Báo cáo số 1); kết quả học tập của học viên (Báo cáo số 2); danh sách kết quả thi, kiểm tra (Báo cáo số 3);
b) Quyết định thành lập Hội đồng thi, kiểm tra; Quyết định thành lập Ban coi thi, chấm thi, kiểm tra và các giấy tờ liên quan đến Hội đồng thi, kiểm tra; Quyết định công nhận kết quả thi, kiểm tra và cấp GCNKNCM, CCCM kèm theo danh sách cấp GCNKNCM, CCCM;
c) Các biên bản họp Hội đồng;
d) Sổ cấp, cấp lại, chuyển đổi GCNKNCM, CCCM.
2. Đối với cơ sở dạy nghề, ngoài các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này, phải lưu trữ các giấy tờ sau:
a) Kết quả kiểm tra các môn học;
b) Kết quả thi, kiểm tra của thí sinh;
c) Các tài liệu, sổ sách có liên quan đến việc tổ chức giảng dạy, học tập.
3. Đối với thí sinh dự thi, kiểm tra phải lưu trữ các giấy tờ sau:
a) Hồ sơ dự học, thi, kiểm tra của cá nhân;
b) Các loại bằng thuyền trưởng, máy trưởng, GCNKNCM, CCCM cũ bị cắt góc (nếu có).
4. Lưu trữ hồ sơ cấp, cấp lại, chuyển đổi GCNKNCM, CCCM:
a) Các cơ quan có thẩm quyền cấp, cấp lại, chuyển đổi GCNKNCM, CCCM lưu trữ sổ cấp, cấp lại, chuyển đổi GCNKNCM, CCCM;
b) Cá nhân tự lưu trữ hồ sơ cấp, cấp lại, chuyển đổi GCNKNCM, CCCM.
5. Thời gian lưu trữ hồ sơ dự học, thi, kiểm tra, cấp, cấp lại, chuyển đổi GCNKNCM, CCCM theo quy định hiện hành.
Chương IV
CẤP, CẤP LẠI, CHUYỂN ĐỔI GIẤY CHỨNG NHẬN KHẢ NĂNG CHUYÊN MÔN, CHỨNG CHỈ CHUYÊN MÔN
Điều 17. Cấp giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn
1. Cấp chứng chỉ huấn luyện an toàn cơ bản:
a) Hoàn thành một trong các chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghề theo quy định tại Thông tư này4;
b) Người có bằng, chứng chỉ nghiệp vụ được cấp trước ngày 01/01/2015, có tên trong sổ cấp bằng, chứng chỉ nghiệp vụ của cơ quan cấp bằng, chứng chỉ nghiệp vụ, được cấp chứng chỉ huấn luyện an toàn cơ bản tại các cơ sở dạy nghề.
2. Cấp GCNKNCM thuyền trưởng hạng ba, máy trưởng hạng ba:
a) Có chứng chỉ sơ cấp nghề thuyền trưởng hạng ba, máy trưởng hạng ba hoặc có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp được đào tạo theo nghề điều khiển tàu thủy, nghề máy tàu thủy;
b) Hoàn thành thời gian tập sự theo chức danh thuyền trưởng hạng ba, máy trưởng hạng ba đủ 06 tháng trở lên.
3. Cấp GCNKNCM thuyền trưởng hạng nhì, máy trưởng hạng nhì:
a) Có bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề, cao đẳng trở lên được đào tạo theo nghề điều khiển tàu thủy, nghề máy tàu thủy;
b) Hoàn thành thời gian tập sự theo chức danh thuyền trưởng hạng nhì, máy trưởng hạng nhì đủ 06 tháng trở lên.
Điều 18. Cấp lại giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn
1. Người có GCNKNCM, CCCM bị hỏng, có tên trong sổ cấp GCNKNCM, CCCM của cơ quan cấp GCNKNCM, CCCM, được cấp lại GCNKNCM, CCCM.
2. Bằng thuyền trưởng, máy trưởng:
a) Người có bằng thuyền trưởng, máy trưởng quá thời hạn sử dụng 12 tháng, kể từ ngày 31/12/2019, có tên trong sổ cấp bằng của cơ quan cấp bằng, được dự thi lại lý thuyết để cấp lại GCNKNCM;
b) Người có bằng thuyền trưởng, máy trưởng quá thời hạn sử dụng trên 12 tháng đến dưới 24 tháng, kể từ ngày 31/12/2019, có tên trong sổ cấp bằng của cơ quan cấp bằng, được dự thi lại cả lý thuyết và thực hành để cấp lại GCNKNCM;
c) Người có bằng thuyền trưởng, máy trưởng quá thời hạn sử dụng từ 24 tháng trở lên, kể từ ngày 31/12/2019, có tên trong sổ cấp bằng của cơ quan cấp bằng, được dự học, thi lấy GCNKNCM tương ứng với từng loại, hạng bằng đã được cấp.
3. Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn:
a) Người có GCNKNCM trong thời hạn 03 tháng trước khi GCNKNCM hết hạn hoặc quá thời hạn sử dụng 03 tháng, có tên trong sổ cấp GCNKNCM của cơ quan cấp GCNKNCM, được cấp lại GCNKNCM;
b) Người có GCNKNCM quá thời hạn sử dụng từ 03 tháng đến dưới 06 tháng, có tên trong sổ cấp GCNKNCM của cơ quan cấp GCNKNCM, được dự thi lại lý thuyết để cấp lại GCNKNCM;
c) Người có GCNKNCM quá thời hạn sử dụng từ 06 tháng đến dưới 12 tháng, có tên trong sổ cấp GCNKNCM của cơ quan cấp GCNKNCM, được dự thi lại cả lý thuyết và thực hành để cấp lại GCNKNCM;
d) Người có GCNKNCM quá thời hạn sử dụng từ 12 tháng trở lên, có tên trong sổ cấp GCNKNCM của cơ quan cấp GCNKNCM, được dự học, thi lấy GCNKNCM tương ứng với từng loại, hạng GCNKNCM đã được cấp.
4. Người có GCNKNCM còn hạn sử dụng bị mất, có tên trong sổ cấp GCNKNCM của cơ quan cấp GCNKNCM, không bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý, trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ theo quy định, được cấp lại GCNKNCM.
5. Người có GCNKNCM quá hạn sử dụng bị mất, có tên trong sổ cấp GCNKNCM của cơ quan cấp GCNKNCM, không bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý thì được dự học, thi lấy GCNKNCM tương ứng với từng loại, hạng GCNKNCM đã được cấp.
6. GCNKNCM, CCCM bị mất khi cấp lại vẫn giữ nguyên số cũ, đồng thời cơ quan cấp phải gửi thông báo hủy GCNKNCM, CCCM cũ tới các cơ quan liên quan.
7. Người có GCNKNCM thuyền trưởng từ hạng tư trở lên có nhu cầu, được cấp chứng chỉ lái phương tiện hạng nhất.
Điều 19. Bằng thuyền trưởng, máy trưởng, chứng chỉ chuyên môn đã cấp
1. Người có bằng thuyền trưởng, bằng máy trưởng được cấp trước ngày 01/01/2015 thì tiếp tục được sử dụng đến hết ngày 31/12/2019, có tên trong sổ cấp bằng của cơ quan cấp bằng, được cấp lại GCNKNCM, CCCM.
2. Bằng thuyền trưởng, máy trưởng, chứng chỉ chuyên môn đã cấp được cấp lại như sau:
a) Người có bằng thuyền trưởng, máy trưởng hạng nhất được cấp lại GCNKNCM thuyền trưởng, máy trưởng hạng nhất;
b) Người có bằng thuyền trưởng, máy trưởng hạng nhì được cấp lại GCNKNCM thuyền trưởng, máy trưởng hạng nhì;
c) Người có bằng thuyền trưởng, máy trưởng hạng ba được cấp lại GCNKNCM thuyền trưởng, máy trưởng hạng ba;
d) Người có bằng thuyền trưởng hạng ba hạn chế được cấp lại GCNKNCM thuyền trưởng hạng tư;
đ) Người có chứng chỉ thủy thủ được cấp lại chứng chỉ thủy thủ hạng nhất;
e) Người có chứng chỉ thủy thủ chương trình hạn chế được cấp lại chứng chỉ thủy thủ hạng nhì;
g) Người có chứng chỉ thợ máy được cấp lại chứng chỉ thợ máy hạng nhất;
h) Người có chứng chỉ thợ máy chương trình hạn chế được cấp lại chứng chỉ thợ máy hạng nhì;
i) Người có chứng chỉ lái phương tiện được cấp lại chứng chỉ lái phương tiện hạng nhất;
k) Người có chứng chỉ lái phương tiện chương trình hạn chế được cấp lại chứng chỉ lái phương tiện hạng nhì.
