cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Quyết định số 1689/QĐ-UBND ngày 04/09/2019 Về Kế hoạch phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2019-2025 trên địa bàn tỉnh Trà Vinh

  • Số hiệu văn bản: 1689/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Cơ quan ban hành: Tỉnh Trà Vinh
  • Ngày ban hành: 04-09-2019
  • Ngày có hiệu lực: 04-09-2019
  • Tình trạng hiệu lực: Đang có hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 1911 ngày (5 năm 2 tháng 26 ngày)
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TRÀ VINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1689/QĐ-UBND

Trà Vinh, ngày 04 tháng 9 năm 2019

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC MẦM NON GIAI ĐOẠN 2019 - 2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Quyết định số 1677/QĐ-TTg ngày 03/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đán phát triển giáo dục mm non giai đoạn 2018 - 2025;

Căn cứ Chỉ thị 36-CT/TU ngày 25/6/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tăng cường phát triển giáo dục mầm non, nhất là huy động trẻ em độ tui nhà trẻ đến trường trên địa bàn tỉnh;

Căn cứ Quyết định số 1119/QĐ-UBND ngày 16/6/2017 của Chủ tịch y ban nhân dân tỉnh phê duyệt quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục trên địa bàn tnh Trà Vinh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 179/Tr-SGDĐT ngày 13/6/2019,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2019 - 2025 trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành, đoàn thể tỉnh có liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Giáo dục và Đào tạo (b/c);
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc t
nh;
- CT, các PCT UBND t
nh;
- Như Điều 3;
- Hội Khuyến học;
- BLĐVP;
- Các Phòng NC;
- Lưu: VT, KGVX.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Văn Hẳn

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC MẦM NON GIAI ĐOẠN 2019 - 2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1689/QĐ-UBND ngày 04/9/2019 của y ban nhân dân tỉnh)

I. MỤC TIÊU:

1. Mục tiêu chung:

Củng cố, phát triển mạng lưới trường, lớp mầm non phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương, đáp ứng nhu cầu đến trường của trẻ em, theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa và hội nhập quc tế. Đa dạng hóa các phương thức, đổi mới căn bản, toàn diện nội dung, phương pháp, nâng cao cht lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo hướng đạt chun cht lượng giáo dục mm non trong khu vực và quốc tế; củng cố, duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, chuẩn bị tốt cho trẻ em vào học lớp 1; phát triển giáo dục mầm non cho trẻ em dưới 5 tuổi.

2. Mc tiêu cthể:

a) Giai đon 2019 - 2020:

- Về quy mô, mạng lưới trường, lớp: Mạng lưới trường lớp được củng cố, mở rộng phù hợp tình hình địa phương, đủ năng lực huy động trẻ em đến trường, phát triển các cơ sở giáo dục mm non ngoài công lập. Phấn đấu đến năm 2020, có ít nhất 8% trẻ em độ tuổi nhà trẻ, 85% trở lên trẻ em độ tui mẫu giáo, trong đó trẻ mẫu giáo 5 tuổi trên 98% được đến trường, tỷ lệ huy động trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập trên 8%.

- Về chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ: Đến năm 2020, có ít nhất 85% nhóm, lớp mầm non được học 2 buổi/ngày; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng thnhẹ cân giảm trung bình 0,3%/năm, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng thể thp còi giảm trung bình 0,2%/năm, tỷ lệ trẻ em thừa cân - béo phì được khng chế.

- Về đội ngũ giáo viên: Phấn đấu đến năm 2020, có ít nhất 90% giáo viên đạt trình độ từ cao đẳng sư phạm mầm non trở lên, 80% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp mức độ khá trở lên.

- Về cơ sở vật chất trường lớp: Đến năm 2020, bảo đảm tỷ lệ 01 phòng học/lp (nhóm); tỷ lệ phòng học kiên cố đạt 90%; phấn đấu có 23% trường mầm non đạt chuẩn quốc gia.

- Về kiểm định chất lượng giáo dục: Đến năm 2020, có 100% trường mầm non hoàn thành tự đánh giá, trong đó có 45% số trường được công nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục.

