cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Nghị định số 123/2018/NĐ-CP ngày 17/09/2018 của Chính phủ Sửa đổi Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp

  • Số hiệu văn bản: 123/2018/NĐ-CP
  • Loại văn bản: Nghị định
  • Cơ quan ban hành: Chính phủ
  • Ngày ban hành: 17-09-2018
  • Ngày có hiệu lực: 17-09-2018
  • Ngày bị sửa đổi, bổ sung lần 1: 25-04-2019
  • Ngày bị sửa đổi, bổ sung lần 2: 05-03-2020
  • Tình trạng hiệu lực: Đang có hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 2316 ngày (6 năm 4 tháng 6 ngày)
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 123/2018/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 17 tháng 09 năm 2018

 

NGHỊ ĐỊNH

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KIỆN ĐU TƯ, KINH DOANH TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014 và Luật sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật đầu tư ngày 22 tháng 11 năm 2016;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Nghị định số 66/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện đầu tư, kinh doanh về bảo vệ và kiểm dịch thực vật; giống cây trồng; nuôi động vật rừng thông thường; chăn nuôi; thủy sản; thực phẩm

1. Điều 3 được sửa đổi, bổ sung như sau:

Điều 3. Điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật

Tổ chức sản xuất thuốc bảo vệ thực vật phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 61 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật và các điều kiện chi tiết sau:

1. Người trực tiếp quản lý, điều hành sản xuất có trình độ đại học trở lên về một trong các chuyên ngành hóa học, bảo vệ thực vật, sinh học, nông học; người lao động trực tiếp sản xuất thuốc bảo vệ thực vật phải được hun luyện, bồi dưỡng về chuyên môn, kiến thức về thuốc bảo vệ thực vật.

2. Nhà xưởng, kho bảo quản thuốc bảo vệ thực vật phải được bố trí trong khu công nghiệp và đảm bảo yêu cầu của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5507:2002 Hóa chất nguy hiểm - Quy phạm an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển.

3. Thiết bị, dây chuyền sản xuất hoạt chất, thuốc kỹ thuật, sản xuất thuốc thành phẩm từ thuốc kỹ thuật và đóng gói thuốc bảo vệ thực vật phải đáp ứng quy trình, công nghệ sản xuất và đạt yêu cầu về an toàn theo quy định tại Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5507:2002 Hóa chất nguy hiểm - Quy phạm an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyn.

4. Hệ thống xử lý chất thải rắn, khí thải, nước thải phải đáp ứng quy định pháp luật và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu; QCVN 19:2009/BTNMT về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 20:2009/BTNMT về khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ; QCVN 07:2009/BTNMT về ngưỡng chất thải nguy hại và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 40:2011/BTNMT về nước thải công nghiệp.

5. Có phòng thử nghiệm kiểm tra chất lượng sản phẩm đã được đăng ký, chỉ định theo quy định của pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp, chất lượng sản phẩm hàng hóa. Trường hợp không có phòng thử nghiệm thì phải có hợp đồng kiểm tra chất lượng với phòng thử nghiệm đã được đăng ký, chỉ định theo quy định của pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp, chất lượng sản phẩm hàng hóa đối với mỗi lô sản phẩm xuất xưởng.

6. Cơ sở sản xuất thuốc bảo vệ thực vật phải có hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 hoặc tương đương do các tổ chức chứng nhận đã được đăng ký theo quy định của pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp cấp.”

2. Điều 4 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 4. Điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật

Tổ chức, cá nhân buôn bán thuốc bảo vệ thực vật phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 63 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật và các điều kiện chi tiết sau:

1. Người trực tiếp quản lý, người trực tiếp bán thuốc bảo vệ thực vật phải có trình độ trung cấp trở lên về một trong các chuyên ngành bảo vệ thực vật, trồng trọt, hóa học, sinh học, nông học hoặc có Giấy chứng nhận bồi dưỡng chuyên môn về thuốc bảo vệ thực vật.

