cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Nghị quyết số 05/2019/NQ-HĐND ngày 12/07/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tiền Giang Quy định về chế độ chi đảm bảo hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tiền Giang

  • Số hiệu văn bản: 05/2019/NQ-HĐND
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Cơ quan ban hành: Tỉnh Tiền Giang
  • Ngày ban hành: 12-07-2019
  • Ngày có hiệu lực: 01-08-2019
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 01-01-2021
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 519 ngày (1 năm 5 tháng 4 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 01-01-2021
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 01-01-2021, Nghị quyết số 05/2019/NQ-HĐND ngày 12/07/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tiền Giang Quy định về chế độ chi đảm bảo hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tiền Giang bị bãi bỏ, thay thế bởi Nghị quyết số 27/2020/NQ-HĐND ngày 10/12/2020 của Hội đồng nhân dân Tỉnh Tiền Giang Bãi bỏ Nghị quyết 05/2019/NQ-HĐND quy định về chế độ chi đảm bảo hoạt động của Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Tiền Giang”. Xem thêm Lược đồ.

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH TIỀN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 05/2019/NQ-HĐND

Tiền Giang, ngày 12 tháng 7 năm 2019

 

NGHỊ QUYẾT

QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ CHI ĐẢM BẢO HOẠT ĐỘNG CỦA ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI TỈNH TIỀN GIANG

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG
KHÓA IX - KỲ HỌP THỨ 9

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị quyết số 524/2012/UBTVQH13 ngày 20 tháng 9 năm 2012 của Ủy ban Thường vụ Quc hội về một số chế độ chi tiêu bảo đảm hoạt động của Quốc hội;

Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;

Căn cứ Nghị quyết số 580/2018/UBTVQH14 ngày 04 tháng 10 năm 2018 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thí điểm hợp nhất Văn phòng Đoàn đại biểu quốc hội, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

Xét Tờ trình số 177/TTr-UBND ngày 13 tháng 6 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đề nghị Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết quy định chế độ chi đảm bảo hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tiền Giang; Báo cáo thẩm tra số 56/BC-HĐND ngày 02 tháng 7 năm 2019 của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh:

Nghị quyết này quy định chế độ chi đảm bảo hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tiền Giang.

2. Đối tượng áp dụng:

a) Đại biểu Quốc hội bao gồm: đại biểu hoạt động chuyên trách và đại biểu hoạt động không chuyên trách;

b) Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động phục vụ hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội.

Điều 2. Chế độ chi lấy ý kiến tham gia dự án luật

Chi lấy ý kiến tham gia dự án luật bao gồm các khoản: chi cho các tổ chức, cá nhân để nghiên cứu, tham gia ý kiến với Đoàn đại biểu Quốc hội về dự án luật; chi tổ chức các cuộc họp để lấy ý kiến của các ban, ngành ở địa phương, các chuyên gia tham gia vào dự án luật. Mức chi cụ thể được quy định như sau:

1. Chi cho việc nghiên cứu góp ý bằng văn bản:

Chi cho các tổ chức, cá nhân để nghiên cứu, tham gia ý kiến với Đoàn đại biểu Quốc hội về dự án luật với mức chi tối đa là 4.000.000 đồng/bài.

Tùy theo nội dung và tính cấp thiết của dự án luật, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội hoặc Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội xem xét thực hiện ký hợp đồng các tổ chức, cá nhân.

2. Chi họp góp ý:

a) Ý kiến tham luận bằng văn bản của thành viên tham dự: mức chi là 600.000 đồng/bài tham luận/dự án luật;

b) Chi các cuộc họp:

- Người chủ trì: 200.000 đồng/người/buổi;

- Đại biểu Quốc hội: 150.000 đồng/người/buổi;

- Khách mời: 100.000 đồng/người/buổi;

- Công chức, viên chức và người lao động phục vụ cuộc họp (báo, đài, photo tài liệu, phục vụ) mức chi là 80.000 đồng/người/buổi.

