cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Kế hoạch số 64/KH-UBND ngày 15/03/2019 Về dạy và học ngoại ngữ trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Phú Yên giai đoạn 2018-2025

  • Số hiệu văn bản: 64/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Cơ quan ban hành: Tỉnh Phú Yên
  • Ngày ban hành: 15-03-2019
  • Ngày có hiệu lực: 15-03-2019
  • Tình trạng hiệu lực: Đang có hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 2067 ngày (5 năm 8 tháng 2 ngày)
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ YÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 64/KH-UBND

Phú Yên, ngày 15 tháng 3 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

DẠY VÀ HỌC NGOẠI NGỮ TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN GIAI ĐOẠN 2018-2025

Căn cứ Quyết định số 1400/QĐ-TTg ngày 30/9/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Dạy và học Ngoại ngữ trong hệ thống Giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020, Quyết định số 2080/QĐ-TTg ngày 22/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017-2025, Quyết định số 2658/QĐ-BGDĐT ngày 23/7/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Kế hoạch triển khai Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017-2025 và Quyết định số 1896/QĐ-UBND ngày 15/11/2011 của UBND tỉnh về Phê duyệt Kế hoạch “Dạy và học ngoại ngữ trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Phú Yên, giai đoạn 2011-2020”; UBND tỉnh Phú Yên xây dựng Kế hoạch dạy và học ngoại ngữ trong các cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Phú Yên giai đoạn 2018-2025 như sau:

Phần I

THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC NGOẠI NGỮ TRONG CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG Ở TỈNH PHÚ YÊN HIỆN NAY

I. Tình hình dạy và học ngoại ngữ ở Phú Yên hiện nay

1. Thuận li

- Ngoại ngữ đã được xác định là môn học đặc biệt quan trọng trong chương trình học của các cấp, là môn học bắt buộc ở cấp THCS và THPT và là môn học tự chọn ở cấp tiểu học trong nhiều năm qua. Một số trường THPT dạy ngoại ngữ 2 là tiếng Pháp. Ngoại ngữ đã trở thành môn thi bắt buộc trong kỳ thi THPT quốc gia và tuyển sinh lớp 10 THPT chuyên;

- 100% giáo viên dạy ngoại ngữ có trình độ đào tạo đạt chuẩn trở lên, có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy ;

- Chủ trương mở cửa hội nhập và quan hệ hợp tác quốc tế ngày càng sâu rộng giữa nước ta và các nước trên thế giới đã tạo ra yêu cầu hết sức bức thiết cho việc tăng cường dạy và học ngoại ngữ với chất lượng, hiệu quả ngày càng cao hơn. Chính vì thế ngoại ngữ được xã hội ngày càng quan tâm, mọi gia đình đều đầu tư cho con em theo học;

- Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020” đã được Chính phủ phê duyệt và ban hành kèm theo Quyết định số 1400/QĐ-TTg ngày 30/9/2008 vừa là cơ sở pháp lý, vừa là động lực thúc đẩy để tạo một sự chuyển biển mạnh mẽ trong việc dạy học ngoại ngữ ở Phú Yên về cả chất lượng lẫn số lượng nhằm phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa của tỉnh nhà và của đất nước.

2. Khó khăn

- Cơ sở, trang thiết bị dành cho việc dạy học ngoại ngữ còn nghèo nàn và đơn giản, thiếu trang thiết bị nghe nhìn hiện đại, phòng học bộ môn, phòng học đa chức năng;

- Môi trường vận dụng ngoại ngữ còn hạn chế dẫn đến chất lượng dạy học chưa cao.

II. Thực trạng dạy và học ngoại ngữ ở Phú Yên hiện nay

1. Quy mô dạy và học ngoại ngữ

Tính đến cuối năm học 2017-2018, quy mô phát triển dạy và học ngoại ngữ của tỉnh Phú Yên như sau:

a) Hệ thống mạng lưới trường, lớp, học sinh học ngoại ngữ

Toàn tỉnh có 308 trường với 132404 học sinh, trong đó:

* Tiếng Anh

- Tiểu học: 169/175 trường với 38167 học sinh/44259 học sinh (86,2%):

+ Chương trình 10 năm: 32746 học sinh (74%);

+ Chương trình khác: 5421 học sinh (12%).

