cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Quyết định số 788/QĐ-UBND ngày 27/05/2019 Về phê duyệt Đề án Chương trình Mỗi xã một sản phẩm tỉnh Phú Yên giai đoạn 2019-2020 và định hướng đến năm 2030

  • Số hiệu văn bản: 788/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Cơ quan ban hành: Tỉnh Phú Yên
  • Ngày ban hành: 27-05-2019
  • Ngày có hiệu lực: 27-05-2019
  • Tình trạng hiệu lực: Đang có hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 2007 ngày (5 năm 6 tháng 2 ngày)
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ YÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 788/QĐ-UBND

Phú Yên, ngày 27 tháng 5 năm 2019

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN CHƯƠNG TRÌNH MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM TỈNH PHÚ YÊN GIAI ĐOẠN 2019-2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ YÊN

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;

Căn cứ các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số: 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020; số: 1760/QĐ-TTg ngày 10/11/2017 về điều chỉnh, bổ sung Quyết định 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020; số: 490/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 phê duyệt Chương trình Mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020;

Căn cứ Quyết định số 2277/QĐ-BNN-VPĐP ngày 05/6/2017 của Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt Đề cương Đề án “Chương trình quốc gia Mỗi xã một sản phẩm” giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 344/QĐ-UBND ngày 11/3/2019 của UBND tỉnh về ban hành danh mục sản phẩm nông nghiệp chủ lực tỉnh Phú Yên;

Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT (tại Tờ trình số 89/TTr-SNN-PTNT ngày 19/4/2019),

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Phê duyệt Đề án Chương trình Mỗi xã một sản phẩm tỉnh Phú Yên giai đoạn 2019-2020 và định hướng đến năm 2030 gồm các nội dung chủ yếu sau:

1. Tên Đề án: Chương trình Mỗi xã một sản phẩm tỉnh Phú Yên giai đoạn 2019-2020 và định hướng đến năm 2030. (Gọi tắt là Đề án OCOP tỉnh Phú Yên).

2. Cơ quan chủ trì: UBND tỉnh Phú Yên.

3. Cơ quan thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

4. Thời gian thực hiện: Từ năm 2019 đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

5. Phạm vi thực hiện: Đề án OCOP tỉnh Phú Yên được triển khai ở toàn bộ khu vực nông thôn trong toàn tỉnh và tùy vào điều kiện thực tiễn triển khai phù hợp ở khu vực đô thị.

6. Quan điểm thực hiện Đề án:

- Nhà nước đóng vai trò kiến tạo, ban hành khung pháp lý và chính sách để thực hiện; định hướng quy hoạch các vùng sản xuất hàng hóa, dịch vụ; quản lý và giám sát tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm; hỗ trợ các khâu: đào tạo, tập hun, hướng dẫn kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, tín dụng.

- Cộng đng dân cư (bao gồm các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã, hộ sản xuất tham gia đầu tư sản xuất các sản phẩm trên địa bàn tỉnh) chủ động tổ chức triển khai thực hiện.

7. Đối tượng thực hiện:

- Sản phẩm: Gồm sản phẩm hàng hóa và sản phẩm dịch vụ có nguồn gốc từ địa phương hoặc được thuần hóa, đặc biệt là các sản phẩm đặc trưng, trên cơ sở khai thác lợi thế so sánh về điều kiện sinh thái, văn hóa, nguồn gen, tri thức và công nghệ địa phương.

- Chủ thể thực hiện: Các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, các hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh.

8. Mục tiêu Đề án:

8.1 Mục tiêu tổng quát:

- Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh (ưu tiên phát triển HTX, các doanh nghiệp vừa và nhỏ) để sản xuất các sản phẩm và dịch vụ du lịch có lợi thế, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế, góp phần phát triển kinh tế nông thôn theo hướng phát triển nội sinh và gia tăng giá trị.

- Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập, đời sống cho người dân và thực hiện hiệu quả nhóm tiêu chí “Kinh tế và tổ chức sản xuất” trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020.

- Thông qua việc phát triển sản xuất tại địa bàn khu vực nông thôn, góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn hợp lý (hạn chế dân di cư ra thành phố), bảo vệ môi trường và bảo tồn những giá trị truyền thống tốt đẹp của nông thôn Phú Yên.

8.2 Mục tiêu cụ thể:

8.2.1 Giai đoạn 2019-2020:

(1) Phát triển sản phẩm:

- Hỗ trợ đăng ký, xây dựng thương hiệu cạnh tranh trên thị trường cho khoảng 24 sản phẩm chủ lực. (Chi tiết tại Phụ lục 1 kèm theo)

- Hoàn thiện, tiêu chuẩn hóa khoảng 57 sản phẩm, dịch vụ nông thôn hiện có. (Chi tiết tại Phụ lục 2 kèm theo).

- Phát triển mới 25 sản phẩm (tăng theo các năm, tập trung vào đa dạng hóa, chế biến sâu các sản phẩm theo chuỗi).

- Phát triển 03-04 làng du lịch sinh thái cộng đng, kết hợp bảo tồn các giá trị văn hóa tạo ra sản phẩm dịch vụ du lịch tham gia Chương trình OCOP.

- Chứng nhận sản phẩm OCOP: Có ít nhất 03 sản phẩm đạt 5 sao cấp tỉnh, 01 sản phẩm đạt 5 sao cấp quốc gia.

(2) Phát triển mới và củng cố các tổ chức kinh tế sản xuất, kinh doanh sản phẩm OCOP: Có ít nhất 40 tổ chức kinh tế tham gia OCOP Phú Yên, trong đó:

- Lựa chọn, củng cố 25 tổ chức kinh tế sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp và dịch vụ du lịch sinh thái nông thôn hiện có của các địa phương.