- Về phổ cập giáo dục mầm non: Duy trì, nâng cao chất lượng phcập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi.

b) Giai đoạn 2021 - 2025:

- Về quy mô, mạng lưới trường, lớp: Đảm bảo đến năm 2025, huy động ít nhất 15% trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ, 90% trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo được đến trường. Tỷ lệ huy động trẻ em trong các cơ sở giáo dục mm non ngoài công lập trên 15%.

- Về chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ: Phấn đấu đến năm 2025, có 95% nhóm, lớp mầm non được học 2 buổi/ngày; duy trì tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng thnhẹ cân giảm trung bình 0,3%/năm, tỷ lệ trẻ em suy dưỡng thể thấp còi giảm trung bình 0,2%/năm, tỷ lệ trẻ em thừa cân - béo phì được khống chế.

- Về đội ngũ giáo viên: Phấn đấu đến năm 2025, đủ số lượng giáo viên mầm non theo quy định, 95% giáo viên mầm non đạt trình độ đào tạo từ cao đng sư phạm mầm non trở lên, 85% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp mức độ khá trở lên.

- Về cơ sở vật chất trường lớp: Đến năm 2025, tỷ lệ phòng học kiên cđạt 95%, trên 35% trường mầm non đạt chuẩn quốc gia; có ít nhất 60% strường mầm non được công nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục.

- Về phổ cập giáo dục mầm non: Củng cố, nâng cao chất lượng phcập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tui.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP:

1. Triển khai các văn bản về phát triển giáo dục mầm non: Triển khai thực hiện kịp thời các chính sách phát trin giáo dục mm non, các chính sách đi với giáo viên, trẻ em mầm non ở các loại hình cơ sở giáo dục mm non theo quy định; triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quy định hoạt động và quản lý chất lượng giáo dục mm non.

2. Huy động nguồn lực tài chính cho phát triển giáo dục mầm non:

- Ưu tiên ngân sách chi cho các hoạt động của giáo dục mầm non trong phạm vi ngân sách được giao theo phân cấp.

- Huy động nguồn lực, lồng ghép kinh phí từ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình mục tiêu quc gia giảm nghèo bn vng, các chương trình dự án khác và ngun lực xã hội hóa đ đu tư cơ sở vật cht, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi cho giáo dục mầm non nhm bảo đảm các điu kiện thực hiện đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục mm non.

- Thực hiện đồng bộ các giải pháp xã hội hóa giáo dục, khuyến khích phát triển giáo dục mầm non ngoài công lập ở những nơi có điều kiện.

3. Đổi mới công tác quản lý giáo dục mầm non:

- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyn trong việc phát triển giáo dục mầm non; đưa mục tiêu phát trin giáo dục mm non vào chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- Đổi mới công tác quản lý của các cơ sở giáo dục mầm non; nâng cao năng lực tự chủ, trách nhiệm của các cơ sở giáo dục mầm non.

- Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá của các cấp quản lý giáo dục, bảo đảm thực chất, hiệu quả, tránh hình thức và giảm tải cho giáo viên mầm non.

- Thực hiện đồng bộ, hiệu quả việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý giáo dục mầm non và trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ, bảo đảm tính thng nhất, khách quan, chính xác và kịp thời.

4. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về giáo dục mầm non:

- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, cộng đồng, gia đình vvai trò, vị trí ca giáo dục mm non trong hệ thng giáo dục quc dân và trong phát triển nguồn nhân lực.

- Đẩy mạnh thông tin tuyên truyền công tác phát triển giáo dục mầm non; xây dựng chuyên trang, chuyên mục về giáo dục mầm non trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Chú trọng tuyên truyền về những việc làm tốt, tấm gương nhà giáo tiêu biểu, các cơ sgiáo dục mầm non, các địa phương đi đầu trong việc phát triển giáo dục mầm non.

5. Đổi mới nội dung, chương trình giáo dục mầm non:

- Thực hiện các giải pháp để đảm bảo các điều kiện thực hiện chương trình giáo dục mầm non; phát triển các điều kiện và hoạt động của trường mm non theo các tiêu chí của trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm; đặc biệt, quan tâm xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, lấy trẻ làm trung tâm.

- Đổi mới hoạt động chuyên môn trong nhà trường; đổi mới mục tiêu, nội dung và phương pháp, hình thức giáo dục mầm non; vận dụng phù hợp các phương pháp giáo dục mm non tiên tiến của các nước trong khu vực và thế giới để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.