- THCS: 107 trường/107 trường với 56948 học sinh/56948 học sinh (100%):

+ Chương trình 10 năm: 6511 học sinh (11,4%);

+ Chương trình 7 năm: 50437 học sinh (88,6%).

- THPT: 33 trường/33 trường với 31197 học sinh/31197 học sinh (100%):

+ Chương trình 10 năm: 1737 học sinh (0,6%);

+ Chương trình 7 năm: 29460 học sinh (99,4%).

* Tiếng Pháp NN2

- THPT: 04 trường /33 trường với 1734 học sinh/31197 (0,6%)

b) Đội ngũ giáo viên ngoại ngữ

Toàn tỉnh có 915 giáo viên (GV) dạy ngoại ngữ, trong đó:

- Tiếng Anh:

+ Tiểu học: 173 GV đạt chuẩn NLNN bậc 4/219 GV (84%);

+ THCS: 434GV/470GV đạt chuẩn NLNN bậc 4 (92%);

+ THPT: 173GV/219GV đạt chuẩn NLNN bậc 5 (79%).

- Đội ngũ giáo viên ngoại ngữ về cơ bản đáp ứng được yêu cầu nội dung chương trình giảng dạy ngoại ngữ hiện tại. Hầu hết giáo viên đều đã có cố gắng trong đổi mới phương pháp giảng dạy, trong ứng dụng CNTT vào việc dạy học. Hầu hết giáo viên đã được bồi dưỡng luân phiên hàng năm về vụ sư phạm.

2. Cơ sở vật chất, thiết bị

- Tất cả các trường đều có trang bị máy casette, băng, đĩa phục vụ cho việc dạy học ngoại ngữ đảm bảo theo danh mục thiết bị dạy học tối thiểu do Bộ GD-ĐT đã ban hành (Thông tư số 01/2010/TT-BGDĐT ngày 18/01/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). Tuy nhiên, số trường học được trang bị phòng học ngoại ngữ dành riêng cho bộ môn theo yêu cầu mới rất ít, hầu hết đã xuống cấp.

3. Công tác tổ chức, quản lý

Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá học sinh của bộ môn Ngoại ngữ ở các bậc học. Thông qua chuyên viên phụ trách cấp sở và cán bộ phụ trách cấp phòng, công tác thanh kiểm tra hoạt động dạy học bộ môn đã được triển khai thường xuyên, giúp hoạt động dạy học ngoại ngữ ổn định, đi vào nề nếp.

III. Đánh giá chung

1. Ưu điểm

- Phong trào học ngoại ngữ đặc biệt là tiếng Anh đang phát triển mạnh mẽ trong mọi tầng lớp xã hội. Trong nhà trường phổ thông, ngoại ngữ đã được đưa vào giảng dạy cho tất cả học sinh cấp THCS và THPT. Các cơ sở dạy ngoại ngữ vừa được thành lập trong những năm vừa qua cũng đã góp phần vào nâng cao số lượng và chất lượng học ngoại ngữ ở tỉnh nhà;

- Chất lượng dạy và học ngày càng được nâng cao;

- Đội ngũ giáo viên đạt chuẩn và số giáo viên được đào tạo trên chuẩn ngày càng nhiều.

2. Nhược điểm chính

- Chất lượng học đại trà, đặc biệt ở các trường thuộc nông thôn, miền núi còn chưa cao;

- Một bộ phận giáo viên tiếng Anh tiểu học chưa được hưởng lương từ ngân sách nhà nước;

- Chưa có môi trường thuận lợi để hỗ trợ cho việc học tập, rèn luyện kỹ năng giao tiếp bằng ngoại ngữ cho học sinh.

