cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Kế hoạch số 129/KH-UBND ngày 22/11/2019 Về cải cách hành chính tỉnh Ninh Bình năm 2020

  • Số hiệu văn bản: 129/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Cơ quan ban hành: Tỉnh Ninh Bình
  • Ngày ban hành: 22-11-2019
  • Ngày có hiệu lực: 22-11-2019
  • Tình trạng hiệu lực: Đang có hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 1829 ngày (5 năm 4 ngày)
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 129/KH-UBND

Ninh Bình, ngày 22 tháng 11 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TỈNH NINH BÌNH NĂM 2020

Thực hiện Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngay 08/11/2011 cua Chinh phu ban hanh Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020, Quyết định số 225/QĐ-TTg ngày 04/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2016-2020, Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình ban hành Kế hoạch cải cách hành chính của tỉnh năm 2020 như sau:

I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU

Hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch cải cách hành chính tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2016-2020. Xây dựng hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp xã theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp, hoạt động thông suốt, hiệu lực, hiệu quả nhằm phục vụ người dân, tổ chức và doanh nghiệp tốt hơn, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

II. NHIỆM VỤ

1. Nhiệm vụ chung

1.1. Cải cách thể chế

- Rà soát, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật đảm bảo tính kịp thời, hợp hiến, hợp pháp, phù hợp với quy định của Trung ương và đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong quản lý điều hành của tỉnh.

- Tổ chức thực hiện rà soát, hệ thống hóa, kiểm tra, tự kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật từ trung ương đến cơ sở đảm bảo tính đồng bộ, hợp hiến, hợp pháp và tính khả thi. Kịp thời phát hiện các nội dung quy định bất cập, hạn chế, đề xuất bổ sung, điều chỉnh, hoàn thiện.

- Tổ chức thực hiện tốt công tác theo dõi, thi hành pháp luật và cập nhật các văn bản lên cơ sở dữ liệu pháp luật quốc gia theo quy định.

1.2. Cải cách thủ tục hành chính

- Kiểm soát chặt chẽ việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật có chứa quy định về thủ tục hành chính.

- Đẩy mạnh đơn giản hóa thủ tục hành chính, cắt giảm chi phí tuân thủ thủ tục hành chính, trọng tâm ở các lĩnh vực đầu tư, đất đai, xây dựng, sở hữu nhà ở, tiếp cận điện năng, quản lý thị trường nhằm tạo môi trường đầu tư thông thoáng, bình đẳng, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh.

- Vận hành có hiệu quả Trung tâm Phục vụ hành chính công của tỉnh. Tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính. Nâng cấp, kiện toàn Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp huyện, cấp xã. Thường xuyên bổ sung xây dựng quy trình nội bộ để giải quyết thủ tục hành chính trong cơ quan hành chính nhà nước khi có Quyết định công bố mới, sửa đổi, bổ sung thủ tục hành chính của các Bộ, ban, ngành trung ương.

- Tiếp tục thực hiện nghiêm túc trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác thủ tục hành chính theo tinh thần Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 10/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan nhà nước các cấp trong công tác cải cách thủ tục hành chính. Triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 89/KH-UBND ngày 19/7/2019 của UBND tỉnh về triển khai quán triệt thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường xử lý ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc.

- Tiếp tục công khai minh bạch thủ tục hành chính, kết quả giải quyết thủ tục theo quy định để tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp nắm bắt kịp thời, dễ hiểu và dễ thực hiện. Công bố kịp thời thủ tục hành chính khi có văn bản quy phạm pháp luật mới quy định.

- Tổ chức thực hiện hệ thống tiếp nhận, trả lời phản ánh, kiến nghị của người dân và doanh nghiệp trong việc giải quyết thủ tục hành chính tại các cấp chính quyền.

1.3. Cải cách tổ chức bộ máy

- Tổ chức rà soát, sắp xếp bộ máy hành chính theo Kế hoạch số 39/KH-UBND ngày 11/4/2018 của UBND tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 10/NQ-CP ngày 03/2/2018 của CP và Kế hoạch số 79-KH/TU ngày 31/1/2018 của Ban thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.