2. Địa điểm cửa hàng buôn bán thuốc bảo vệ thực vật tách biệt với khu vực dịch vụ ăn uống, trường học, bệnh viện; khi xây dựng phải cách nguồn nước (sông, hồ, kênh, rạch, giếng nước) tối thiểu 20 m.

3. Kho thuốc bảo vệ thực vật

a) Đối với cơ sở bán buôn, kho thuốc bảo vệ thực vật phải đảm bảo yêu cầu của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5507:2002 Hóa chất nguy him - Quy phạm an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyn;

b) Đối với cơ sở bán lẻ, kho thuốc bảo vệ thực vật phải xây dựng cách nguồn nước (sông, hồ, kênh, rạch, giếng nước) ti thiu 20 m và có kệ kê hàng cao tối thiểu 10 cm so với mặt sàn, cách tường ti thiu 20 cm.”

3. Điều 5 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 5. Điều kiện đối với tổ chức hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật

Tổ chức hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 37 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật và các điều kiện chi tiết sau:

1. Người trực tiếp quản lý, điều hành tổ chức hành nghề xử lý vật ththuộc diện kiểm dịch thực vật có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01 - 19:2010/BNNPTNT về quy trình xông hơi khử trùng hoặc tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn cơ sở về xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật; người trực tiếp thực hiện xử lý vật ththuộc diện kiểm dịch thực vật có Thẻ hành nghề do Cục Bảo vệ thực vật cấp.

2. Có địa điểm xử lý vật thể, nhà xưởng, kho chứa, phương tiện phù hợp với quy mô, biện pháp và loại hình xử lý theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật.

3. Có thiết bị đối với từng biện pháp xử lý quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.”

4. Điều 6 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 6. Điều kiện đối với tổ chức thực hiện khảo nghim thuốc bảo vthực vật

Tổ chức thực hiện khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 59 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật và các điều kiện chi tiết sau:

1. Người trực tiếp quản lý, điều hành tổ chức thực hiện khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật có trình độ đại học trở lên về một trong các chuyên ngành bảo vệ thực vật, trồng trọt, sinh học, hóa học, nông học và có Giấy chứng nhận tập huấn khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật.

2. Người lao động có trình độ chuyên môn thuộc chuyên ngành về bảo vệ thực vật, trồng trọt, sinh học, hóa học, nông học và đã được tập hun vkhảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật.

3. Có phương tiện, thiết bị quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.

4. Đối với tổ chức khảo nghiệm xác định thời gian cách ly thuốc bảo vệ thực vật phải có phòng thử nghiệm phân tích dư lượng đã được đăng ký, chỉ định theo quy định của pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp, chất lượng sản phẩm hàng hóa. Trường hợp không có phòng thử nghiệm thì phải có hợp đồng với phòng thử nghiệm phân tích dư lượng đã được đăng ký, chỉ định theo quy định của pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp, chất lượng sản phẩm hàng hóa.”

5. Khoản 2 Điều 11 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“2. Đối với dẫn dụ, gây nuôi chim yến: Thiết bị phát âm thanh dẫn dụ đảm bảo không vượt quá 70 đề xi ben A trong khoảng thời gian từ 6 giờ đến 21 giờ; không được sử dụng thiết bị phát âm thanh dẫn dụ chim yến trong thời gian từ 21 giờ đến 6 giờ sáng ngày hôm sau.”

6. Một số khoản, điểm của Điều 19 được sửa đổi, bổ sung như sau:

a) Khoản 1, khoản 2 Điều 19 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“ 1. Cơ sở có khoảng cách an toàn với khu xử lý chất thải.

2. Có hệ thống cung cấp nước cho sản xuất thực phẩm đáp ứng các quy định kỹ thuật tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02:2009/BYT về chất lượng nước sinh hoạt.”

b) Bãi bỏ khoản 3 Điều 19.

