cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Quyết định số 21/2019/QĐ-UBND ngày 04/07/2019 Quy định về mức giá tối đa dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

  • Số hiệu văn bản: 21/2019/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Cơ quan ban hành: Tỉnh Thanh Hóa
  • Ngày ban hành: 04-07-2019
  • Ngày có hiệu lực: 01-01-2020
  • Tình trạng hiệu lực: Đang có hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 1776 ngày (4 năm 10 tháng 16 ngày)
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 21/2019/QĐ-UBND

Thanh Hóa, ngày 04 tháng 7 năm 2019

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ MC GIÁ TỐI ĐA DỊCH VỤ THU GOM, VẬN CHUYN VÀ XLÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT SỬ DỤNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐA BÀN TỈNH THANH HÓA

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22/6/2015;

Căn cứ Luật giá ngày 20/6/2012;

Căn cứ Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giá, Nghị định số 149/2016/NĐ-CP ngày 11/11/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013;

Căn cứ Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường;

Căn cứ Thông tư số 56/2014/TT-BTC ngày 28/4/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ, Thông tư số 233/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 56/2014/TT-BTC ngày 28/4/2014;

Căn cứ Thông tư số 25/2014/TT-BTC ngày 17/02/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định phương pháp định giá chung đối với hàng hóa, dịch vụ;

Căn cứ Thông tư số 26/2015/TT-BLĐTBXH ngày 14/7/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội hướng dẫn xác định chi phí tiền lương trong giá sản phẩm dịch vụ công ích đô thị sử dụng vốn ngân sách nhà nước;

Căn cứ Thông tư số 14/2017/TT-BXD ngày 28/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định và quản lý chi phí dịch vụ công ích đô thị; Quyết định số 592/QĐ-BXD ngày 30/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc công bố định mức dự toán thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn đô thị; Quyết định số 1354/QĐ-BXD ngày 29/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc công bố suất vốn đầu tư xây dựng và mức chi phí xử lý chất thải rắn sinh hoạt;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 583/TTr-STNMT ngày 04/6/2019, Công văn số 3450/STNMT-BVMT ngày 18/6/2019 và Công văn số 3810/STNMT-BVMT ngày 03/7/2019 về ban hành giá tối đa dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về mức giá tối đa dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2020, thay thế Quyết định số 3355/2017/QĐ-UBND ngày 07 tháng 9 năm 2017 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc ban hành đơn giá tối đa dịch vụ thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở, Trưởng các ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3 Quyết định;
- Văn phòng Chính phủ (để báo cáo);
- Các Bộ: Tài chính, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường (để báo cáo);
- Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh (để báo cáo);
- Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa (để báo cáo);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Ủy ban MTTQ tỉnh và các đoàn thể cấp tỉnh;
- Công báo tỉnh Thanh Hóa;
- Cổng TTĐT tỉnh Thanh Hóa;
- Lưu: VT, KTTC. (thht)

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Thị Thìn

 

QUY ĐỊNH

VMỨC GIÁ TỐI ĐA DỊCH VỤ THU GOM, VẬN CHUYỂN VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT SỬ DỤNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA
(Ban hành kèm theo quyết định s: 21/2019/QĐ-UBND ngày 04 tháng 7 năm 2019 của UBND tỉnh Thanh Hóa)

Điều 1. Đối tượng, phạm vi áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh

Quyết định này quy định mức giá tối đa dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

2. Đối tượng áp dụng

a) Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được cung cấp dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt;

b) Các tổ chức cung cấp dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt;

c) Các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Điều 2. Mức giá tối đa dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

1. Giá tối đa dịch vụ thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng)

STT

Đối tượng

Đơn vị tính

Mức giá tối đa

1

Hộ gia đình, cá nhân không có hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ gắn liền với nhà ở của hộ gia đình

 

 

a

- Khu vực đô thị

đồng/người/tháng

11.000

b

- Khu vực nông thôn vùng đồng bằng, trung du, ven biển

đồng/người/tháng

6.000

c

- Khu vực nông thôn miền núi khó khăn

đồng/người/tháng

4.000

2

Tổ chức: Các cơ sở, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; cơ quan, trường học, bệnh viện; trung tâm thương mại, chợ, siêu thị, nhà hàng, khách sạn, khu di tích lịch sử - văn hóa, nhà ga, bến xe; các khu vực vui chơi, giải trí, khu vực công cộng khác

 

 

a

- Có khối lượng rác nhỏ hơn hoặc bằng 1,0 m3/tháng

đồng/cơ sở/tháng

170.000

b

- Có khối lượng rác lớn hơn 1,0 m3/tháng

đồng/m3

180.000

- Khu vực đô thị gồm các phường của thành phố Thanh Hóa, thành phố sầm Sơn, thị xã Bỉm Sơn và thị trấn của các huyện. Khu vực nông thôn vùng đồng bằng, trung du, ven biển là các xã thuộc thành phố Thanh Hóa, thành phố Sầm Sơn, thị xã Bỉm Sơn và các xã thuộc các huyện đồng bằng trung du, ven biển. Khu vực nông thôn miền núi khó khăn là các xã thuộc 11 huyện miền núi.