3. Chi xây dựng báo cáo tổng hợp ý kiến tham gia: mức chi tối đa là 800.000 đồng/báo cáo/dự án luật.

Điều 3. Chế độ chi cho công tác giám sát, khảo sát

1. Chi cho đoàn giám sát, khảo sát:

a) Chi xây dựng văn bản giám sát:

- Chi xây dựng Quyết định thành lập Đoàn giám sát: mức chi là 1.200.000 đồng/quyết định (bao gồm cả kế hoạch và nội dung giám sát);

- Chi xây dựng đề cương giám sát: mức chi từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng/đề cương (là đề cương gửi đến đơn vị giám sát, yêu cầu báo cáo);

- Chi xây dựng báo cáo chung kết quả giám sát của các Đoàn công tác giám sát: mức chi từ 1.800.000 đồng đến 3.000.000 đồng/báo cáo.

b) Chi xây dựng văn bản khảo sát:

- Chi xây dựng Quyết định thành lập Đoàn khảo sát, mức chi là 1.200.000 đồng/quyết định (bao gồm cả kế hoạch và nội dung khảo sát);

- Chi xây dựng đề cương khảo sát, mức chi từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng/đề cương (là đề cương gửi đến đơn vị khảo sát, yêu cầu báo cáo);

- Chi xây dựng báo cáo chung kết quả khảo sát của các Đoàn công tác khảo sát, mức chi từ 1.200.000 đồng đến 2.000.000 đồng/báo cáo.

c) Chi cho thành viên đoàn trong thời gian tham gia đoàn đi công tác thực hiện giám sát, khảo sát:

Trong thời gian thực hiện giám sát, khảo sát, ngoài chế độ công tác phí theo quy định của pháp luật hiện hành, chế độ chi đối với các đoàn giám sát, khảo sát của Đoàn đại biểu Quốc hội được quy định như sau:

- Trưởng đoàn: 200.000 đồng/người/buổi;

- Đại biểu Quốc hội: 150.000 đồng/người/buổi;

- Khách mời: 100.000 đồng/người/buổi;

- Cán bộ, công chức và người lao động phục vụ đoàn: 80.000 đồng/người/buổi.

d) Chi các cuộc họp giám sát, khảo sát:

- Trưởng đoàn: 200.000 đồng/người/buổi;

- Đại biểu Quốc hội: 150.000 đồng/người/buổi;

- Khách mời: 100.000 đồng/người/buổi;

- Công chức, viên chức và người lao động phục vụ cuộc họp (báo, đài, photo tài liệu, phục vụ) mức chi là 80.000 đồng/người/buổi.

2. Chi giám sát văn bản quy phạm pháp luật:

Mức chi áp dụng theo quy định hiện hành của Nhà nước về chi cho công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật. Riêng báo cáo kết quả giám sát văn bản quy phạm pháp luật: mức chi từ 1.800.000 đồng đến 3.000.000 đồng/báo cáo.

3. Chi giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo:

a) Chi cho việc nghiên cứu tổng hợp, báo cáo về công tác xử lý đơn thư: 500.000 đồng/báo cáo;

b) Chi xây dựng báo cáo giám sát việc giải quyết vụ việc khiếu nại, tố cáo trình Ủy ban thường vụ Quốc hội: mức chi từ 1.800.000 đồng đến 3.000.000 đồng/báo cáo;

c) Chi xác minh thu thập thông tin: 80.000 đồng/người/buổi.

4. Chi giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri:

Chi xây dựng báo cáo, giám sát việc giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri; báo cáo đề xuất xử lý, giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri; báo cáo tổng hợp kết quả giải quyết kiến nghị của cử tri: mức chi từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng/báo cáo.

Riêng báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri trình Quốc hội: mức chi tối đa là 3.000.000 đồng/báo cáo.

Điều 4. Chế độ chi tiếp xúc cử tri theo chương trình tiếp xúc cử tri của Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội

1. Đoàn đại biểu Quốc hội chi cho mỗi điểm tiếp xúc cử tri chung của Đoàn là 4.500.000 đồng/điểm; điểm tiếp xúc cử tri của Tổ đại biểu Quốc hội (tính theo đơn vị bầu cử) là 3.500.000 đồng/điểm để thực hiện các chi phí cần thiết như: trang trí, thuê địa điểm, nước uống, bảo vệ,...

Khi có yêu cầu thực sự cần thiết, đại biểu Quốc hội báo cáo Trưởng đoàn xem xét quyết định việc đại biểu Quốc hội tỉnh tham gia tiếp xúc cử tri ngoài tnh nhưng không quá 02 lần/năm; khi đó, ngoài việc phục vụ phương tiện đi lại, mức chi cho các chi phí khác là 9.000.000 đồng/lần tiếp xúc cử tri ngoài tỉnh.