7. Một số khoản, điểm của Điều 20 được sửa đổi, bổ sung như sau:

a) Điểm a, b khoản 2 Điều 20 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“2. Về địa điểm giết mổ

a) Cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm phải có khoảng cách an toàn với khu dân cư, trường học, bệnh viện, nơi thường xuyên tập trung đông người, đường quốc lộ, sông, suối, nguồn cung cấp nước sinh hoạt, trại chăn nuôi, chợ buôn bán gia súc, gia cầm và các nguồn gây ô nhiễm;

b) Cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm khi hoạt động phải đáp ứng các yêu cầu về điều kiện vệ sinh thú y, an toàn dịch bệnh động vật và bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật;”

b) Bãi bỏ khoản 1; điểm c, d khoản 2; khoản 3 Điều 20.

8. Một số khoản, điểm của Điều 21 được sửa đổi, bổ sung như sau:

a) Khoản 2; điểm a và điểm e khoản 3; điểm a và điểm b khoản 4 Điều 21 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“2. Cơ sở có khoảng cách an toàn với khu xử lý chất thải.

3. Về nhà xưởng sơ chế, chế biến

a) Dây chuyền sản xuất phải bố trí theo nguyên tắc một chiều từ nguyên liệu đầu vào cho đến sản phẩm cuối cùng; phân lung riêng đi với sản phẩm, phụ gia, vật liệu bao gói, phế thải;

e) Có hệ thống cung cấp nước sử dụng cho sơ chế, chế biến thực phẩm đáp ứng các quy định kỹ thuật tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01:2009/BYT về chất lượng nước ăn uống; nước đvệ sinh nhà xưởng, trang thiết bị, dụng cụ đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tại QCVN 02:2009/BYT về chất lượng nước sinh hoạt;

4. Về thiết bị, dụng cụ

a) Có trang thiết bị làm vệ sinh cá nhân cho công nhân sản xuất;

b) Có thiết bị, dụng cụ chế biến thực phẩm đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 12-1:2011/BYT về an toàn vệ sinh đối với bao bì, dụng cụ bằng nhựa tổng hợp tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 12-2:2011/BYT về vệ sinh an toàn đối với bao bì, dụng cụ bằng cao su tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 12-3:2011/BYT về vệ sinh an toàn đối với bao bì, dụng cụ bằng kim loại tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm;”

b) Bãi bỏ khoản 1; điểm b, d, đ, g, h khoản 3; điểm c, d, đ khoản 4 Điều 21.

9. Một số khoản, điểm của Điều 22 được sửa đổi, bổ sung như sau:

a) Khoản 1; điểm c khoản 2 Điều 22 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“1. Chợ đầu mối nông sản có khoảng cách an toàn với khu xử lý chất thải.

2. Phân khu vực trong chợ đầu mối

c) Có hệ thống cung cấp nước rửa, sơ chế sản phẩm đáp ứng các quy định kỹ thuật tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02:2009/BYT về chất lượng nước sinh hoạt.”

b) Bãi bỏ khoản 3 Điều 22.

10. Một số khoản, điểm của Điều 23 được sửa đổi, bổ sung như sau:

a) Điểm a khoản 2; điểm b khoản 3 Điều 23 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“2. Nơi buôn bán

a) Cơ sở có khoảng cách an toàn với khu xử lý chất thải;

3. Thiết bị, dụng cụ

b) Có thiết bị, dụng cụ chứa đựng, bao gói, bày bán sản phẩm đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 12-1:2011/BYT về an toàn vệ sinh đi với bao bì, dụng cụ bng nhựa tổng hợp tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm, Quy chun kthuật quốc gia QCVN 12-2:2011/BYT về vệ sinh an toàn đối với bao bì, dụng cụ bằng cao su tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 12-3:2011/BYT về vệ sinh an toàn đối với bao bì, dụng cụ bằng kim loại tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.”

b) Bãi bỏ khoản 1; điểm b khoản 2; điểm a, c khoản 3 Điều 23.

Điều 2. Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Nghị định số 35/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 quy định chi tiết một số điều của Luật Thú y

1. Một số khoản, điểm của Điều 12 được sửa đổi, bổ sung như sau:

a) Khoản 1; điểm a, c, e khoản 2 Điều 12 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“1. Địa điểm: Phải có khoảng cách an toàn với khu dân cư, công trình công cộng, bệnh viện, bệnh xá thú y, cơ sở chẩn đoán bệnh động vật, các nguồn gây ô nhiễm.

