Quyết định số 1471/QĐ-UBND ngày 28/05/2019 Phê duyệt Phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
- Số hiệu văn bản: 1471/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Cơ quan ban hành: Tỉnh Sóc Trăng
- Ngày ban hành: 28-05-2019
- Ngày có hiệu lực: 28-05-2019
- Tình trạng hiệu lực: Đang có hiệu lực
- Thời gian duy trì hiệu lực: 2007 ngày (5 năm 6 tháng 2 ngày)
- Ngôn ngữ:
- Định dạng văn bản hiện có:
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1471/QĐ-UBND | Sóc Trăng, ngày 28 tháng 5 năm 2019 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN BẢO VỆ KHOÁNG SẢN CHƯA KHAI THÁC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SÓC TRĂNG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SÓC TRĂNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 17/11/2010;
Căn cứ Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật khoáng sản;
Căn cứ Nghị định số 203/2013/NĐ-CP ngày 28/11/2013 của Chính phủ quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản;
Căn cứ Quyết định số 2427/QĐ-TTg ngày 22/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược khoáng sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 30/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường hiệu lực thực thi chính sách, pháp luật về khoáng sản;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sóc Trăng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng kèm theo Quyết định này.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Thủ trưởng các sở, ban ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, xã, phường, thị trấn, tỉnh Sóc Trăng; các tổ chức, cá nhân có hoạt động khoáng sản, sử dụng đất và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHƯƠNG ÁN
BẢO VỆ KHOÁNG SẢN CHƯA KHAI THÁC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SÓC TRĂNG
(Kèm theo Quyết định số: 1471/QĐ-UBND ngày 28 tháng 5 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng)
I. SỰ CẦN THIẾT VÀ MỤC TIÊU PHƯƠNG ÁN BẢO VỆ KHOÁNG SẢN CHƯA KHAI THÁC
1. Sự cần thiết ban hành Phương án
Nhằm thực hiện và cụ thể hóa công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác theo quy định tại Điều 16, Điều 17, Điều 18 Luật khoáng sản năm 2010 và Điều 17, Điều 18 Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ; góp phần tăng cường công tác quản lý, bảo vệ có hiệu quả tài nguyên khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh; ngăn chặn kịp thời và xử lý các hoạt động khoáng sản (thăm dò, khai thác khoáng sản) trái phép; bảo vệ môi trường, sinh thái, đảm bảo an ninh trật tự trong khu vực có khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.
2. Mục tiêu
- Thực hiện nghiêm các chủ trương, chính sách, pháp luật, chiến lược của Nhà nước trong công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác.
- Quản lý chặt chẽ hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh; bảo vệ cảnh quan, môi trường, an ninh trật tự và đời sống của người dân tại khu vực có khoáng sản.
- Quy định rõ trách nhiệm người đứng đầu chính quyền các cấp trong công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác; xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản trái pháp luật.
- Là cơ sở để xây dựng quy chế phối hợp trong bảo vệ khoáng sản chưa khai thác giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan ở khu vực giáp ranh; ngăn chặn kịp thời hoạt động khoáng sản trái phép.
II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KHOÁNG SẢN VÀ HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN
1. Công tác ban hành văn bản quản lý về khoáng sản
Thực hiện chính sách, pháp luật, các văn bản chỉ đạo của Trung ương về quản lý tài nguyên khoáng sản, Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng đã ban hành các văn bản quản lý về khoáng sản và văn bản chỉ đạo công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản sau:
- Quyết định số 216/QĐ-UBND ngày 08/11/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng về việc phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng tài nguyên cát lòng sông Hậu thuộc khu vực tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020.
- Quyết định số 106/QĐ-UBND ngày 17/6/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng về việc phê duyệt khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.
- Quyết định số 52/2013/QĐ-UBND ngày 26/12/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng về việc ban hành Quy chế phối hợp trong công tác quản lý nhà nước về khoáng sản trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.
- Quyết định số 05/2018/QĐ-UBND ngày 30/01/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng về việc Quy định giá tính thuế tài nguyên áp dụng trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.
- Quyết định số 638/QĐ-UBND ngày 19/3/2018 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành (lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản) thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sóc Trăng.
- Chỉ thị số 04/CT-UBND ngày 10/4/2018 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng về việc tăng cường quản lý đối với hoạt động khai thác đất làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.
- Quy chế phối hợp số 01/QCPH-UBND ngày 08/6/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng và Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh trong lĩnh vực quản lý nhà nước về tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi trường ở vùng giáp ranh địa giới hành chính.
- Quy chế phối hợp số 2299/QC-VL-ST ngày 29/6/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long và Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng trong lĩnh vực quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước và bảo vệ môi trường ở vùng giáp ranh địa giới hành chính.
- Công văn số 88/UBND-KT ngày 18/01/2016 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng về tăng cường công tác quản lý nhà nước trong hoạt động khai thác cát, sỏi trên sông và cửa biển.
- Công văn số 956/UBND-KT ngày 31/5/2017 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng về việc triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống vi phạm pháp luật trong hoạt động khai thác cát, sỏi trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.
- Công văn số 703/UBND-KT ngày 19/4/2019 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng về việc tiếp tục tăng cường quản lý nghiêm hoạt động khai thác, kinh doanh tài nguyên cát, sỏi.