Điều 20.5 Chuyển đổi giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn
1. Người có bằng thuyền trưởng, máy trưởng hoặc chứng chỉ về thuyền trưởng, máy trưởng do các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp; người nước ngoài hoặc người Việt Nam cư trú ở nước ngoài có bằng thuyền trưởng, máy trưởng hoặc chứng chỉ về thuyền trưởng, máy trưởng do các cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp, nếu có nhu cầu làm việc trên các phương tiện thủy nội địa thì phải làm thủ tục chuyển đổi sang GCNKNCM thuyền trưởng, máy trưởng, CCCM phương tiện thủy nội địa tương ứng theo quy định tại Thông tư này.
2. Đối với chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng, chứng chỉ chuyên môn tàu cá:
a) Người có chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng tàu cá hạng tư từ 400 cv trở lên, có thời gian đảm nhiệm theo chức danh thuyền trưởng, máy trưởng tàu cá hạng tư đủ 18 tháng trở lên được chuyển đổi sang GCNKNCM thuyền trưởng, máy trưởng hạng nhì phương tiện thủy nội địa nhưng phải hoàn thành chương trình bồi dưỡng nghề tương ứng với thuyền trưởng, máy trưởng hạng nhì, dự thi các môn thi tương ứng với thuyền trưởng, máy trưởng hạng nhì và phải đạt yêu cầu theo quy định;
b) Người có chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng tàu cá hạng năm từ 90 cv đến dưới 400 cv, có thời gian đảm nhiệm theo chức danh thuyền trưởng, máy trưởng tàu cá hạng năm đủ 18 tháng trở lên được chuyển đổi sang GCNKNCM thuyền trưởng, máy trưởng hạng ba phương tiện thủy nội địa nhưng phải hoàn thành chương trình bồi dưỡng nghề tương ứng với thuyền trưởng, máy trưởng hạng ba, dự thi các môn thi tương ứng với thuyền trưởng, máy trưởng hạng ba và phải đạt yêu cầu theo quy định;
c) Người có chứng chỉ thuyền trưởng tàu cá hạng nhỏ từ 20 cv đến dưới 90 cv, có thời gian đảm nhiệm theo chức danh thuyền trưởng tàu cá hạng nhỏ đủ 18 tháng trở lên được chuyển đổi sang GCNKNCM thuyền trưởng hạng tư phương tiện thủy nội địa nhưng phải hoàn thành chương trình bồi dưỡng nghề tương ứng với thuyền trưởng hạng tư, dự thi các môn thi tương ứng với thuyền trưởng hạng tư và phải đạt yêu cầu theo quy định;
d) Người có chứng chỉ máy trưởng tàu cá hạng nhỏ từ 20 cv đến dưới 90 cv, có thời gian đảm nhiệm theo chức danh máy trưởng tàu cá hạng nhỏ đủ 18 tháng trở lên được chuyển đổi sang GCNKNCM máy trưởng hạng ba phương tiện thủy nội địa nhưng phải hoàn thành chương trình bồi dưỡng nghề tương ứng với máy trưởng hạng ba và phải đạt yêu cầu theo quy định;
đ) Người có chứng chỉ thủy thủ, thợ máy tàu cá được chuyển đổi tương ứng sang chứng chỉ thủy thủ, thợ máy hạng nhất phương tiện thủy nội địa nhưng phải hoàn thành chương trình đào tạo nghề tương ứng với thủy thủ, thợ máy hạng nhất, dự kiểm tra các môn kiểm tra tương ứng với thủy thủ, thợ máy hạng nhất và phải đạt yêu cầu theo quy định;
e) Người có chứng chỉ thuyền trưởng tàu cá từ hạng nhỏ trở lên, đủ sức khỏe theo quy định, được chuyển đổi sang chứng chỉ lái phương tiện hạng nhất không hoạt động kinh doanh vận tải nhưng phải hoàn thành chương trình đào tạo nghề tương ứng với lái phương tiện hạng nhất, dự kiểm tra các môn kiểm tra tương ứng với lái phương tiện hạng nhất và phải đạt yêu cầu theo quy định.
3. Đối với GCNKNCM thuyền trưởng, máy trưởng, CCCM tàu biển:
a) Người có bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề hoặc cao đẳng trở lên được đào tạo nghề điều khiển tàu biển hoặc nghề máy tàu biển, có GCNKNCM thuyền trưởng tàu biển từ 500 GT trở lên hoặc có GCNKNCM máy trưởng tàu biển từ 750 kW trở lên, có thời gian đảm nhiệm theo chức danh thuyền trưởng, máy trưởng tàu biển tương ứng đủ 06 tháng trở lên được chuyển đổi sang GCNKNCM thuyền trưởng, máy trưởng hạng nhất phương tiện thủy nội địa nhưng phải dự thi các môn thi lý thuyết tổng hợp tương ứng với thuyền trưởng, máy trưởng hạng nhất và phải đạt yêu cầu theo quy định;
b) Người có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề hoặc trung cấp được đào tạo nghề điều khiển tàu biển hoặc nghề máy tàu biển, có GCNKNCM thuyền trưởng tàu biển từ 50 GT đến dưới 500 GT hoặc có GCNKNCM máy trưởng tàu biển từ 75 kW đến dưới 750 kW, có thời gian đảm nhiệm theo chức danh thuyền trưởng, máy trưởng tàu biển tương ứng đủ 06 tháng trở lên được chuyển đổi sang GCNKNCM thuyền trưởng, máy trưởng hạng nhì phương tiện thủy nội địa nhưng phải dự thi các môn thi lý thuyết tổng hợp tương ứng với thuyền trưởng, máy trưởng hạng nhì và phải đạt yêu cầu theo quy định;
c) Người có GCNKNCM thuyền trưởng tàu biển dưới 50 GT hoặc có GCNKNCM máy trưởng tàu biển dưới 75 kW, có thời gian đảm nhiệm theo chức danh thuyền trưởng, máy trưởng tàu biển tương ứng đủ 06 tháng trở lên được chuyển đổi sang GCNKNCM thuyền trưởng, máy trưởng hạng ba phương tiện thủy nội địa nhưng phải dự thi các môn thi lý thuyết tổng hợp tương ứng với thuyền trưởng, máy trưởng hạng ba và phải đạt yêu cầu theo quy định;
d) Người có GCNKNCM thuyền trưởng tàu biển dưới 50 GT, có thời gian đảm nhiệm theo chức danh thuyền trưởng tàu biển tương ứng đủ 06 tháng trở lên được chuyển đổi sang GCNKNCM thuyền trưởng hạng tư phương tiện thủy nội địa nhưng phải dự thi môn thi lý thuyết tổng hợp tương ứng với thuyền trưởng hạng tư và phải đạt yêu cầu theo quy định;
đ) Người có chứng chỉ thủy thủ, thợ máy tàu biển được chuyển đổi tương ứng sang chứng chỉ thủy thủ, thợ máy hạng nhất phương tiện thủy nội địa nhưng phải dự kiểm tra các môn kiểm tra lý thuyết tổng hợp tương ứng với chứng chỉ thủy thủ, thợ máy hạng nhất và phải đạt yêu cầu theo quy định;
e) Người có GCNKNCM thuyền trưởng tàu biển từ 50 GT trở lên, đủ sức khỏe theo quy định, được chuyển đổi sang chứng chỉ lái phương tiện hạng nhất phương tiện thủy nội địa không hoạt động kinh doanh vận tải nhưng phải dự kiểm tra môn kiểm tra lý thuyết tổng hợp tương ứng với loại chứng chỉ lái phương tiện hạng nhất và phải đạt yêu cầu theo quy định;
g) Người có GCNKNCM thuyền trưởng tàu biển đã chuyển đổi sang GCNKNCM thuyền trưởng hạng nhất, nhì, ba phương tiện thủy nội địa theo quy định tại các điểm a, b và điểm c khoản này, được cấp chứng chỉ an toàn làm việc trên phương tiện đi ven biển, chứng chỉ điều khiển phương tiện đi ven biển;
h) Người có GCNKNCM máy trưởng tàu biển đã chuyển đổi sang GCNKNCM máy trưởng hạng nhất, nhì, ba phương tiện thủy nội địa theo quy định tại các điểm a, b và điểm c khoản này, được cấp chứng chỉ an toàn làm việc trên phương tiện đi ven biển.
