cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Quyết định số 45/2019/QĐ-UBND ngày 01/11/2019 Quy định về phân cấp quản lý an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của ngành Công Thương trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

  • Số hiệu văn bản: 45/2019/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Cơ quan ban hành: Tỉnh Lâm Đồng
  • Ngày ban hành: 01-11-2019
  • Ngày có hiệu lực: 15-11-2019
  • Ngày bị sửa đổi, bổ sung lần 1: 15-01-2021
  • Tình trạng hiệu lực: Đang có hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 1835 ngày (5 năm 10 ngày)
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 45/2019/QĐ-UBND

Lâm Đồng, ngày 01 tháng 11 năm 2019

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH PHÂN CẤP QUẢN LÝ AN TOÀN THỰC PHẨM THUỘC TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ CỦA NGÀNH CÔNG THƯƠNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG

Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật an toàn thực phẩm ngày 17 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Nghị quyết s 43/2017/QH14 ngày 21 tháng 6 năm 2017 của Quc hội về đy mạnh việc thực hiện chính sách pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2016- 2020;

Căn cứ Nghị định số 77/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một squy định về điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực mua bán hàng hóa quc tế, hóa cht, vật liệu ncông nghiệp, phân bón, kinh doanh khí, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản nhà nước của Bộ Công Thương;

Căn cứ Nghị định s08/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi mt snghị định liên quan đến điu kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương;

Căn cứ Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một sđiều của Luật an toàn thực phẩm;

Căn cứ Thông tư liên tịch s 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09 tháng 04 năm 2014 ca Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ trưởng Bộ Công Thương hưng dn việc phân công, phi hợp trong quản nhà nước về an toàn thực phẩm;

Căn cứ Thông tư s43/2018/TT-BCT ngày 15 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về quản lý an toàn thực phm thuộc trách nhiệm của Bộ Công Thương;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định phân cấp quản lý an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của ngành Công Thương trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 11 năm 2019 và thay thế Quyết định số 49/2017/QĐ-UBND ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng ban hành Quy định phân cấp quản lý an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ thuộc trách nhiệm quản lý của ngành Công Thương trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

Điều 3. Chánh Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các sở: Công Thương, Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Bảo Lộc, Đà Lạt; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ, Website Chính phủ
- Bộ Công Thương;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND t
nh;
- Ban ch
đạo liên ngành về VSATTP tnh;
- CT, các PCT
UBND tỉnh;
- Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng;
- MTTQVN và các đoàn thể t
nh;
- Như điều 3;
- S
Tư pháp;
- Đài PT-TH t
nh Lâm Đồng; Báo Lâm Đồng;
- Cổng thông tin điện t
tnh Lâm Đồng;
- Trung tâm Công báo - Tin học tỉnh;
- Chi cục Văn thư lưu
trữ tỉnh;
- Lưu: VT, KT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Đoàn Văn Việt

 

QUY ĐỊNH

PHÂN CẤP QUẢN LÝ AN TOÀN THỰC PHẨM THUỘC TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ CỦA NGÀNH CÔNG THƯƠNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 45/2019/QĐ-UBND ngày 01/11/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy định này phân cấp quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của ngành Công Thương trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

Các nội dung không nêu tại quy định này thực hiện theo quy định của Luật An toàn thực phẩm và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Các cơ quan được giao và được phân cấp quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của ngành Công Thương trên địa bàn tỉnh, gồm:

a) Sở Công Thương tỉnh Lâm Đồng;

b) Ủy ban nhân dân các huyện, thành phBảo Lộc, thành phố Đà Lạt (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện);

c) Phòng Kinh tế thành phố Bảo Lộc, thành phố Đà Lạt, Phòng Kinh tế và Hạ tầng các huyện (sau đây gọi chung là Phòng Kinh tế, Phòng Kinh tế và Hạ tầng);

d) Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã).