Về tổng thể, các văn bản ban hành đáp ứng yêu cầu về tính đồng bộ, kịp thời và phù hợp quy định pháp luật, ý kiến chỉ đạo của Trung ương; đảm bảo tính khả thi trong quá trình triển khai thực hiện và yêu cầu quản lý nhà nước, phục vụ hiệu quả công tác quản lý khoáng sản trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.
2. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khoáng sản
Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khoáng sản được tỉnh quan tâm, triển khai thực hiện. Hàng năm, Ủy ban nhân dân tỉnh giao cơ quan chuyên môn (Sở Tài nguyên và Môi trường) phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức phổ biến, tập huấn các văn bản pháp luật phục vụ công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực khoáng sản cho cán bộ, công chức các cấp, các sở ngành chức năng liên quan; phổ biến, tuyên truyền các quy định pháp luật về khoáng sản và văn bản có liên quan cho các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản; thực hiện các phóng sự về chính sách, pháp luật liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản.
Ngoài ra, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khoáng sản được thực hiện lồng ghép thông qua công tác thanh tra, kiểm tra, ban hành các văn bản hướng dẫn và trực tiếp hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục hành chính, các quy định trong hoạt động khoáng sản.
3. Công tác cấp phép hoạt động khoáng sản
Công tác cấp phép hoạt động khoáng sản thực hiện đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật; các khu vực cấp phép đều nằm trong quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản đã được phê duyệt và không thuộc khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản. Các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản đảm bảo năng lực trong hoạt động khoáng sản, thực hiện đầy đủ các trình tự, thủ tục về môi trường theo quy định. Đến nay, tỉnh đã cấp 16 giấy phép thăm dò khoáng sản (đã hết hiệu lực), 05 giấy phép khai thác khoáng sản (hiện 03 giấy phép đã hết hiệu lực).
4. Công tác khoanh định khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản
Được sự ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt các khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng (tại Quyết định số 1220/QĐ-UBND ngày 26/4/2019); cụ thể gồm: 6.290 khu vực, vị trí, tuyến cấm hoạt động khoáng sản và 43 khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản.
5. Công tác khoanh định khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản
Ủy ban nhân dân tỉnh đã khoanh định và phê duyệt 05 khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản (tại Quyết định số 106/QĐ-UBND ngày 17/6/2013), với tổng diện tích là 369,2ha, trữ lượng là 11.857.824m3.
6. Công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác
Trên cơ sở quy định của Luật khoáng sản, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo công tác bảo vệ khoáng sản lồng ghép vào nội dung các quy hoạch, kế hoạch trong thời điểm chưa lập phương án bảo vệ khoáng sản; chỉ đạo thực hiện đồng bộ một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản, công tác cấp phép hoạt động khoáng sản; triển khai việc khoanh định khu vực cấm, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nhằm kịp thời phát hiện và ngăn chặn hoạt động khoáng sản trái phép; chỉ đạo các sở ngành chức năng tích cực thực hiện các biện pháp tuyên truyền, giáo dục chính sách, pháp luật về khoáng sản đối với cán bộ, công chức quản lý tài nguyên khoáng sản các cấp và người dân nơi có tài nguyên khoáng sản nhằm tăng cường bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh.
Ngoài ra, nhằm tăng cường hơn nữa công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về khoáng sản theo quy định, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy chế phối hợp trong công tác quản lý nhà nước về khoáng sản trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng (Quyết định số 52/2013/QĐ-UBND ngày 26/12/2013); xây dựng Quy chế phối hợp trong quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước và bảo vệ môi trường với các tỉnh giáp ranh địa giới hành chính với tỉnh Sóc Trăng (tỉnh Trà Vinh và Vĩnh Long).
7. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân
a) Những tồn tại, hạn chế
- Hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khoáng sản còn hạn chế.
- Hoạt động khai thác khoáng sản (cát lòng sông) trái phép còn diễn ra tại một số khu vực, địa phương.
- Công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa đảm bảo chặt chẽ; sự phối hợp giữa các cấp, các ngành và địa phương chưa đồng bộ, đặc biệt là trong công tác phối hợp quản lý, bảo vệ khoáng sản và ngăn chặn, xử lý tình trạng khai thác khoáng sản trái phép; công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản trái phép đôi lúc chưa kịp thời.
b) Nguyên nhân
- Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khoáng sản chủ yếu tập trung vào đối tượng là các cán bộ, công chức, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động khoáng sản; chưa tổ chức tuyên truyền sâu rộng, thường xuyên, liên tục đến mọi người dân, hình thức tuyên truyền chưa đa dạng, phong phú.
- Nhận thức, trách nhiệm trong công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản ở một số cấp ủy, chính quyền địa phương, đặc biệt là cấp xã còn hạn chế; chưa huy động được cả hệ thống chính trị vào cuộc để thực hiện công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản. Nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật khoáng sản của các tổ chức, doanh nghiệp chưa đầy đủ và chưa tự giác thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
- Đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về khoáng sản ở cấp huyện, cấp xã chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ cả về số lượng, chuyên môn và năng lực quản lý; từ đó, chưa thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trong công tác quản lý nhà nước về khoáng sản theo quy định.
- Lực lượng thanh tra chuyên ngành khoáng sản còn thiếu nên công tác thanh tra, kiểm tra chưa thực hiện thường xuyên; qua đó chưa kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hoạt động khai thác khoáng sản trái phép; việc xử lý các hành vi vi phạm chưa triệt để.