2. Nhà xưởng:

a) Phải có thiết kế phù hợp với quy mô và loại thuốc sản xuất, tránh sự xâm nhập của các loại côn trùng và động vật khác; có vị trí ngăn cách các nguồn lây nhiễm từ bên ngoài;

c) Nn nhà không ngấm nước, dễ vệ sinh, khử trùng, tiêu độc; tường, trần được làm bằng vật liệu bền, chắc, dễ vệ sinh;

e) Có hệ thống cấp và xử lý nước, khí bảo đảm cho sản xuất; có hệ thống thoát nước, xử lý nước, khí thải, chất thải;”

b) Điểm c, d khoản 3 Điều 12 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“3. Kho chứa nguyên liệu, phụ liệu, thuốc thành phẩm có diện tích phù hợp với quy mô sản xuất và bảo đảm các điều kiện sau đây:

c) Tránh sự xâm nhập của các loại côn trùng và động vật khác;

d) Nền, tường, trần như quy định tại điểm c khoản 2 Điều này;”

c) Điểm c khoản 5 Điều 12 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“5. Kiểm tra chất lượng thuốc thú y

c) Phải có trang thiết bị phù hợp.”

d) Bãi bỏ điểm b, c khoản 1; điểm b, d, đ, g khoản 2; điểm đ, e khoản 3 Điều 12.

2. Một số khoản của Điều 17 được sửa đổi, bổ sung như sau:

a) Khoản 2, khoản 3 Điều 17 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“2. Có đủ quầy, tủ, giá kệ để chứa, đựng và trưng bày sản phẩm phải đảm bảo chắc chắn, dễ vệ sinh và tránh được những tác động bất lợi của ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, nấm mốc, động vật gặm nhấm và côn trùng gây hại.

3. Có trang thiết bị để bảo đảm điều kiện bảo quản ghi trên nhãn của sản phẩm; có nhiệt kế, ẩm kế theo dõi điều kiện bảo quản sản phẩm. Đối với cơ sở buôn bán vắc xin, chế phẩm sinh học phải có tủ lạnh, tủ mát hoặc kho lạnh; có nhiệt kế để kiểm tra điều kiện bảo quản; có máy phát điện dự phòng, vật dụng, phương tiện vận chuyển phân phối vắc xin bảo đảm điều kiện bảo quản ghi trên nhãn sản phẩm.”

b) Bãi bỏ khoản 1, khoản 4, khoản 5 Điều 17.

3. Một số khoản của Điều 18 được sửa đổi, bổ sung như sau:

a) Khoản 2 Điều 18 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“2. Có quạt thông gió, hệ thống điều hòa không khí để bảo đảm điều kiện bảo quản ghi trên nhãn của sản phẩm; có nhiệt kế, ẩm kế theo dõi điều kiện bảo quản của sản phẩm. Đối với cơ sở nhập khẩu vắc xin, chế phẩm sinh học phải có kho riêng bảo quản, có máy phát điện dự phòng, có trang thiết bị, phương tiện vận chuyển bảo đảm điều kiện bảo quản ghi trên nhãn sản phẩm trong quá trình vận chuyển, phân phối.”

b) Bãi bỏ khoản 3, khoản 4 Điều 18.

4. Khoản 1, khoản 2, khoản 5, khoản 6 Điều 19 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“1. Địa điểm phải tách biệt đảm bảo an toàn với khu dân cư, công trình công cộng.

2. Có phòng xét nghiệm bảo đảm an toàn sinh học khi làm việc với vi sinh vật hoặc các sản phẩm có khả năng chứa vi sinh vật có nguy cơ gây bệnh truyền nhiễm cho người và động vật theo quy định của pháp luật về phòng, chống bệnh truyền nhiễm. Có phòng riêng để phân tích các chỉ tiêu lý hóa.

5. Có hệ thống xử lý chất thải, nước, khí thải; có khu riêng biệt để xử lý động vật thí nghiệm được sử dụng kiểm nghiệm vắc xin, vi sinh vật.