2. Ngoài chế độ thanh toán công tác phí theo quy định, thực hiện khoán chi tiếp xúc cử tri với mức chi như sau:

a) Đại biểu Quốc hội: 7.000.000 đồng/đại biểu/năm (bao gồm cả tiếp xúc cử tri định kỳ trước, sau các kỳ họp Quốc hội và tiếp xúc cử tri không định kỳ, như: tiếp xúc cử tri nơi cư trú, nơi công tác...);

b) Cán bộ, công chức, nhân viên phục vụ Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội tham gia tiếp xúc cử tri được thanh toán 500.000 đồng/đợt tiếp xúc cử tri.

3. Chi xây dựng báo cáo kết quả tiếp xúc cử tri:

a) Đối với báo cáo kết quả tiếp xúc cử tri của mỗi Tổ đại biểu Quốc hội (tính theo đơn vị bầu cử): 300.000 đồng/báo cáo/đợt tiếp xúc cử tri (kèm nội dung báo cáo và phải có xác nhận của lãnh đạo Văn phòng phụ trách);

b) Đối với báo cáo kết quả tiếp xúc ctri chung của cả Đoàn đại biểu Quốc hội: 500.000 đồng/báo cáo.

Điều 5. Chế độ chi tiếp công dân và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo

1. Chi tiếp công dân:

a) Đại biểu Quốc hội tiếp công dân tại trụ sở làm việc, chế độ chi được quy định như sau:

- Đại biểu Quốc hội, đại diện lãnh đạo cơ quan liên quan được phân công tiếp công dân: 150.000 đồng/người/buổi;

- Công chức phục vụ trực tiếp đại biểu Quốc hội tiếp công dân: 80.000 đồng/người/buổi;

- Công chức, người lao động (kể cả cán bộ, công chức, người lao động của cơ quan báo, đài và các cơ quan khác) phục vụ gián tiếp đại biểu Quốc hội tiếp công dân: 50.000 đồng/người/buổi.

b) Trường hợp cán bộ, công chức tiếp công dân không có sự tham gia của Đại biểu Quốc hội thì chế độ chi thực tế theo quy định của pháp luật về chế độ chi đối với việc tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, mức chi cụ thể như sau:

- Cán bộ, công chức chưa hưởng phụ cấp trách nhiệm theo nghề thanh tra, khi trực tiếp tham gia công tác tiếp công dân: 50.000 đồng/người/buổi;

- Cán bộ, công chức đang hưởng phụ cấp trách nhiệm theo nghề thanh tra, khi trực tiếp tham gia công tác tiếp công dân: 40.000 đồng/người/buổi;

- Cán bộ, công chức phục vụ gián tiếp: 25.000 đồng/người/buổi.

c) Chi xây dựng báo cáo Quốc hội về tình hình tiếp công dân: mức chi từ 1.200.000 đến 2.000.000 đồng/báo cáo.

2. Chi xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo: Thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo. Riêng đối với chi xây dựng báo cáo của Đoàn đại biểu Quốc hội kiến nghị giải quyết các vụ khiếu nại, tố cáo hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét giải quyết mức chi tối đa là 1.000.000 đồng/báo cáo.

Điều 6. Chế độ chi cho công tác xây dựng báo cáo trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội

Chi xây dựng báo cáo của Đoàn đại biểu Quốc hội trình Ủy ban thường vụ Quốc hội (gồm báo cáo 6 tháng, năm, nhiệm kỳ và các báo cáo giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo) mức chi từ 1.800.000 đồng đến 3.000.000 đồng/báo cáo.