Điều 21. Hồ sơ và trình tự cấp, cấp lại, chuyển đổi giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn
1. Cá nhân có nhu cầu cấp, cấp lại, chuyển đổi GCNKNCM, CCCM nộp 01 (một) bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác đến Cục Đường thủy nội địa Việt Nam hoặc Chi Cục Đường thủy nội địa khu vực hoặc Sở Giao thông vận tải hoặc cơ sở dạy nghề quy định tại Điều 7 của Thông tư này. Hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục III của Thông tư này;
b) 02 (hai) ảnh màu cỡ 2x3 cm, ảnh chụp không quá 06 tháng;
c) Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp;
d) Bản sao kèm bản chính để đối chiếu (trong trường hợp gửi trực tiếp) hoặc bản sao chứng thực của các loại bằng, GCNKNCM, chứng chỉ liên quan hoặc bản dịch công chứng sang tiếng Việt (đối với bằng thuyền trưởng, máy trưởng, chứng chỉ chuyên môn hoặc chứng chỉ khả năng chuyên môn thuyền trưởng, máy trưởng do các cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp) để chứng minh đủ điều kiện cấp, cấp lại, chuyển đổi tương ứng với loại GCNKNCM, CCCM theo quy định tại các Điều 17, 18, 19 và Điều 20 của Thông tư này.
2. Trình tự thực hiện:
Cục Đường thủy nội địa Việt Nam hoặc Chi Cục Đường thủy nội địa khu vực hoặc Sở Giao thông vận tải hoặc cơ sở dạy nghề tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và xử lý như sau:
a) Trường hợp hồ sơ nộp trực tiếp, nếu hồ sơ đầy đủ thì viết giấy hẹn lấy kết quả giải quyết và làm thủ tục cấp, cấp lại, chuyển đổi; nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì trả lại ngay và hướng dẫn cá nhân hoàn thiện lại hồ sơ;
b) Trường hợp hồ sơ nhận qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác, nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam hoặc Chi Cục Đường thủy nội địa khu vực hoặc Sở Giao thông vận tải hoặc cơ sở dạy nghề phải có văn bản gửi cá nhân yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;
c) Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ theo quy định, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam hoặc Chi Cục Đường thủy nội địa khu vực hoặc Sở Giao thông vận tải hoặc cơ sở dạy nghề cấp, cấp lại, chuyển đổi GCNKNCM, CCCM.
Chương V
ĐẢM NHIỆM CHỨC DANH THUYỀN VIÊN PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA
Điều 22.6 Đảm nhiệm chức danh thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa
1. Thuyền viên có bằng thuyền trưởng hạng ba hạn chế hoặc GCNKNCM thuyền trưởng hạng tư được đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng và thuyền viên có chứng chỉ thủy thủ hạng nhì được đảm nhiệm chức danh thủy thủ của các loại phương tiện sau:
a) Phương tiện chở khách ngang sông có sức chở đến 50 người;
b) Phương tiện chở hàng có trọng tải toàn phần đến 50 tấn;
c) Phương tiện có công suất máy chính đến 50 sức ngựa.
2. Thuyền viên có bằng hoặc GCNKNCM thuyền trưởng hạng ba được đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng của các loại phương tiện sau đây:
a) Tàu khách có sức chở đến 50 người;
b) Phà có trọng tải toàn phần đến 50 tấn;
c) Phương tiện chở hàng có trọng tải toàn phần đến 150 tấn;
d) Đoàn lai có trọng tải toàn phần đến 400 tấn;
đ) Phương tiện không thuộc loại quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều này có tổng công suất máy chính đến 150 sức ngựa.
3. Thuyền viên có bằng hoặc GCNKNCM thuyền trưởng hạng nhì được đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng của các loại phương tiện sau đây:
a) Tàu khách có sức chở đến 100 người;
b) Phà có trọng tải toàn phần đến 150 tấn;
c) Phương tiện chở hàng có trọng tải toàn phần đến 1000 tấn (nhưng phải hoàn thành thời gian tập sự theo chức danh hạng nhì trên phương tiện chở hàng có trọng tải toàn phần trên 500 tấn đủ 03 tháng trở lên);
d) Đoàn lai có trọng tải toàn phần đến 1000 tấn;
đ) Phương tiện không thuộc loại quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 3 Điều này có tổng công suất máy chính đến 400 sức ngựa.
4. Thuyền viên có bằng hoặc GCNKNCM thuyền trưởng hạng nhất được đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng và thuyền viên có chứng chỉ thủy thủ hạng nhất được đảm nhiệm chức danh thủy thủ của các loại phương tiện.
5. Thuyền viên có bằng hoặc GCNKNCM thuyền trưởng hạng cao hơn được đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng của loại phương tiện được quy định cho chức danh thuyền trưởng hạng thấp hơn.
6. Thuyền viên có bằng hoặc GCNKNCM thuyền trưởng được đảm nhiệm chức danh thuyền phó của loại phương tiện được quy định cho chức danh thuyền trưởng cao hơn một hạng.
7. Thuyền viên có bằng hoặc GCNKNCM máy trưởng hạng ba được đảm nhiệm chức danh máy trưởng và thuyền viên có chứng chỉ thợ máy hạng nhì được đảm nhiệm chức danh thợ máy của phương tiện có tổng công suất máy chính đến 150 sức ngựa.
8. Thuyền viên có bằng hoặc GCNKNCM máy trưởng hạng nhì được đảm nhiệm chức danh máy trưởng của phương tiện có tổng công suất máy chính đến 400 sức ngựa.
9. Thuyền viên có bằng hoặc GCNKNCM máy trưởng hạng nhất được đảm nhiệm chức danh máy trưởng và thuyền viên có chứng chỉ thợ máy hạng nhất được đảm nhiệm chức danh thợ máy của các loại phương tiện.
10. Thuyền viên có bằng hoặc GCNKNCM máy trưởng hạng cao hơn được đảm nhiệm chức danh máy trưởng của loại phương tiện được quy định cho chức danh máy trưởng hạng thấp hơn.
11. Thuyền viên có bằng hoặc GCNKNCM máy trưởng được đảm nhiệm chức danh máy phó của loại phương tiện được quy định cho chức danh máy trưởng cao hơn một hạng.
12. Phương tiện lắp máy ngoài có tổng công suất máy chính đến 150 sức ngựa hoặc lắp máy trong có tổng công suất máy chính đến 50 sức ngựa thì không nhất thiết phải bố trí chức danh máy trưởng. Nếu không bố trí máy trưởng độc lập thì thuyền trưởng phải có chứng chỉ thợ máy hạng nhất. Trường hợp phương tiện lắp máy ngoài có tổng công suất máy chính trên 150 sức ngựa đến 400 sức ngựa nếu không bố trí máy trưởng độc lập thì thuyền trưởng phải có bằng hoặc GCNKNCM máy trưởng phù hợp với tổng công suất máy chính.
13. Người có chứng chỉ lái phương tiện hạng nhất được trực tiếp điều khiển phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần đến 15 tấn hoặc phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính đến 15 sức ngựa hoặc phương tiện có sức chở đến 12 người hoặc bè.
14. Người có chứng chỉ lái phương tiện hạng nhì được trực tiếp điều khiển phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần đến 15 tấn hoặc có sức chở đến 12 người, phương tiện có động cơ công suất máy chính dưới 5 sức ngựa hoặc có sức chở dưới 5 người.
15. Người điều khiển phương tiện loại I, loại II tốc độ cao, phương tiện đi ven biển, người làm việc trên phương tiện đi ven biển, phương tiện chở xăng dầu, chở hóa chất, chở khí hóa lỏng, ngoài GCNKNCM, chứng chỉ nghiệp vụ quy định theo chức danh, phải có CCCM đặc biệt tương ứng.
16. Người được cấp chứng chỉ nghiệp vụ loại nào thì chỉ được phép đảm nhiệm chức danh tương ứng theo quy định.
Điều 23.7 Bãi bỏ
Điều 24. Bố trí chức danh thuyền viên
1. Chủ phương tiện có trách nhiệm bố trí đủ các chức danh, định biên thuyền viên làm việc trên phương tiện thủy nội địa và phải lập danh bạ thuyền viên theo quy định, tuân thủ theo quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan.
2. GCNKNCM, CCCM phải được mang theo người khi hành nghề.
Chương VI
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 25. Chế độ báo cáo
1. Định kỳ vào ngày 20 hàng tháng, các cơ sở dạy nghề báo cáo Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam kết quả đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện và công tác cấp, cấp lại, chuyển đổi chứng chỉ chuyên môn theo quy định tại Phụ lục XVI của Thông tư này.
2. Định kỳ vào ngày 25 hàng tháng, Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo Cục Đường thủy nội địa Việt Nam kết quả đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện và công tác cấp, cấp lại, chuyển đổi GCNKNCM, CCCM trong phạm vi địa phương theo quy định tại Phụ lục XVII của Thông tư này.
Điều 26. Tổ chức thực hiện
1. Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam có trách nhiệm:
a) Tổ chức thực hiện Thông tư này;
b) In, phát hành và quản lý thống nhất việc sử dụng phôi GCNKNCM, CCCM trong phạm vi toàn quốc;
c) Tổ chức tập huấn nghiệp vụ coi thi, chấm thi và cấp thẻ coi thi, chấm thi.