- Sự phối hợp giữa các ngành, các cấp, địa phương trong công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động khai thác khoáng sản chưa chặt chẽ. Công tác thanh tra, kiểm tra của các ngành, các cấp đối với các hoạt động khoáng sản tuy được tăng cường nhưng chưa đáp ứng yêu cầu quản lý.
- Hoạt động khoáng sản trái phép ngày càng diễn biến phức tạp, tinh vi (các vi phạm thường xảy ra vào ban đêm, thời điểm mà lực lượng chức năng khó kiểm tra, tiếp cận các phương tiện vi phạm; địa điểm vi phạm thường tại khu vực giáp ranh giữa các tỉnh).
- Chính sách, pháp luật về khoáng sản còn bất cập; một số quy định trong pháp luật về khoáng sản chưa có hướng dẫn cụ thể, gây khó khăn trong công tác quản lý và tổ chức thực hiện.
III. THỐNG KÊ SỐ LƯỢNG, DIỆN TÍCH, TỌA ĐỘ CÁC KHU VỰC THĂM DÒ, KHAI THÁC KHOÁNG SẢN CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐƯỢC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC CÓ THẨM QUYỀN CẤP PHÉP; CÁC KHU VỰC KHOÁNG SẢN ĐÃ VÀ ĐANG ĐƯỢC ĐIỀU TRA
1. Các khu vực được cấp phép thăm dò khoáng sản: Gồm 12 vị trí khu vực (Chi tiết theo Phụ lục 1 kèm theo).
2. Các khu vực được cấp phép khai thác khoáng sản: Gồm 05 vị trí khu vực (Chi tiết theo Phụ lục 2 kèm theo).
3. Các khu vực khoáng sản đã và đang được điều tra: Gồm 16 vị trí khu vực (Chi tiết theo Phụ lục 3 kèm theo).
IV. CẬP NHẬT THÔNG TIN QUY HOẠCH THĂM DÒ, KHAI THÁC, SỬ DỤNG KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH; THÔNG TIN VỀ QUY HOẠCH KHOÁNG SẢN CHUNG CỦA CẢ NƯỚC ĐÃ ĐƯỢC PHÊ DUYỆT
1. Thông tin về Quy hoạch khoáng sản của tỉnh Sóc Trăng
Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng tài nguyên cát lòng sông Hậu thuộc khu vực tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020 được Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng phê duyệt tại Quyết định số 216/QĐ-UBND ngày 08/11/2010; đây là cơ sở pháp lý thực hiện công tác quản lý, cấp phép đối với các hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản.
2. Thông tin về Quy hoạch khoáng sản của cả nước
Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng ở Việt Nam đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 152/2008/QĐ-TTg ngày 28/11/2008 và điều chỉnh, bổ sung tại Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 09/01/2012. Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh không có khu vực mỏ khoáng sản nằm trong Quy hoạch khoáng sản nêu trên.
V. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC SỞ, NGÀNH, ĐƠN VỊ LIÊN QUAN TRONG CÔNG TÁC BẢO VỆ KHOÁNG SẢN CHƯA KHAI THÁC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
1. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch, hướng dẫn và tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh theo Phương án được phê duyệt. Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành văn bản thực hiện các quy định về quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản và quản lý hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh.
- Định kỳ hàng năm, chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị và địa phương tổ chức tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức về các quy định pháp luật trong lĩnh vực khoáng sản cho cơ quan quản lý các cấp và tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản.
- Thường xuyên rà soát, đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch khoáng sản của tỉnh; trong đó, lưu ý các khu vực cấm, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp thực tiễn.
- Xây dựng kế hoạch, thực hiện thanh tra, kiểm tra công tác quản lý nhà nước về khoáng sản theo quy định. Chủ trì, tổ chức kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất tại các địa bàn thường xảy ra hoạt động khoáng sản trái phép hoặc có nguy cơ diễn ra khai thác khoáng sản trái phép; kiên quyết xử lý hoặc kiến nghị xử đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm.
- Đôn đốc, kiểm tra các cấp, các ngành thực hiện nhiệm vụ được giao trong Phương án này; định kỳ hàng năm, tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh về kết quả công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản trên địa bàn tỉnh.
2. Sở Công Thương
Phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường, các sở ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thực hiện công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, đặc biệt là bảo vệ khoáng sản chưa khai thác nằm trong hành lang lưới điện cao áp; thanh tra, kiểm tra, ngăn chặn hoạt động khoáng sản trái phép.
3. Sở Xây dựng
- Thực hiện công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác theo chức năng, nhiệm vụ của ngành đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
- Phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trong công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác; thanh tra, kiểm tra, ngăn chặn hoạt động khoáng sản trái phép; phối hợp rà soát, đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch khoáng sản.
4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Chủ trì, phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác theo chức năng nhiệm vụ của ngành đối với khu vực đất quy hoạch cho lâm nghiệp, đất có rừng phòng hộ ven biển, rừng phòng hộ bảo vệ môi trường, đất trồng lúa, đất thuộc khu vực nằm trong hành lang bảo vệ các công trình thủy lợi, đê điều.
5. Sở Giao thông vận tải
- Chủ trì thực hiện công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác theo chức năng, nhiệm vụ của ngành đối với khu vực nằm trong phạm vi quản lý bảo vệ của công trình kết cấu hạ tầng giao thông, phạm vi đất dành cho đường bộ.