6. Có tủ lnh, tủ lạnh âm sâu giữ giống vi sinh vật để phục vụ việc kiểm nghiệm.”

5. Một số khoản, điểm của Điều 20 được sửa đổi, bổ sung như sau:

a) Điểm d, điểm đ khoản 1 Điều 20 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“1. Nơi chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản đáp ứng các điều kiện sau đây:

d) Có chuồng, ao, bể nuôi động vật với diện tích đảm bảo mật độ nuôi theo quy trình khảo nghiệm;

đ) Có số lượng động vật đáp ứng được việc khảo nghiệm theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; có nơi riêng biệt đnuôi động vật thí nghiệm, có hệ thống xử lý chất thải, nước thải có khu vực để xử lý xác động vật, bệnh phẩm;”

b) Khoản 2 Điều 20 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“ 2. Có hoặc thuê cơ sở kiểm nghiệm thuốc thú y đáp ứng điều kiện theo quy định tại Điều 19 của Nghị định này.”

c) Bãi bỏ điểm a khoản 1 Điều 20.

6. Bổ sung Điều 19a như sau:

“Điều 19a. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nhập khẩu, buôn bán thuốc thú y

1. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu thuốc thú y phải có hệ thống sổ sách, các quy trình thao tác chuẩn bảo đảm cho việc bảo quản, kiểm soát, theo dõi việc nhập, xuất từng lô thuốc thú y.

2. Tổ chức cá nhân buôn bán thuốc thú y phải lập sổ theo dõi và lưu giữ hóa đơn chứng từ về việc mua, bán thuc thú y.”

Điều 3. Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Nghị định số 39/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi, thủy sản:

1 Một số khoản, điểm của Điều 7 được sửa đổi, bổ sung như sau:

a) Khoản 1; điểm a, c, d, đ, e, g khoản 4 Điều 7 được sa đi, bổ sung như sau:

“1. Địa điểm sản xuất, gia công phải nằm trong khu vực không bị ô nhiễm bởi chất thải, hóa chất độc hại; nơi sản xuất phải ngăn cách với các khu vực khác.

4. Yêu cầu về nhà xưởng, trang thiết bị:

a) Khu vực sản xuất được thiết kế và bố trí thiết bị theo nguyên tắc một chiều, có sự tách biệt giữa nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra.

c) Có kho bảo quản các loại nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, thủy sản theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

d) Cơ sở sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh phải có biện pháp, quy trình kiểm soát sản xuất, gia công đ tránh phát tán gây nhim chéo kháng sinh.

đ) Có thiết bị, dụng cụ đo lường để giám sát chất lượng.

e) Có giải pháp về thiết bị, dụng cụ để kiểm soát cát sạn, kim loại.

g) Có giải pháp phòng, chống chuột, chim, động vật gây hại khác; có thiết bị hút bụi, xử lý chất thải.”

b) Bãi bỏ khoản 2, khoản 3, điểm h khoản 4 Điều 7.

2. Khoản 1, khoản 2 Điều 8 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“1. Nơi bày bán, kho chứa thức ăn chăn nuôi, thủy sản phải được tách biệt với thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, hóa chất độc hại khác.

2. Có thiết bị dụng cụ để bảo quản thức ăn chăn nuôi, thủy sản.”

3. Điểm a khoản 2 Điều 10 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“a) Có hoặc thuê địa điểm, cơ sở vật chất, trang thiết bị chuyên ngành đáp ứng yêu cầu khảo nghiệm từng loại thức ăn trên từng đối tượng nuôi.

Đối với cơ sở khảo nghiệm thức ăn thủy sản phải có đủ nguồn nước đt yêu cầu chất lượng; có hệ thống cấp thoát nước riêng biệt, có ao chứa nước thải đảm bảo việc kiểm tra chỉ tiêu môi trường và các chỉ tiêu về bệnh thủy sản.”

