cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Thông tư số 10/2019/TT-BNV ngày 02/08/2019 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ Hướng dẫn việc xếp lương đối với ngạch công chức chuyên ngành văn thư

  • Số hiệu văn bản: 10/2019/TT-BNV
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Cơ quan ban hành: Bộ Nội vụ
  • Ngày ban hành: 02-08-2019
  • Ngày có hiệu lực: 20-09-2019
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 01-08-2021
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 681 ngày (1 năm 10 tháng 16 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 01-08-2021
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 01-08-2021, Thông tư số 10/2019/TT-BNV ngày 02/08/2019 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ Hướng dẫn việc xếp lương đối với ngạch công chức chuyên ngành văn thư bị bãi bỏ, thay thế bởi Thông tư số 2/2021/TT-BNV ngày 11/06/2021 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ Quy định mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với các ngạch công chức chuyên ngành hành chính và công chức chuyên ngành văn thư”. Xem thêm Lược đồ.

BỘ NỘI VỤ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 10/2019/TT-BNV

Hà Nội, ngày 02 tháng 08 năm 2019

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN VIỆC XẾP LƯƠNG ĐỐI VỚI CÁC NGẠCH CÔNG CHỨC CHUYÊN NGÀNH VĂN THƯ

Căn cứ Luật Cán bộ, công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức;

Căn cứ Nghị định s 161/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về tuyn dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức và thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập;

Căn cứ Nghị định s 34/2017/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;

Căn cứ Nghị định s 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;

Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Thông tư hướng dẫn việc xếp lương đối với các ngạch công chức chuyên ngành văn thư.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đi tượng áp dụng

1. Thông tư này hướng dẫn việc xếp lương đối với các ngạch công chức chuyên ngành văn thư quy định tại Thông tư số 14/2014/TT-BNV ngày 31 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định mã số ngạch và tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn các ngạch công chức chuyên ngành văn thư (sau đây viết tắt là Thông tư số 14/2014/TT-BNV).

2. Thông tư này áp dụng đối với công chức chuyên ngành văn thư làm việc trong cơ quan, tchức của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước và tchức chính trị - xã hội ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện.

Điều 2. Áp dụng bảng lương đối với các ngạch công chức chuyên ngành văn thư

1. Các ngạch công chức chuyên ngành văn thư quy định tại Thông tư số 14/2014/TT-BNV được áp dụng Bảng 2 (Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, cụ thể như sau:

a) Ngạch văn thư chính (mã số 02.006) áp dụng bảng lương công chức loại A2 (nhóm 1);

b) Ngạch văn thư (mã số 02.007) áp dụng bảng lương công chức loại A1;

c) Ngạch văn thư trung cấp (mã số 02.008) áp dụng bảng lương công chức loại B.

2. Trường hợp công chức được tuyển dụng vào vị trí việc làm có yêu cầu ngạch công chức tương ứng là ngạch văn thư trung cấp nhưng có trình độ cao đẳng trở lên thì bổ nhiệm vào ngạch văn thư trung cấp và áp dụng bảng lương của công chức loại B.

Điều 3. Việc chuyển xếp lương đối với công chc đang làm công tác văn thư

Việc chuyển xếp lương đối với công chức đang làm công tác văn thư từ các ngạch công chức chuyên ngành văn thư hiện giữ hoặc các ngạch công chức khác sang ngạch công chức chuyên ngành văn thư quy định tại Thông tư số 14/2014/TT-BNV được thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 2 Mục II Thông tư số 02/2007/TT-BNV ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức, cụ thể như sau:

1. Xếp lương ngạch văn thư chính (mã số 02.006) đối với công chức hiện đang xếp lương ngạch chuyên viên chính văn thư và tương đương.

2. Xếp lương ngạch văn thư (mã số 02.007) đối với công chức hiện đang xếp lương ngạch chuyên viên văn thư và tương đương.

3. Xếp lương ngạch văn thư trung cấp (mã số 02.008) đối với công chức hiện đang xếp lương ngạch cán sự văn thư và tương đương hoặc công chức hiện đang xếp lương ngạch nhân viên văn thư có trình độ từ trung cấp trở lên.

Điều 4. Tổ chc thc hin

1. Người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức có trách nhiệm rà soát các vị trí việc làm của cơ quan, tổ chức, lập danh sách công chức chuyên ngành văn thư thuộc thẩm quyền quản lý, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định bổ nhiệm vào ngạch và xếp lương hoặc quyết định bnhiệm vào ngạch và xếp lương theo phân cấp, ủy quyền.

2. Người đứng đầu cơ quan quản lý công chức có trách nhiệm:

a) Chỉ đạo các cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý thực hiện việc bổ nhiệm vào ngạch và xếp lương đối với công chức chuyên ngành văn thư theo đúng quy định tại Thông tư này.

b) Quyết định hoặc phân cấp, ủy quyền bổ nhiệm vào ngạch và xếp lương đối với công chức vào các ngạch công chức chuyên ngành văn thư quy định tại Thông tư này;

c) Giải quyết theo thẩm quyền những vướng mắc trong quá trình bổ nhiệm và xếp lương đối với công chức chuyên ngành văn thư thuộc thẩm quyền quản lý.

3. Các đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp hiện đang áp dụng các quy định tại Thông tư 14/2014/TT-BNV để tuyển dụng, sử dụng và quản lý người làm công tác văn thư thì được áp dụng các quy định tại Thông tư này để xếp lương đối với người làm công tác văn thư.

Điều 5. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 9 năm 2019.

Điều 6. Trách nhiệm thi hành

1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Thông tư này.

2. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Nội vụ để xem xét, giải quyết./.

 


Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- S
Nội vụ các tỉnh, thành phtrực thuộc TW;
- Công báo, Website Chính phủ; Website Bộ Nội vụ;
- Bộ Nội vụ: Bộ trưởng, Thứ trưởng, các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ;
- Lưu
: VT, TCCB (20b), CCVC (10b), TL (10b), Cục VTLTNN(10b).

BỘ TRƯỞNG




Lê Vĩnh Tân