3. Những nguyên nhân chính của nhược điểm

- Chương trình sách giáo khoa quá tải. Vì vậy, để truyền tải hết nội dung sách giáo khoa theo phân phối chương trình, giáo viên không thể đi sâu giảng kỹ. Sách giáo khoa chú trọng vào việc rèn luyện 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết hơn là đi sâu vào ngữ pháp, nhưng thực tế thi cử lại chỉ chú trọng vào ngữ pháp và kỹ năng đọc nên kỹ năng nghe, nói, viết của học sinh còn hạn chế và kết quả thi cũng không cao;

- Chương trình học còn nặng nề và khô khan nên phần nào gây sự chán nản và bỏ mặc;

- Một bộ phận giáo viên chưa chịu khó tìm tòi đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học sinh, chưa quan tâm đến việc tự bồi dưỡng để nâng cao kiến thức chuyên môn và năng lực giảng dạy;

- Đối với học sinh, đa phần học sinh ở nông thôn, miền núi không có điều kiện tiếp cận với sách tham khảo, các phần mềm học tiếng Anh hay Internet để học online.

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học chưa đồng bộ với yêu cầu giảng dạy bộ môn;

- Môi trường vận dụng ngoại ngữ còn hạn chế.

Phần II

KẾ HOẠCH DẠY VÀ HỌC NGOẠI NGỮ TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN GIAI ĐOẠN 2018-2025

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Đổi mới việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, tiếp tục triển khai chương trình dạy và học ngoại ngữ mới ở các cấp học, trình độ đào tạo, nâng cao năng lực sử dụng ngoại ngữ đáp ứng nhu cầu học tập và làm việc; tăng cường năng lực cạnh tranh của nguồn nhân lực trong thời kỳ hội nhập, góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước; tạo nền tảng phổ cập ngoại ngữ cho giáo dục phổ thông vào năm 2025.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Đối với giáo dục mầm non: Đến năm 2025, 70% trẻ mầm non làm quen với ngoại ngữ.

b) Đối với giáo dục phổ thông

- Đến năm 2025, 70% học sinh lớp 1 và lớp 2 học tự chọn chương trình môn ngoại ngữ.

- Tiếp tục củng cố, nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ theo chương trình 7 năm hiện hành (từ lớp 6 đến hết lớp 12); triển khai thực hiện chương trình tiếng Anh 10 năm (bắt đầu từ lớp 3 đến lớp 12), phấn đấu đến năm 2025, 100% học sinh từ lớp 3 TH đến lớp 6 THCS được học chương trình 10 năm.

- Nâng cao năng lực ngoại ngữ, nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giáo viên tiếng Anh đạt chuẩn theo quy định.

- Tiếp tục duy trì dạy và học tiếng Pháp ngoại ngữ 2 ở 3 trường THPT Nguyễn Huệ, Ngô Gia Tự và THPT Chuyên Lương Văn Chánh.

- Duy trì và nhân rộng mô hình trường điển hình trong việc triển khai Đề án NNQG tại các cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn

- Triển khai dạy tích hợp ngoại ngữ trong một số môn học khác, dạy một số môn học khác (như môn Toán và các môn khoa học) bằng ngoại ngữ tại trường THPT Chuyên Lương Văn Chánh.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Triển khai chương trình, tài liệu dạy và học ngoại ngữ

a) Thực hiện chương trình và sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu, học liệu dạy và học ngoại ngữ do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, dạy tích hợp ngoại ngữ trong một số môn học khác (Toán và các môn khoa học) bằng ngoại ngữ, đào tạo giáo viên ngoại ngữ, đào tạo giáo viên bằng ngoại ngữ cho các cấp học, trình độ đào tạo, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và nhu cầu học ngoại ngữ đa dạng của xã hội theo hướng tiếp cận chuẩn quốc tế và phù hợp với đặc thù của Việt Nam.

b) Xây dựng, hoàn thiện, thực hiện lộ trình triển khai các chương trình dạy và học ngoại ngữ cho các cấp học và trình độ đào tạo và lộ trình áp dụng chuẩn nghề nghiệp giáo viên, khung năng lực ngoại ngữ, cụ thể:

- Tiếp tục củng cố, nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh theo chương trình 7 năm hiện hành và tăng cường triển khai chương trình tiếng Anh 10 năm trong tất cả các cấp học ở các trường phổ thông; đến năm 2025, 100% các trường phổ thông trên địa bàn tỉnh triển khai đồng bộ chương trình tiếng Anh năm 10 năm.