- Triển khai tài liệu hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục mầm non phù hp với điều kiện thực tế của địa phương; triển khai các chính sách hỗ trợ thực hiện chương trình giáo dục mầm non ở vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng có đông đồng bào dân tộc Khmer; tăng cường hỗ trợ chuyên môn cho các nhóm, lp độc lập tư thục.

- Triển khai thực hiện có hiệu quả việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người dân tộc thiểu số; tổ chức cho trẻ em làm quen với ngoại ngvà tin học ở những nơi có điu kiện.

- Triển khai thực hiện bộ công cụ và tài liệu hướng dẫn, htrợ giáo viên, cha mẹ trẻ về phát hiện sớm, can thiệp sớm đối với trẻ em có nguy cơ chậm phát triển và trẻ em khuyết tật; đẩy mạnh giáo dục hòa nhập đi với trẻ em khuyết tật.

6. Nâng cao chất lượng chăm sóc, sức khỏe và dinh dưỡng trẻ mầm non:

- Hỗ trợ phòng chống suy dinh dưỡng đi với trẻ em mầm non thông qua chế độ chăm sóc dinh dưỡng phù hợp, kết hợp với giáo dục phát trin vận động.

- Lựa chọn, nhân rộng các mô hình phi hợp nhà trường, gia đình, cộng đồng trong chăm sóc, giáo dục trẻ em mầm non.

- Huy động sự đóng góp của nhân dân, kết hợp với chính sách hỗ trợ của Nhà nước để nâng cao chất lượng bữa ăn bán trú.

- Triển khai tài liệu phổ biến kiến thức, kỹ năng cơ bản về nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ cho cha mẹ và cộng đồng phù hp tình hình, đặc đim địa phương.

7. Hoàn thiện quy hoạch mạng lưới trường, lớp, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho giáo dục mầm non:

- Rà soát, quy hoạch, phát triển mạng lưới trường, lớp theo hướng thu gọn đầu mối, chuẩn hóa, bảo đảm mỗi huyện, thị xã, thành phcó quy hoạch chi tiết và dành quỹ đất xây dựng cơ sở giáo dục mm non phù hợp với tình hình thực tế địa phương, đáp ứng nhu cầu đưa trẻ đến trường, lp mầm non; chuyển đổi một số cơ sở giáo dục mầm non công lập thành ngoài công lập ở những nơi có khả năng xã hội hóa.

- Ưu tiên đầu tư kinh phí xây dựng các cơ sở giáo dục mầm non công lập ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng có đông đng bào dân tộc Khmer, các xã đảo; đẩy mạnh các giải pháp phát trin trường, lớp đáp ứng nhu cầu chăm sóc, giáo dục con công nhân, người lao động ở khu công nghiệp, khu đông dân cư.

- Bảo đảm yêu cầu kiên chóa trường lớp và đủ 1 phòng/nhóm, lớp: Xóa phòng học bán kiên cố xuống cấp, phòng học tạm, nhờ, mượn. Đu tư xây dựng mới, bổ sung các hạng mục công trình theo quy định theo hướng đạt chuẩn về cơ sở vật chất.

- Bổ sung đủ thiết bị, đồ dùng, đồ chơi tối thiểu cho các nhóm, lớp phục vụ việc triển khai chương trình giáo dục mầm non.

8. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục mầm non:

- Đổi mới công tác đào tạo giáo viên mầm non đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non, nâng cao chất lượng thực hiện chương trình giáo dục mầm non; thực hiện đào tạo theo nhu cầu, tình hình phát triển giáo dục mm non của các huyện, thị xã, thành phố, khắc phục tình trạng thiếu giáo viên, thiếu cán bộ quản lý giáo dục mầm non.

- Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục mầm non đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng; phát trin đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên mầm non cốt cán; bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên mầm non đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non, chuẩn hiệu trưởng, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp cán bộ quản lý, giáo viên mm non. Chú trọng bi dưỡng knăng, phương pháp tổ chức hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ, nâng cao năng lực thực tiễn cho cán bộ quản lý, giáo viên mầm non.

- Chỉ đạo các cơ sở giáo dục xây dựng, hoàn thiện đề án vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp, trình cp có thẩm quyền phê duyệt.

9. Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục mầm non:

- Huy động các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể, các đơn vị doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài nước tham gia phát triển giáo dục mầm non.