- Chủ trì, phối hợp Công an tỉnh, các địa phương và đơn vị liên quan có biện pháp quản lý, kiểm tra, kiểm soát, xử lý các phương tiện thủy nội địa vi phạm an toàn giao thông đường thủy nội địa theo quy định pháp luật.
6. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch
Chủ trì thực hiện công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác theo chức năng, nhiệm vụ của ngành đối với các khu vực đất có di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh và các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh. Khi phát hiện có hoạt động khai thác khoáng sản trái phép trong khu vực quản lý, bảo vệ, phối hợp chính quyền địa phương và cơ quan chức năng liên quan để xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật.
7. Sở Thông tin và Truyền thông
Chủ trì thực hiện công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác theo chức năng, nhiệm vụ của ngành đối với khu vực nằm trong phạm vi quản lý thuộc hành lang bảo vệ các công trình thông tin liên lạc, viễn thông. Khi phát hiện có hoạt động khai thác khoáng sản trái phép trong khu vực quản lý, bảo vệ, phối hợp chính quyền địa phương và cơ quan chức năng liên quan để xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật.
8. Sở Tài chính
Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ nguồn kinh phí cho công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác từ nguồn thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 203/2013/NĐ-CP ngày 28/11/2013 của Chính phủ.
9. Công an tỉnh
Chủ trì thực hiện công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác thuộc khu vực đất dành riêng cho mục đích an ninh. Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị, thực hiện đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật trong lĩnh vực khoáng sản; phối hợp chính quyền địa phương và các cơ quan liên quan tăng cường kiểm tra, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong hoạt động thăm dò, khai thác, buôn bán, vận chuyển khoáng sản trái phép; bảo đảm an ninh, trật tự xã hội.
- Chỉ đạo các lực lượng trực thuộc tham gia phối hợp, hỗ trợ kịp thời trong việc xử lý hoạt động khoáng sản trái phép theo quy định pháp luật.
10. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh
- Chủ trì thực hiện công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác theo chức năng, nhiệm vụ của ngành đối với các khu vực đất quốc phòng, quân sự. Kịp thời phát hiện và thông báo cho cơ quan chức năng kiểm tra, xử lý các trường hợp khai thác khoáng sản trái phép trong khu vực đất quốc phòng, quân sự.
- Chỉ đạo các lực lượng liên quan phối hợp các sở ngành và địa phương trong công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, ngăn chặn các hoạt động khai thác khoáng sản trái phép.
11. Cục Quản lý thị trường
Phối hợp các đơn vị liên quan tăng cường công tác kiểm tra, xử lý kịp thời việc tàng trữ, vận chuyển, mua bán khoáng sản không có nguồn gốc khai thác hợp pháp.
12. Báo Sóc Trăng, Đài Phát thanh - Truyền hình Sóc Trăng
- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về khoáng sản, Phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác.
- Đăng tải thông tin về công tác quản lý nhà nước đối với tài nguyên khoáng sản; hoạt động khai thác khoáng sản trái phép và chịu trách nhiệm về nội dung thông tin đã đăng tải theo quy định pháp luật.
VI. TRÁCH NHIỆM CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN, CẤP XÃ; HÌNH THỨC XỬ LÝ ĐỐI VỚI TẬP THỂ, CÁ NHÂN ĐỂ XẢY RA TÌNH TRẠNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN TRÁI PHÉP
1. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
- Chủ trì phổ biến và triển khai Phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn. Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn thực hiện các biện pháp bảo vệ khoáng sản chưa khai thác. Tổ chức kiểm tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện và xử lý theo thẩm quyền các hoạt động khai thác, mua bán, tàng trữ, vận chuyển khoáng sản trái phép (đặc biệt là khai thác đất làm vật liệu xây dựng thông thường). Khi cần thiết, huy động và chỉ đạo các lực lượng trên địa bàn phối hợp để giải tỏa, ngăn chặn ngay các hoạt động khoáng sản trái phép.
- Lập kế hoạch bảo vệ khoáng sản chưa khai thác theo địa giới hành chính. Xây dựng dự toán kinh phí hàng năm cho công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác.
- Trước ngày 15 tháng 12 hàng năm, gửi báo cáo về tình hình bảo vệ khoáng sản chưa khai thác tại địa phương về Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Tài nguyên và Môi trường).
* Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện
Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định tại Điểm đ Khoản 2 Điều 17 Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ khi để xảy ra tình trạng khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn mà không giải tỏa dứt điểm, để tái diễn, kéo dài, gây bức xúc trong dư luận, tác động xấu đến môi trường, ảnh hưởng đến an ninh trật tự và đời sống của người dân địa phương.
2. Trách nhiệm Ủy ban nhân dân cấp xã
- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khoáng sản; vận động nhân dân địa phương không khai thác, thu mua, tàng trữ, vận chuyển khoáng sản trái phép, phát hiện và tố giác các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản trái phép; triển khai Phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn.
- Phát hiện và triển khai các giải pháp ngăn chặn đối với hoạt động khai thác khoáng sản trái phép ngay sau khi phát hiện; lập biên bản xử lý vi phạm
………………….
giám sát theo quy định của pháp luật. Trường hợp phát hiện khoáng sản mới phải báo ngay cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép.