2. Giám đốc Sở Giao thông vận tải tổ chức thực hiện Thông tư này trong phạm vi trách nhiệm; thực hiện chế độ báo cáo và chịu sự kiểm tra, thanh tra, hướng dẫn về nghiệp vụ của Bộ Giao thông vận tải và Cục Đường thủy nội địa Việt Nam.
3. Người đứng đầu cơ sở dạy nghề chịu trách nhiệm thực hiện Thông tư này; thực hiện chế độ báo cáo và chịu sự kiểm tra, thanh tra, giám sát, hướng dẫn về nghiệp vụ trong phạm vi trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Điều 27.8 Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015. Bãi bỏ Quyết định số 19/2008/QĐ-BGTVT ngày 18 tháng 9 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Quy chế thi, cấp, đổi bằng, chứng chỉ chuyên môn thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa và đảm nhiệm chức danh thuyền viên phương tiện thủy nội địa và Thông tư số 14/2011/TT-BGTVT ngày 30 tháng 3 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều liên quan đến thủ tục hành chính của Quy chế thi, cấp, đổi bằng, chứng chỉ chuyên môn thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa và đảm nhiệm chức danh thuyền viên phương tiện thủy nội địa ban hành kèm theo Quyết định số 19/2008/QĐ-BGTVT ngày 18 tháng 9 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
Điều 28. Trách nhiệm thi hành
Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
| XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT BỘ TRƯỞNG |
PHỤ LỤC I9
MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN KHẢ NĂNG CHUYÊN MÔN, CHỨNG CHỈ CHUYÊN MÔN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2016/TT-BGTVT ngày 20 tháng 01 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN
KHẢ NĂNG CHUYÊN MÔN, CHỨNG CHỈ CHUYÊN MÔN
1. Mẫu giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng
2. Mẫu giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng
3. Mẫu chứng chỉ chuyên môn
4. Nội dung giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn
(1): Hạng GCNKNCM, loại CCCM (T3, M3, LPT1,...): phông chữ Times New Roman chữ in hoa, màu đen, in đậm, cỡ chữ 8.
(2): Họ và tên: phông chữ Times New Roman chữ in hoa, màu đen, in đậm, cỡ chữ 8.
(3): Ngày sinh: phông chữ Times New Roman chữ thường, màu đen, cỡ chữ 8.
(4): Nơi cư trú: phông chữ Times New Roman chữ thường, màu đen, cỡ chữ 8.
(5): Tỉnh, thành phố: nơi cơ quan có thẩm quyền cấp, phông chữ Times New Roman chữ thường, màu đen, in nghiêng, cỡ chữ 8.
(6): Ngày...... tháng....... năm....: ngày ký cấp GCNKNCM, phông chữ Times New Roman chữ thường, màu đen, cỡ chữ 8.
(7): Chức danh người ký: phông chữ Times New Roman chữ hoa, màu đen, in đậm, cỡ chữ 8.
(8): Tên người ký: phông chữ Times New Roman chữ thường, màu đen, in đậm, cỡ chữ 8.
(9): Số thứ tự của GCNKNCM, CCCM và mã hiệu vùng của cơ quan cấp, phông chữ Times New Roman chữ thường, màu đen, in đậm cỡ chữ 10.
- Số thứ tự: đánh số theo tuần tự bắt đầu từ số 00000001;
- Mã hiệu vùng của GCNKNCM, CCCM:
+ GCNKNCM, CCCM do Cục Đường thủy nội địa Việt Nam cấp không ghi mã hiệu vùng.
Ví dụ: Số GCNKNCM: 00000001; Số CCCM: 00000001
+ GCNKNCM, CCCM do Chi Cục Đường thủy nội địa khu vực cấp ghi “CC” sau số GCNKNCM, CCCM.
Ví dụ: Số GCNKNCM: 00000001.CC; Số CCCM: 00000001.CC
+ GCNKNCM, CCCM do Sở Giao thông vận tải cấp ghi mã hiệu vùng.
Ví dụ: Số GCNKNCM: 00000001.AG; Số CCCM: 00000001.AG
+ CCCM do cơ sở đào tạo cấp ghi tên cơ sở đào tạo và mã hiệu vùng.
Ví dụ: Số CCCM: 00000001.ĐTI.HD; 00000001.ĐTII.SG
- Số GCNKNCM, CCCM khi cấp lại ghi thêm chữ “Cấp lại”.
Ví dụ: Số GCNKNCM: 00000001 AG Cấp lại; Số CCCM: 00000001 AG Cấp lại.
(10): Cấp lần đầu: phông chữ Times New Roman chữ thường, màu đen, cỡ chữ 8.
(11): Có giá trị đến: phông chữ Times New Roman chữ thường, màu đen, cỡ chữ 8. Nếu người có GCNKNCM có tuổi lao động ngắn hơn 05 năm thì ghi hạn đến ngày (tháng) sinh nhật.
5. Chất liệu, kích thước, hoa văn, màu sắc
a) Phôi GCNKNCM thuyền trưởng được in trên chất liệu giấy chuyên dùng
Mặt ngoài: có nền màu xanh nước biển, khung màu vàng, khoảng cách từ khung đến mép giấy phía ngoài là 02 mm, Quốc huy màu vàng, nền màu đỏ, chữ bên trong khung và mỏ neo màu vàng.
Mặt trong: có nền màu trắng, hình hoa văn lượn sóng màu xanh nước biển. Khung màu đỏ, kích thước trong khung 80 mm x 55 mm, khoảng cách từ khung đến mép giấy phía ngoài là 01 mm, các nội dung còn lại chữ màu đen.
b) Phôi GCNKNCM máy trưởng được in trên chất liệu giấy chuyên dùng
Mặt ngoài: có nền màu đỏ thẫm, khung màu vàng, khoảng cách từ khung đến mép giấy phía ngoài là 02 mm, Quốc huy màu vàng, nền màu đỏ, chữ bên trong khung và mỏ neo màu vàng.
Mặt trong: có nền màu trắng, hình hoa văn lượn sóng màu xanh nước biển. Khung màu đỏ, kích thước trong khung 80 mm x 55 mm, khoảng cách từ khung đến mép giấy phía ngoài là 01 mm, các nội dung còn lại chữ màu đen.
c) Phôi chứng chỉ huấn luyện an toàn cơ bản, chứng chỉ nghiệp vụ được in trên chất liệu giấy chuyên dùng
Mặt ngoài: có nền màu xanh nước biển, khung màu vàng, khoảng cách từ khung đến mép giấy phía ngoài là 02 mm, Quốc huy màu vàng, nền màu đỏ, chữ bên trong khung và mỏ neo màu vàng.
Mặt trong: có nền màu trắng, hình hoa văn lượn sóng màu xanh nước biển. Khung màu đỏ, kích thước trong khung 80 mm x 55 mm, khoảng cách từ khung đến mép giấy phía ngoài là 01 mm, các nội dung còn lại chữ màu đen.
d) Phôi chứng chỉ chuyên môn đặc biệt được in trên chất liệu giấy chuyên dùng
Mặt ngoài: có nền màu đỏ thẫm, khung màu vàng, khoảng cách từ khung đến mép giấy phía ngoài là 02 mm, Quốc huy màu vàng, nền màu đỏ, chữ bên trong khung và mỏ neo màu vàng.
Mặt trong: có nền màu trắng, hình hoa văn lượn sóng màu xanh nước biển. Khung màu đỏ, kích thước trong khung 80 mm x 55 mm, khoảng cách từ khung đến mép giấy phía ngoài là 01 mm, các nội dung còn lại chữ màu đen.