- Phát triển ít nhất 15 tổ chức kinh tế tham gia Chương trình OCOP.

(3) Phát triển nguồn nhân lực:

- Đào tạo khoảng 80 cán bộ quản lý nhà nước cấp tỉnh và huyện để thực hiện chương trình.

- 100% lãnh đạo doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, chủ hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh tham gia Chương trình OCOP được đào tạo chuyên môn quản lý sản xuất, quản trị kinh doanh.

- 100% cán bộ lãnh đạo UBND xã và cán bộ phụ trách nông thôn mới xã được tập huấn về quản lý OCOP.

(4) Duy trì chu trình OCOP thường niên:

- Chu trình chuẩn OCOP được duy trì liên tục tại cấp tỉnh và cấp huyện.

- Hàng năm mỗi huyện, thị xã, thành phố có ít nhất từ 02 ý tưởng sản phẩm được hỗ trợ theo Chu trình OCOP.

(5) Xây dựng, hoàn thiện hệ thống quản lý, điều hành Chương trình OCOP:

- Hoàn thiện tổ chức bộ máy chuyên trách OCOP từ tỉnh đến cấp huyện, thành phố, thị xã theo hướng gọn nhẹ để triển khai Chu trình OCOP thường niên tại Phú Yên.

- Ban hành chính sách riêng cho Chương trình OCOP; chế độ thanh tra, kiểm tra chất lượng sản phẩm OCOP; Hoàn thiện chu trình OCOP thường niên.

- Xây dựng hệ thống hỗ trợ các doanh nghiệp, đơn vị kinh tế, cơ sở sản xuất trong tỉnh phát triển và thương mại hóa sản phẩm OCOP, từ cấp tỉnh, huyện, thành phố, thị xã theo chu trình thường niên; hệ thống xúc tiến đng bộ, hoạt động thông suốt; Thương hiệu sản phẩm OCOP Phú Yên được lan rộng và phổ biến trên cả nước.

8.2.2. Giai đoạn 2021-2030:

(1) Phát triển sản phẩm: Có 200 sản phẩm OCOP vào năm 2030.

(2) Phát triển các tổ chức kinh tế: Phát triển mới ít nhất 40 tổ chức kinh tế tham gia Chương trình OCOP, tạo ra 80 tổ chức kinh tế OCOP vào năm 2030.

9. Nội dung Đề án:

9.1 Triển khai Chu trình OCOP toàn tỉnh:

Tuân thủ thực hiện theo Chu trình OCOP hàng năm gồm (1) Tuyên truyền, hướng dẫn về OCOP, (2) Nhận đăng ký ý tưởng sản phẩm, (3) Nhận phương án, dự án sản xuất kinh doanh, (4) Triển khai phương án, dự án sản xuất kinh doanh, (5) Đánh giá và xếp hạng sản phẩm, (6) Xúc tiến thương mại.

9.2 Xác định và phát triển sản phẩm, dịch vụ OCOP:

Tập trung vào 6 nhóm/ngành hàng: (1) Thực phẩm, gm: Nông sản tươi sống và nông sản chế biến, (2) Đuống, gồm: Đồ uống có cồn và đuống không cồn; (3) Thảo dược, gồm các sản phẩm có thành phần từ cây dược liệu; (4) Vi và may mặc, gồm các sản phẩm làm từ bông, sợi; (5) Lưu niệm-Nội tht-Trang trí, gồm các sản phẩm từ gỗ, sợi, mây tre, kim loại, gốm sứ, dệt may, ... làm đồ lưu niệm, đồ gia dụng; (6) Dịch vụ du lịch nông thôn, bán hàng, gồm các sản phẩm dịch vụ phục vụ tham quan, du lịch, nghỉ dưỡng, giải trí, học tập, nghiên cứu.

9.3 Hệ thống quản lý và giám sát sản phẩm:

Các hoạt động đánh giá, xếp hạng sản phẩm theo 05 hạng sao quy định tại bộ tiêu chí đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP của Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 và thực hiện các hoạt động kiểm tra, giám sát có liên quan theo quy định.

9.4 Xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP:

Hoạt động quảng bá, tiếp thị sản phẩm, thương mại điện tử, hội chợ, triển lãm; Xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng giới thiệu và bán sản phẩm OCOP: Hệ thống giới thiệu và bán sản phẩm OCOP gồm: Trung tâm OCOP (cấp huyện, thành phố, thị xã, cấp tỉnh); gắn kết gian hàng OCOP tại các siêu thị, chợ, khu dân cư lớn; điểm bán hàng OCOP tại các khách sạn, nhà hàng, quầy giới thiệu sản phẩm OCOP tại các vị trí thuận lợi.

9.5. Đào tạo nhân lực:

Tập huấn, đào tạo cán bộ tham gia quản lý, điều hành Chương trình OCOP; đào tạo, tập huấn cho các chủ thể sản xuất, lao động tại các doanh nghiệp, HTX, THT, hộ sản xuất. Nội dung đào tạo theo khung đào tạo Chương trình OCOP quy định tại Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 và các nội dung cần thiết khác.

9.6. Xây dựng và triển khai các nhiệm vụ, dự án thành phần:

9.6.1. Nhóm dự án nâng cấp/phát triển sản phẩm thực hiện theo chu trình OCOP thường niên. Các dự án nâng cấp/phát triển sản phẩm được cộng đồng đề xuất và làm chủ đầu tư. OCOP cấp huyện quản lý đầu tư, chủ trì phối hợp với cơ quan tư vấn, các đối tác để hỗ trợ cộng đng trong quá trình cộng đng triển khai dự án. Ngân sách Nhà nước hỗ trợ theo cơ chế, chính sách hiện hành.