- Tiếp tục chuẩn bị các điều kiện để triển khai dạy và học môn Toán và các môn khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh ở Trường Trung học phổ thông (THPT) chuyên Lương Văn Chánh từ năm học 2020-2021.

c) Từng bước triển khai dạy tích hợp ngoại ngữ trong một số môn học khác, dạy một số môn học khác (Toán và các môn khoa học) bằng ngoại ngữ.

2. Đổi mới kiểm tra, đánh giá trong dạy và học ngoại ngữ theo hướng tiếp cận chuẩn quốc tế

a) Xây dựng ngân hàng dữ liệu về hoạt động kiểm tra, đánh giá thường xuyên và định kỳ trong dạy và học ngoại ngữ đối với giáo dục phổ thông.

b) Xây dựng hoạt động kiểm tra đánh giá thường xuyên và định kỳ trong dạy và học ngoại ngữ đối với giáo dục thường xuyên.

3. Phát triển đội ngũ giáo viên ngoại ngữ đủ về số lượng và bảo đảm chất lượng

a) Tiếp tục rà soát, đánh giá năng lực ngoại ngữ cho đội ngũ giáo viên tiếng Anh thông qua các kỳ thi khảo sát, đánh giá năng lực; thực hiện việc đánh giá thường xuyên, định kỳ, tăng cường hình thức đánh giá thông qua dạy học và tự đánh giá. Kết quả đánh giá là căn cứ quan trọng cho việc xác định nhu cầu bồi dưỡng.

b) Tiếp tục phối hợp với các trường đại học, các đơn vị, tổ chức có năng lực và uy tín được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép để tổ chức bồi dưỡng cho những giáo viên chưa đạt chuẩn và tổ chức đánh giá năng lực sau bồi dưỡng; chú trọng bồi dưỡng tại chỗ có sự tham gia của giáo viên tiếng Anh bản ngữ nhằm nâng cao hiệu quả bồi dưỡng.

c) Tăng cường bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn và đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá, ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học cho giáo viên tiếng Anh phổ thông; gắn hoạt động bồi dưỡng với sinh hoạt tổ chuyên môn, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên tự bồi dưỡng.

d) Thiết lập quy chế tuyển dụng giáo viên tiếng Anh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo: Giáo viên có trình độ đào tạo chính quy từ Cao đẳng sư phạm trở lên, có chứng chỉ năng lực ngoại ngữ bậc 4 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương với trình độ bậc 4 đối với giáo viên tiểu học (TH), trung học cơ sở (THCS) và trình độ đại học có chứng chỉ năng lực ngoại ngữ bậc 5 hoặc tương đương đối với giáo viên THPT, Giáo dục Thường xuyên - Hướng nghiệp (GDTX -HN).

e) Tổ chức bồi dưỡng năng lực ngoại ngữ, năng lực sư phạm, đặc biệt là năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học ngoại ngữ cho các giáo viên ngoại ngữ, giáo viên dạy các môn khoa học bằng ngoại ngữ, ưu tiên việc bồi dưỡng đối với giáo viên sư phạm ngoại ngữ, giáo viên tiếng Anh cấp TH, giáo viên tại các khu vực khó khăn,

f) Tăng cường các kỹ năng nghe nói chuẩn bằng cách tạo cơ hội cho giáo viên tiếng Anh được tiếp xúc với giáo viên bản ngữ; tạo điều kiện cho cán bộ quản lý, giáo viên tiếng Anh cốt cán được học tập để nâng cao trình độ, trao đổi kinh nghiệm ở nước ngoài.

4. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, tăng cường điều kiện dạy và học ngoại ngữ

a) Tiếp cận hệ thống học liệu trực tuyến, các chương trình ngoại ngữ chất lượng cao cho mọi đối tượng người học.

b) Tăng cường trang thiết bị cần thiết đáp ứng được yêu cầu ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học ngoại ngữ, ưu tiên các khu vực khó khăn.