- Rà soát, sắp xếp lại đơn vị sự nghiệp theo Quyết định số 1584/QĐ-UBND ngày 29/11/2018 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án tổng thể kiện toàn các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc khối nhà nước trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Thực hiện phê duyệt phương án tự chủ về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.

- Thực hiện tốt các nhiệm vụ phân cấp theo quy định của Chính phủ về tổ chức bộ máy, công chức, viên chức, về quản lý đầu tư, xây dựng, về quản lý ngân sách, quản lý lao động, quản lý đất đai và các lĩnh vực khác.

- Tổ chức thực hiện Đề án số 15/ĐA-UBND ngày 22/10/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2019-2021 sau khi có Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã có hiệu lực thi hành. Rà soát tiêu chí và sắp xếp lại các thôn, tổ dân phố nhằm thu gọn đầu mối, giảm số lượng người hoạt động không chuyên trách, tăng cường hiệu lực hiệu quả hoạt động của chính quyền cơ sở.

1.4. Xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức

- Đẩy mạnh cải cách công vụ, công chức trong cơ quan nhà nước. Siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính trong thực thi công vụ của cán bộ, công chức. Tổ chức thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 74/KH-UBND ngày 31/5/2018 của UBND tỉnh triển khai thực hiện Quyết định số 1847/QĐ-TTg ngày 27/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án văn hóa công vụ.

- Tiếp tục hoàn thiện đề án vị trí việc làm trong các đơn vị sự nghiệp công lập; bản mô tả công việc và khung năng lực của từng vị trí việc làm trong cơ quan hành chính nhà nước. Đảm bảo 100% cơ quan hành chính nhà nước có cơ cấu công chức theo vị trí việc làm.

- Rà soát, đánh giá đúng chất lượng, trình độ của cán bộ, công chức, viên chức làm cơ sở sắp xếp, điều chuyển, bố trí nhân sự phù hợp với vị trí việc làm; thực hiện chính sách tinh giản biên chế theo Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ và Nghị định số 113/2018/NĐ-CP ngày 31/8/2018 của Chính phủ.

- Tăng cường đao tao, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức theo hương gắn đào tạo, bồi dưỡng trên cơ sở vị trí, chức danh, yêu cầu nhiệm vụ và quy hoạch theo kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng năm 2020.

- Thực hiện có hiệu quả Cuộc vận động “Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng thực thi công vụ của cán bộ, công chức, viên chức”.

1.5. Cải cách tài chính công

- Tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành, giám sát việc quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước; Thực hiện quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước hiệu quả, tiết kiệm, chống lãng phí, đảm bảo tính thống nhất của hệ thống tài chính và tăng cường tính chủ động của các đơn vị dự toán.

- Tiếp tục rà soát, đánh giá lại chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/5/2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước và Nghị định số 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập.

- Tiếp tục thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thoái vốn tại các công ty cổ phần có vốn nhà nước trên địa bàn tỉnh Ninh Bình theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Văn bản số 2287/TTg-ĐMDN ngày 15/12/2015 và Quyết định số 1232/QĐ-TTg ngày 17/8/2017.

1.6. Hiện đại hóa nền hành chính nhà nước

- Tiếp tục triển khai thực hiện Kế hoạch số 43/KH-UBND ngày 04/4/2019 của UBND tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 7/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025, trọng tâm là:

Xây dựng và định kỳ cập nhật Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Ninh Bình phiên bản 2.0, trên cơ sở Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam phiên bản 2.0 và tình hình thực tế nhiệm vụ xây dựng Chính quyền điện tử của tỉnh.

Tổ chức thẩm định, công bố xếp loại mức độ ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng chính quyền điện tử của các cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Ninh Bình năm 2019. Đồng thời, thường xuyên rà soát, chỉnh sửa, bổ sung các nội dung tiêu chí thành phần của Bộ tiêu chí đánh giá, xếp hạng mức độ ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng chính quyền điện tử của các cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Ninh Bình đã được ban hành tại Quyết định số 1078/QĐ- UBND ngày 09/9/2019 của UBND tỉnh.