PHỤ LỤC II
MÃ VÙNG CỦA GCNKNCM, CCCM TẠI CÁC ĐỊA PHƯƠNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 56/2014/TT-BGTVT ngày 24 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
MÃ VÙNG CỦA GCNKNCM, CCCM TẠI CÁC ĐỊA PHƯƠNG
STT | Tên địa phương | Mã hiệu vùng | STT | Tên địa phương | Mã hiệu vùng |
1 | An Giang | AG | 33 | Kiên Giang | KG |
2 | Bạc Liêu | BL | 34 | Lạng Sơn | LS |
3 | Bắc Kạn | BC | 35 | Lai Châu | LC |
4 | Bắc Giang | BG | 36 | Lâm Đồng | LĐ |
5 | Bắc Ninh | BN | 37 | Lào Cai | LK |
6 | Bà Rịa-Vũng Tàu | BV | 38 | Kon Tum | KT |
7 | Bến Tre | BTr | 39 | Long An | LA |
8 | Bình Dương | BD | 40 | Nam Định | NĐ |
9 | Bình Định | BĐ | 41 | Nghệ An | NA |
10 | Bình Thuận | BTh | 42 | Ninh Bình | NB |
11 | Bình Phước | BP | 43 | Ninh Thuận | NT |
12 | Cà Mau | CM | 44 | Phú Thọ | PT |
13 | Cần Thơ | CT | 45 | Phú Yên | PY |
14 | Cao Bằng | CB | 46 | Quảng Bình | QB |
15 | Đà Nẵng | ĐNa | 47 | Quảng Nam | QNa |
16 | Đắk Lắk | ĐL | 48 | Quảng Ngãi | QNg |
17 | Đắk Nông | ĐNô | 49 | Quảng Ninh | QN |
18 | Điện Biên | ĐB | 50 | Quảng Trị | QT |
19 | Đồng Nai | ĐN | 51 | Sóc Trăng | ST |
20 | Đồng Tháp | ĐT | 52 | Sơn La | SL |
21 | Gia Lai | GL | 53 | Tây Ninh | TN |
22 | Hà Giang | HG | 54 | Thái Bình | TB |
23 | Hà Nam | HNa | 55 | Thái Nguyên | TNg |
24 | Hà Nội | HN | 56 | Thanh Hóa | TH |
25 | Hà Tĩnh | HT | 57 | Thừa Thiên Huế | TTH |
26 | Hải Dương | HD | 58 | Tiền Giang | TG |
27 | Hải Phòng | HP | 59 | Trà Vinh | TV |
28 | Hậu Giang | HGi | 60 | Tuyên Quang | TQ |
29 | Hòa Bình | HB | 61 | Vĩnh Long | VL |
30 | TP. Hồ Chí Minh | SG | 62 | Vĩnh Phúc | VP |
31 | Hưng Yên | HY | 63 | Yên Bái | YB |
32 | Khánh Hòa | KH |
|
|
|
PHỤ LỤC III
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ DỰ HỌC, THI, KIỂM TRA, CẤP, CẤP LẠI, CHUYỂN ĐỔI GCNKNCM, CCCM
(Ban hành kèm theo Thông tư số 56/2014/TT-BGTVT ngày 24 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
DỰ HỌC, THI, KIỂM TRA, CẤP, CẤP LẠI, CHUYỂN ĐỔI GCNKNCM, CCCM
Ảnh màu cỡ 2x3 cm, ảnh chụp không quá 06 tháng(*) | Kính gửi: (cơ quan có thẩm quyền cấp)………........…...… Tên tôi là:…………………..………; Quốc tịch…….………..……; Nam (Nữ) Sinh ngày…….tháng…….năm…………………………….....……………… |
Nơi cư trú:…………………………………………………………....………….
Điện thoại:..............................................; Email:..................................................
Số CMND (hoặc Hộ chiếu):…………………...do……………….....………….. cấp ngày……. tháng…….. năm……………………………………………….....………
Tôi đã tốt nghiệp ngành học:…………...…, khóa:…., Trường:……......…...…., đã được cấp bằng, GCNKNCM, CCCM số:………..ngày…...tháng.....năm…….......... theo Quyết định số:…………., ngày….….tháng.…....năm….....của……………....…..
Quá trình làm việc trên phương tiện thủy nội địa:
TỪ.............ĐẾN.............. | CHỨC DANH | NƠI LÀM VIỆC | SỐ PTTNĐ | GHI CHÚ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Đối chiếu với tiêu chuẩn, điều kiện dự học, thi, kiểm tra, cấp, cấp lại, chuyển đổi GCNKNCM, CCCM, tôi thấy đủ điều kiện:
+ Dự học để thi, kiểm tra lấy GCNKNCM, CCCM: | □ |
+ Dự thi, kiểm tra lấy GCNKNCM, CCCM: | □ |
+ Cấp GCNKNCM, CCCM: | □ |
+ Cấp lại GCNKNCM, CCCM: | □ |
+ Chuyển đổi GCNKNCM, CCCM: | □ |
Đề nghị (cơ quan có thẩm quyền cấp)…......................…cho tôi được dự học, thi, kiểm tra, cấp, cấp lại, chuyển đổi:……........................………………………...
Tôi xin cam đoan những điều khai trên là đúng sự thật, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm./.
| ………, ngày……..tháng…..năm…. |
_______________
(*) 02 ảnh màu cỡ 2x3 cm,ảnh chụp không quá 06 tháng.
PHỤ LỤC IV
DANH SÁCH HỌC VIÊN DỰ HỌC LẤY GCNKNCM, CCCM
(Ban hành kèm theo Thông tư số 56/2014/TT-BGTVT ngày 24 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
CƠ QUAN CHỦ QUẢN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM | Báo cáo số 1: Thời gian học:......... Khai giảng ngày:..... Bế giảng ngày:........ |
DANH SÁCH HỌC VIÊN DỰ HỌC LẤY GCNKNCM, CCCM
STT | HỌ VÀ TÊN | NGÀY SINH | NƠI CƯ TRÚ | SỐ CMND (HỘ CHIẾU), NƠI CẤP, NGÀY CẤP | TRÌNH ĐỘ VĂN HOÁ(*) | SỐ GCNKNCM, CCCM CŨ, NGÀY CẤP | THỜI GIAN NGHIỆP VỤ | DỰ THI, KIỂM TRA LẤY GCNKNCM, CCCM | GHI CHÚ |
1 | Theo thứ tự abc(**) |
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| ....., ngày.....tháng.....năm..... |
___________________
(*) Chỉ áp dụng với trường hợp dự thi lấy GCNKNCM thuyền trưởng, máy trưởng hạng nhất (T1, M1).
(**) Theo thứ tự abc trong bảng chữ cái tiếng Việt.
PHỤ LỤC V
KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO
(Ban hành kèm theo Thông tư số 56/2014/TT-BGTVT ngày 24 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
CƠ QUAN CHỦ QUẢN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO
(Từ ngày....... tháng....... năm....... đến ngày....... tháng....... năm.......)
PHÂN PHỐI THỜI GIAN
BỔ TÚC CẤP GCNKNCM, BỒI DƯỠNG CẤP CCCM PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA
STT | MÃ MÔN HỌC, MÔĐUN | TÊN MÔN HỌC, MÔĐUN | GIÁO VIÊN GIẢNG DẠY | PHÂN PHỐI THỜI GIAN (Giờ) | GHI CHÚ | |||
LT | TH | T (KT) | TS | |||||
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
4 |
|
|
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
|
|
TỔNG SỐ |
|
|
|
|
|
LỊCH HỌC TOÀN KHÓA
BỔ TÚC CẤP GCNKNCM, BỒI DƯỠNG CẤP CCCM PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA
Tháng Tuần Từ ngày đến ngày Phân giai đoạn |
|
|
|
|
|
| ||||||||||||||||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 | |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
Lý thuyết............. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Thực hành........... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Thi, kiểm tra....... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Nghỉ, dự phòng... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
___________________
Giải thích các từ viết tắt:
LT |
| TH |
| T |
| KT |
| TS |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Lý thuyết |
| Thực hành |
| Thi |
| Kiểm tra |
| Tổng số |
PHỤ LỤC VI
KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC VIÊN LẤY GCNKNCM, CCCM
(Ban hành kèm theo Thông tư số 56/2014/TT-BGTVT ngày 24 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
CƠ QUAN CHỦ QUẢN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM | Báo cáo số 2: Thời gian học:............ Khai giảng ngày:........ Bế giảng ngày:............ |
KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC VIÊN LẤY GCNKNCM, CCCM
STT | HỌ VÀ TÊN | NGÀY SINH | NƠI CƯ TRÚ | SỐ CMND (HỘ CHIẾU), NƠI CẤP, NGÀY CẤP | ĐIỂM THI, KIỂM TRA CÁC MÔN | KẾT QUẢ | GHI CHÚ | |||||||
... | ... | ... | ... | ... | ... | ... | Đạt | Không đạt | ||||||
1 | Theo thứ tự abc |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| ....., ngày.....tháng.....năm..... |
PHỤ LỤC VII
QUYẾT ĐỊNH
THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG THI, KIỂM TRA CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN KHẢ NĂNG CHUYÊN MÔN THUYỀN TRƯỞNG, MÁY TRƯỞNG, CHỨNG CHỈ CHUYÊN MÔN PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA
(Ban hành kèm theo Thông tư số 56/2014/TT-BGTVT ngày 24 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
CƠ QUAN CHỦ QUẢN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số........../QĐ-......... | ....., ngày..... tháng..... năm 20.... |
QUYẾT ĐỊNH
Thành lập hội đồng thi, kiểm tra cấp giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng, máy trưởng, chứng chỉ chuyên môn phương tiện thủy nội địa
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN CẤP
Căn cứ Quyết định số.../.../QĐ-... ngày.../.../.... của.......... quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của...................;
Căn cứ Thông tư số........./TT-BGTVT ngày....../......./20 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định thi, kiểm tra, cấp, đổi, cấp lại, chuyển đổi GCNKNCM, CCCM của thuyền viên, người lái phương tiện và đảm nhiệm chức danh thuyền viên phương tiện thủy nội địa;
Xét Tờ trình số.../... ngày.../.../... của... về việc đề nghị.......... tổ chức Hội đồng thi, kiểm tra cấp GCNKNCM thuyền trưởng, máy trưởng, CCCM phương tiện thủy nội địa;
Theo đề nghị của....,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thành lập Hội đồng thi, kiểm tra cấp GCNKNCM thuyền trưởng, máy trưởng, CCCM khóa................. tổ chức ngày..... tháng..... năm... tại...... (có danh sách kèm theo).