- Giá dịch vụ thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt áp dụng đối với cá nhân thực hiện thu theo số nhân khẩu thường trú thực tế tại hộ gia đình. Các hộ gia đình vừa có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ vừa kết hợp với sinh hoạt hằng ngày thực hiện thu theo giá dịch vụ áp dụng đối với tổ chức.

- Giá dịch vụ thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt nêu trên được tính với cự ly vận chuyển trung bình là 20 km. Khi cự ly vận chuyển tăng lên được nhân với hệ số điều chỉnh, cụ thể: Cự ly từ 20 đến dưới 25 km, hệ số là 1,06; cự ly từ 25 đến dưới 30 km, hệ số là 1,12; cự ly từ 30 đến dưới 35 km, hệ số là 1,16; cự ly từ 35 đến 40 km, hệ số là 1,20.

2. Giá tối đa dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng)

STT

Biện pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt của đơn vị cung cấp dịch vụ

Đơn v tính

Mức giá tối đa

1

Xử lý bằng công nghệ đốt

đồng/m3

210.000

2

Xử lý bằng công nghệ chế biến phân vi sinh, tái chế kết hợp đốt (công nghệ hỗn hợp)

đồng/m3

170.000

3

Xử lý bằng công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh

đồng/m3

70.000

Điều 3. Giá tối đa dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt thanh toán cho nhà đầu tư tại các khu xử lý (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng)

STT

Công suất, biện pháp xử lý

Mức giá tối đa (đồng/tấn)

Ghi chú

Công nghệ, thiết bị nước ngoài

Công nghệ, thiết bị trong nước

I

Cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng công nghệ đốt

1

Công suất từ 10 đến dưới 50 tấn/ngày

340.000

320.000

Chỉ áp dụng cho các lò đốt đang hoạt động, không áp dụng đối với dự án đầu tư mới.

2

Công suất từ 50 đến dưới 300 tấn/ngày

480.000

440.000

 

3

Công suất từ 300 đến dưới 500 tấn/ngày

470.000

420.000

 

4

Công suất từ 500 tấn/ngày trở lên

450.000

390.000

 

II

Cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng công nghệ chế biến phân vi sinh, tái chế kết hợp đốt (công nghệ hỗn hợp)

1

Công suất từ 100 đến dưới 300 tấn/ngày

390.000

360.000

 

2

Công suất từ 300 đến dưới 500 tấn/ngày

350.000

320.000

 

3

Công suất từ 500 tấn/ngày trở lên

330.000

300.000

 

III

Cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh

1

Công suất từ 10 đến 100 tấn/ngày

140.000

(có tính khấu hao)

130.000

(không tính khấu hao)

Chỉ áp dụng cho các bãi chôn lấp đang hoạt động, không áp dụng đối với dự án đầu tư mới

Điều 4. Tổ chức thực hiện

1. Các đơn vị cung cấp dịch vụ có trách nhiệm xây dựng phương án dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo quy định tại Thông tư số 25/2014/TT-BTC ngày 17/02/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Thông tư số 07/2017/TT-BXD ngày 15/5/2017 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng và các quy định hiện hành trình UBND cấp huyện quyết định; báo cáo phạm vi thu gom, khối lượng thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt của cá nhân và tổ chức làm cơ sở để ký kết, thanh toán hợp đồng thực hiện dịch vụ với các cơ quan, địa phương theo quy định. Đơn vị cung cấp dịch vụ có trách nhiệm mở tài khoản tạm thu tại tổ chức tín dụng để thanh, quyết toán với địa phương.

2. UBND các huyện, thị xã, thành phố ký hợp đồng với đơn vị cung cấp dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt từ nguồn thu dịch vụ và nguồn ngân sách nhà nước; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát với các đơn vị cung cấp dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt để nâng cao chất lượng dịch vụ. Quy định điểm tập kết, thu gom chất thải sinh hoạt cụ thể đối với từng khu vực dân cư. Giám sát chặt chẽ khối lượng chất thải rắn sinh hoạt của người dân và tổ chức làm cơ sở thanh toán tiền dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt.

3. UBND các xã, phường, thị trấn tổ chức thông báo công khai nội dung quy định này đến các đối tượng thuộc diện phải trả tiền dịch vụ theo quy định, vận động nhân dân thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường.

4. Sở Tài chính hướng dẫn các đơn vị cung cấp dịch vụ thực hiện niêm yết giá theo quy định; kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về giá và chế độ kế toán tài chính phù hợp với loại hình hoạt động của đơn vị.

5. Sở Tài nguyên và Môi trường: Hướng dẫn công tác thu gom, phân loại chất thải rắn sinh hoạt và công tác bảo vệ môi trường của các cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt; chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra, đánh giá và giám sát hoạt động của các cơ sở thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt; thẩm định, xác nhận các công trình bảo vệ môi trường của các cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt; kiểm tra đánh giá các thông số kỹ thuật cơ bản và thông số ô nhiễm môi trường khí thải lò đốt chất thải rắn sinh hoạt trước khi đi vào hoạt động chính thức.

6. Các sở, ban, ngành cấp tỉnh: Theo chức năng nhiệm vụ hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện quy định này.

7. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể các cấp phối hợp tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường và thực hiện nghĩa vụ nộp tiền dịch vụ và tham gia giám sát chất lượng dịch vụ do các đơn vị cung cấp dịch vụ thực hiện trên địa bàn./.