Điều 7. Chế độ công tác phí, hội nghị

Ngoài chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc họp theo quy định tại Nghị quyết số 28/2017/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tiền Giang, chế độ chi trong một số trường hợp được quy định như sau:

1. Đối với đại biểu Quốc hội tham gia các Đoàn công tác của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, các cơ quan của Ủy ban Thường vụ Quốc hội:

a) Trong thời gian tập trung công tác theo đoàn, cơ quan chủ trì đoàn công tác bảo đảm thanh toán phương tiện đi lại, tiền thuê chỗ ở nơi đến công tác, cước hành lý, tài liệu mang theo để làm việc (nếu có) cho các thành viên tham gia đoàn công tác. Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh chịu trách nhiệm về phương tiện phục vụ đại biểu Quốc hội đến điểm tập trung chung của Đoàn công tác và ngược lại;

b) Chế độ công tác phí đi, về từ nơi cư trú, làm việc đến địa điểm tập trung công tác theo đoàn, trừ trường hợp cơ quan chủ trì đoàn quyết định bảo đảm vé máy bay và một số khoản chi công tác phí khác (được thông báo cụ thể trên giấy mời, giấy triệu tập, chương trình, kế hoạch công tác...), được quy định như sau:

- Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh đảm bảo điều kiện đi lại và công tác phí cho các đại biểu Quốc hội của Đoàn. Riêng đại biểu Quốc hội ở Trung ương thực hiện như sau:

+ Đối với đại biểu Quốc hội chuyên trách Trung ương do Văn phòng Quốc hội bảo đảm;

+ Đối với đại biểu Quốc hội không chuyên trách ở Trung ương do cơ quan, đơn vị nơi đại biểu công tác bảo đảm.

- Các cơ quan, đơn vị thụ hưởng ngân sách nhà nước bảo đảm công tác phí cho công chức của đơn vị mình.

2. Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh thanh toán toàn bộ tiền công tác phí theo quy định cho đại biểu Quốc hội thuộc Đoàn mình khi tham gia các hoạt động tiếp xúc cử tri, giám sát hoặc thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Đoàn đại biểu Quốc hội.

Riêng đại biểu Quốc hội ở Trung ương, khi tham gia các hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội tại địa phương nơi ứng cử, tiền công tác phí đi, về giữa Trung ương và địa phương, thực hiện như sau:

a) Đối với đại biểu Quốc hội chuyên trách ở Trung ương do Văn phòng Quốc hội bảo đảm;

b) Đối với đại biểu Quốc hội không chuyên trách ở Trung ương do cơ quan, đơn vị nơi đại biểu công tác bảo đảm.

3. Chi tiền ăn, nghỉ tại hội nghị và khi đi công tác:

a) Định mức chi tiền ăn dọc đường của đại biểu Quốc hội tham gia các đoàn công tác do cơ quan của Quốc hội, các cơ quan của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, của Đoàn đại biểu Quốc hội tổ chức, tối đa theo mức tiền án của đại biểu Quốc hội tại kỳ họp Quốc hội gần nhất.

Các ngày tham dự hội nghị, ngày đi công tác đã được thanh toán tiền ăn thì không được thanh toán phụ cấp lưu trú (kinh phí hỗ trợ tiền ăn và tiêu vặt).

b) Chế độ phòng nghỉ của đại biểu Quốc hội khi đi công tác:

Đại biểu Quốc hội được bố trí phòng nghỉ theo tiêu chuẩn 01 người/phòng, mức chi thanh toán áp dụng theo quy định tại Nghị quyết số 28/2017/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tiền Giang.

4. Các cuộc họp toàn thể của Đoàn đại biểu Quốc hội, bao gồm cả họp trực tuyến (không bao gồm các cuộc họp giám sát, góp ý vào dự án luật), mức chi cụ thể như sau:

a) Đại biểu chủ trì: 200.000 đồng/người/buổi;

b) Đại biểu Quốc hội: 150.000 đồng/người/buổi;

c) Khách mời: 100.000 đồng/người/buổi;

d) Công chức, viên chức và người lao động phục vụ cuộc họp (báo, đài, photo tài liệu, phục vụ) mức chi là 80.000 đồng/người/buổi.

5. Đại biểu Quốc hội, cán bộ, công chức được đi công tác bằng máy bay thực hiện đưa đón như sau:

a) Từ địa phương đến sân bay và ngược lại: Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí phương tiện phục vụ đại biểu;

b) Từ sân bay nơi đến về nơi ở hoặc nơi hội nghị và ngược lại: Đại biểu được thanh toán chi phí thuê taxi thực tế.

Điều 8. Chi hỗ trợ đối với đại biểu Quốc hội

1. Chi hỗ trợ đối với đại biểu Quốc hội tự nghiên cứu để tham gia ý kiến vào các dự án luật:

Mức chi đối với dự án luật ban hành mới, dự án luật thay thế là 1.000.000 đồng/dự án/năm; đối với dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều là 500.000 đồng/dự án/năm (không chi 02 lần cho cùng 01 dự án luật trong năm).