5. Đẩy mạnh công tác truyền thông, hợp tác quốc tế, xây dựng môi trường dạy và học ngoại ngữ

a) Tăng cường công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội, nhất là đối với thế hệ trẻ về việc nâng cao trình độ ngoại ngữ phục vụ cho giao tiếp, học tập và công việc trong bối cảnh đổi mới và hội nhập quốc tế của đất nước.

b) Tiếp tục tổ chức phổ biến, tuyên truyền, quán triệt mục đích, yêu cầu nội dung của Đề án Ngoại ngữ Quốc gia; nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cán bộ quản lý các cấp, các ngành, giáo viên, phụ huynh học sinh về đổi mới dạy học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân.

c) Tăng cường khai thác, khuyến khích việc sử dụng các chương trình dạy và học ngoại ngữ trên truyền hình, Internet; phổ biến và cung cấp các tài liệu, sách, báo chuyên ngành ngoại ngữ; tổ chức các hoạt động ngoại khóa trong và ngoài nhà trường nhằm thu hút sự tham gia của học sinh, sinh viên và toàn xã hội về việc sử dụng ngoại ngữ trong giao tiếp, học tập và làm việc.

d) Tạo điều kiện thuận lợi và sẵn sàng đón tiếp các chuyên gia, giảng viên có trình độ cao ở nước ngoài tư vấn, hỗ trợ, giảng dạy cho giáo viên và học sinh; cử cán bộ quản lý, giáo viên tiếng Anh tham dự các khóa bồi dưỡng, hội nghị, hội thảo quốc tế trong và ngoài nước.

e) Tổ chức các hội nghị, tập huấn và triển khai hợp tác quốc tế về đào tạo, bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh trên địa bàn tỉnh; phát triển và quản lý tốt các cơ sở giáo dục dân lập, tư thục, các cơ sở có yếu tố nước ngoài góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học tiếng Anh trên địa bàn tỉnh.

f) Mở rộng, đa dạng hóa các loại hình hợp tác quốc tế về giáo dục; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, các cá nhân có nguyện vọng tham gia đầu tư vào lĩnh vực giáo dục và đào tạo ngoại ngữ; hỗ trợ các hoạt động ngoại khóa trong nhà trường, tạo ra nhiều sân chơi bổ ích, lành mạnh cho học sinh sử dụng tiếng Anh.

6. Nghiên cứu đề xuất cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các cơ chế, chính sách, quy định liên quan đến việc dạy và học ngoại ngữ

a) Có chính sách ưu tiên cho các giáo viên giỏi, giáo viên có nhiều học sinh đạt giải cấp tỉnh, cấp quốc gia tham gia các khóa học nâng cao trình độ tiếng Anh trong nước và nước ngoài.

b) Ưu tiên tuyển dụng giáo sinh môn Toán và các môn khoa học tự nhiên đạt chuẩn trình độ đào tạo và sử dụng thành thạo ngoại ngữ trong giao tiếp; có chính sách khuyến khích giáo viên môn Toán và các môn khoa học tự nhiên học thêm tiếng Anh để dạy song ngữ.

c) Ưu tiên các nguồn học bổng, các chương trình đi học ngắn hạn ở nước ngoài để nâng cao năng lực cho cán bộ quản lí và giáo viên ngoại ngữ cốt cán nhằm đáp ứng năng lực theo yêu cầu đổi mới dạy và học ngoại ngữ.

7. Đẩy mạnh xã hội hóa trong dạy và học ngoại ngữ

Tiếp tục đẩy mạnh công tác xã hội hóa, thu hút sự đóng góp của toàn xã hội cho công tác dạy và học ngoại ngữ; khuyến khích đầu tư nước ngoài phát triển mở rộng các loại hình đào tạo tiếng Anh; khuyến khích thành lập các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng và đánh giá năng lực ngoại ngữ có chất lượng.

8. Nâng cao hiệu quả quản lý, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Đề án.

Xây dựng và hoàn thiện quy trình quản lý, giám sát chất lượng dạy và học ngoại ngữ trong các nhà trường, các trung tâm ngoại ngữ; thường xuyên giám sát và kiểm tra đánh giá việc thực hiện triển khai đổi mới dạy và học ngoại ngữ trong nhà trường; giám sát việc sử dụng có hiệu quả các trang thiết bị, tài liệu, học liệu được cấp phát phục vụ cho công tác dạy học ngoại ngữ.