2. Tổ chức, cá nhân sử dụng đất có trách nhiệm bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trong diện tích đất đang sử dụng, không được tự ý khai thác khoáng sản khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép khai thác, trừ trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 64 Luật khoáng sản.
IX. KẾ HOẠCH, GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN; KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Kế hoạch và các giải pháp thực hiện
a) Sở Tài nguyên và Môi trường
- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh tổng kết, đánh giá công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh và đưa vào báo cáo tình hình quản lý nhà nước về khoáng sản hàng năm để gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường theo quy định.
- Theo dõi, đôn đốc các cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện Phương án; kịp thời tổng hợp, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh sửa đổi, bổ sung Phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng cho phù hợp tình hình thực tiễn.
- Hàng năm, tổng hợp, lập dự toán kinh phí chi cho nhiệm vụ bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, thông qua Sở Tài chính thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh.
b) Ủy ban nhân dân cấp huyện
- Hàng năm, lập kế hoạch bảo vệ khoáng sản chưa khai thác; tổ chức thực hiện kiểm tra, xử lý vi phạm về khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn. Khi phát hiện hoạt động khoáng sản trái phép, phải chủ động tổ chức, huy động lực lượng để giải tỏa, ngăn chặn; lập Biên bản đối với hành vi vi phạm của tổ chức, cá nhân theo đúng quy định và xử lý theo thẩm quyền; trường hợp vượt quá thẩm quyền phải báo cáo ngay đến cơ quan cấp trên để xử lý theo quy định.
- Trước ngày 15 tháng 12 hàng năm, thực hiện báo cáo định kỳ về tình hình bảo vệ khoáng sản chưa khai thác tại địa phương, gửi Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
c) Ủy ban nhân dân cấp xã
- Là cơ quan trực tiếp chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát các hoạt động khoáng sản trên địa bàn. Khi phát hiện việc khai thác, kinh doanh, vận chuyển khoáng sản trái phép, phải tổ chức lực lượng kiểm tra, ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm theo quy định và báo cáo ngay đến Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Định kỳ 06 tháng, báo cáo tình hình bảo vệ khoáng sản chưa khai thác tại địa phương cho Ủy ban nhân dân cấp huyện.
d) Các sở, ngành liên quan
Theo chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị, thực hiện nghiêm Phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Phối hợp chính quyền địa phương tổ chức kiểm tra, giải tỏa các hoạt động khai thác khoáng sản trái phép.
2. Kinh phí thực hiện
Trước ngày 15 tháng 8 hàng năm (cùng với thời điểm xây dựng dự toán ngân sách nhà nước), các cơ quan gồm:
- Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã: Cơ quan tài nguyên và môi trường cấp huyện lập dự toán kinh phí chi cho nhiệm vụ bảo vệ khoáng sản chưa khai thác tại địa phương, gửi cơ quan tài chính cùng cấp thẩm định, trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt; đồng gửi Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp.
- Sở Tài nguyên và Môi trường: Tổng hợp dự toán chi nhiệm vụ bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh, gửi Sở Tài chính thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
- Sở Tài chính: Căn cứ khả năng cân đối của ngân sách và từ nguồn thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản trong năm kế hoạch được hưởng theo phân cấp, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định mức chi cho nhiệm vụ bảo vệ khoáng sản chưa khai thác theo quy định.
X. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Yêu cầu Thủ trưởng các sở, ngành liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, xã, phường, thị trấn; các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản, sử dụng đất thực hiện nghiêm Phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.
2. Giao Sở Tài nguyên và Môi trường theo dõi, đôn đốc, tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh về tình hình thực hiện Phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.
Trong quá trình thực hiện nếu phát sinh khó khăn, vướng mắc, các sở ngành, địa phương và các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan báo cáo về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, đề xuất, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.