9.6.2. Nhóm dự án, đề án xây dựng trung tâm, điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP. Các dự án/đề án này do UBND cấp huyện, thành phố, thị xã thực hiện với sự tham gia của cơ quan tư vấn và các đối tác.

9.6.3. Nhóm dự án khai thác thế mạnh của nông nghiệp - nông thôn Phú Yên gắn với phát triển du lịch.

(1) Dự án du lịch sinh thái nông thôn

a. Dự án du lịch sinh thái Thác H’ly xã Sông Hinh, huyện Sông Hinh.

b. Dự án du lịch sinh thái Suối Lạnh xã Hòa Thịnh, huyện Tây Hòa.

c. Dự án du lịch xã Hòa Tâm, huyện Đông Hòa.

d. Dự án du lịch Gành Đá Đĩa xã An Ninh Đông, huyện Tuy An.

e. Dự án du lịch cộng đồng làng rau Ngọc Lãng.

g. Dự án du lịch tham quan Làng nghề đan bóng mò o Xuân Cảnh.

Các dự án thành phần nêu trên do UBND huyện, thành phố, thị xã chủ trì thực hiện với sự tham gia của Sở Nông nghiệp và PTNT, các Sở, ngành liên quan ở tỉnh, cơ quan tư vấn và các đối tác thực hiện.

(2) Dự án nâng cấp, mở rộng chuỗi sản phẩm chủ lực của tỉnh:

- Chuỗi cung cấp dứa Đng Din đảm bảo an toàn thực phẩm huyện Phú Hòa.

- Chuỗi cung cấp rau quả đảm bảo an toàn thực phẩm và hoa xuân, lễ hội tại thành phố Tuy Hòa, huyện Phú Hòa.

- Chuỗi cung cấp gạo đỏ sản xuất theo hướng hữu cơ an toàn, địa điểm huyện Tuy An.

- Chuỗi cung cấp heo đen, bò vàng thuần chủng địa phương, địa điểm huyện Sông Hinh, Đng Xuân.

- Chuỗi cung cấp thịt, trứng gia cầm an toàn, địa điểm huyện Đông Hòa, Phú Hòa, Đng Xuân.

- Chuỗi cung cấp cá Ngừ đại dương, tôm Hùm đảm bảo an toàn thực phẩm tại thành phố Tuy Hòa, thị xã Sông Cầu, huyện Đông Hòa.

- Chuỗi cung cấp thịt bò một nắng an toàn, địa chỉ huyện Sơn Hòa.

- Chuỗi cung cấp thủy sản tươi, sò Huyết, thủy sản chế biến, nước mắm an toàn, địa điểm: huyện Đông Hòa, thành phố Tuy Hòa, thị xã Sông Cầu, huyện Tuy An.

- Chuỗi cung cấp muối đảm bảo an toàn thực phẩm, địa điểm HTX Muối Tuyết Diêm thị xã Sông Cầu.

9.7. Triển khai xây dựng và thực hiện kế hoạch hằng năm:

Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia cấp tỉnh, cấp huyện xây dựng kế hoạch hằng năm trình UBND cùng cấp triển khai thực hiện.

9.8. Triển khai các hot đng giám sát, đánh giá, tng kết thc hin Chương trình OCOP.

10. Kinh phí thực hiện Chương trình OCOP:

10.1. Tổng kinh phí trong 02 năm (2019-2020): 194.400 triệu đồng

10.2. Nguồn vốn: Nguồn vốn thực hiện Chương trình OCOP chủ yếu huy động từ doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác, hộ sản xuất kinh doanh là chủ thể của Chương trình OCOP; ngân sách nhà nước đầu tư thực hiện Chương trình OCOP chỉ mang tính chất hỗ trợ từ các nguồn kinh phí sự nghiệp trong dự toán chi ngân sách hằng năm. Trong đó:

- Kinh phí do cộng đồng huy động: 145.800 triệu đồng (chiếm 74,8% tổng kinh phí đề án).

- Kinh phí từ Ngân sách nhà nước: 48.600 triệu đồng (chiếm 25,2 % tổng kinh phí đề án). Cụ thể:

+ Bố trí vốn Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (vốn ngân sách Trung ương) để thực hiện các nội dung xây dựng, quản lý thực hiện Đề án; hỗ trợ vùng sản xuất tập trung, hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, hỗ trợ phát triển ngành nghnông thôn; hỗ trợ đào tạo nhân lực theo Đề án trong 02 năm: 41.000 triệu đồng.

+ Bố trí từ nguồn sự nghiệp kinh tế dự toán ngân sách tỉnh để hỗ trợ thực hiện Đề án trong 02 năm: 7.400 triệu đồng, bao gồm nguồn vốn hỗ trợ về khoa học - công nghệ giao Sở Khoa học và Công nghệ quản lý 5.000 triệu đồng; nguồn vốn hỗ trợ xúc tiến thương mại giao Sở Công Thương quản lý 2.400 triệu đồng.

(Chi tiết tại Phụ lục 3 kèm theo)

- Hằng năm, cùng với thời gian lập dự toán ngân sách nhà nước, các Sở, ngành được giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện Chương trình OCOP, có trách nhiệm lập dự toán theo nội dung cụ thể, có liên quan trong Chương trình OCOP và tng hợp chung vào dự toán chi của đơn vị mình, gửi Sở Tài chính thẩm tra, tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh phê duyệt và giao dự toán chi ngân sách theo quy định hiện hành. Ngoài ra, UBND cấp huyện sử dụng các nguồn sự nghiệp (sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khoa học công nghệ, sự nghiệp văn hóa thông tin...) cân đối trong dự toán ngân sách cấp mình để hỗ trợ thực hiện.

11. Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu:

11.1 Tuyên truyền nâng cao nhận thức:

Việc thông tin, truyền thông cần triển khai thực hiện thường xuyên với nhiều hình thức khác nhau trên các phương tiện thông tin đại chúng từ tỉnh đến cơ sở, trang website của Chương trình OCOP; dưới dạng bản tin, chuyên đề, câu chuyện gắn với hình ảnh, trong các đợt hội nghị, hội thảo, tập huấn,... Cần đưa Chương trình OCOP vào Nghị quyết của cấp ủy các cấp, có trong kế hoạch, chương trình công tác chỉ đạo trọng tâm của chính quyền địa phương.

11.2 Xây dựng hệ thống chỉ đạo, thực hiện Chương trình OCOP từ tỉnh đến cơ sở, bao gồm:

- Cấp tỉnh:

+ Cơ quan chỉ đạo: Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG Tỉnh.

+ Cơ quan tham mưu, giúp việc chuyên trách: Sở Nông nghiệp và PTNT.

+ UBND tỉnh quyết định thành lập Hội đồng đánh giá và xếp hạng sản phẩm cấp tỉnh tại mỗi kỳ đánh giá thường niên.

- Cấp huyện, thị xã, thành phố:

+ Cơ quan chỉ đạo: Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện.

+ Cơ quan tham mưu, giúp việc chuyên trách: Phòng Nông nghiệp và PTNT/Phòng Kinh tế.

+ UBND cấp huyện, thành phố, thị xã quyết định thành lập Hội đồng đánh giá và xếp hạng sản phẩm cấp huyện, thành phố, thị xã tại mỗi kỳ đánh giá thường niên.

- Cấp xã: UBND cấp xã tổ chức triển khai thực hiện Chương trình OCOP.

11.3 Xây dựng hệ thống tư vấn, đối tác hỗ trthực hiện:

11.3.1 Hệ thống tư vn OCOP: Tư vấn toàn diện (hoặc lĩnh vực cụ thể) các hoạt động của Chương trình OCOP tại Ban điều hành OCOP (cấp tỉnh, huyện, thành phố, thị xã) và các tổ chức OCOP tại cộng đồng.

11.3.2 Hệ thống đi tác OCOP: Bao gồm các tổ chức/cá nhân có quan hệ với các chủ thể OCOP theo cách hợp tác cùng có lợi ích, bao gồm: Các doanh nghiệp trong chuỗi sản xuất kinh doanh sản phẩm OCOP; các viện, trường đại học, nhà khoa học trong lĩnh vực ngành hàng của OCOP ở các tổ chức khoa học công nghệ trung ương, vùng và địa phương; các tổ chức/doanh nghiệp quảng bá, xúc tiến thương mại sản phẩm, các ngân hàng, quỹ đầu tư, các tổ chức quốc tế; các nhà báo.

11.4 Phát triển tổ chức kinh tế:

- Hỗ trợ các đối tượng/tổ chức đã tham gia OCOP nâng cấp về tổ chức sản xuất và kinh doanh, bao gồm: Nâng cấp, tái cơ cấu các tổ chức kinh tế hiện có; hình thành các hợp tác xã/doanh nghiệp nhỏ và vừa với các nhóm, hộ gia đình; nâng cấp/hoàn thiện cơ sở sản xuất; mở rộng quy mô sản xuất và kinh doanh; kết nối các tổ chức OCOP với các nhà tư vấn phù hợp với ngành hàng và thúc đẩy các mối quan hệ đối tác này theo nguyên tắc cùng có lợi.

- Hỗ trợ các tổ chức OCOP nâng cao chất lượng quản trị, duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm: Tư vấn tại chỗ về quản trị sản xuất kinh doanh; tập huấn, tư vấn tổ chức kinh tế áp dụng các tiêu chuẩn quản lý chất lượng tiên tiến.

11.5 Chính sách thực hiện:

Vận dụng cơ chế, chính sách hiện hành của Trung ương, tỉnh về hỗ trợ phát triển sản xuất, phát triển du lịch, khoa học công nghệ, khuyến nông, khuyến công, xúc tiến thương mại,... tích hợp các cơ chế, chính sách này để hỗ trợ Chương trình; nghiên cứu xây dựng và ban hành các cơ chế, chính sách mới về OCOP.

11.6 Huy động các nguồn lực thực hiện:

- Xác định nguồn lực lớn nhất của Chương trình OCOP là nguồn từ cộng đồng (bao gồm tiền vốn, đất đai, sức lao động, nguyên vật liệu, công nghệ,..) được triển khai phù hợp với các quy định của pháp luật, được huy động trong quá trình hình thành các tổ chức kinh tế, dưới dạng góp vốn, triển khai các hoạt động theo Chu trình OCOP thường niên.

- Huy động nguồn tín dụng từ các tổ chức tín dụng hỗ trợ cho các tổ chức kinh tế, hộ sản xuất tham gia Chương trình OCOP.

- Nhà nước bố trí nguồn vốn ngân sách phù hợp, kịp thời thông qua các chính sách để hỗ trợ cộng đồng đầu tư sản xuất, tổ chức dịch vụ thực hiện Chương trình OCOP.

11.7 Giải pháp về khoa học công nghệ:

- Xây dựng và triển khai các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, hoàn thiện công nghệ, ứng dụng công nghệ vào sản xuất và kinh doanh các sản phẩm OCOP. Các đề tài/dự án dựa trên nhu cầu cụ thể của các tổ chức kinh tế OCOP (ưu tiên các HTX và SMEs có địa chỉ ứng dụng cụ thể).

- Triển khai thực hiện, hỗ trợ xác lập quyền sở hữu công nghiệp, áp dụng các mô hình quản lý tiên tiến, các giải pháp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ tham gia Chương trình OCOP. Xây dựng dữ liệu, ứng dụng phục vụ truy xuất nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm (tem truy xuất nguồn gốc xuất xứ cho từng sản phẩm). Thiết kế Website giới thiệu và quảng bá sản phẩm, làng nghề tiêu biểu, tiếp nhận ý tưởng phát triển sản phẩm.