2. Các cơ sở sn xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của ngành Công Thương trên địa bàn tỉnh, gồm:

a) Cơ sở sản xuất, kinh doanh các loại sản phẩm quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một sđiều của Luật an toàn thực phẩm (sau đây viết tắt là Nghị định số 15/2018/NĐ-CP);

b) Cơ sở sản xuất nhiều loại sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của từ 02 (hai) cơ quan quản lý chuyên ngành trở lên, trong đó sản xuất sản phẩm có sản lượng lớn nhất trong các sản phẩm của đơn vị thuộc danh mục sản phẩm quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ;

c) Cơ sở không thực hiện công đoạn sản xuất nhưng kinh doanh nhiều loại sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý từ 02 (hai) cơ quan quản lý chuyên ngành trở lên (trừ chợ đầu mối, đấu giá nông sản), siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn tỉnh.

3. Các tổ chức và cá nhân khác có liên quan.

Chương II

NỘI DUNG PHÂN CẤP QUẢN LÝ VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM

Điều 3. Nguyên tắc phân cấp quản

1. Bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ trong công tác quản lý an toàn thực phẩm của ngành Công Thương trên địa bàn tỉnh.

2. Phân cấp quản lý gắn với tăng cưng công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý cấp trên đối với trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị được phân cấp. Cơ quan được phân cấp có trách nhiệm thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo thẩm quyền được giao trên địa bàn theo đúng quy định của pháp luật và tuân thủ sự thanh tra, kim tra, giám sát của cơ quan ngành dọc cấp trên và cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương về lĩnh vực an toàn thực phẩm.

Điều 4. Sở Công Thương

1. Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện công tác quản lý an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của ngành Công Thương trên địa bàn tỉnh.

2. Tổ chức tuyên truyền, giáo dục, phổ biến, hướng dẫn các quy định pháp luật về an toàn thực phẩm cho các cơ sở sn xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý của ngành Công Thương.

3. Hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra đi với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm quy định tại khoản 5 Điều này về an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm và việc thực hiện công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của các địa phương theo phân cấp quản lý.

4. Định kỳ hàng quý, hàng năm hoặc đột xuất, tng hợp tình hình công tác quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm lĩnh vực ngành Công Thương trên địa bàn tnh, báo cáo Ban Chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm tnh, Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Công Thương theo quy định.

5. Trực tiếp quản lý, tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra, cấp Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phm; tiếp nhận hsơ, thẩm định cơ sở để cp, cp lại, thu hi Giy chứng nhn cơ sở đđiều kiện an toàn thực phẩm đi với các trường hp sau:

a) Cơ sở sản xuất các sản phẩm thực phẩm có công suất thiết kế:

- Rượu: Từ 120.000 lít sản phẩm/năm đến dưới 03 triệu lít sản phẩm/năm;

- Bia: Từ 240.000 lít sản phẩm/năm đến dưới 50 triệu lít sản phẩm/năm;

- Nước giải khát: Từ 1.000.000 lít sản phẩm/năm đến dưới 20 triệu lít sản phẩm/năm;

- Sửa chế biến: Từ 120.000 lít sn phẩm/năm đến dưới 20 triệu lít sản phẩm/năm;

- Dầu thực vật: Từ 1.000 tấn sn phẩm/năm đến dưới 50 ngàn tấn sản phẩm/năm;

- Bánh kẹo: Từ 1.000 tấn sản phm/năm đến dưới 20 ngàn tấn sản phẩm/năm;

- Bột và tinh bột: Từ 1.000 tấn sản phẩm/năm đến dưới 100 ngàn tấn sản phẩm/năm.

b) Cơ sở bán buôn, bán lẻ thực phẩm (bao gồm cả thực phẩm tổng hợp) của thương nhân trên địa bàn tỉnh; chuỗi siêu thị mini và chuỗi cửa hàng tiện lợi có diện tích tương đương siêu thị mini trên địa bàn theo quy định của pháp luật;

c) Cơ sở vừa sản xuất vừa kinh doanh tại một địa điểm có công suất thiết kế theo quy định tại điểm a khoản này;

d) Cơ sở sản xuất nhiều loại sản phẩm thực phẩm thuộc quy định tại khoản 8 Điều 36 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP có quy mô sản xuất sản phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của ngành Công Thương có công suất thiết kế theo quy định tại điểm a khoản này;

đ) Cơ sở vừa sản xuất vừa kinh doanh nhiều loại sản phẩm thuộc quy định tại khoản 10 Điều 36 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP có quy mô sản xuất sản phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của ngành Công Thương có công suất thiết kế theo quy định tại điểm a khoản này mà tổ chức, cá nhân lựa chọn SCông Thương để thực hiện thủ tục hành chính.