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Nguồn kinh phí thực hiện

a) Nguồn ngân sách nhà nước bố trí hàng năm cho chi sự nghiệp giáo dục - đào tạo (bao gồm chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên) theo phân cấp ngân sách nhà nước.

b) Kinh phí lồng ghép trong các chương trình, đề án được các cấp có thẩm quyền phê duyệt (nếu có).

c) Nguồn thu của các cơ sở giáo dục và đào tạo; nguồn tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; các nguồn vốn xã hội hóa khác (nếu có).

2. Tổng kinh phí

Tổng kinh phí giai đoạn 2018-2025 cho các cấp TH, THCS và THPT trên địa bàn tỉnh Phú Yên là 140.550 triệu đồng. Trong đó:

a) Kinh phí bồi dưỡng, đào tạo giáo viên giai đoạn 2018-2025 là 2.110 triệu đồng, gồm:

- Kinh phí bồi dưỡng năng lực ngoại ngữ cho giáo viên tiếng Anh năm 2018:

10 triệu/người x 50 người = 500 triệu đồng.

(nguồn kinh phí của Đề án NNQG, đã thực hiện xong)

- Kinh phí từ 2019 đến 2025:

+ Bồi dưỡng giáo viên cốt cán về phương pháp dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học:

5 triệu/người x 42 người/năm x 7 năm = 1.470 triệu

(bao gồm giáo viên từ 9 Phòng GDĐT và 33 trường THCS-THPT, THPT)

+ Tập huấn giáo viên dạy Toán và các môn khoa học bằng tiếng Anh:

5 triệu/người x 04 người/năm x 7 năm = 140 triệu

b) Kinh phí mua sắm trang thiết bị phòng học là 138.440 triệu đồng, bao gồm:

Cấp học/nội dung mua sắm

Strường

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền (triệu đồng)

Tiểu học

126

 

 

65.520

Thiết bị phòng học ngoại ngữ

 

1

500

63.000

Thiết bị thông thường

 

4

5

2.520

THCS

106

 

 

56.180

Thiết bị phòng học ngoại ngữ

 

1

500

53.000

Thiết bị thông thường

 

6

5

3.180

THPT

31

 

 

16.740

Thiết bị phòng học ngoại ngữ

 

1

500

15.500

Thiết bị thông thường

 

8

5

1.240

Cộng

 

 

 

138.440

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Lộ trình thực hiện (Phụ lục đính kèm).

2. Phân công nhiệm vụ

a) Sở Giáo dục và Đào tạo: Là cơ quan chủ trì thực hiện Kế hoạch có trách nhiệm:

- Phối hợp với các Sở, cơ quan liên quan và các địa phương cụ thể hóa nội dung kế hoạch để chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện; kiểm tra, giám sát, đánh giá, tổng hợp kết quả triển khai thực hiện Kế hoạch trong toàn tỉnh theo hàng năm và từng giai đoạn, định kỳ báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo theo quy định;

- Phối hợp với Sở Nội vụ tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh tuyển dụng giáo viên ngoại ngữ có trình độ đạt chuẩn theo quy định;

- Phối hợp với Sở Tài chính trình UBND tỉnh về kinh phí thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch;

b) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện kế hoạch trong lĩnh vực dạy nghề, phù hợp với lộ trình, kế hoạch triển khai chung.

c) Sở Kế hoạch và Đầu tư:

- Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tổng hợp các kế hoạch triển khai hoạt động và đầu tư thực hiện kế hoạch theo hàng năm và từng giai đoạn để đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh;

- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội để tổng hợp, xây dựng kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản trình UBND tỉnh, HĐND tỉnh xem xét quyết định.

- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, các sở, ban ngành và địa phương liên quan tham mưu về kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch theo khả năng cân đối của ngân sách.

d) Sở Tài chính: Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, các sở, ban ngành và địa phương liên quan tham mưu về kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch theo khả năng cân đối của ngân sách.

e) UBND các huyện, thị xã, thành phố:

- Chỉ đạo ngành giáo dục và đào tạo, các cơ quan chức năng ở địa phương xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá, tổng hợp kết quả thực hiện, định kỳ báo cáo UBND tỉnh;

- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, các sở, ban ngành và địa phương liên quan tham mưu về kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch theo khả năng cân đối của ngân sách.

f) Trường Đại học Phú Yên: Tham gia đào tạo, bồi dưỡng kiến thức liên quan đến công tác giảng dạy và học ngoại ngữ cho sinh viên, đáp ứng yêu cầu mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án.

g) Các cơ sở giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh

- Quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các hoạt động liên quan đến công tác dạy và học ngoại ngữ tại cơ sở, đáp ứng yêu cầu mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án.

