cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Thông tư số 35/2019/TT-BYT ngày 30/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế Quy định về phạm vi hoạt động chuyên môn đối với người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh

  • Số hiệu văn bản: 35/2019/TT-BYT
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Cơ quan ban hành: Bộ Y tế
  • Ngày ban hành: 30-12-2019
  • Ngày có hiệu lực: 01-03-2020
  • Tình trạng hiệu lực: Đang có hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 1727 ngày (4 năm 8 tháng 27 ngày)
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:

BỘ Y TẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 35/2019/TT-BYT

Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2019

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH PHẠM VI HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN ĐỐI VỚI NGƯỜI HÀNH NGHỀ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH

Căn cứ Luật Khám bệnh, chữa bệnh;

Căn cứ Nghị định s 109/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

Căn cứ Nghị định 155/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đi, b sung một s điều kiện liên quan đến đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ Y tế;

Căn cứ Nghị định s 75/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cu tổ chức của Bộ Y tế;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh,

Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư Quy định phạm vi hoạt động chuyên môn đối với người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phm vi điều chỉnh

1. Thông tư này quy định về phạm vi hoạt động chuyên môn đối với người hành nghề quy định tại Điều 17 Luật Khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp chứng chỉ hành nghề.

2. Riêng đối với bác sỹ y học cổ truyền, y sỹ y học cổ truyền, lương y, người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền thì phạm vi hoạt động chuyên môn được thực hiện tại Thông tư khác do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Phạm vi hoạt động chuyên môn của người hành nghề là các kỹ thuật chuyên môn mà người hành nghề được thực hiện theo quy định tại Thông tư này.

Điều 3. Nguyên tắc xác định phạm vi hoạt động chuyên môn của người hành nghề

1. Bảo đảm chất lượng khám bệnh, chữa bệnh và an toàn cho người bệnh.

2. Phù hợp với văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận chuyên môn liên quan đến y tế mà người đó đã được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam;

3. Phù hp với năng lực thực hiện được các kỹ thuật chuyên môn của người hành nghề theo chuyên khoa đăng ký và phù hp với danh mục chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

4. Phù hợp với điều kiện thực tiễn, đặc biệt tại tuyến huyện, xã, thuộc vùng kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn.

5. Không phân biệt bác sỹ làm việc ở tuyến trên với tuyến dưới, bác sỹ mới được cấp chứng chỉ hành nghề hay đã làm việc lâu năm.

6. Một kỹ thuật có thể được thực hiện ở nhiều chuyên khoa, chuyên ngành nhưng kỹ thuật đó được sắp xếp ở chuyên khoa, chuyên ngành phù hp nhất trong Danh mục kỹ thuật ban hành kèm theo Thông tư này.

Chương II

PHẠM VI HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN CỦA NGƯỜI HÀNH NGHỀ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH

Điều 4. Phạm vi hoạt động chuyên môn của người hành nghề là bác sỹ

1. Người hành nghề là bác sỹ có phạm vi hoạt động chuyên môn là khám bệnh, chữa bệnh đa khoa được thực hiện các kỹ thuật chuyên môn quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này và sơ cứu, cấp cứu, theo dõi, chăm sóc, điều trị người bệnh cho đến khi người bệnh được chuyển đi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác trong trường hp vượt quá năng lực chuyên môn.

2. Người hành nghề là bác sỹ có phạm vi hoạt động chuyên môn là khám bệnh, chữa bệnh chuyên khoa được thực hiện các kỹ thuật chuyên môn thuộc chuyên khoa tương ứng quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này và sơ cứu, cấp sơ cứu, cấp cứu, theo dõi, chăm sóc, điều trị người bệnh cho đến khi người bệnh được chuyển đi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác.

3. Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, căn cứ vào phạm vi hoạt động chuyên môn ghi trên chứng chỉ hành nghề, văn bằng, chứng chỉ hoặc chứng nhận và năng lc của người hành nghề là bác sỹ để giao cho người hành nghề bằng văn bản được thực hiện các chuyên môn kỹ thuật cụ thể tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do mình phụ trách.

Điều 5. Phạm vi hoạt động chuyên môn của bác sĩ y học dự phòng

Người hành nghề là bác sỹ y học dự phòng được khám, phát hiện và xử trí các bệnh thông thường; xử trí ban đầu một số trường hợp cấp cứu tại cộng đồng.

Điều 6. Phạm vi hoạt động chuyên môn của y sỹ

Người hành nghề là y sỹ tại tuyến xã được phép tham gia sơ cứu ban đầu, khám bệnh, chữa bệnh thông thường theo quy định tại Thông tư liên tịch số 10/2015/TTLT-BYT-BNV ngày 27 tháng 5 năm 2015 của Bộ Y tế và Bộ Nội vụ Quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bác sỹ, bác sỹ y học d phòng, y sỹ.

Điều 7. Phạm vi hoạt động chuyên môn của điều dưỡng viên, hộ sinh viên, kỹ thuật viên

Người hành nghề là điều dưỡng viên, hộ sinh viên, kỹ thuật viên được thực hiện phạm vi hoạt động chuyên môn tương ứng quy định tại Thông tư số 26/2015/TTLT-BYT-BNV ngày 07 tháng 10 năm 2015 của Bộ Y tế và Bộ Nội vụ Quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y.

Chương III

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 8. Hiệu lc thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2020.

2. Bãi bỏ Khoản 1 Điều 6 Thông tư 50/2017/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế Sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.

Điều 9. Điều khoản tham chiếu

Trường hợp các văn bản dẫn chiếu trong Thông tư này được thay thế, sửa đổi, bổ sung thì áp dụng theo các văn bản đã được thay thế, sửa đổi, bổ sung đó.

Điều 10. Trách nhim thi hành

Các Ông, Bà: Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Cục trưởng các Cục, Vụ trưởng các Vụ thuộc Bộ Y tế, Giám đốc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thực hiện Thông tư này.

Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các cơ quan tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Y tế (Cục Quản lý Khám, chữa bệnh) để xem xét, giải quyết./.

 


Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (Công báo, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ);
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn bản QPPL);
- Bộ trưởng Bộ Y tế (để báo cáo);
- Các Thứ trưởng Bộ Y tế;
- Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
- Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ư
ơng;
- Các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế;
- Y tế các Bộ, Ngành;
- Các Vụ, Cục, Tổng cục, Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ thuộc Bộ Y tế;
- Cổng Thông tin điện tử Bộ Y tế;
- Lưu: VT, KCB, PC.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Trường Sơn

 

Văn bản này có file đính kèm, bạn phải tải Văn bản về để xem toàn bộ nội dung.