Điều 2. Hội đồng thi, kiểm tra thành lập Ban coi, chấm thi, kiểm tra và chỉ đạo thực hiện kỳ thi, kiểm tra theo quy định hiện hành.
Điều 3. Hội đồng được phép sử dụng con dấu của.............................. trong thời gian tổ chức kỳ thi, kiểm tra cấp GCNKNCM, CCCM phương tiện thủy nội địa.
Điều 4.....,......,...... và các ông (bà) có tên trong danh sách Hội đồng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN CẤP |
HỘI ĐỒNG THI, KIỂM TRA CẤP GCNKNCM THUYỀN TRƯỞNG, MÁY TRƯỞNG, CCCM PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA
(Kèm theo Quyết định số............ ngày..... tháng...... năm 20...)
STT | HỌ VÀ TÊN | CHỨC VỤ ĐƠN VỊ CÔNG TÁC | CHỨC DANH TRONG HỘI ĐỒNG |
1 |
|
| Chủ tịch |
2 |
|
| Phó Chủ tịch |
3 |
|
| Ủy viên |
... |
|
| ... |
7 |
|
| Ủy viên Thư ký |
PHỤ LỤC VIII
QUYẾT ĐỊNH
THÀNH LẬP BAN COI THI, CHẤM THI, KIỂM TRA CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN KHẢ NĂNG CHUYÊN MÔN THUYỀN TRƯỞNG, MÁY TRƯỞNG, CHỨNG CHỈ CHUYÊN MÔN PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA
(Ban hành kèm theo Thông tư số 56/2014/TT-BGTVT ngày 24 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN CẤP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:........../QĐ-HĐT, KT | ....., ngày...... tháng..... năm 20..... |
QUYẾT ĐỊNH
Thành lập ban coi thi, chấm thi, kiểm tra cấp giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng, máy trưởng, chứng chỉ chuyên môn phương tiện thủy nội địa
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG THI, KIỂM TRA
Cấp giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng, máy trưởng, chứng chỉ chuyên môn phương tiện thủy nội địa
Căn cứ Thông tư số........./TT-BGTVT ngày....../......./20 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định thi, kiểm tra, cấp, đổi, cấp lại, chuyển đổi GCNKNCM, CCCM của thuyền viên, người lái phương tiện và đảm nhiệm chức danh thuyền viên phương tiện thủy nội địa;
Căn cứ Quyết định số...../QĐ-..... ngày..../...../...... của..... về việc thành lập Hội đồng thi, kiểm tra cấp GCNKNCM thuyền trưởng, máy trưởng, CCCM phương tiện thủy nội địa;
Theo đề nghị của Phó Chủ tịch và Thư ký Hội đồng thi, kiểm tra,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thành lập Ban coi thi, chấm thi, kiểm tra cấp GCNKNCM thuyền trưởng, máy trưởng, CCCM khóa............. tổ chức ngày.... tháng.... năm.... tại...... (có danh sách kèm theo).
Điều 2. Ban coi thi, chấm thi, kiểm tra có nhiệm vụ thực hiện kỳ thi theo quy định hiện hành.
Điều 3. Các thành viên Hội đồng thi, kiểm tra, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan và các ông (bà) có tên trong danh sách tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG THI, KIỂM TRA |
BAN COI THI, CHẤM THI, KIỂM TRA CẤP GCNKNCM
THUYỀN TRƯỞNG, MÁY TRƯỞNG, CCCM PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA
(Kèm theo Quyết định số...../QĐ-HĐT, KT ngày...../...../20..... của Hội đồng thi, kiểm tra)
STT | HỌ VÀ TÊN | CHỨC VỤ ĐƠN VỊ CÔNG TÁC | CHỨC DANH TRONG BAN COI THI, CHẤM THI |
I. COI THI, CHẤM THI THUYỀN TRƯỞNG | |||
1 |
|
| Trưởng ban |
2 |
|
| Thành viên |
3 |
|
| Thành viên |
... |
|
| … |
II. COI THI, CHẤM THI MÁY TRƯỞNG | |||
1 |
|
| Phó Trưởng ban |
2 |
|
| Thành viên |
3 |
|
| Thành viên |
... |
|
| … |
III. COI KIỂM TRA, CHẤM KIỂM TRA CHỨNG CHỈ CHUYÊN MÔN | |||
1 |
|
| Trưởng ban |
2 |
|
| Phó Trưởng ban |
3 |
|
| Thành viên |
... |
|
| … |
PHỤ LỤC IX
LỊCH THI, KIỂM TRA
CẤP GCNKNCM THUYỀN TRƯỞNG, MÁY TRƯỞNG, CCCM PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA
(Ban hành kèm theo Thông tư số 56/2014/TT-BGTVT ngày 24 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN CẤP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: | …, ngày… tháng… năm….. |
LỊCH THI, KIỂM TRA
CẤP GCNKNCM THUYỀN TRƯỞNG, MÁY TRƯỞNG, CCCM PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA
(tại.................... tổ chức từ ngày....../......../20.......... đến ngày....../......../20.......... )
STT | HỌ VÀ TÊN GIÁO VIÊN COI, CHẤM THI, KIỂM TRA | THUYỀN TRƯỞNG | MÁY TRƯỞNG | CCCM | ||||
Lý thuyết tổng hợp (Trắc nghiệm) | Lý thuyết chuyên môn (Vấn đáp) | Thực hành | Lý thuyết tổng hợp (Trắc nghiệm) | Lý thuyết chuyên môn (Vấn đáp) | Thực hành | … | ||
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
Thời gian thi: Sáng: Từ..... giờ..... đến..... giờ...... Chiều: Từ..... giờ..... đến..... giờ.... | ....., ngày..... tháng..... năm 20..... |
PHỤ LỤC X
KẾT QUẢ THI, KIỂM TRA
(Ban hành kèm theo Thông tư số 56/2014/TT-BGTVT ngày 24 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN CẤP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| …, ngày… tháng… năm….. |
KẾT QUẢ THI, KIỂM TRA
MÔN THI, KIỂM TRA:..............................................................................................
HỌ VÀ TÊN GIÁM KHẢO:
1......................................................................................................................................
2......................................................................................................................................
STT | HỌ VÀ TÊN | NGÀY SINH | SỐ ĐỀ THI, KIỂM TRA | ĐIỂM | KẾT QUẢ | CHỮ KÝ | GHI CHÚ | |
Đạt | Không đạt | |||||||
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
4 |
|
|
|
|
|
|
|
|
5 |
|
|
|
|
|
|
|
|
6 |
|
|
|
|
|
|
|
|
7 |
|
|
|
|
|
|
|
|
8 |
|
|
|
|
|
|
|
|
9 |
|
|
|
|
|
|
|
|
10 |
|
|
|
|
|
|
|
|
11 |
|
|
|
|
|
|
|
|
12 |
|
|
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
|
|
GIÁM KHẢO 1 | GIÁM KHẢO 2 |
PHỤ LỤC XI
TỔNG HỢP KẾT QUẢ THI, KIỂM TRA
(Ban hành kèm theo Thông tư số 56/2014/TT-BGTVT ngày 24 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN CẤP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM | Báo cáo số 3: Thời gian học:............. Khai giảng ngày:......... Bế giảng ngày:............. |
TỔNG HỢP KẾT QUẢ THI, KIỂM TRA
STT | HỌ VÀ TÊN | NGÀY SINH | NƠI CƯ TRÚ | SỐ CMND (HỘ CHIẾU), NƠI CẤP, NGÀY CẤP | ĐIỂM THI, KIỂM TRA CÁC MÔN | KẾT QUẢ | LOẠI GCNKNCM, CCCM | GHI CHÚ | |||||
… | … | … | … | … | Đỗ | Không đỗ | |||||||
1 | Theo thứ tự abc |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
THƯ KÝ | ......, ngày......tháng......năm...... |
PHỤ LỤC XII
BIÊN BẢN
HỌP HỘI ĐỒNG THI, KIỂM TRA LẦN THỨ NHẤT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 56/2014/TT-BGTVT ngày 24 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN CẤP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: | …, ngày… tháng… năm….. |
BIÊN BẢN
HỌP HỘI ĐỒNG THI, KIỂM TRA LẦN THỨ NHẤT
Thi hành Quyết định số..../QĐ-.... ngày..../...../200... của....... về việc tổ chức Hội đồng thi, kiểm tra cấp GCNKNCM thuyền trưởng, máy trưởng, CCCM phương tiện thủy nội địa tại.......
