cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Quyết định số 1264/QĐ-TTg ngày 01/10/2019 của Thủ tướng Chính phủ Về phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045

  • Số hiệu văn bản: 1264/QĐ-TTg
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
  • Ngày ban hành: 01-10-2019
  • Ngày có hiệu lực: 01-10-2019
  • Tình trạng hiệu lực: Đang có hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 1880 ngày (5 năm 1 tháng 25 ngày)
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1264/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 01 tháng 10 năm 2019

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐIỆN LỰC QUỐC GIA THỜI KỲ 2021 – 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Điện lực ngày 03 tháng 12 năm 2004; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực ngày 20 tháng 11 năm 2012;

Căn cứ Luật Quy hoạch ngày 24 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Luật sửa đổi bổ sung một số điều của 11 luật có liên quan đến quy hoạch ngày 15 tháng 6 năm 2018;

Căn cứ Nghị định số 137/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện lực và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực;

Căn cứ Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương tại Tờ trình số 5566/TTr-BCT ngày 02 tháng 8 năm 2019; Báo cáo thẩm định của Hội đồng thẩm định Nhiệm vụ Quy hoạch điện VIII tại văn bản số 97/BC-BCT ngày 02 tháng 8 năm 2019,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với các nội dung chính như sau:

1. Tên quy hoạch, thời kỳ quy hoạch, phạm vi ranh giới quy hoạch

a) Tên quy hoạch: Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (sau đây gọi tắt là Quy hoạch điện VIII).

b) Thời kỳ quy hoạch: Quy hoạch được lập cho thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

c) Phạm vi ranh giới quy hoạch: Quy hoạch phát triển nguồn điện và lưới điện truyền tải ở cấp điện áp từ 220 kV trở lên trên lãnh thổ Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045, bao gồm cả các công trình liên kết lưới điện với các quốc gia láng giềng.

2. Quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc lập quy hoạch

a) Quan điểm lập quy hoạch phát triển điện lực

- Điện lực phải phát triển trước một bước để đảm bảo cung ứng điện phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của đất nước;

- Đảm bảo sự tham gia của các thành phần kinh tế trong phát triển điện lực, đặc biệt là các thành phần kinh tế tư nhân;

- Quy hoạch có tính mở, xác định danh mục những nguồn điện lớn, quan trọng cấp quốc gia, danh mục lưới điện truyền tải quan trọng ở cấp điện áp từ 220 kV trở lên và các dự án ưu tiên đầu tư trong giai đoạn 2021 - 2030; định hướng phát triển nguồn điện theo miền, theo vùng và theo cơ cấu công suất các nguồn điện trong giai đoạn 2031 - 2045, định hướng phát triển lưới điện truyền tải ở cấp điện áp từ 220 kv trở lên trong giai đoạn 2031 - 2045.

b) Mục tiêu lập quy hoạch phát triển điện lực

- Dự báo nhu cầu tiêu thụ điện thời kỳ 2021 - 2030, có xét đến năm 2045;

- Nghiên cứu các phương án phát triển nguồn và lưới điện, lựa chọn phương án có chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật tốt và có tính khả thi cao, đảm bảo cung cấp điện an toàn liên tục cho phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng của đất nước;

- Đánh giá về tác động môi trường và lập Báo cáo môi trường chiến lược trong phát triển điện lực;

- Nghiên cứu đề xuất các giải pháp chủ yếu về cơ chế, chính sách phát triển ngành điện, tổ chức thực hiện quy hoạch, đảm bảo phát triển bền vững ngành điện.

c) Nguyên tắc lập quy hoạch

- Đảm bảo phát triển cân đối giữa các vùng, miền, cân đối giữa nguồn và phụ tải;

- Ưu tiên phát triển hợp lý nguồn điện sử dụng năng lượng tái tạo;

- Sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả;

- Phát triển lưới điện hiện đại, thông minh và lưới điện liên kết với các quốc gia láng giềng;

- Phát triển thị trường điện và khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển điện lực;

- Phát triển điện lực thích ứng với biến đổi khí hậu, đảm bảo sự phát triển bền vững và phù hợp với chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh.

3. Nội dung và phương pháp lập quy hoạch

a) Nội dung Quy hoạch điện VIII: Gồm 03 tập.