11.8 Giải pháp tiêu thụ sản phẩm:

Phát triển sản phẩm, dịch vụ trên cơ sở tuân thủ nguyên tắc tiếp cận thị trường; trong đó, đẩy mạnh phát triển dịch vụ du lịch gắn kết chặt chẽ trong các chuỗi sản phẩm OCOP là giải pháp tiêu thụ và nâng cao giá trị gia tăng các sản phẩm.

Trước tiên Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức triển khai 01 gian hàng trưng bày các sản phẩm OCOP tại thành phố Tuy Hòa để quảng bá hình ảnh chất lượng sản phẩm chủ lực, sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP của tỉnh trong năm 2019.

11.9 Hợp tác trong nước và quốc tế về triển khai:

Hợp tác trong nước và quốc tế nhằm nâng cao năng lực quản lý, điều hành Chương trình OCOP tại tỉnh và thúc đẩy xúc tiến xuất khẩu sản phẩm OCOP; tổ chức các chuyến tham quan, học tập Chương trình OCOP Thái Lan và các tỉnh, thành phố trong nước thực hiện tt Chương trình OCOP.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

Các Sở, ngành địa phương, cơ quan liên quan căn cứ nhiệm vụ được giao tại Quyết định này của UBND tỉnh và tại Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ tổ chức thực hiện Đề án OCOP tỉnh, cụ thể như sau:

1. SNông nghiệp và PTNT:

Chịu trách nhiệm chính trong việc tham mưu chỉ đạo triển khai thực hiện Chương trình OCOP trên địa bàn tỉnh; cụ thể:

- Chủ trì xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch triển khai OCOP Quảng Nam theo giai đoạn và hằng năm.

- Chỉ đạo hướng dẫn các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện Chương trình OCOP trên địa bàn.

- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và các Sở, ngành, đơn vị có liên quan tham mưu UBND tỉnh bố trí, huy động nguồn lực thực hiện Chương trình OCOP.

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh quy định về thành lập hệ thống chỉ đạo, điều hành thực hiện Chương trình OCOP từ tỉnh đến cơ sở; thành lập Hội đồng đánh giá và xếp hạng sản phẩm ở cấp tỉnh tại mỗi kỳ đánh giá thường niên.

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương liên quan tham mưu UBND tỉnh quy định cụ thể về nội dung hỗ trợ, mức hỗ trợ của từng nội dung, đối tượng được hỗ trợ, để khuyến khích phát triển sản phẩm OCOP; tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo triển khai các dự án thành phần của Chương trình.

- Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện Chương trình để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh, các Bộ ngành Trung ương theo định kỳ hng năm hoặc đột xuất khi có yêu cầu.

- Chủ trì lập kế hoạch và triển khai thực hiện gian hàng trưng bày sản phẩm OCOP tại thành Phố Tuy Hòa trong năm 2019.

2. Các Sở, ban ngành liên quan:

- Sở Kế hoạch và Đầu tư: Đưa nội dung Chương trình OCOP vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; phối hợp với Sở Tài chính tham mưu kế hoạch vốn, phân bổ vốn từ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới để thực hiện Chương trình OCOP.

- Sở Tài chính: Tham mưu UBND tỉnh bố trí vốn cho các hoạt động của Chương trình; hỗ trợ các tổ chức kinh tế hình thành trong Chương trình về nghiệp vụ, chế độ quản lý tài chính.

- Sở Công thương: Hướng dẫn, hỗ trợ cộng đồng tham gia Chương trình OCOP tiếp cận nguồn vốn khuyến công, lập kế hoạch và ngân sách hằng năm cho hoạt động khuyến công liên quan đến các tổ chức kinh tế hình thành bởi Chương trình, tổng hợp/báo cáo kết quả công tác khuyến công; tổ chức, quản lý, điều phối các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ các sản phẩm OCOP (hội chợ, triển lãm,...); cập nhật thông tin thị trường trong nước và quốc tế liên quan đến sản phẩm OCOP; thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động thương mại đối với hệ thống trung tâm, điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP trong và ngoài tỉnh.

- Sở Khoa học và Công nghệ: Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương hỗ trợ các tổ chức kinh tế, cộng đồng đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ trong phát triển sản xuất sản phẩm, tiêu chuẩn hóa, đăng ký công bố chất lượng sản phẩm OCOP. Tổng hợp đề xuất nhiệm vụ khoa học, công nghệ hằng năm liên quan đến phát triển sản phẩm OCOP sử dụng nguồn vốn sự nghiệp khoa học và công nghệ cấp tỉnh, trình UBND tỉnh phê duyệt theo quy định; hỗ trợ các địa phương đăng ký sở hữu trí tuệ sản phẩm OCOP, tư vấn định hướng phát triển thương hiệu sản phẩm OCOP, hướng dẫn ghi nhãn hàng hóa, sử dụng mã số mã vạch theo quy định.

- Sở Y tế: Hỗ trợ các tổ chức kinh tế, hộ sản xuất xây dựng cơ sở vật chất sản xuất đạt tiêu chuẩn theo quy định, đăng ký công bố chất lượng sản phẩm; xây dựng và bảo đảm các chỉ tiêu thuốc Y học cổ truyền, vệ sinh an toàn thực phẩm; đánh giá các sản phẩm thiên nhiên, thực phẩm chức năng, thuốc Y học cổ truyền.

- Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch: Hỗ trợ tổ chức kinh tế, nhóm cộng đồng nghiên cứu phát triển, quảng bá các sản phẩm dịch vụ du lịch gắn với du lịch nông thôn trên cơ sở phát huy thế mạnh về danh lam thắng cảnh, truyền thống văn hóa của các vùng, miền; hướng dẫn các địa phương, các chủ thể OCOP xây dựng câu chuyện sản phẩm OCOP; quảng bá, xúc tiến mở rộng các tour, tuyến du lịch kết nối với các trung tâm, các vùng sản xuất sản phẩm OCOP.

- Sở Thông tin và Truyền thông: Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan triển khai các hoạt động tuyên truyền về Chương trình OCOP. Nghiên cứu xây dựng Website về Chương trình OCOP Phú Yên.

- Sở Nội vụ: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, các Sở, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh quy định về thành lập hệ thống chỉ đạo, điều hành, thực hiện Chương trình OCOP từ tỉnh đến cơ sở, trên tinh thần sắp xếp, bố trí nhân lực hợp lý, không tăng biên chế ở các cấp.

- Sở Lao động Thương binh và Xã hội: Quản lý, chỉ đạo công tác đào tạo nghề phục vụ phát triển Chương trình OCOP.

- Sở Giao thông Vận tải: Phối hợp triển khai công tác xúc tiến thương mại các sản phẩm Chương trình OCOP trên các tuyến vận tải hàng không, đường bộ và đường thủy.

- Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Phú Yên chỉ đạo, hướng dẫn các chi nhánh Ngân hàng thương mại: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất tiếp cận nguồn vốn vay để tổ chức sản xuất.

- Liên minh Hợp tác xã tỉnh: Hỗ trợ các nhóm hộ gia đình, tổ hợp tác tham gia OCOP hình thành và phát triển hợp tác xã; tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn, hỗ trợ các hợp tác xã tham gia Chương trình OCOP.

- Đề nghị UBMT Tổ quốc Việt Nam và các Hội, Đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở đẩy mạnh công tác vận động, tuyên truyền hội viên và nhân dân tham gia thực hiện có hiệu quả Chương trình OCOP.

3. UBND các huyện, thị xã, thành phố:

- Chỉ đạo tổ chức thực hiện Chương trình OCOP trên địa bàn; giao nhiệm vụ cơ quan tham mưu, giúp việc chuyên trách; các cơ quan phối hợp triển khai thực hiện Chương trình OCOP; thành lập Hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP thưng niên ở cấp huyện.

- Xây dựng kế hoạch để tổ chức triển khai Chương trình OCOP tại địa phương. Hướng dẫn, chỉ đạo cấp xã triển khai thực hiện Chương trình theo Kế hoạch của UBND cấp huyện.

- Sử dụng, lng ghép nguồn vốn thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020, vốn khoa học công nghệ, khuyến công,... bố trí ngân sách địa phương và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để triển khai thực hiện Chương trình OCOP trên địa bàn.

- Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về Chương trình OCOP.

- Tổ chức cuộc thi đánh giá và xếp hạng sản phẩm cấp huyện để chọn sản phẩm thi đánh giá và xếp hạng cấp tỉnh.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công Thương, Khoa học và Công nghệ, Văn hóa Thể thao và Du lịch, Thông tin và Truyền thông, Y tế, Nội vụ, Lao động Thương binh và Xã hội, Giao thông Vận tải; Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh, các Hội, Đoàn thể, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ NN&PTNT;
- V
ăn phòng ĐPNTM TW;
- TTTU; TT HĐND tỉnh;
-
UBMT Tổ quốc VN tnh;
- TV BCĐ các CTMTQG tỉnh;
- VP Điề
u phối NTM tỉnh;
- CT và các PCT UBND t
nh;
- Các PCVP UBND tỉnh;
- Cổng TTĐT-UBND tỉnh:
- Lưu: VT, HgA

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Hữu Thế

 

PHỤ LỤC 1

DANH MỤC SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP CHỦ LỰC ĐĂNG KÝ THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH OCOP TỈNH GIAI ĐOẠN 2019-2020
(Kèm theo Quyết định số
788/QĐ-UBND ngày 27/5/2019 của UBND tỉnh)

STT

Tên sản phẩm

1

Nước mắm Phú Yên

2

Rượu Quán Đế

3

Khóm Đng Din

4

Bánh tráng Đông Bình

5

Bánh tráng Hòa Đa

6

Rượu Tằm Hòa Phong

7

Hạt tiêu Sơn Thành

8

Diệp hạ châu

9

Gạo đỏ Tuy An

10

Gạo An Nghiệp

11

Muối Tuyết Diêm

12

Hạt sen

13

Bò và các sản phẩm từ bò

14

Đậu phụng và dầu đậu phụng

15

Sắn và các sản phẩm từ sắn

16

Mía và các sản phẩm từ mía

17

Cá ngừ

18

Tôm hùm

19

Rau an toàn

20

Sản phẩm mây tre đan, đồ mỹ nghệ từ gỗ

21

Du lịch cộng đồng làng rau Ngọc Lãng

22

Trà Mã Dọ

23

Mãng cầu dai

24

Chiếu cói

 

PHỤ LỤC 2

DANH MỤC SẢN PHẨM HIỆN CÓ DỰ KIẾN LỰA CHỌN HOÀN THIỆN, NÂNG CẤP TRONG CHƯƠNG TRÌNH OCOP GIAI ĐOẠN 2019-2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định
số 788/QĐ-UBND ngày 27/5/2019 của UBND tỉnh)

TT

Tên sản phẩm

Hình thức tổ chức sản xuất, chủ thể tham gia

I

TP. Tuy Hòa

 