Điều 5. Ủy ban nhân dân cấp huyện

1. Thực hiện quản lý toàn diện về an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của ngành Công Thương trên phạm vi địa phương; trực tiếp quản lý và chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh về an toàn thực phm đi với các đi tượng và nội dung được phân cấp.

2. Tổ chức tuyên truyền, giáo dục, phổ biến, hướng dẫn các quy định pháp luật về an toàn thực phẩm cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý của ngành Công Thương trên địa bàn.

3. Trực tiếp quản lý an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn huyện, thành phố gồm:

a) Cơ sở sản xuất thực phẩm có công suất thiết kế nhỏ hơn các cơ sở quy định tại điểm a khoản 5 Điều 4 Quy định này;

b) Siêu thị mini và các cửa hàng tiện lợi có diện tích tương đương siêu thị mini theo quy định của pháp luật;

c) Cơ sở vừa sản xuất vừa kinh doanh tại một địa điểm có công suất sản xuất sản phẩm có công suất thiết kế theo quy định tại điểm a khoản này;

d) Cơ sở sản xuất nhiều loại sản phẩm thực phẩm thuộc quy định của khoản 8 Điều 36 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP có quy mô sản phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của ngành Công Thương có công suất thiết kế theo quy đnh tại điểm a khoản này;

đ) Cơ sở không thực hiện công đoạn sản xuất nhưng kinh doanh nhiều loại sản phm thuộc quyn quản lý từ 02 (hai) cơ quan quản lý chuyên ngành trở lên, gồm các cửa hàng, chợ trên địa bàn;

e) Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc ngành Công Thương quản lý trên địa bàn không thuộc diện cp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đưc quy đnh ti các điểm a, b, d, đ, e và k khoản 1 Điều 12 Ngh đnh số 15/2018/NĐ-CP.

4. Chỉ đạo, đôn đốc và kiểm tra Phòng Kinh tế và Hạ tầng, Phòng Kinh tế thực hiện các thủ tục hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm trong phạm vi được phân cấp.

5. Bố trí nguồn lực, chủ động tổ chức bồi dưỡng nâng cao cht lượng nhân lực cho công tác bảo đảm an toàn thực phm trên địa bàn.

6. Chỉ đạo, kiểm tra Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện quản lý an toàn thực phẩm thuộc ngành Công Thương theo nội dung được phân cấp tại Điều 7 Quy định này.

7. Định khàng quý, hàng năm hoặc đột xuất, tổng hp tình hình công tác quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm lĩnh vực ngành Công Thương trên địa bàn huyện, thành phố báo cáo Sở Công Thương, Ban Chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.

Điều 6. Phòng Kinh tế, phòng Kinh tế và Hạ tầng

1. Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm ngành Công Thương theo nội dung được phân cấp tại Điều 5 Quy định này.

2. Căn cứ vào kế hoạch, chỉ đạo của cơ quan cấp trên và tình hình thực tế của địa phương, chủ trì, phối hp với các cơ quan có liên quan, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện xây dựng kế hoạch bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý trên địa bàn.

3. Tham mưu Ủy ban nhân dân cấp huyện xây dựng kế hoạch, thành lập các đoàn kiểm tra và triển khai kiểm tra đối với các cơ ssản xuất, kinh doanh thực phm quy định tại khoản 3 Điều 5 Quy định này; chủ động phối hợp với các đội Quản lý thị trường xây dựng kế hoạch kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm.