Phiên họp bắt đầu hồi.......................... giờ..., ngày.... tháng.... năm 20....
Chủ trì: ông (bà)............................... - Chủ tịch Hội đồng thi, kiểm tra.
NỘI DUNG
I. THỦ TỤC:
1. Có mặt:.../....
2. Vắng mặt:.....
3. Chủ tịch Hội đồng công bố Quyết định thành lập Hội đồng thi, kiểm tra và quán triệt các nguyên tắc cơ bản về thi, kiểm tra cấp GCNKNCM thuyền trưởng, máy trưởng, CCCM phương tiện thủy nội địa.
II. SỐ LƯỢNG THÍ SINH:
Theo Hồ sơ được duyệt và kết quả đào tạo, tổng số thí sinh đủ điều kiện dự thi, kiểm tra:..... thí sinh.
- Thuyền trưởng hạng nhất:....... thí sinh.
- Thuyền trưởng hạng nhì:......... thí sinh.
- Thuyền trưởng hạng ba:.......... thí sinh.
- Thuyền trưởng hạng tư:.......... thí sinh.
- Máy trưởng hạng nhất:........... thí sinh.
- Máy trưởng hạng nhì:............. thí sinh.
- Máy trưởng hạng ba:.............. thí sinh.
- Chứng chỉ chuyên môn:......... thí sinh.
III. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ HỘI ĐỒNG THI, KIỂM TRA:
1. Chủ tịch: ông (bà)........, phụ trách chỉ đạo chung suốt quá trình thi, kiểm tra.
2. Phó Chủ tịch: ông (bà)......, phụ trách cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ kỳ thi, kiểm tra, cử cán bộ làm công tác an ninh trật tự, an toàn trong khu vực thi, kiểm tra.
3. Trưởng ban coi thi, chấm thi, kiểm tra: ông (bà)......, giúp Chủ tịch Hội đồng thi, kiểm tra phân công giám khảo coi thi, chấm thi, lập kế hoạch thi, kiểm tra.
4. Phó Trưởng ban coi thi, chấm thi, kiểm tra: ông (bà)...... giúp việc Trưởng ban.
5. Ủy viên thư ký: ông (bà)...., giúp việc Chủ tịch Hội đồng, hoàn chỉnh các văn bản kỳ thi, kiểm tra và kiểm tra tính đầy đủ về hồ sơ dự thi, kiểm tra của các thí sinh.
6. (Cơ sở dạy nghề) tự chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật về tính pháp lý đối với toàn bộ hồ sơ dự thi, kiểm tra của các thí sinh.
7. Các ủy viên khác: kiểm tra các điều kiện thi, kiểm tra; tham gia coi, chấm thi, kiểm tra; theo dõi tình hình diễn biến kỳ thi, kiểm tra và kịp thời phản ánh về Hội đồng các vấn đề bất thường có liên quan.
IV. KẾ HOẠCH THI, KIỂM TRA:
Khai mạc vào hồi..... giờ..., ngày.... tháng.... năm 20....
Ngày, giờ thi, kiểm tra các môn có lịch cụ thể kèm theo.
Các nội dung trên đã được toàn thể Hội đồng nhất trí.
Phiên họp kết thúc hồi.... giờ...., ngày.... tháng.... năm 20...
THƯ KÝ | CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG THI, KIỂM TRA |
PHỤ LỤC XIII
BIÊN BẢN
HỌP HỘI ĐỒNG THI, KIỂM TRA LẦN THỨ HAI
(Ban hành kèm theo Thông tư số 56/2014/TT-BGTVT ngày 24 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN CẤP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
BIÊN BẢN
HỌP HỘI ĐỒNG THI, KIỂM TRA LẦN THỨ HAI
Thi hành Quyết định số..../QĐ-.... ngày..../...../200... của....... về việc tổ chức Hội đồng thi, kiểm tra cấp GCNKNCM thuyền trưởng, máy trưởng, CCCM phương tiện thủy nội địa tại.......
Phiên họp bắt đầu hồi..... giờ..., ngày.... tháng.... năm 20....
Chủ trì: ông (bà)..... - Chủ tịch Hội đồng thi, kiểm tra.
NỘI DUNG
I. XÉT KẾT QUẢ THI, KIỂM TRA:
- Tổng số thí sinh đăng ký:... thí sinh
- Số thí sinh dự thi, kiểm tra:.... thí sinh
- Số thí sinh không dự thi, kiểm tra:.... thí sinh
- Các vấn đề vướng mắc có liên quan đã giải quyết.
KẾT QUẢ THI, KIỂM TRA
THUYỀN TRƯỞNG, MÁY TRƯỞNG, CCCM | THI LÝ THUYẾT | THI THỰC HÀNH | KẾT QUẢ | |||||
Tổng số | Đạt | Không đạt | Tổng số | Đạt | Không đạt | Đỗ | Không đỗ | |
T1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
T2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
T3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
T4 |
|
|
|
|
|
|
|
|
M1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
M2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
M3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
CCCM |
|
|
|
|
|
|
|
|
II. ĐÁNH GIÁ CHUNG:
1. Ưu điểm:...........................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
2. Khuyết nhược điểm:..........................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
3. Các kiến nghị:..................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Các nội dung trên đã được toàn thể Hội đồng nhất trí. Đề nghị (cơ quan có thẩm quyền cấp)...................................... xem xét, quyết định công nhận kết quả thi, kiểm tra và cấp GCNKNCM thuyền trưởng, máy trưởng, CCCM cho học viên.
Phiên họp kết thúc hồi..... giờ..., ngày.... tháng.... năm 20....
THƯ KÝ | CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG THI, KIỂM TRA |
PHỤ LỤC XIV
QUYẾT ĐỊNH
CÔNG NHẬN KẾT QUẢ THI, KIỂM TRA VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN KHẢ NĂNG CHUYÊN MÔN THUYỀN TRƯỞNG, MÁY TRƯỞNG, CHỨNG CHỈ CHUYÊN MÔN PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA
(Ban hành kèm theo Thông tư số 56/2014/TT-BGTVT ngày 24 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
CƠ QUAN CHỦ QUẢN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số....../QĐ-..... | ....., ngày..... tháng..... năm 20.... |
QUYẾT ĐỊNH
Công nhận kết quả thi, kiểm tra và cấp giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng, máy trưởng, chứng chỉ chuyên môn phương tiện thủy nội địa
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN CẤP
Căn cứ Quyết định số..../..../QĐ-... ngày.../.../.... của.......... quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của.........;
Căn cứ Thông tư số …....../TT-BGTVT ngày….../…..../20 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định thi, kiểm tra, cấp, đổi, cấp lại, chuyển đổi GCNKNCM, CCCM của thuyền viên, người lái phương tiện và đảm nhiệm chức danh thuyền viên phương tiện thủy nội địa;
Theo biên bản kết quả của Hội đồng thi, kiểm tra cấp GCNKNCM thuyền trưởng, máy trưởng, CCCM khóa........ tổ chức ngày....../....../...... tại..............;
Theo đề nghị của......,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công nhận kết quả thi, kiểm tra và cấp GCNKNCM thuyền trưởng, máy trưởng, CCCM cho...... thí sinh (có danh sách kèm theo) đã đạt kết quả thi, kiểm tra cấp GCNKNCM thuyền trưởng, máy trưởng, CCCM khóa....................... tổ chức ngày.........../........../........... tại:........................................................................
Điều 2....,..., Thủ trưởng các đơn vị có liên quan và các thí sinh có tên trong danh sách tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN CẤP |
DANH SÁCH CẤP GCNKNCM, CCCM
(Kèm theo Quyết định số...../QĐ-..... ngày.... tháng..... năm..... của.......)