1

Nước mắm Phú Yên

Các cơ sở sx nước mắm

2

Cá Mai, Cá Ngừ tẩm gia vị

Doanh nghiệp Tư nhân Trang Thủy

3

Rau sạch an toàn

Làng nghề, các hộ Làng rau Ngọc Phước xã Bình Ngọc, trng theo MH VietGAP

4

Cà phê chất lượng cao

Thương hiệu cà phê chế biến: Công ty TNHH Huy Tùng; Công ty TNHH Hương Hương

5

Gà ta Chính Nghĩa

Hộ chăn nuôi thôn Chính Nghĩa, xã An Phú

6

Du lịch cộng đồng làng rau Ngọc Lãng

Làng rau Ngọc Lãng. Đón tiếp khách du lịch, tham quan do một số hộ thuộc địa phương tổ chức kinh doanh: Tham quan trng rau an toàn, tham quan một số di tích văn hóa

7

Sản phẩm Yến sào

Công ty TNHH Yến Sào A Đng, có nhiều đơn vị kinh tế, các h gia đình kinh doanh mặt hàng này

8

Thuốc nam dân gian điều trị viêm loét dạ dày, tá tràng, tiêu chảy,..

Hộ ông Hoàng Văn Hà, khu phố Liên Trì, Phường 9

II

Thị xã Sông Cầu

 

9

Nước mắm

Các hộ gia đình, các thương hiệu nước mắm Ông Già; Bà Mười; Gành Đỏ; Tân Lập...

10

Chả cá các loại

Cơ sở chế biến Xuân Yên, Xuân Hải

11

Tôm Hùm sao, tôm Hùm xanh

Các hộ gia đình (thị xã Sông Cầu; vịnh Xuân Đài, Xuân Phương, Xuân Thành....)

12

Cá Ngừ sọc, Ghẹ đông lạnh, cá Mú

Các cơ sở ở thị xã Sông Cầu

13

Muối hạt

HTX Tuyết Diêm xã Xuân Bình, các hộ, đơn vị chế biến và tiêu thụ muối Trần Thị V

14

Rượu Quán Đế

Các hộ sản xuất thuộc làng nghề xã Xuân Lộc, Xuân Bình nhãn hiệu Tập thể Rượu Quán Đế do Hội Nông dân quản lý. Kinh doanh Công ty Cổ phần Kỹ nghệ thực phẩm Phú Yên (PYFINCO)

15

Trà Mã Dọ

Các hộ sn xuất xã Xuân Lộc

16

Dịch vụ tham quan làng nghề đan bóng mò o

Các hộ, địa phương tổ chức dịch vụ tham quan làng nghề đan bóng mò o xã Xuân Cảnh

III

Huyện Phú Hòa

 

17

Khóm Đng Din

Các hộ sản xuất (khoảng 200 hộ) thuộc: thị trấn Phú Hòa, xã Hòa Định Tây; xã Hòa Quang Nam; xã Hòa Quang Bắc. Diện tích đất đồi trng khóm 500ha, trng theo mô hình VietGAP

18

Heo rừng nuôi

Các hộ chăn nuôi Hòa Hội

19

Mãng cầu dai

THT Sơn Ngọc, xã Hòa Quang Bắc

20

Trứng gà sạch

Cty TNHH Chăn nuôi gà sạch Đng Lợi

21

Bún tươi Định Thành

Sản phẩm làng nghề do các hộ thuộc thôn định Thành, xã Hòa Định Đông: Sản xuất và chế biến

22

Nấm Rơm Hòa Trị

Các hộ chuyên trng Nm Rơm xã Hòa Trị

23

Bánh tráng

Làng nghề Đông Bình: Các hộ gia đình thuộc làng nghề

24

Chi đót Mỹ Thành

Làng nghề: Các hộ gia đình thuộc làng nghề Mỹ Thành, xã Hòa Thắng

IV

Huyện Tây Hòa

 

25

Rượu Tằm Hòa Phong

HTX, Làng nghề tổ chức sản xuất và chế biến

26

Sản phẩm mây tre đan

Làng nghề: Sản phẩm thuộc các hộ trong làng nghề thôn Vinh Ba

27

Hạt tiêu Sơn Thành

Công ty Cổ phần Vinacafe Sơn Thành và một số hộ nông dân

28

Mật ong tự nhiên

Các hộ khai thác thời vụ Hòa Mỹ Tây

29

Thịt dê sạch Tây Hòa

Chăn nuôi dê tự nhiên Sơn Trường, Sơn Nghiệp

30

Du lịch sinh thái Suối Lạnh

Du lịch sinh thái Suối Lạnh xã Hòa Thịnh

V

Huyện Đông Hòa

 

31

Hạt sen

HTX

32

Diệp hạ châu

Trung tâm Nghiên cứu và SX dược liệu Miền Trung

33

Cá Ngừ đại dương

Công ty TNHH, Doanh nghiệp

34

Trứng cút, trng vịt (trứng lộn)

Các hộ chăn nuôi thuộc Hòa Hiệp Bắc, Hòa Hiệp Trung

35

Bánh phở Hoài Phượng

Bánh phở Hoài Phượng của HKD cửa hàng Nguyên Phú thị trấn Hòa Vinh.

36

Du lịch tham quan

Các hộ, địa phương tổ chức du lịch tham quan Hòa Tâm

VI

Huyện Tuy An

 

37

Bánh tráng Hòa Đa

Làng nghề: Các hộ thuộc làng nghề

38

Sò huyết Ô Loan

Các hộ khai thác tại địa phương

39

Cá cơm nguyên liệu làm mắm

Đánh bắt, khai thác cá cơm nguyên liệu làm mắm theo mùa địa phương Mỹ Quang Nam, An Chấn

40

Tôm đất An Hải

Các hộ khai thác

41

Chả cá các loại

Cơ sở chế biến các hộ An Ninh Tây

42

Chiếu cói

Làng nghề: các hộ sản xuất thuộc làng nghề

43

Thúng chai

Các hộ An Dân, An Định

44

Chuối mốc xanh

Chuối mốc xanh Anh Lĩnh do nhóm hộ trên địa bàn sản xuất

45

Gạo đỏ, gạo CLC

Các hộ sản xuất Gạo đỏ, CLC An Nghiệp, An Hiệp, An Cư

46

Du lịch Văn hóa đá

Gành Đá Dĩa huyện Tuy An

VII

Huyện Sông Hinh

 