- Tích cực, chủ động triển khai các hoạt động trong khuôn khổ Kế hoạch theo chức năng, nhiệm vụ của cơ sở.

Trên đây là kế hoạch dạy và học ngoại ngữ trong các cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Phú Yên giai đoạn 2018-2025. UBND tỉnh Phú Yên yêu cầu các đơn vị tổ chức triển khai, thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- Bộ GD ĐT (Báo cáo);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các S
: GDĐT, TC; KHĐT, LĐTBXH;
- UBND các huyện, TX, TP;
- Trường ĐH Phú Yên;
- Các Phòng: KT, KGVX(
Lc);
- C
ng thông tin điện tử tnh;
- Lưu: VT.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phan Đình Phùng

 

BẢNG TỔNG HỢP

LỘ TRÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN DẠY VÀ HỌC NGOẠI NGỮ TRONG HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN GIAI ĐOẠN 2018-2025 TỈNH PHÚ YÊN

STT

HOẠT ĐỘNG ĐỀ XUẤT

KẾT QUẢ DỰ KIẾN

NGUỒN KINH PHÍ ĐỀ XUẤT (Triệu đồng)

GHI CHÚ

Tng số

Năm

Năm

Năm

Năm 2021-2025

Năm

Năm

Năm

Năm 2021 - 2025

Tổng kinh phí đề xuất

Ngân sách hỗ trợ từ TU (90%)

NSĐP/đơn vị (10%)

Các nguồn kinh phí phù hợp khác

2018

2019

2020

2018

2019

2020

(Qua Bộ GDĐT)

I

Phát triển đội ngũ giáo viên, ging viên ngoại ngữ

 

 

 

 

 

500

230

230

1.150

2.110

1.949

161

 

 

 

1

Bồi dưỡng giáo viên đạt chuẩn KNLNN

50ng

50

0

0

0

500

0

0

 

500

500

0

 

 

 

2

Bồi dưỡng giáo viên cốt cán nâng cao năng lực chuyên môn, đổi mới phương pháp dạy học

294ng

0

42

42

210

0

210

210

1050

1470

1323

147

 

 

 

3

Tập huấn giáo viên dạy Toán và các món KH bằng tiếng Anh

28ng

0

04

04

20

0

20

20

100

140

126

14

 

 

II

Điều kiện dạy và học ngoại ngữ

 

 

 

 

 

 

 

45.810

92.630

138.440

124.596

13.844

 

 

 

1

Mua sắm TBDH cấp TH

 

 

 

 

 

 

 

21.840

43.680

65.520

58.968

6.552

 

 

 

 

Thiết bị phòng học ngoại ngữ

126

 

 

42

84

 

 

21.000

42.000

63.000

56.700

6.300

 

 

 

 

Thiết bị thông thường

504

 

 

168

336

 

 

840

1.680

2.520

2.268

252

 

 

 

2

Mua sắm TBDH cấp THCS

 

 

 

 

 

 

 

18.560

37.620

56.180

50.562

5.618

 

 

 

 

Thiết bị phòng học ngoại ngữ

106

 

 

35

71

 

 

17.500

35.500

53.000

47.700

5.300

 

 

 

 

Thiết bthông thường

636

 

 

212

424

 

 

1.060

2.120

3.180

2.862

318

 

 

 

3

Mua sắm phòng bộ môn cấp THPT

 

 

 

 

 

 

 

5.410

11.330

16.740

15.066

1.674

 

 

 

 

Thiết bị phòng học ngoại ngữ

31

 

 

10

21

 

 

5.000

10.500

15.500

13.950

1.550

 

 

 

 

Thiết b thông thưng

248

 

 

82

166

 

 

410

830

1.240

1.116

124

 

 

 

 

Tổng cộng (I+II)

 

 

 

 

 

500

230

46.040

93.780

140.550

125.545

14.005