PHỤ LỤC 1
BẢNG TỔNG HỢP CÁC KHU VỰC ĐƯỢC CẤP PHÉP THĂM DÒ KHOÁNG SẢN
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1471/QĐ-UBND ngày 28 tháng 5 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng)
Số TT | Vị trí khu vực | Diện tích (ha) | Tọa độ khép góc (Hệ tọa độ VN2000) | Trữ lượng cấp 122 (m3) | Loại khoáng sản | Ghi chú | |
X (m) | Y (m) | ||||||
1 | Khu vực xã Nhơn Mỹ, huyện Kế Sách | 24,22 | 1084052 | 557606 | 326.970 | Cát san lấp | Được phê duyệt trữ lượng tại Quyết định số 703/QĐHC-CTUBND ngày 10/8/2011 của Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng |
1082721 | 558557 | ||||||
1083641 | 558017 | ||||||
1082883 | 558608 | ||||||
1082609 | 558868 | ||||||
1082013 | 559529 | ||||||
1082022 | 559165 | ||||||
1082721 | 558557 | ||||||
1083573 | 557918 | ||||||
2 | Khu vực xã An Lạc Tây và xã Nhơn Mỹ, huyện Kế Sách | 70,85 | 1087483 | 554601 | 1.432.832 | Cát san lấp | Được phê duyệt trữ lượng tại Quyết định số 963/QĐHC-CTUBND ngày 11/10/2011 của Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng |
1087040 | 555025 | ||||||
1086794 | 555678 | ||||||
1086817 | 555716 | ||||||
1087355 | 555301 | ||||||
1087762 | 554894 | ||||||
1085086 | 558125 | ||||||
1084636 | 558486 | ||||||
1084444 | 559084 | ||||||
1084593 | 559251 | ||||||
1084812 | 558722 | ||||||
1085279 | 558395 | ||||||
3 | Khu vực xã Nhơn Mỹ, huyện Kế Sách | 52,98 | 1083424 | 559962 | 1.190.520 | Cát san lấp | Được phê duyệt trữ lượng tại Quyết định số 1014/QĐHC-CTUBND ngày 19/10/2011 của Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng |
1083562 | 560120 | ||||||
1083341 | 560391 | ||||||
1083152 | 560630 | ||||||
1082551 | 561167 | ||||||
1082014 | 561669 | ||||||
1082021 | 561146 | ||||||
1082298 | 560866 | ||||||
1082603 | 560614 | ||||||
1083196 | 560220 | ||||||
4 | Khu vực xã Song Phụng, huyện Long Phú | 52,02 | 1081983 | 559184 | 1.082.416 | Cát san lấp | Được phê duyệt trữ lượng tại Quyết định số 1014/QĐHC-CTUBND ngày 19/10/2011 của Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng |
1081984 | 559277 | ||||||
1080493 | 560523 | ||||||
1079565 | 561599 | ||||||
1079103 | 562244 | ||||||
1078849 | 561975 | ||||||
1079642 | 561136 | ||||||
5 | Khu vực xã An Thạnh Nhất, huyện Cù Lao Dung | 57,3 | 1074609 | 569440 | 1.978.133 | Cát san lấp | Được phê duyệt trữ lượng tại Quyết định số 1016/QĐHC-CTUBND ngày 19/10/2011 của Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng |
1074999 | 569842 | ||||||
1074497 | 570466 | ||||||
1074256 | 570683 | ||||||
1073945 | 570325 | ||||||
1074145 | 570112 | ||||||
6 | Khu vực xã An Thạnh Nhất, huyện Cù Lao Dung | 100 | 1075812 | 568176 | 3.360.000 | Cát san lấp | Được phê duyệt trữ lượng tại Quyết định số 709/QĐHC-CTUBND ngày 11/8/2011 của Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng |
1076203 | 568635 | ||||||
1075858 | 568941 | ||||||
1075140 | 569665 | ||||||
1074999 | 569842 | ||||||
1074609 | 569440 | ||||||
1074734 | 569258 | ||||||
1075442 | 568478 | ||||||
7 | Khu vực xã An Thạnh Đông, huyện Cù Lao Dung | 97,8 | 1073827 | 570446 | 2.675.205 | Cát san lấp | Được phê duyệt trữ lượng tại Quyết định số 533/QĐHC-CTUBND ngày 04/7/2011 của Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng |
1074130 | 570793 | ||||||
1072500 | 572275 | ||||||
1072230 | 571943 | ||||||
8 | Khu vực xã An Thạnh Đông, huyện Cù Lao Dung | 97,8 | 1072230 | 571943 | 2.914.499 | Cát san lấp | Được phê duyệt trữ lượng tại Quyết định số 534/QĐHC-CTUBND ngày 04/7/2011 của Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng |
1072500 | 572275 | ||||||
1070853 | 573778 | ||||||
1070563 | 573443 | ||||||
9 | Khu vực xã An Thạnh Đông, huyện Cù Lao Dung | 100 | 1068107 | 576028 | 2.030.000 | Cát san lấp | Được phê duyệt trữ lượng tại Quyết định số 964/QĐHC-CTUBND ngày 11/10/2011 của Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng |
1066642 | 577425 | ||||||
1067044 | 577837 | ||||||
1067350 | 577409 | ||||||
1068430 | 576403 | ||||||
10 | Khu vực xã An Thạnh Đông, huyện Cù Lao Dung | 97 | 1066611 | 577455 | 2.074.800 | Cát san lấp | Được phê duyệt trữ lượng theo Quyết định số 965/QĐHC-CTUBND ngày 11/10/2011 của Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng |
1065976 | 578140 | ||||||
1066431 | 578599 | ||||||
1066758 | 578242 | ||||||
1067024 | 577865 | ||||||
1064775 | 579560 | ||||||
1064662 | 579680 | ||||||
1064382 | 580128 | ||||||
1064751 | 580470 | ||||||
1065195 | 579957 | ||||||
11 | Khu vực xã Song Phụng, huyện Long Phú | 89 | 1078751 | 562460 | 1.307.105 | Cát san lấp | Được phê duyệt trữ lượng tại Quyết định số 1217/QĐHC-CTUBND ngày 19/11/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng |
1079132 | 563158 | ||||||
1078012 | 563164 | ||||||
1077645 | 563820 | ||||||
1076772 | 564202 | ||||||
1076618 | 563826 | ||||||
1077694 | 563411 | ||||||
1077866 | 562912 | ||||||
12 | Khu vực xã An Thạnh Đông, huyện Cù Lao Dung | 94 | 1064382 | 580112 | 2.274.800 | Cát san lấp | Được phê duyệt trữ lượng tại Quyết định số 708/QĐHC-CTUBND ngày 11/8/2011 của Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng |
1064747 | 580471 | ||||||
1063729 | 581602 | ||||||
1063260 | 581176 | ||||||
1063322 | 580883 | ||||||
1063491 | 580673 | ||||||
1064088 | 580562 |
PHỤ LỤC 2
BẢNG TỔNG HỢP CÁC KHU VỰC ĐƯỢC CẤP PHÉP KHAI THÁC KHOÁNG SẢN
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1471/QĐ-UBND ngày 28 tháng 5 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng)
Số TT | Vị trí khu vực | Diện tích (ha) | Tọa độ khép góc (Hệ tọa độ VN2000) | Trữ lượng (m3) | Loại khoáng sản | Ghi chú | |
X (m) | Y (m) | ||||||
1 | Khu vực xã Phong Nẫm và xã An Lạc Tây, huyện Kế Sách | 34 | 1092932 | 550375 | 1.180.000 | Cát san lấp | Giấy phép số 68/GP-UBND ngày 29/9/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng (còn hiệu lực) |
1092999 | 550436 | ||||||
1092136 | 551653 | ||||||
1091692 | 551964 | ||||||
1090650 | 552907 | ||||||
1090694 | 552955 | ||||||
2 | Khu vực xã Song Phụng, huyện Long Phú | 93 | 1080226 | 562598 | 1.640.520 | Cát san lấp | Giấy phép số 46/GP-UBND ngày 10/11/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng (hết hiệu lực) |
1080463 | 562899 | ||||||
1080717 | 562384 | ||||||
1081980 | 561369 | ||||||
1081980 | 561070 | ||||||
1081446 | 561407 | ||||||
1081152 | 561359 | ||||||
1080421 | 562077 | ||||||
3 | Khu vực xã Song Phụng, huyện Long Phú và xã An Thạnh Nhất, huyện Cù Lao Dung | 46,4 | 1080226 | 562598 | 603.200 | Cát san lấp | Giấy phép số 49/GP-UBND ngày 25/11/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng (hết hiệu lực) |
1080464 | 562899 | ||||||
1080237 | 562979 | ||||||
1080234 | 563347 | ||||||
1080052 | 563513 | ||||||
1079755 | 564380 | ||||||
1079753 | 564382 | ||||||
1079645 | 564931 | ||||||
1079391 | 564670 | ||||||
1079905 | 563769 | ||||||
1080047 | 563137 | ||||||
4 | Khu vực xã An Thạnh Nhất, huyện Cù Lao Dung | 100 | 1075812 | 568176 | 4.558.300 | Cát san lấp | Giấy phép số 11/GP-CTUBND ngày 12/3/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng (còn hiệu lực) |
5 | Khu vực xã An Thạnh Nhất, huyện Cù Lao Dung | 36,2 | 1078131 | 566258 | 376.630 | Cát san lấp | Giấy phép số 42/GP-CTUBND ngày 22/11/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng (hết hiệu lực) |
1077504 | 566480 | ||||||
1077474 | 567208 | ||||||
1078086 | 566973 | ||||||
1078220 | 566714 |
PHỤ LỤC 3
BẢNG TỔNG HỢP CÁC KHU VỰC KHOÁNG SẢN ĐÃ VÀ ĐANG ĐƯỢC ĐIỀU TRA
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1471/QĐ-UBND ngày 28 tháng 5 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng)
Số TT | Số hiệu vùng bảo vệ | Vị trí khu vực | Diện tích (ha) | Tọa độ khép góc | Loại khoáng sản | Đặc điểm | |
(Hệ tọa độ VN2000) | |||||||
X(m) | Y(m) | ||||||
1 | SGN1 | Khu vực xã An Lạc Thôn và xã Xuân Hòa, huyện Kế Sách | 298 | 1095400 | 544800 | Sét gạch ngói | Thân khoáng dạng thấu kính, kéo dài theo phương Đông Bắc - Tây Nam |
1092000 | 547550 | ||||||
1091600 | 547000 | ||||||
1094900 | 544300 | ||||||
2 | SGN2 | Khu vực xã Hồ Đắc Kiện, thị trấn Châu Thành; xã Phú Tâm, huyện Châu Thành | 504 | 1076800 | 544150 | Sét gạch ngói | Phân bố dọc Quốc lộ 1A |
1075300 | 544570 | ||||||
1075000 | 545000 | ||||||
1073600 | 543500 | ||||||
1075800 | 541850 | ||||||
3 | SGN3 | - Khu vực xã Phú Tâm, huyện Châu Thành - Khu vực thị trấn Kế Sách, huyện Kế Sách | 580 | 1078180 | 550680 | Sét gạch ngói | Thân khoáng kéo dài theo phương Bắc - Đông Bắc về phía Kế Sách |