47

Heo đen bản địa

Hộ gia đình (Buôn Ken xã Ea Bá, Buôn Ven xã Ea Bia)

48

Bò vàng Sông Hinh

Các hộ gia đình (Buôn Bai xã Ea Lâm, Buôn Ly xã Eatrol)

49

Du lịch sinh thái thác H’Ly

Hộ gia đình Buôn Kít xã Sông Hinh

50

Du lịch sinh thái buôn Lê Diêm

Hộ gia đình, thị trấn hai Riêng

VIII

Huyện Sơn Hòa

 

51

Bò một nắng

Doanh nghiệp Tư nhân Hà Trung, Cơ sở Dậu khô bò

52

Mắm thơm

Cơ sở Mắm thơm Út Mười xã Suối Bạc

IX

Huyện Đồng Xuân

 

53

Dệt thổ cẩm Xuân Lãnh

Các hộ gia đình dệt thổ cẩm xã Xuân Lãnh

54

Sản phẩm mây tre đan

Các hộ gđ đan lát mây tre xã Xuân Sơn Nam

55

Nghệ tươi

Nguyên liệu chế biến tinh bột nghệ Xuân Sơn Nam

56

Vịt đồng Đồng Xuân

Hộ chăn nuôi Xuân Quang 3

57

Đậu phụng nguyên liệu ép dầu

Các hộ, HTX Xuân Phước trồng đậu phụng nguyên liệu ép lấy dầu

Ghi chú: Việc triển khai sẽ được thực hiện theo chu trình OCOP, trên cơ sở định hướng và đề xuất nhu cu và khả năng của cộng đồng (Doanh nghiệp, HTX, THT, hộ sản xuất kinh doanh).

 

PHỤ LỤC 3

DỰ KIẾN KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN CHƯƠNG TRÌNH OCOP TỈNH PHÚ YÊN GIAI ĐOẠN 2019-2020
(Kèm theo Quyết định số 788/QĐ-UBND ngày
27/5/2019 của UBND tỉnh)

Đơn vị tính: Triệu đồng

TT

Nội dung hỗ trợ

Kinh phí

Nguồn vốn

Ghi chú

2019

2020

Tổng số

1

Xây dựng, quản lý thực hiện Đề án Chương trình OCOP tỉnh Phú Yên giai đoạn 2018-2020

100

100

200

Nguồn vốn hỗ trợ Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

 

-

Xây dựng, trin khai thực hiện bộ tiêu chí đánh giá, xếp hạng sản phẩm

 

 

 

 

 

-

Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, quản lý, báo cáo sản phẩm OCOP

 

 

 

 

 

-

Quản lý, kiểm tra, giám sát, đánh giá

 

 

 

 

 

2

Hỗ trợ vùng sản xuất tập trung, hỗ trợ phát triển sản phẩm, hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn

13.000

13.000

26.000

Nguồn vốn hỗ trợ Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới và các nguồn vốn huy động khác

 

-

Hỗ trợ phát triển sản xuất, liên kết theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm

 

 

 

 

 

-

H tr phát trin các hình thức tổ chức sản xut

 

 

 

 

 

-

Hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn

 

 

 

 

 

3

Hỗ trợ về khoa học-công ngh

2.500

2.500

5.000

Nguồn vốn sự nghiệp khoa học-công nghệ cấp tỉnh bố trí cho Sở Khoa học-Công nghệ quản lý

 

-

Nghiên cu khoa học

 

 

 

 

 

-

Đổi mới, chuyn giao công nghệ, ứng dụng phát triển sáng kiến, giải pháp kỹ thuật

 

 

 

 

 

-

Bảo hộ quyn sở hữu trí tuệ, công bố chất lượng, truy suất nguồn gốc sản phẩm, xây dựng thương hiệu

 

 

 

 

 

4

Hỗ trợ đào tạo nhân lực

7.500

7.500

15.000

Nguồn vốn hỗ trợ Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới và các nguồn vốn huy động khác

 

-

Đào tạo nghề cho người lao động thuộc các tổ chức tham gia OCOP

5.500

5.500

 

 

Thực hiện theo Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009

-

Tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý thực hiện Chương trình OCOP; đào tạo cán bộ quản lý doanh nghiệp, HTX, Cơ sở sản xuất

 

2.000

2.000

 

 

Thực hiện theo Thông tư số 340/TT-BTC ngày 29/12/2016, Quyết định số 490/QĐ- TTg ngày 07/5/2018

5

Hỗ trợ xúc tiến thương mại

1.200

1.200

2.400

Ngân sách trí kinh phí xúc tiến thương mại hàng năm trong dự toán chi thường xuyên của Sở Công Thương, UBND huyện; thị xã, thành phố

Thực hiện theo Quyết định số 57/2015/QĐ-UBND ngày 26/11/2015 của UBND tỉnh

-

Thông tin, tuyên tuyền, quảng bá

 

 

 

 

 

-

Hội chợ triển lãm

 

 

 

 

 

-

Đào tạo, tập huấn, tổ chức các cơ hội giao thương

 

 

 

 

 

-

Điều tra, khảo sát, nghiên cứu thị trường

 

 

 

 

 

-

Tổ chức các phiên chợ hàng Việt, các sự kiện xúc tiến thương mại

 

 

 

 

 

-

Xây dựng hệ thống giới thiệu, bán hàng OCOP

 

 

 

 

 

-

ng dụng thương mại đin tử

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

31.000

31.300

62.600