Nghiên cứu giải pháp đẩy mạnh việc triển khai sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số cho các hệ thống thông tin của tỉnh; triển khai thực hiện ký số trên thiết bị di động trong việc gửi nhận hồ sơ, văn bản (trừ văn bản mật) trên Hệ thống Quản lý văn bản và điều hành của tỉnh để thuận tiện cho việc sử dụng của người dân, doanh nghiệp, cán bộ, công chức, viên chức, các cơ quan nhà nước, đồng thời gắn kết với bảo đảm an toàn, an ninh thông tin.

Tiếp tục duy trì, nâng cấp Cổng dịch vụ công và Hệ thống thông tin Một cửa điện tử của tỉnh. Phấn đấu có 100% cơ quan, đơn vị cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 1, 2; 100% hồ sơ giải quyết TTHC được thực hiện qua Cổng dịch vụ công và Hệ thống thông tin Một cửa điện tử của tỉnh; Tỉ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến trên tổng số hồ sơ giải quyết TTHC đạt từ 20% trở lên. Đẩy mạnh tiếp nhận và trả kết quả qua dịch vụ bưu chính công ích. Thực hiện xây dựng, khai báo quy trình điện tử giải quyết các thủ tục hành chính sau khi được phê duyệt lên Cổng dịch vụ công và hệ thống một cửa điện tử của tỉnh.

Cổng thông tin điện tử của tỉnh và trang thông tin điện tử của các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố công khai thông tin đầy đủ theo quy định tại Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 của Chính phủ.

Đẩy mạnh triển khai các hoạt động bảo đảm an toàn thông tin theo Kế hoạch số 95/KH-UBND ngày 05/8/2019 về thực hiện Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 7/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường bảo đảm an toàn, an ninh mạng nhằm cải thiện chỉ số xếp hạng của Việt Nam trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.

- Xây dựng, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 vào hoạt động của UBND cấp xã. Thực hiện mở rộng, chuyển đổi áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 đối với các cơ quan đã thực hiện.

1.7. Công tác chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính

- Tổ chức tổng kết công tác cải cách hành chính giai đoạn 2011-2020, xây dựng chương trình cải cách hành chính giai đoạn tiếp theo.

- Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, tự kiểm tra công tác cải cách hành chính, kiểm tra kỷ luật kỷ cương hành chính tại các cơ quan, đơn vị, địa phương.

- Tổ chức xác định chỉ số cải cách hành chính của các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, UBND cấp xã năm 2019 nhằm đánh giá thực chất, khách quan, chính xác kết quả thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính của các cơ quan, đơn vị, địa phương. Xác định chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh.

- Thực hiện tốt Kế hoạch số 99/KH-UBND ngày 30/11/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về tuyên truyền cải cách hành chính giai đoạn 2016-2020. Tăng cường thông tin tuyên truyền trên phương tiện thông tin, đại chúng và qua các hoạt động nghiệp vụ thường xuyên của các tổ chức đoàn thể. Tổ chức tổng kết cuộc vận động “Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng thực thi công vụ của cán bộ, công chức, viên chức”.

2. Nhiệm vụ cụ thể

Các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính năm 2020 (theo biểu đính kèm theo Kế hoạch này).

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Do ngân sách nhà nước cấp trong dự toán ngân sách năm 2020.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nội vụ

- Tham mưu giúp UBND tỉnh chỉ đạo, triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch;

- Tổ chức đánh giá, chấm điểm chỉ số cải cách hành chính của các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện; theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện cải cách hành chính tại các cơ quan, đơn vị.

- Ban hành kế hoạch và tổ chức lấy phiếu điều tra xã hội học để xác định chỉ số cải cách hành chính, đo lường sự hài lòng của tổ chức, công dân năm 2019 đối với các sở, ngành, UBND cấp huyện.

