cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Thông tư số 31/2019/TT-BGTVT ngày 29/08/2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ

  • Số hiệu văn bản: 31/2019/TT-BGTVT
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Cơ quan ban hành: Bộ Giao thông vận tải
  • Ngày ban hành: 29-08-2019
  • Ngày có hiệu lực: 15-10-2019
  • Tình trạng hiệu lực: Đang có hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 1866 ngày (5 năm 1 tháng 11 ngày)
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 31/2019/TT-BGTVT

Hà Nội, ngày 29 tháng 08 năm 2019

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ TỐC ĐỘ VÀ KHOẢNG CÁCH AN TOÀN CỦA XE CƠ GIỚI, XE MÁY CHUYÊN DÙNG THAM GIA GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

Căn cứ Luật Giao thông đường bộ s 23/2008/QH12;

Căn cNghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2017 của Chính phquy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hn và cơ cu tchức ca Bộ Giao thông vận tải;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông và Tổng cục trưởng Tng cục Đường bộ Việt Nam;

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận ti ban hành Tng tư quy định về tc đvà khoảng cách an toàn ca xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông trên đường bộ.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng khi tham gia giao thông đường bộ, trừ xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đi với người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng, cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến qun lý và thực hiện các quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn ca xe cơ giới, xe máy chuyên dùng khi tham gia giao thông đường bộ.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữi đây được hiu như sau:

1. Đường bộ trong khu đông dân cư là đoạn đường bộ nằm trong khu vực nội thành phố, nội thị xã, nội thị trấn (gọi chung là nội đô thị) và những đoạn đường có đông dân cư sinh sống sát dọc theo đường, có các hoạt động ảnh hưởng đến an toàn giao thông; được xác định bằng biển báo hiệu là đường khu đông dân cư.

2. Xe cơ giới gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự.

3. Ô tô chuyên dùng là ô tô có kết cấu và trang bị để thực hiện một chức năng công dụng đặc biệt, bao gồm: ô tô quét đường, ô tô tưới nước; ô tô hút chất thải, ô tô ép rác; ô tô trộn vữa; ô tô trộn bê tông; ô tô bơm bê tông; ô tô cần cẩu; ô tô thang; ô tô khoan; ô tô cứu hộ giao thông; ô tô truyền hình lưu động, ô tô đo sóng truyền hình lưu động; ô tô kiểm tra và bảo dưỡng cầu, ô tô kiểm tra cáp điện ngầm, ô tô chụp X-quang, ô tô phẫu thuật lưu động và các loại ô tô tương tự.

4. Xe máy chuyên dùng gồm xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh có tham gia giao thông đường bộ.

5. Di phân cách giữa là bộ phận của đường mà xe không chạy trên đó, được dùng đphân chia mặt đường thành hai phn xe chạy ngược chiu riêng biệt (các dạng chủ yếu: bó va, dải phân cách kết cu bê tông, dải phân cách kết cu thép, hộ lan tôn sóng hoặc di đất dự trữ).

6. Đường đôi là đường có chiều đi và chiều về được phân biệt bằng dải phân cách giữa (trường hợp phân biệt bng vạch sơn thì không phi đường đôi).

7. Đường một chiu là đường ch cho đi một chiu.

8. Đường hai chiều là đường có cả hai chiều đi và chiều v trên cùng một phần đường xe chạy, không được phân biệt bng dải phân cách giữa.

9. Trọng ti là khối lượng hàng hóa cho phép chuyên ch, được xác định theo Giy chứng nhận kim định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.

Điều 4. Nguyên tắc chấp hành quy định về tốc độ và khoảng cách khi điều khiển phương tiện trên đường bộ

1. Khi tham gia giao thông trên đường bộ, người điều khiển phương tiện phải nghiêm chỉnh chấp hành quy định về tốc đ, khoảng cách an toàn tối thiểu giữa hai xe (thuộc chng loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng) được ghi trên bin báo hiệu đường bộ.

2. Tại những đoạn đường không bố trí bin báo hạn chế tốc độ, không b trí bin báo khoảng cách an toàn tối thiểu gia hai xe, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông phải thực hiện theo các quy định tại Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 9 và Điều 11 của Thông tư này.

3. Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải điều khiển xe chạy với tốc độ phù hợp điều kiện của cầu, đường, mật độ giao thông, địa hình, thời tiết và các yếu tố ảnh hưởng khác đ bo đm an toàn giao thông.