STT | HỌ VÀ TÊN | NGÀY SINH | NƠI CƯ TRÚ CỦA HỌC VIÊN | LOẠI, HẠNG GCNKNCM, CCCM | GHI CHÚ |
I. THUYỀN TRƯỞNG HẠNG NHẤT | |||||
1 |
|
|
| T1 |
|
2 |
|
|
| T1 |
|
3 |
|
|
| T1 |
|
... |
|
|
| ... |
|
II. THUYỀN TRƯỞNG HẠNG NHÌ | |||||
1 |
|
|
| T2 |
|
2 |
|
|
| T2 |
|
3 |
|
|
| T2 |
|
... |
|
|
| ... |
|
III. THUYỀN TRƯỞNG HẠNG BA | |||||
1 |
|
|
| T3 |
|
2 |
|
|
| T3 |
|
3 |
|
|
| T3 |
|
... |
|
|
| ... |
|
IV. THUYỀN TRƯỞNG HẠNG TƯ | |||||
1 |
|
|
| T4 |
|
2 |
|
|
| T4 |
|
3 |
|
|
| T4 |
|
... |
|
|
| ... |
|
V. MÁY TRƯỞNG HẠNG NHẤT | |||||
1 |
|
|
| M1 |
|
2 |
|
|
| M1 |
|
3 |
|
|
| M1 |
|
... |
|
|
| ... |
|
VI. MÁY TRƯỞNG HẠNG NHÌ | |||||
1 |
|
|
| M2 |
|
2 |
|
|
| M2 |
|
3 |
|
|
| M2 |
|
... |
|
|
| ... |
|
VII. MÁY TRƯỞNG HẠNG BA | |||||
1 |
|
|
| M3 |
|
2 |
|
|
| M3 |
|
3 |
|
|
| M3 |
|
... |
|
|
| ... |
|
VIII. CHỨNG CHỈ CHUYÊN MÔN | |||||
1 |
|
|
| TT1 |
|
2 |
|
|
| TM2 |
|
3 |
|
|
| LPT1 |
|
... |
|
|
| ... |
|
PHỤ LỤC XV
SỔ CẤP, CẤP LẠI, CHUYỂN ĐỔI GCNKNCM, CCCM PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA
(Ban hành kèm theo Thông tư số 56/2014/TT-BGTVT ngày 24 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
SỔ CẤP, CẤP LẠI, CHUYỂN ĐỔI
GCNKNCM, CCCM PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA
SỐ GCNKNCM/CCCM NGÀY VÀO SỔ | SỐ SERI | HỌ VÀ TÊN NGÀY SINH | NƠI CƯ TRÚ | ẢNH | SỐ BẰNG/GCNKNCM/CCCM CŨ; CẤP THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ; NGÀY | KÝ NHẬN NGÀY CẤP |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
BÌA SỔ
(Bìa cứng dán gáy, dán góc bằng vải xanh)
SỔ
Quyển số:....................
|
PHỤ LỤC XVI
BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐÀO TẠO THUYỀN VIÊN, NGƯỜI LÁI PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA
(Ban hành kèm theo Thông tư số 56/2014/TT-BGTVT ngày 24 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
CƠ QUAN CHỦ QUẢN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Kính gửi: Cục Đường thủy nội địa Việt Nam (Sở Giao thông vận tải...)
BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐÀO TẠO
THUYỀN VIÊN, NGƯỜI LÁI PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA
STT | HỌ VÀ TÊN | NGÀY SINH | NƠI CƯ TRÚ | THUYỀN TRƯỞNG | MÁY TRƯỞNG | CCCM | GCN | TỔNG SỐ | GHI CHÚ | ||||||||||||
T1 | T2 | T3 | T4 | M1 | M2 | M3 | ATCB | TT1 | TT2 | TM1 | TM2 | … | … | ||||||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | … | … | … | … | … | |
1 | Xếp theo vần ABC |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
46 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
63 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
TỔNG SỐ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| ||||
| .........., ngày........tháng.........năm........ |
Chú thích: T1: thuyền trưởng hạng nhất. T2: thuyền trưởng hạng nhì. T3: thuyền trưởng hạng ba. T4: thuyền trưởng hạng tư. M1: máy trưởng hạng nhất. M2: máy trưởng hạng nhì. M3: máy trưởng hạng ba. |
CCCM: chứng chỉ chuyên môn. ATCB: chứng chỉ huấn luyện an toàn cơ bản. TT1: chứng chỉ thủy thủ hạng nhất. TT2: chứng chỉ thủy thủ hạng nhì. TM1: chứng chỉ thợ máy hạng nhất. TM2: chứng chỉ thợ máy hạng nhì. GCN: giấy chứng nhận học tập pháp luật về Giao thông đường thủy nội địa. |
PHỤ LỤC XVII
BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐÀO TẠO THUYỀN VIÊN, NGƯỜI LÁI PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA
(Ban hành kèm theo Thông tư số 56/2014/TT-BGTVT ngày 24 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH, TP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: | …, ngày… tháng… năm….. |
Kính gửi: Cục Đường thủy nội địa Việt Nam
BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐÀO TẠO
THUYỀN VIÊN, NGƯỜI LÁI PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA
STT | HỌ VÀ TÊN | NGÀY SINH | NƠI CƯ TRÚ | THUYỀN TRƯỞNG | MÁY TRƯỞNG | CCCM | GCN | TỔNG SỐ | GHI CHÚ | |||||||
T3 | T4 | M3 | ATCB | TT1 | TT2 | TM1 | TM2 | LPT1 | LPT2 | |||||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 |
1 | Xếp theo vần ABC |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
46 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
63 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
TỔNG SỐ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| .........., ngày........ tháng......... năm........ |
Chú thích: T3: thuyền trưởng hạng ba. T4: thuyền trưởng hạng tư. M3: máy trưởng hạng ba. CCCM: chứng chỉ chuyên môn. |
ATCB: chứng chỉ huấn luyện an toàn cơ bản. TT1, TT2: chứng chỉ thủy thủ hạng nhất, hạng nhì. TM1, TM2: chứng chỉ thợ máy hạng nhất, hạng nhì. LPT1, LPT2: chứng chỉ lái phương tiện hạng nhất, hạng nhì. GCN: giấy chứng nhận học tập pháp luật về Giao thông đường thủy nội địa. |
1 Thông tư số 02/2017/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 56/2014/TT-BGTVT ngày 24 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định thi, kiểm tra, cấp, cấp lại, chuyển đổi giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa và đảm nhiệm chức danh thuyền viên phương tiện thủy nội địa có căn cứ ban hành như sau:
“Căn cứ Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 15 tháng 6 năm 2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 17 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Cục trưởng Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam;
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 56/2014/TT-BGTVT ngày 24 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định thi, kiểm tra, cấp, cấp lại, chuyển đổi giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa và đảm nhiệm chức danh thuyền viên phương tiện thủy nội địa.”
2 Bỏ cụm từ “bổ túc” theo quy định tại khoản 4 Điều 1 Thông tư số 02/2017/TT-BGTVT ngày 20 tháng 01 năm 2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 56/2014/TT-BGTVT ngày 24 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định thi, kiểm tra, cấp, cấp lại, chuyển đổi giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa và đảm nhiệm chức danh thuyền viên phương tiện thủy nội địa.
4 Bỏ cụm từ “bổ túc” theo quy định tại khoản 4 Điều 1 Thông tư số 02/2017/TT-BGTVT ngày 20 tháng 01 năm 2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 56/2014/TT-BGTVT ngày 24 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định thi, kiểm tra, cấp, cấp lại, chuyển đổi giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa và đảm nhiệm chức danh thuyền viên phương tiện thủy nội địa.
5 Điều này được sửa đổi theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư số 02/2017/TT-BGTVT ngày 20 tháng 01 năm 2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 56/2014/TT-BGTVT ngày 24 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định thi, kiểm tra, cấp, cấp lại, chuyển đổi giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa và đảm nhiệm chức danh thuyền viên phương tiện thủy nội địa.
6 Điều này được sửa đổi theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Thông tư số 02/2017/TT-BGTVT ngày 20 tháng 01 năm 2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 56/2014/TT-BGTVT ngày 24 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định thi, kiểm tra, cấp, cấp lại, chuyển đổi giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa và đảm nhiệm chức danh thuyền viên phương tiện thủy nội địa.
7 Điều này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 5 Điều 1 Thông tư số 02/2017/TT-BGTVT ngày 20 tháng 01 năm 2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 56/2014/TT-BGTVT ngày 24 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định thi, kiểm tra, cấp, cấp lại, chuyển đổi giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa và đảm nhiệm chức danh thuyền viên phương tiện thủy nội địa
8 Điều 2 Thông tư số 02/2017/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 56/2014/TT-BGTVT ngày 24 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định thi, kiểm tra, cấp, cấp lại, chuyển đổi giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa và đảm nhiệm chức danh thuyền viên phương tiện thủy nội địa quy định về hiệu lực thi hành như sau:
“Điều 2. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 3 năm 2017.”
9 Phụ lục này được thay thế theo quy định tại khoản 6 Điều 1 Thông tư số 02/2017/TT-BGTVT ngày 20 tháng 01 năm 2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 56/2014/TT-BGTVT ngày 24 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định thi, kiểm tra, cấp, cấp lại, chuyển đổi giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa và đảm nhiệm chức danh thuyền viên phương tiện thủy nội địa