- Hàng quý, 06 tháng, cuối năm tổng hợp, xây dựng báo cáo gửi UBND tỉnh, Bộ Nội vụ theo quy định.

2. Sở Tài chính

- Chủ trì, tổ chức thực hiện cải cách hành chính lĩnh vực tài chính cộng với các nhiệm vụ trong Kế hoạch đề ra.

- Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị nội dung, định mức chi, phương thức quản lý, sử dụng, thanh quyết toán kinh phí bảo đảm công tác cải cách hành chính năm 2020.

3. Văn phòng UBND tỉnh

Chủ trì theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, tổ chức triển khai thực hiện các nội dung về cải cách thủ tục hành chính, cơ chế một cửa, một cửa liên thông; Thực hiện có hiệu quả hoạt động của Trung tâm Phục vụ hành chính công để tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ thủ tục hành chính cho người dân, tổ chức, doanh nghiệp.

4. Sở Tư pháp

Chủ trì theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, tổ chức triển khai thực hiện các nội dung về cải cách thể chế.

5. Sở Thông tin và Truyền thông

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức triển khai thực hiện các nội dung về ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng Chính quyền điện tử, Cổng dịch vụ công trên địa bàn tỉnh Ninh Bình; trong đó, chú trọng đôn đốc, kiểm tra việc triển khai thực hiện của các cơ quan, đơn vị để đảm bảo cho việc an toàn, an ninh thông tin và liên kết, chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin trên địa bàn tỉnh nhằm nâng cao hiệu quả nguồn lực đầu tư, tránh trùng lắp, đảm bảo đồng bộ, tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật về kết nối, liên thông giữa các hệ thống thông tin và Kiến trúc Chính quyền điện tử của tỉnh.

6. Sở Khoa học và Công nghệ

Chủ trì theo dõi, hướng dẫn kiểm tra, tổ chức triển khai thực hiện các nội dung về xây dựng, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001 vào hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước.

7. Liên đoàn Lao động tỉnh

Chủ trì, tổ chức tổng kết Cuộc vận động “Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng thực thi công vụ của cán bộ, công chức, viên chức”.

8. Bưu điện tỉnh

- Phối hợp các cơ quan, đơn vị thực hiện tốt dịch vụ bưu chính công ích;

- Phối hợp với Sở Nội vụ triển khai điều tra xã hội học để xác định chỉ số cải cách hành chính và đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức hàng năm.

9. Sở, ban, ngành, UBND cấp huyện

- Tổ chức triển khai kịp thời, có hiệu quả những nhiệm vụ cải cách hành chính đã được giao tai kế hoạch.

- Định kỳ báo cáo kết quả, tiến độ thực hiện về UBND tỉnh (qua Sở Nội vụ) theo hướng dẫn của Sở Nội vụ.

- UBND cấp huyện ngoài nhiệm vụ nêu trên, còn có trách nhiệm chỉ đạo UBND cấp xã thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính được giao tại kế hoạch này.

10. Báo Ninh Bình, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Đài truyền thanh cấp huyện, cấp xã có trách nhiệm

- Chủ động xây dựng chuyên mục, chuyên trang về cải cách hành chính, đặc biệt là cải cách thủ tục hành chính, phản hồi ý kiến của người dân, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội đến các cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

- Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị, địa phương đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về các nội dung, nhiệm vụ của Kế hoạch cải cách hành chính tỉnh Ninh Bình năm 2020./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Nội vụ;
- Thường vụ Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Đ/c Chủ tịch và các PCT UBND tỉnh;
- Vụ Cải cách hành chính - Bộ Nội vụ;
- Các sở, ban, ngành;
- UBND các huyện, thành phố;
- Liên đoàn Lao động tỉnh;
- Báo Ninh Bình;
- Bưu điện tỉnh;
- VNPT Ninh Bình;
- Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh;
- Lưu: VT, VP7, VP6, VP11.
MT01/2020/KHCCHC

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Tống Quang Thìn