4. Một số khoản của Điều 12 được sửa đổi, bổ sung như sau:

a) Khoản 1 Điều 12 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“1. Thức ăn chăn nuôi, thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam là thức ăn chăn nuôi, thủy sản có chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng và quy chuẩn kthuật quốc gia tương ứng (nếu có) và được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bao gồm:

a) Đối với thức ăn hỗn hp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc sản xuất trong nước: Tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm đảm bảo thành phần hồ sơ theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều này (trừ đơn đăng ký thức ăn chăn nuôi, thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam) và chịu trách nhiệm về h sơ công bố, chất lượng của sản phẩm.

b) Đối với thức ăn chăn nuôi, thủy sản không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đăng ký theo quy định tại khoản 4 Điều này và được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác nhận phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng (nếu có). Thời gian lưu hành của sản phẩm tại Vit Nam là 05 năm kể t ngày được xác nhận. Trước khi hết thời gian lưu hành 06 tháng, tổ chức, cá nhân có nhu cầu thực hiện đăng ký lại tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.”

b) Khoản 3 Điều 12 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“3. Thức ăn chăn nuôi, thủy sản sản xuất để tiêu thụ nội bộ hoặc theo tập quán và các nguyên liệu đơn không phải thực hiện đăng ký lưu hành tại Việt Nam, nhưng phải đáp ứng các quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản theo tập quán và các nguyên liệu đơn được phép lưu hành tại Việt Nam, trong đó có quy định về mức chất lượng tối thiểu và quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng (nếu có) để áp dụng trong sản xuất.”

c) Bổ sung khoản 5a Điều 12 như sau:

“5a. Đối với thức ăn chăn nuôi, thủy sản quy định tại điểm a khoản 1 Điều này: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ công bố sản phẩm theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều này về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đđược đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của BNông nghiệp và Phát triển nông thôn và được phép lưu hành sản phẩm.

Đối với thức ăn chăn nuôi, thủy sản quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, trình tự giải quyết hồ sơ đăng ký thức ăn chăn nuôi, thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam thực hiện theo quy định tại khoản 6 Điều này.”

d) Điểm a khoản 7 Điều 12 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“a) Những thay đổi thông tin của sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản đã được phép lưu hành tại Việt Nam do tổ chức, cá nhân có sn phm được phép tự thay đổi, bao gồm:

Tên nhà sản xuất, địa chỉ trụ sở chính, địa chỉ cơ sở sản xut, sđiện thoại số fax của tổ chức, cá nhân đăng ký; tên thức ăn chăn nuôi, thủy sản; stiêu chuẩn công bố áp dụng, ký hiệu (tên thương mại), màu sc, kích cỡ, dạng, quy cách bao gói của sản phẩm đi với thc ăn chăn nuôi, thủy sn quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.

Địa chỉ, số điện thoại, số fax của tổ chức, cá nhân đăng ký; tên nhà nhập khẩu; màu sắc, kích cỡ, dạng của sản phẩm; quy cách bao gói đi với thức ăn chăn nuôi, thủy sản quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

Tổ chức, cá nhân khi thay đổi những thông tin nêu trên phải thông báo về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Đối với thức ăn thủy sản, trường hợp thay đổi hoặc bổ sung thông tin nhà nhập khẩu, trước khi nhập khẩu, tổ chức, cá nhân phải thông báo về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn những thông tin thay đổi kèm theo hợp đồng mua bán hoặc tài liệu (của nhà sản xuất) chứng minh quyền phân phối sản phẩm tại Việt Nam.”

đ) Sửa đổi cụm từ quy định tại điểm b khoản 7 Điều 12 “Những thay đi thông tin của sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản đã được phép lưu hành tại Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép, bao gồm: Tên nhà sản xuất, địa chỉ cơ sở sản xuất; tên, số tiêu chuẩn công bố áp dụng, ký hiệu (tên thương mại) của sản phẩm” thành “Những thay đổi thông tin của sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản đã được phép lưu hành tại Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép, bao gồm: Tên nhà sản xuất, địa chỉ cơ sở sản xuất; tên, số tiêu chuẩn công bố áp dụng, ký hiệu (tên thương mại) của sản phẩm đối với thức ăn chăn nuôi, thủy sản quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.”

e) Điểm c khoản 7 Điều 12 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“c) Những thay đổi thông tin của thức ăn chăn nuôi, thủy sản theo tập quán và các nguyên liệu đơn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thay đổi căn cứ vào tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và yêu cầu của thị trường.”