4. Thực hiện chế độ báo cáo hàng quý, hàng năm hoặc đột xuất về công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm thuộc ngành Công Thương trên địa bàn gửi Sở Công Thương để tng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Công Thương theo quy định.

5. Đôn đốc, giám sát Ủy ban nhân dân cấp xã triển khai thực hiện công tác quản lý an toàn thực phẩm thuộc ngành Công Thương.

6. Trực tiếp giải quyết thủ tục hành chính đi với trường hp:

a) Tiếp nhận hồ sơ, tổ chức, kiểm tra, cấp Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm; tiếp nhận hồ sơ, thẩm định, cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho:

- Các cơ sở được quy định tại các điểm a, b, c, d, khoản 3 Điều 5 Quy định này;

- Các cơ sở được quy định tại điểm đ, khoản 5, Điều 4 Quy định này mà quy mô sản xuất sản phẩm có công suất thiết kế nhỏ hơn các cơ sở quy định tại điểm a, khoản 5, Điều 4 Quy định này mà tổ chức, cá nhân lựa chọn phòng Kinh tế, phòng Kinh tế và Hạ tng để thực hiện thủ tục hành chính;

- Các cơ sở nêu tại khoản này không bao gồm các cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm quy định tại điểm e, khoản 3, Điều 5 Quy định này.

b) Tiếp nhận hồ sơ, tổ chức kiểm tra, cấp Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm cho các cơ sở được quy định tại điểm e, khoản 3, Điều 5 Quy định này.

Điều 7. Ủy ban nhân dân cấp xã

1. Thực hiện theo dõi, quản lý toàn diện về an toàn thực phẩm của ngành Công Thương trên địa bản quản lý; trực tiếp quản lý và chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cấp huyện về an toàn thực phẩm đối với các đối tượng và nội dung được phân cấp;

2. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm đến các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý trên địa bàn.

3. Trực tiếp thực hiện quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm qun lý của ngành Công Thương đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định và chợ hạng 3 trên địa bàn.

4. Tổ chức cho các cơ sở quy định tại điểm e, khoản 3, Điều 5 Quy định này trên địa bàn xã thực hiện ký Bản cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm; hướng dẫn các cơ sở sản xuất, kinh doanh có trách nhiệm niêm yết công khai bản cam kết tại đơn vị và thực hiện đảm bảo các nội dung đã cam kết về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tương ứng.

5. Kiểm tra, giám sát, quản lý an toàn thực phẩm đối với cơ sở ký cam kết theo quy định.

6. Thực hiện chế độ báo cáo hàng quý, hàng năm hoặc đột xuất về tình hình thực hiện công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm ngành Công Thương thuộc phạm vi quản lý trên địa bàn gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện (thông qua phòng Kinh tế, phòng Kinh tế và Hạ tầng).

Điều 8. Quy định chuyển tiếp

Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm do Sở Công Thương, Phòng Kinh tế và Hạ tầng, Phòng Kinh tế thành phố cấp trước ngày Quy định này có hiệu lực được tiếp tục thực hiện đến khi hết thời hạn ghi trên Giấy chng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm thực hiện theo Quy định này khi cấp mới hoặc gia hạn.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 9. Trách nhiệm thi hành

1. Các cơ quan quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm được phân cấp có trách nhiệm tổ chức thực hiện, chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thực hiện Quy định này.

2. Sở Công Thương có trách nhiệm triển khai, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy định này và hàng quý, hàng năm tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh về tình hình, kết quả thực hiện công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của ngành Công Thương trên địa bàn tỉnh.

3. Sở Tài chính hướng dẫn Sở Công Thương, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã lập dự toán và bố trí kinh phí để thực hiện nhiệm vụ theo quy định và theo phân công, phân cấp.

4. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có phát sinh khó khăn, vướng mc các s, ban, ngành; Ủy ban nhân dân cấp huyện; Ủy ban nhân dân cấp xã và các tổ chức, cá nhân có liên quan phản ánh đến Sở Công Thương để tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, bổ sung, sửa đổi cho phù hợp./.