- Thực hiện nghiêm túc các cơ chế, chính sách về xã hội hóa giáo dục, tạo điều kiện thuận lợi về đất đai, tín dụng, thuế và thủ tục hành chính cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở giáo dục mm non phục vụ nhu cu chăm sóc giáo dục trẻ của công nhân, người lao động các khu công nghiệp và của người dân ở những nơi tập trung đông dân cư.

- Có chính sách ưu đãi thu hút nguồn lực phát triển giáo dục mầm non trên địa bàn.

- Khuyến khích thực hiện cơ chế đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) để phát triển cơ sở vật chất cho giáo dục mầm non; xây dựng cơ sở vật chất cho thuê với mức phí ưu đãi hoặc cho mượn, khuyến khích tổ chức, cá nhân thành lập các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập; tạo điều kiện thuận lợi trong chuyn đổi mục đích sử dụng đất; chuyển một số cơ sở giáo dục mầm non công lập sang ngoài công lập ở những nơi có điều kiện.

- Khuyến khích xã hội hóa việc xây dựng và phát triển trường mầm non chất lượng cao.

- Thực hiện đồng bộ các giải pháp xã hội hóa giáo dục, tạo hành lang pháp lý và môi trường đầu tư thông thoáng để khuyến khích và thu hút ngun lực xã hội cho phát triển giáo dục mầm non.

10. Tăng cường hp tác quốc tế và đẩy mạnh nghiên cứu khoa học trong giáo dục mầm non:

- Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, tranh thủ các nguồn đầu tư, tài trợ từ các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phtrong nước, ngoài nước để phát triển giáo dục mầm non.

- Thực hiện kế hoạch hợp tác, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên mầm non, các chuyên gia về giáo dục mầm non và giảng viên với các nước trong khu vực và quốc tế theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Phát triển đội ngũ chuyên gia về giáo dục mầm non, đẩy mạnh nghiên cu khoa học về giáo dục mầm non.

III. KINH PHÍ VÀ LỘ TRÌNH THỰC HIỆN:

1. Kinh phí thực hiện:

- Ngân sách nhà nước: Từ nguồn chi cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo, nguồn vốn đầu tư, lồng ghép từ nguồn vn của các chương trình, dự án (Chương trình mc tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình mc tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, các dự án ODA, vốn trái phiếu Chính phủ) được cấp có thm quyền giao trong kế hoạch hàng năm theo phân cấp quản lý.

- Vốn xã hội hóa giáo dục và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác.

2. Lộ trình thực hiện Kế hoạch chia làm 2 giai đoạn:

- Giai đoạn I (2019 - 2020): Củng cố, từng bước mở rộng mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non; bảo đảm cơ bản đủ về số lượng đội ngũ giáo viên, số phòng học và cơ sở vật chất tối thiểu đáp ứng nhu cầu chăm sóc giáo dục trẻ; tiếp tục thực hiện chính sách đối với giáo viên và trẻ mầm non.

- Giai đoạn II (2021 - 2025): Hoàn thiện mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non; bảo đảm các điều kiện cơ sở vật chất; nâng cao cht lượng chăm sóc giáo dục trẻ, triển khai thực hiện chương trình giáo dục mầm non đạt hiệu quả, hướng tới đạt trình độ tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Sỏ Giáo dục và Đào tạo:

- Chủ trì, phi hợp với các Sở, ngành tỉnh có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện toàn diện Kế hoạch này; xây dựng, triển khai thực hiện kế hoạch hàng năm theo phân cấp quản lý; hướng dn y ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch cụ thể phù hợp với kế hoạch chung của tỉnh; đồng thời, kiểm tra, đôn đốc, tổng hợp tình hình thực hiện Kế hoạch này, định kỳ hàng năm báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố triển khai kịp thời, hiệu quả các chương trình, dự án đu tư phát triển giáo dục mầm non theo hướng dn của Trung ương.

2. SKế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Tài chính tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh cân đối, btrí nguồn vốn đầu tư để thực hiện Kế hoạch này đảm bảo trình tự, thủ tục theo quy định; tích cực huy động mọi nguồn lực để thực hiện Kế hoạch này; hướng dẫn lồng ghép việc thực hiện Kế hoạch này với các chương trình, đán, dự án, kế hoạch khác có liên quan.

3. Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và các Sở, ngành tỉnh có liên quan căn cứ khả năng của ngân sách tỉnh tham mưu y ban nhân dân tỉnh cân đối, bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch này; kim tra việc sử dụng kinh phí thực hiện Kế hoạch theo quy định hiện hành.

4. Sở Nội vụ: Chủ trì, phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo và và các Sở, ngành tỉnh có liên quan triển khai thực hiện kịp thời các chính sách đối với đội ngũ công chức, viên chức, cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên mm non đúng quy định hiện hành; chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương tổng hợp, báo cáo sliệu và tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bổ sung đủ số lượng công chức, viên chức, cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên trong các cơ sở giáo dục mm non công lập theo quy định.

5. SY tế: Triển khai thực hiện các chương trình tiêm chủng, phòng bệnh cho trẻ em theo quy định; phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo triển khai thực hiện các chương trình dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng lồng ghép trong đào tạo, bồi dưỡng giáo viên mầm non; phổ biến kiến thức, knăng và cung cấp dịch vụ chăm sóc, giáo dục trẻ tại gia đình theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

6. Sở Lao đng - Thương binh và Xã hội: Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo, giám sát việc thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các chính sách xã hội khác đối với giáo viên và trẻ em mầm non theo quy định; triển khai thực hiện chương trình đầu tư theo mục tiêu phát triển giáo dục mầm non trong Chương trình giảm nghèo bền vững theo hướng dẫn ca Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

7. Sở Thông tin và Truyền thông: Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo đẩy mạnh tuyên truyền công tác phát trin giáo dục mm non; xây dựng chuyên trang, chuyên mục về giáo dục mầm non trên các phương tiện thông tin đại chúng nhm nâng cao nhận thức về công tác giáo dục mầm non đhuy động các lực lượng, các tổ chức xã-hội và nhân dân cùng tham gia phát trin giáo dục mm non.

8. Ban Dân tộc tỉnh: Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo triển khai thực hiện chính sách đặc thù về phát triển giáo dục mm non đi với trẻ em người dân tộc thiểu số; kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch trên địa bàn vùng có đông đồng bào dân tộc Khmer.

9. Thủ trưởng các Sở, ngành tỉnh căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phtriển khai thực hiện Kế hoạch này.

10. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:

- Xây dựng, triển khai thực hiện Kế hoạch này tại địa phương theo phân cấp quản lý trong lĩnh vực giáo dục; kim tra, đánh giá và định kỳ hàng năm tng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh tình hình, kết quả thực hiện (qua Sở Giáo dục và Đào tạo).

- Xây dựng kế hoạch huy động trẻ mầm non đến trường cho từng giai đoạn trên địa bàn, phù hợp với điu kiện kinh tế - xã hội của địa phương; trin khai thực hiện đầy đủ chế độ, chính sách đi với giáo viên ở các loại hình cơ sở giáo dục mm non trên địa bàn theo đúng quy định của Nhà nước; thực hiện đy đủ và có hiệu quả các chính sách khuyến khích xã hội hóa giáo dục mầm non.

11. Đnghị Liên đoàn Lao động tỉnh: Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, các Sở, Ban, ngành tỉnh có liên quan tiếp tục khảo sát nhu cầu mở nhóm trẻ, lớp mẫu giáo ở các khu công nghiệp; tham gia đánh giá, tổng hợp kết quả thực hiện Kế hoạch đối với các nội dung liên quan đến nhóm trẻ, lớp mu giáo ở các khu công nghiệp.

12. Đnghị Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh: Tiếp tục phát huy vai trò htrợ chăm sóc giáo dục trẻ toàn diện, đặc biệt với các trẻ, nhóm trẻ ngoài nhà trường; tiếp tục thực hiện Đề án “Htrợ phát triển nhóm trẻ độc lập tư thục khu công nghiệp, khu chế xuất đến năm 2020” theo hướng dẫn của Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.

13. Đnghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Hội Khuyến học tỉnh và các tổ chức, đoàn thể: Phi hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo htrợ thực hiện Kế hoạch này; tham gia, phối hợp thực hiện công tác phát trin giáo dục mm non, vận động trẻ em đến cơ sở giáo dục mầm non; tăng cường ph biến, cung cp kiến thức chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ đến từng gia đình./.