2. Mỗi nhiệm kỳ Quốc hội, đại biểu Quốc hội được cấp tiền may 02 bộ lễ phục với mức chi 5.000.000 đồng/bộ.

3. Mỗi nhiệm kỳ Quốc hội, đại biểu Quốc hội được trang cấp một máy vi tính xách tay. Các phương tiện khác phục vụ công tác của đại biểu Quốc hội được trang bị, quản lý theo quy định hiện hành của Nhà nước.

4. Chế độ trang bị, sử dụng điện thoại di động, điện thoại công vụ tại nhà riêng:

Ngoài các đối tượng được trang bị điện thoại và định mức sử dụng theo quy định hiện hành của Nhà nước, đối với Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách, chế độ chi được áp dụng như đối với Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh.

5. Đại biểu Quốc hội được cấp tài liệu bao gồm: Công báo, báo Nhân dân, báo địa phương, phí khai thác internet theo mức khoán bằng 1.000.000 đồng/người/tháng.

6. Chế độ hỗ trợ khám, chăm sóc sức khỏe định kỳ, nghỉ dưỡng hàng năm:

Đại biểu Quốc hội được hỗ trợ kinh phí khám, chăm sóc sức khỏe, nghỉ dưỡng hàng năm theo mức là 5.000.000 đồng/người/năm. Riêng năm chuyển giao nhiệm kỳ, đại biểu Quốc hội (không bao gồm đại biểu tái cử) được hỗ trợ bằng 50% mức trên.

7. Chế độ khoán chi họp đối với Đại biểu Quốc hội chuyên trách: 4.000.000 đồng/người/tháng.

Điều 9. Chi hỗ trợ đối với cán bộ, công chức và người lao động phục vụ hoạt động Đoàn đại biểu Quốc hội

1. Cán bộ, công chức phục vụ trực tiếp Đoàn đại biểu Quốc hội được hỗ trợ kinh phí xây dựng Luật tối đa đối với dự án luật ban hành mới, dự án luật thay thế là 800.000 đồng/dự án/năm; đối với dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều là 400.000 đồng/dự án/năm nhưng không quá 15.000.000 đồng/người/năm.

Trong phạm vi dự toán kinh phí chi phục vụ hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội hàng năm, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội quyết định mức chi hỗ trợ kinh phí xây dựng Luật cho cán bộ, công chức phục vụ hoạt động Đoàn đại biểu Quốc hội, nhưng tối đa không quá định mức chi trên.

2. Mỗi nhiệm kỳ Quốc hội, cán bộ, công chức, người lao động phục vụ trực tiếp Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội được cấp tiền may 01 bộ lễ phục với mức chi 5.000.000 đồng/bộ.

Điều 10. Chế độ chi khác phục vụ hoạt động

1. Chế độ chi mi chuyên gia:

Đại biểu Quốc hội được mời chuyên gia nghiên cứu để phục vụ công tác đại biểu. Kinh phí mời chuyên gia của đại biểu Quốc hội (bao gồm đại biểu Quốc hội không chuyên trách ở cơ quan Trung ương) do Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh bảo đảm.

Mức chi mời chuyên gia theo thỏa thuận bằng văn bản giữa đại biểu Quốc hội và chuyên gia với mức chi không quá 2.000.000 đồng/bài và không quá 50.000.000 đồng/đại biểu/năm. Riêng năm chuyển giao giữa 2 nhiệm kỳ không quá 25.000.000 đồng/đại biểu/năm.

Hồ sơ quyết toán cần có các văn bản quy định cụ thể: hợp đồng, thanh lý hợp đồng và sản phẩm kèm theo.

2. Xin ý kiến bằng văn bản các cá nhân liên quan đối với các văn bản có nội dung phức tạp: mức chi từ 100.000 đồng/người/lần đến 300.000 đồng/người/lần, tổng mức chi xin ý kiến một cá nhân là 1.000.000 đồng/văn bản. Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội hoặc Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội quyết định việc xin ý kiến.

3. Chế độ tặng quà đối với các đối tượng chính sách - xã hội và các đối tượng khác:

a) Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội: tặng quà cho tập thể mức cao nhất là 3.000.000 đồng/lần; tặng quà cho cá nhân mức cao nhất là 700.000 đồng/lần;

b) Tổng số tiền quà tặng đối với Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tiền Giang không quá 120.000.000 đồng/năm.