1077800 | 551700 | ||||||
1073000 | 550200 | ||||||
1073360 | 549050 | ||||||
4 | SGN4 | Khu vực xã An Hiệp và xã Phú Tâm, huyện Châu Thành | 79 | 1069150 | 547060 | Sét gạch ngói | Phân bố dọc Quốc lộ 1A và đường Tỉnh 932 |
1068760 | 548130 | ||||||
1067900 | 547500 | ||||||
1068900 | 546820 | ||||||
5 | SGN5 | Khu vực xã Mỹ Hương và xã Thuận Hưng, huyện Mỹ Tú | 655 | 1066200 | 535900 | Sét gạch ngói | Phân bố dọc đường Tỉnh 939 |
1065850 | 538100 | ||||||
1064200 | 537950 | ||||||
1063000 | 537300 | ||||||
1063300 | 535400 | ||||||
6 | SGN6 | Khu vực cầu Đen, Phường 8, thành phố Sóc Trăng | 78 | 1063950 | 558350 | Sét gạch ngói | Phân bố dọc sông Đinh |
1062550 | 557250 | ||||||
1063650 | 557000 | ||||||
7 | SGN7 | Khu vực xã Mỹ Qưới và xã Mỹ Bình, thị xã Ngã Năm | 209 | 1046500 | 508100 | Sét gạch ngói | Phân bố dọc đường Tỉnh 973B |
1046050 | 509000 | ||||||
1045500 | 511050 | ||||||
1044850 | 510700 | ||||||
1045400 | 508800 | ||||||
1045900 | 507900 | ||||||
1035500 | 569500 | ||||||
1032600 | 565000 | ||||||
1030500 | 553600 | ||||||
1024400 | 536500 | ||||||
1025300 | 536200 | ||||||
1029700 | 547200 | ||||||
1031100 | 548500 | ||||||
1033800 | 565000 | ||||||
8 | TB1 | - Khu vực xã Long Hưng và xã Mỹ Hương, huyện Mỹ Tú. - Khu vực xã Thiện Mỹ, huyện Châu Thành. | 1.800 | 1072500 | 531200 | Than bùn | Phân bố phía Đông Nam Long Hưng |
1072500 | 532900 | ||||||
1070600 | 538000 | ||||||
1069600 | 538000 | ||||||
1067200 | 534400 | ||||||
9 | Cg1 | Khu vực xã Phú Tâm - Phú Tân - An Hiệp, huyện Châu Thành | 1.000 | 1074800 | 550800 | Cát giồng | Thân khoáng kéo dài theo phương Đông Bắc-Tây Nam |
1074700 | 551000 | ||||||
1071000 | 551000 | ||||||
1065000 | 546900 | ||||||
1065700 | 546000 | ||||||
1071000 | 549700 | ||||||
10 | Cg2 | - Khu vực Phường 2, Phường 3 và Phường 10, thành phố Sóc Trăng. - Khu vực xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên. | 944 | 1061200 | 550900 | Cát giồng | Thân khoáng kéo dài dọc Quốc lộ 1A và đường tỉnh |
1060800 | 551500 | ||||||
1058200 | 550200 | ||||||
1055500 | 547500 | ||||||
1054300 | 545500 | ||||||
1054300 | 543400 | ||||||
1055500 | 545800 | ||||||
1058600 | 549200 | ||||||
11 | Cg3 | - Khu vực Phường 3 và Phường 10, thành phố Sóc Trăng. - Khu vực xã Tham Đôn, huyện Mỹ Xuyên. | 556 | 1059700 | 551200 | Cát giồng | Thân khoáng kéo dài theo phương Đông Bắc-Tây Nam |
1059000 | 551700 | ||||||
1056000 | 550200 | ||||||
1053100 | 546800 | ||||||
1053500 | 546600 | ||||||
1056500 | 549500 | ||||||
12 | Cg4 | Khu vực thị trấn Mỹ Xuyên và xã Tham Đôn, huyện Mỹ Xuyên | 1.300 | 1057200 | 552500 | Cát giồng | Thân khoáng kéo dài theo phương Đông Bắc-Tây Nam |
1056500 | 553400 | ||||||
1052500 | 550000 | ||||||
1049600 | 545000 | ||||||
1050200 | 545000 | ||||||
1050700 | 545800 | ||||||
1051300 | 545500 | ||||||
1054400 | 549000 | ||||||
1053800 | 550000 | ||||||
13 | Cg5 | Khu vực thị trấn Trần Đề và xã Trung Bình, huyện Trần Đề | 674 | 1052700 | 575600 | Cát giồng | Thân khoáng kéo dài dọc đường Nam Sông Hậu |
1052000 | 577500 | ||||||
1049000 | 577500 | ||||||
1048600 | 575600 | ||||||
14 | Cg6 | Khu vực thị trấn Lịch Hội Thượng, huyện Trần Đề | 766 | 1050000 | 570300 | Cát giồng | Thân khoáng kéo dài theo phương Bắc Nam, dọc đường Tỉnh 933C |
1049500 | 571800 | ||||||
1045500 | 571800 | ||||||
1043800 | 570300 | ||||||
15 | Cg7 | Khu vực Phường 2, xã Lạc Hòa và xã Vĩnh Hải, thị xã Vĩnh Châu | 1.800 | 1039500 | 570600 | Cát giồng | Thân khoáng kéo dài dọc đường bờ biển phía Nam thị xã Vĩnh Châu |
1038500 | 570600 | ||||||
1036600 | 568500 | ||||||
1034700 | 562800 | ||||||
1034100 | 562800 | ||||||
1033450 | 560300 | ||||||
1034100 | 560300 | ||||||
1032800 | 554500 | ||||||
1033600 | 554500 | ||||||
1034900 | 560300 | ||||||
1035500 | 560300 | ||||||
1037500 | 568500 | ||||||
16 | Cg8 | Khu vực từ xã Lai Hòa đến xã Vĩnh Hải, thị xã Vĩnh Châu | 4.600 | 1036800 | 569500 | Cát giồng | |
1035500 | 569500 | ||||||
1032600 | 565000 | ||||||
1030500 | 553600 | ||||||
1024400 | 536500 | ||||||
1025300 | 536200 | ||||||
1029700 | 547200 | ||||||
1031100 | 548500 | ||||||
1033800 | 565000 |