Điều 5. Các trường hợp phải giảm tốc độ

Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đưng bộ phải giảm tốc độ để có thể dừng lại một cách an toàn trong các trường hợp sau:

1. Có báo hiệu cảnh báo nguy him hoặc có chưng ngại vật trên đường;

2. Chuyn hướng xe chạy hoặc tầm nhìn bị hạn chế;

3. Qua nơi đường bộ giao nhau cùng mức; nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đưng sắt; đường vòng; đường có đa hình quanh co, đèo dốc; đoạn đường có mặt đường hẹp, không êm thuận;

4. Qua cầu, cống hẹp; đi qua đập tràn, đường ngầm, hm chui; khi lên gần đỉnh dc, khi xung dc;

5. Qua khu vực có trường học, bệnh viện, bến xe, công trình công cộng tập trung nhiu người; khu vực đông dân cư, nhà máy, công stập trung bên đường; khu vực đang thi công trên đường bộ; hiện trường xy ra tai nạn giao thông;

6. Khi có người đi bộ, xe lăn của người khuyết tt qua đường;

7. Có súc vật đi trên đường hoặc chăn thả sát đường;

8. Tránh xe chạy ngược chiều hoặc khi cho xe chạy sau vượt; khi có tín hiệu xin đường, tín hiệu khn cp của xe đi phía trước;

9. Đến gần bến xe buýt, điểm dừng đỗ xe có khách đang lên, xuống xe;

10. Gặp xe ưu tiên đang thực hiện nhiệm vụ; gặp xe siêu trường, xe siêu trọng, xe ch hàng nguy him; gặp đoàn người đi bộ;

11. Trời mưa; có sương mù, khói, bụi; mặt đường trơn trượt, ly lội, có nhiều đất đá, vật liệu rơi vãi;

12. Khi điều khin phương tiện đi qua khu vc trạm kiểm soát ti trọng xe, trạm cảnh sát giao thông, trạm giao dịch thanh toán đối với các phương tiện sử dụng đường bộ.

Chương II

QUY ĐỊNH TỐC ĐỘ, KHOẢNG CÁCH CỦA XE CƠ GIỚI, XE MÁY CHUYÊN DÙNG THAM GIA GIAO THÔNG TRÊN ĐƯỜNG BỘ

Điều 6. Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông trong khu vực đông dân cư (trừ đường cao tốc)

Loại xe cơ giới đường bộ

Tốc độ tối đa (km/h)

Đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới tr lên

Đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới

Các phương tiện xe cơ giới, trừ các xe được quy đnh tại Điều 8 Thông tư này.

60

50

Điều 7. Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông ngoài khu vực đông dân cư (trừ đường cao tốc)

Loại xe cơ giới đường bộ

Tốc độ tối đa (km/h)

Đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới tr lên

Đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới

Xe ô tô con, xe ô tô ch nời đến 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải nhỏ hơn hoặc bng 3,5 tn.

90

80

Xe ô tô chở người trên 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải trên 3,5 tấn (trừ ô tô xi téc).

80

70

Ô tô buýt; ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc; xe mô tô; ô tô chuyên dùng (trừ ô tô trộn vữa, ô tô trộn bê tông).

70

60

Ô tô kéo rơ moóc; ô tô kéo xe khác; ô tô trộn vữa, ô tô trộn bê tông, ô tô xi téc.

60

50

Điều 8. Tốc độ tối đa cho phép đối với xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự trên đường bộ (trừ đường cao tốc)

Đối với xe máy chuyên dùng, xe gn máy (kể c xe máy điện) và các loại xe tương tự khi tham gia giao thông tốc độ tối đa không quá 40 km/h.

Điều 9. Tốc độ của các loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng trên đường cao tốc

1. Tốc độ tối đa cho phép khai thác trên đường; cao tốc không vượt quá 120 km/h.

2. Khi tham gia giao thông trên đường cao tc, ngưi lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phi tuân thủ tốc độ ti đa, tc độ tối thiu ghi trên bin báo hiệu đưng bộ, sơn kmặt đường trên các làn xe.

Điều 10. Đặt biển báo hạn chế tốc độ

1. Việc đặt bin báo hạn chế tốc độ thực hiện theo quy định của pháp luật về báo hiệu đường bộ và phải căn c vào điều kiện thực tế của đoạn tuyến, tuyến đường về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, về lưu lượng, chng loại phương tiện và về thi gian trong ngày.

