cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Quyết định 174/QĐ-TTg phê duyệt "Đề án bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo giai đoạn 2017-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

  • Số hiệu văn bản: 174/QĐ-TTg
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
  • Ngày ban hành: 09-02-2017
  • Ngày có hiệu lực: 09-02-2017
  • Ngày bị sửa đổi, bổ sung lần 1: 31-12-2018
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 26-12-2018
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 685 ngày (1 năm 10 tháng 20 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 26-12-2018
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 26-12-2018, Quyết định 174/QĐ-TTg phê duyệt "Đề án bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo giai đoạn 2017-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành bị bãi bỏ, thay thế bởi Kế hoạch số 5562/KH-BCĐXHHT ngày 26/12/2018 Về xây dựng xã hội học tập năm 2019 do Ban chỉ đạo xây dựng xã hội học tập tỉnh Ninh Thuận ban hành”. Xem thêm Lược đồ.

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 174/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 09 tháng 02 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT “ĐỀ ÁN BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC LÀM CÔNG TÁC TÔN GIÁO GIAI ĐOẠN 2017 - 2020”

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức;

Căn cứ Quyết định số 163/QĐ-TTg ngày 25 tháng 01 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đào tạo, bi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2016 - 2025;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt “Đề án bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo” giai đoạn 2017 - 2020” (sau đây gọi tắt là Đề án) với nội dung chủ yếu sau đây:

I. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI

1. Đối tượng:

a) Công chức làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, gồm: Ban Tôn giáo Chính phủ thuộc Bộ Nội vụ; Ban (Phòng) Tôn giáo thuộc Sở Nội vụ; Phòng Nội vụ.

b) Cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo của các ban, ngành, đoàn thở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, gồm: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản HChí Minh, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Ban Dân vận; cán bộ làm công tác tôn giáo thuộc lực lượng công an, quân đội.

c) Cán bộ kiêm nhiệm phụ trách công tác tôn giáo cấp cơ sở: Phó Bí thư, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.

2. Phạm vi:

Thực hiện tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, trong đó chú trọng vùng đng bào dân tộc thiểu số và những nơi có vấn đề tôn giáo phát sinh.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng công tác tôn giáo cho cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo, đáp ứng tiêu chuẩn cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo theo quy định, nâng cao hiệu quả xử lý các vụ việc tôn giáo, góp phn thực hiện có hiệu quả chủ trương, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước.

2. Các mục tiêu cụ thể

a) Bồi dưỡng kiến thức cơ bản và chuyên sâu về tôn giáo; kỹ năng, nghiệp vụ công tác tôn giáo cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo.

b) Cp nhật, nâng cao kiến thức về tôn giáo hàng năm cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo.

c) Bồi dưỡng kỹ năng thực tế xử lý các vụ việc tôn giáo cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo.

d) Thực hiện bồi dưng khoảng 25.700 lượt cán bộ, công chức, trong đó:

- Tối thiu 95% công chức làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện;

- Tối thiểu 95% cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo của ban, ngành, đoàn thở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; cán bộ làm công tác tôn giáo thuộc lực lượng công an, quân đội;

- Tối thiểu 90% cán bộ kiêm nhiệm phụ trách công tác tôn giáo ở cấp cơ sở.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Nâng cao nhận thức về vai trò, nhiệm vụ của hoạt động bồi dưỡng công tác tôn giáo

a) Bồi dưỡng là một trong những giải pháp quan trọng góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có kiến thức, kỹ năng đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ về công tác tôn giáo trong giai đoạn hiện nay.

b) Các bộ, ban, ngành và địa phương có trách nhiệm tạo điều kiện và hỗ trợ cho cán bộ, công chức được tham gia bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng, phương pháp và kinh nghiệm về công tác tôn giáo để nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác. Cán bộ, công chức được lựa chọn những chương trình bồi dưỡng cập nht nâng cao kiến thức, kỹ năng phù hợp với công việc, vị trí việc làm đang đảm nhận.

c) Phát huy khả năng xử lý hiệu quả các tình huống, vụ việc tôn giáo thực tế.

2. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng hàng năm và tổ chức thực hiện bồi dưỡng. Trong đó:

a) Bộ Nội vụ chủ trì tổ chức bồi dưỡng đối với: công chức làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, gm: Ban Tôn giáo Chính phủ thuộc Bộ Nội vụ; Ban (Phòng) Tôn giáo thuộc Sở Nội vụ; Phòng Nội vụ; cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo của các ban, ngành, đoàn thể ở trung ương; cán bộ làm công tác tôn giáo thuộc lực lượng công an, quân đội; vùng có đông đồng bào theo tôn giáo và vùng trọng điểm về tôn giáo.

b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì tổ chức bồi dưỡng đối với: cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo của các ban, ngành, đoàn thở cấp tỉnh, cấp huyện; cán bộ kiêm nhiệm phụ trách công tác tôn giáo ở cấp cơ sở.

3. Xây dựng chương trình, tài liệu, hình thức, phương pháp bồi dưỡng phù hợp với từng nhóm đối tượng, cấp quản lý, địa bàn quản lý, đặc thù của từng loại tôn giáo.

4. Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, báo cáo viên

a) Xây dựng đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn phù hợp, có ít nhất 05 năm kinh nghiệm trong hoạt động thực tiễn, quản lý và có năng lực, phương pháp sư phạm.

b) Nâng cao năng lực, trình độ và phương pháp sư phạm cho đội ngũ giảng viên cơ hữu.

c) Hình thành đội ngũ báo cáo viên có kinh nghiệm thực tiễn trong xử lý hiệu quả các vụ việc tôn giáo.

5. Tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ công tác tổ chức, giảng dạy.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Kinh phí triển khai thực hiện Đề án được bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Bộ Nội vụ

a) Chỉ đạo Ban Tôn giáo Chính phủ tổ chức thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ của Đ án.

b) Hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện, bảo đảm chất lượng, hiệu quả, tiến độ.

c) Tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ những khó khăn, vướng mắc và đề xuất giải pháp trong quá trình triển khai thực hiện.

d) Tổ chức đánh giá, sơ kết, tổng kết và báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính:

Cân đối, bố trí kinh phí bồi dưỡng trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.

3. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:

a) Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng công tác tôn giáo, cụ thể hóa thành các nhiệm vụ trong kế hoạch hằng năm; định kỳ báo cáo theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ.

b) Tổ chức bồi dưỡng theo nhiệm vụ được giao.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính
phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTC
N, các PCN, Trợ lý TTCP, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ: NC, QHĐP, Công báo;
- Lưu: Văn thư, TCCV.(
03)

THỦ TƯỚNG




Nguyễn Xuân Phúc