- Tập I: Thuyết minh chung, gồm 18 chương:

Chương I: Hiện trạng điện lực quốc gia

Chương II: Kết quả thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực giai đoạn 2011 -2020;

Chương III: Tổng quan về tình hình kinh tế xã hội của Việt Nam

Chương IV: Các tiêu chí và thông số đầu vào cho lập quy hoạch

Chương V: Sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả trong phát triển điện lực

Chương VI: Dự báo nhu cầu tiêu thụ điện

Chương VII: Năng lượng sơ cấp cho phát điện

Chương VIII: Năng lượng tái tạo cho phát điện

Chương IX: Chương trình phát triển nguồn điện

Chương X: Chương trình phát triển lưới điện

Chương XI: Liên kết lưới điện khu vực

Chương XII: Định hướng phát triển điện nông thôn

Chương XIII: Điều độ và thông tin hệ thống điện Việt Nam

Chương XIV: Chương trình đầu tư phát triển điện lực quốc gia

Chương XV: Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của chương trình phát triển điện lực quốc gia

Chương XVI: Cơ chế bảo vệ môi trường và phát triển bền vững trong phát triển điện lực quốc gia

Chương XVII: Tổng hp nhu cầu sử dụng đất cho các công trình điện Chương XVIII: Cơ chế và giải pháp thực hiện quy hoạch

Kết luận và kiến nghị

- Tập II: Các Phụ lục tính toán trình bày các thông số đầu vào, các kết quả tính toán dự báo phụ tải; kết quả tính toán của chương trình phát triển nguồn điện, chương trình phát trin lưới điện; kết quả tính toán của phân tích kinh tế tài chính.

- Tập III: Các bản vẽ mô tả địa lý của hệ thống điện quốc gia trong thời kỳ quy hoạch.

b) Phương pháp lập quy hoạch: Kết hợp, lồng ghép giữa quy hoạch phát triển điện lực với các quy hoạch phát triển tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia và quy hoạch vùng; kết hp giữa các tính toán và phương pháp chuyên gia; kết hợp giữa phát triển điện lực và bảo vệ môi trường, phát triển bền vững.

4. Thời hạn lập quy hoạch

Thực hiện trong thời gian 12 tháng kể từ khi Nhiệm vụ Quy hoạch điện VIII được phê duyệt và lựa chọn xong đơn vị tư vấn lập Quy hoạch điện VIII.

5. Thành phần, slượng, tiêu chuẩn, quy cách hồ sơ quy hoạch

- Thành phần Đán Quy hoạch điện VIII gồm 03 tập: Tập I: Thuyết minh chung; Tập II: Các Phụ lục tính toán; Tập III: Các bản vẽ, sơ đồ địa lý của quy hoạch.

- Số lượng: 20 bộ Đ án.

- Tiêu chuẩn, quy cách hồ sơ quy hoạch: Bản cứng đề án được in 2 mặt trên giấy A4 theo quy định. Bản mềm được soạn thảo trên các phần mềm soạn thảo văn bản thông dụng (Word, Excel v.v...).

6. Chi phí lập quy hoạch

- Chi phí lập Quy hoạch điện vin sử dụng từ nguồn vốn đầu tư công của Bộ Công Thương được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.

- Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định cụ thể về chi phí lập Quy hoạch điện VIII theo đúng hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về định mức cho hoạt động quy hoạch, quy định của pháp luật về đầu tư công và các quy định của pháp luật có liên quan.

Điều 2. Thực hiện lập quy hoạch

1. Bộ Công Thương là cơ quan tổ chức lập Quy hoạch Điện VIII, có trách nhiệm đảm bảo việc triển khai thực hiện các bước theo đúng quy định của pháp luật vquy hoạch và pháp luật khác có liên quan.

2. Các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công Thương trong quá trình lập quy hoạch theo đng quy định của pháp luật.

Điều 3. Hiệu lực thi hành

1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Văn phòng BCĐ quốc gia về phát triển điện lực;
- Tập đoàn Điện lực Việt Nam;
- VPCP: BTCN, các P
CN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ: TH, KTTH, KGVX, NN, QHĐP, PL;
- Lưu: VT, CN(2).nvq
.

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Trịnh Đình Dũng