4. Chế độ tặng quà lưu niệm:

a) Đại biểu Quốc hội, cán bộ, công chức, người lao động được tặng quà lưu niệm khi kết thúc nhiệm kỳ Quốc hội, mức chi do Trưng Đoàn đại biểu Quốc hội quyết định;

b) Cán bộ, công chức, người lao động trực tiếp giúp việc Đoàn đại biểu Quốc hội khi chuyển công tác sang cơ quan khác, nghỉ hưu được tặng quà lưu niệm với mức chi tối đa là 1.500.000 đồng.

5. Chế độ thăm hỏi trợ cấp:

a) Đối với đại biểu Quốc hội:

- Đại biểu Quốc hội khi ốm đau được chi tiền thăm hỏi 1.000.000 đồng/người/lần. Trường hợp bị bệnh hiểm nghèo thì mức chi trợ cấp là 5.000.000 đồng/người/lần, chi không quá 2 lần/người/năm, do Trưng Đoàn quyết định;

- Chi thăm hỏi ốm đau, các vị nguyên là đại biểu Quốc hội: 1.000.000 đồng/người/lần;

- Các đối tượng sau nếu từ trần thì gia đình được trợ cấp 2.000.000 đồng:

+ Đại biểu Quốc hội, nguyên đại biểu Quốc hội;

+ Cha, mẹ đẻ; cha, mẹ vợ (chng); vợ (chng); con của đại biểu Quốc hội.

b) Đối với cán bộ, công chức, người lao động trực tiếp giúp việc Đoàn đại biểu Quốc hội:

Chế độ thăm hi m đau, trợ cấp đối với cán bộ, công chức, người lao động đương nhiệm, nghỉ hưu được áp dụng như đối với đại biểu Quốc hội. Riêng trường hợp bị bệnh hiểm nghèo, khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn thì tùy theo hoàn cảnh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội quyết định mức trợ cấp nhưng không vượt quá 5.000.000 đồng/người/năm.

c) Đối với cán bộ, công chức thuộc diện Tỉnh ủy quản lý: mức chi thăm bệnh là 1.000.000 đồng/người/lần; mức chi thăm viếng khi từ trần là 2.000.000 đồng.

6. Các chế độ chi khác:

- Trường hợp tổ chức các cuộc họp vào các ngày nghỉ, ngày lễ thì mức chi thực hiện theo quy định của Bộ Luật lao động;

- Các nội dung quy định theo khung mức chi từ tối thiểu đến tối đa, mức chi tối đa giao lãnh đạo Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh quyết định;

- Các chế độ chi khác thực hiện theo quy định hiện hành của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Văn phòng Quốc hội.

Điều 11. Nguồn kinh phí thực hiện

Nguồn kinh phí bảo đảm hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội được quy định tại Nghị quyết này do ngân sách cấp tỉnh bảo đảm và được bố trí trong dự toán chi ngân sách hàng năm của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

Điều 12. Tổ chức thực hiện

Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết.

Giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Tiền Giang Khóa IX, Kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 12 tháng 7 năm 2019 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 8 năm 2019./.

 


Nơi nhận:
- UB.Thường vụ Quốc hội;
- VP. Quốc hội, VP. Chính phủ;
- HĐDT và các Ủy ban của Qu
c hội;
- Ban Công tác đại biểu (UBTVQH);
- Các Bộ: Tài chính, Tư pháp, KH&ĐT;
- Cục Kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp);
- Vụ Công tác đạ
i biểu (VPQH);
- Cục Hành chính - Quản trị
II (VPCP);
- K
iểm toán Nhà nước khu vực IX;
- Các đ/c UVBTV Tỉnh ủy;
- UBND, UB. MTTQ tỉnh;
- Các Sở,
Ban ngành, đoàn thtỉnh;
- ĐB. Quốc hội đơn vị t
nh Tiền Giang;
- ĐB. HĐND tỉnh;
- TT. HĐND, UBND các huyện, thành, thị;
- TT. HĐND các xã, phường, thị trấn;
- Báo Ấp Bắc;
- Trung tâm Công báo tỉnh;
- Lưu: VT.

CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Danh