Đối với dự án đầu tư xây dựng mi hoặc nâng cấp, ci tạo công trình đường bộ, lắp đặt đầy đủ biển báo hạn chế tc độ trước khi đưa công trình vào sử dụng. Đi với đoạn tuyến, tuyến đường bộ đang khai thác thuộc phạm vi quản , cơ quan qun lý đưng bộ phải chủ động, kịp thời lắp đt biển báo hiệu đường bộ theo quy định.

2. Trên các đường nhánh ra, vào đường cao tốc, khi đặt biển báo hạn chế tc độ, trị stốc độ ghi trên biển không được dưới 50 km/h.

3. Cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều này, quyết định đặt biển báo hiệu các trường hợp dưới đây:

a) Đi với đường đôi, đt biển báo hạn chế tốc độ riêng cho từng chiều đường;

b) Đặt biển báo hạn chế tốc độ cho một khoảng thời gian trong ngày (biển phụ, bin điện t);

c) Đặt bin báo hạn chế tốc độ riêng đối với các loại phương tiện có nguy cơ mất an toàn giao thông cao;

đ) Đặt biển báo hạn chế tốc độ có trị số lớn hơn 60 km/h (đối với đoạn đường trong khu vực đông dân cư), ln hơn 90 km/h (đối với đoạn đường ngoài khu vực đông dân cư) cho các tuyến đường có vận tc thiết kế ln hơn vận tc tối đa quy định tại Điều 6, Điều 7 Thông tư này nhưng phải đảm bảo khai thác an toàn giao thông.

4. Cơ quan có thẩm quyền quyết định đặt biển báo đối với các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, bao gm:

a) Bộ Giao thông vận tải đối với đường bộ cao tốc;

b) Tổng cục Đường bộ Việt Nam đối với hệ thống quốc lộ và đường khác thuộc phạm vi qun lý ca Bộ Giao thông vận tải (trừ đường bộ cao tốc);

c) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đối với hệ thống đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường đô thị và đường chuyên dùng thuộc phạm vi quản lý.

Điều 11. Khoảng cách an toàn giữa hai xe khi tham gia giao thông trên đường

1. Khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ, người lái xe, người điều khin xe máy chuyên dùng phải giữ một khoảng cách an toàn đối vi xe chạy liền trước xe của mình; ở nơi có biển báo Cự ly tối thiểu giữa hai xephải giữ khoảng cách không nhỏ hơn trị sghi trên biển báo.

2. Khoảng cách an toàn giữa hai xe khi tham gia giao thông trên đưng

a) Trong điều kiện mặt đường khô ráo, khoảng cách an toàn ng với mỗi tc độ được quy định như sau:

Tốc độ lưu hành (km/h)

Khoảng cách an toàn tối thiu (m)

V = 60

35

60 < V ≤ 80

55

80 < V ≤ 100

70

100 < V ≤ 120

100

Khi điều khiển xe chạy với tc độ dưới 60 km/h, người lái xe phải chđộng giữ khoảng cách an toàn phù hợp với xe chạy liền trước xe của mình; khoảng cách này tùy thuộc vào mật độ phương tiện, tình hình giao thông thực tế để đảm bo an toàn giao thông.

b) Khi trời mưa, có sương mù, mặt đường trơn trượt, đường có địa hình quanh co, đèo dc, tm nhìn hạn chế, người lái xe phải điều chỉnh khoảng cách an toàn thích hợp lớn hơn trị số ghi trên bin báo hoặc tr sđược quy đnh tại điểm a Khoản này.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 12. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2019 và thay thế Thông tư số 91/2015/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưng Bộ Giao thông vận tải quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ gii, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ.

Điều 13. Tổ chức thực hiện

Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Tổng cục trưởng Tng cục Đường bộ Việt Nam, Giám đc S Giao thông vận tải các tnh và thành phố trc thuộc Trung ương; Th trưng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Thông tư này./.

 


Nơi nhận:
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND và Sở GTVT các tỉnh, thành phố trực Thuộc TW;
-
Bộ GTVT (Bộ trưng, các Th trưng;
- C
ục Kiểm tra văn bn (Bộ Tư pháp);
- C
ông báo;
- C
ng TTĐT Chính phủ;
- Trang TTĐT
Bộ GTVT;
- Báo Giao th
ông; Tp chí GTVT;
- Lưu VT, KCHT(
10).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Lê Đình Thọ