Điều 4. Sửa đổi, bãi bỏ một số điều của Nghị định số 69/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về an toàn sinh học đối với sinh vt biến đổi gen, mẫu vật di truyền và sản phẩm của sinh vật biến đổi gen:

1. Điều 37 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sinh vật biến đổi gen để phóng thích có chủ đích (nuôi, trồng, thả) vào môi trường ngoài việc tuân thủ quy định của pháp luật về sản xuất, kinh doanh, tổ chức, cá nhân còn phải bảo đm sinh vật biến đổi gen đã được cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học hoặc có tên trong Danh mục sinh vật biến đổi gen được cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học, trừ trường hợp quy định tại Điều 24 của Nghị định này.”

2. Điều 38 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen sử dụng làm thực phẩm ngoài việc tuân thủ quy định của pháp luật về sản xuất, kinh doanh thực phẩm còn phải bảo đảm sinh vật biến đổi gen đã được cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm hoặc có tên trong Danh mục sinh vật biến đổi gen được cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm; sản phẩm của sinh vật biến đổi gen mà sinh vật biến đổi gen đó đã được cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm hoặc có tên trong Danh mục sinh vật biến đổi gen được cấp Giấy xác nhn đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Nghị định này.”

3. Điều 39 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen sử dụng làm thức ăn chăn nuôi ngoài việc tuân thquy định của pháp luật về sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi còn phải bảo đm sinh vật biến đổi gen đã được cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện sử dụng làm thức ăn chăn nuôi hoặc có tên trong Danh mục sinh vật biến đổi gen được cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện sử dụng làm thức ăn chăn nuôi; sản phẩm của sinh vật biến đổi gen mà sinh vật biến đổi gen đó đã được cấp Giy xác nhận đủ điều kiện sử dụng làm thức ăn chăn nuôi hoặc có tên trong Danh mục sinh vật biến đổi gen được cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện sử dụng làm thức ăn chăn nuôi, trừ trường hợp quy định tại Điều 34 của Nghị định này.”

4. Điều 40 được sửa đổi, bổ sung như sau:

a) Khoản 3 Điều 40 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“3. Sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen nhập khẩu vào Việt Nam cho mục đích phóng thích phải đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 37 của Nghị định này. Sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen nhập khẩu vào Việt Nam cho mục đích sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi hoặc chế biến làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi phải đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 38, Điều 39 của Nghị định này.”

b) Bãi bỏ khoản 4, khoản 5 Điều 40.

Điều 5. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 12 Nghị định số 181/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật quảng cáo

“1. Việc quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt quy định từ Điều 3 đến Điều 11 Nghị định này (trừ quảng cáo thức ăn chăn nuôi) chỉ thực hiện sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung quảng cáo.”

Điều 6. Bãi bỏ Thông tư số 48/2015/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn chi tiết điều kiện hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật.

Điều 7. Điều khoản chuyển tiếp

1. Đối với nhà xưởng, kho bảo quản thuốc bảo vệ thực vật được xây dựng ngoài khu công nghiệp trước ngày Nghị định này có hiệu lực thì vẫn được duy trì hoạt động nhưng phải đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật về môi trường.

2. Các sản phẩm thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh và thức ăn đậm đặc sản xuất trong nước đã được phép lưu hành trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực thì tiếp tục được phép lưu hành. Tổ chức, cá nhân phải tự cập nhật bản công bố tiêu chuẩn áp dụng theo quy định đối với sản phẩm này trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Điều 8. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 9. Trách nhiệm thi hành

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm hướng dẫn và thi hành Nghị định này./.

 


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ cổng TTĐT,

các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, NN (2).XH

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Xuân Phúc