cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Văn bản hợp nhất số 02/VBHN-BNNPTNT ngày 07/03/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hợp nhất Thông tư quy định về trình tự, thủ tục kiểm dịch thực vật nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh và sau nhập khẩu vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật

  • Số hiệu văn bản: 02/VBHN-BNNPTNT
  • Loại văn bản: Văn bản hợp nhất
  • Cơ quan ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
  • Ngày ban hành: 07-03-2019
  • Ngày có hiệu lực: 07-03-2019
  • Tình trạng hiệu lực: Đang có hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 2088 ngày (5 năm 8 tháng 23 ngày)
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 02/VBHN-BNNPTNT

Hà Nội, ngày 07 tháng 3 năm 2019

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH TRÌNH TỰ, THỦ TỤC KIỂM DỊCH THỰC VẬT NHẬP KHẨU, XUẤT KHẨU, QUÁ CẢNH VÀ SAU NHẬP KHẨU VẬT THỂ THUỘC DIỆN KIỂM DỊCH THỰC VẬT

Thông tư số 33/2014/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định trình tự, thủ tục kiểm dịch thực vật nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh và sau nhập khẩu vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015, được sửa đổi, bổ sung bởi:

Thông tư số 34/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 33/2014/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 10 năm 2014 và Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 11 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.

Căn cứ Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13;

Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26/11/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật;

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư Quy định trình tự, thủ tục kiểm dịch thực vật nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh và sau nhập khẩu vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật.[1]

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh[2]

Thông tư này quy định về:

1. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, xuất khẩu và quá cảnh đối với vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật; kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu.

2. Hướng dẫn thực hiện kiểm dịch thực vật và kiểm tra an toàn thực phẩm hàng hóa có nguồn gốc thực vật đối với lô hàng (lô vật thể) nhập khẩu vừa phải kiểm dịch thực vật vừa phải kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu (kiểm tra nhà nước đối với thực phẩm nhập khẩu).

3. Hướng dẫn thực hiện kiểm dịch thực vật và kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản có nguồn gốc thực vật nhập khẩu trước thông quan đối với lô hàng (lô vật thể) vừa phải kiểm dịch thực vật vừa phải kiểm tra nhà nước về chất lượng.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có hoạt động nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh và sau nhập khẩu vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật (sau đây gọi là vật thể) tại Việt Nam.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Nhập khẩu: bao gồm các hoạt động nhập khẩu, tạm nhập, tái nhập lô vật thể, chuyển cửa khẩu và chuyển vào kho ngoại quan.

2. Xuất khẩu: bao gồm các hoạt động xuất khẩu, tạm xuất, tái xuất khẩu lô vật thể.

3. Lô vật thể: là một lượng nhất định của vật thể có các điều kiện và yếu tố giống nhau về khả năng nhiễm dịch.

4. Cơ quan kiểm dịch thực vật bao gồm các chi cục kiểm dịch thực vật vùng, các trạm kiểm dịch thực vật tại cửa khẩu.

Điều 4. Yêu cầu chung về kiểm dịch thực vật

1. Kiểm tra nhanh chóng, phát hiện chính xác đối tượng kiểm dịch thực vật, đối tượng phải kiểm soát của Việt Nam và sinh vật gây hại lạ trên vật thể nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh và sau nhập khẩu.

2. Quyết định biện pháp xử lý phù hợp và kịp thời đối với vật thể nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật, đối tượng phải kiểm soát của Việt Nam và sinh vật gây hại lạ.

Điều 5. Phí và lệ phí

Chủ vật thể phải nộp phí, lệ phí kiểm dịch thực vật theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

Chương II

TRÌNH TỰ, THỦ TỤC KIỂM DỊCH THỰC VẬT NHẬP KHẨU

Điều 6. Hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật nhập khẩu

1. Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật (theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này).

2. Bản sao chụp hoặc bản chính Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do cơ quan kiểm dịch thực vật có thẩm quyền của nước xuất khẩu.

Trường hợp chủ vật thể nộp bản sao chụp thì phải nộp bản chính trước khi được cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa cho lô vật thể.

3. Bản chính hoặc bản sao chứng thực Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu (trường hợp quy định phải có Giấy phép).

Điều 7. Trình tự thủ tục kiểm dịch thực vật nhập khẩu

1.[3] Đăng ký kiểm dịch thực vật

Chủ vật thể nộp (gửi) 01 bộ hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật nhập khẩu tại cơ quan kiểm dịch thực vật hoặc qua bưu chính hoặc qua Cơ chế một cửa Quốc gia (trực tuyến).

2. Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ

Cơ quan kiểm dịch thực vật có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra ngay tính hợp lệ của hồ sơ theo quy định. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì yêu cầu chủ vật thể bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;

3. Kiểm tra vật thể

Căn cứ kết quả kiểm tra hồ sơ, cơ quan kiểm dịch thực vật quyết định địa điểm và bố trí công chức kiểm tra ngay lô vật thể theo trình tự sau đây:

a) Kiểm tra sơ bộ

Kiểm tra bên ngoài lô vật thể, bao bì đóng gói, phương tiện chuyên chở; khe, kẽ và những nơi sinh vật gây hại có thể ẩn nấp; thu thập côn trùng bay, bò hoặc bám bên ngoài lô vật thể.

b) Kiểm tra chi tiết

Kiểm tra bên trong và lấy mẫu lô hàng theo quy định tại QCVN 01-141:2013/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương pháp lấy mẫu kiểm dịch thực vật; thu thập các vật thể mang triệu chứng gây hại và sinh vật gây hại; phân tích giám định mẫu vật thể, sinh vật gây hại đã thu thập được.

4. Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật

a) Cơ quan kiểm dịch thực vật cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa (theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này) trong vòng 24 giờ kể từ khi bắt đầu kiểm dịch đối với lô vật thể không bị nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật hoặc đối tượng phải kiểm soát của Việt Nam hoặc sinh vật gây hại lạ.

Trường hợp kéo dài hơn 24 giờ do yêu cầu về chuyên môn kỹ thuật hoặc trường hợp không cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật thì cơ quan kiểm dịch thực vật phải thông báo hoặc trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do cho chủ vật thể thuộc diện kiểm dịch biết.

b) Trường hợp phát hiện lô vật thể bị nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật, đối tượng phải kiểm soát của Việt Nam hoặc sinh vật gây hại lạ, cơ quan kiểm dịch thực vật quyết định áp dụng các biện pháp xử lý kiểm dịch thực vật phù hợp theo quy định.

c) Trường hợp lô vật thể được vận chuyển bằng tàu biển có chiều cao khoang chứa hàng từ 3m trở lên, phải chia thành nhiều lớp để kiểm tra thì sau khi kiểm tra mỗi lớp, căn cứ vào kết quả kiểm tra, cơ quan kiểm dịch thực vật cấp Giấy tạm cấp kết quả kiểm dịch thực vật cho khối lượng vật thể đã kiểm tra (theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này).

Sau khi có Giấy tạm cấp kết quả, lô hàng được phép vận chuyển về kho bảo quản và chỉ được đưa ra sản xuất, kinh doanh sau khi được cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa. Căn cứ kết quả kiểm tra toàn bộ lô vật thể, cơ quan kiểm dịch thực vật cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa cho lô vật thể.

Điều 7a. Hồ sơ, trình tự, thủ tục kiểm dịch thực vật và kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa có nguồn gốc thực vật nhập khẩu vừa phải kiểm dịch thực vật vừa phải kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm[4]

1. Hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật và kiểm tra an toàn thực phẩm hàng hóa có nguồn gốc thực vật nhập khẩu thực hiện theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 6 Thông tư này và khoản 2 Điều 18 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm (sau đây gọi là Nghị định số 15/2018/NĐ-CP).

Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật và kiểm tra an toàn thực phẩm hàng hóa có nguồn gốc thực vật nhập khẩu thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục Ia ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Trình tự, thủ tục kiểm dịch thực vật và kiểm tra an toàn thực phẩm hàng hóa có nguồn gốc thực vật nhập khẩu thực hiện theo quy định tại Điều 7 Thông tư này và Điều 19 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP.

3. Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật và kiểm tra an toàn thực phẩm hàng hóa có nguồn gốc thực vật nhập khẩu theo mẫu quy định tại Phụ lục IIa ban hành kèm theo Thông tư này đối với lô hàng không bị nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật hoặc đối tượng phải kiểm soát của Việt Nam hoặc sinh vật gây hại lạ và đạt yêu cầu về an toàn thực phẩm nhập khẩu.

Điều 7b. Hồ sơ, trình tự thủ tục kiểm dịch thực vật và kiểm tra nhà nước về chất lượng đối với lô hàng thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản có nguồn gốc thực vật nhập khẩu vừa phải kiểm dịch thực vật vừa phải kiểm tra nhà nước về chất lượng [5]

1. Hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật và kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản có nguồn gốc thực vật nhập khẩu thực hiện theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 6 Thông tư này và quy định pháp luật về thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản.

Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật và kiểm tra xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản có nguồn gốc thực vật nhập khẩu thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục Ib ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Trình tự thủ tục kiểm dịch thực vật và kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản có nguồn gốc thực vật nhập khẩu thực hiện theo quy định tại Điều 7 Thông tư này và quy định pháp luật về thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản.

Chủ hàng (chủ vật thể) nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật và kiểm tra xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản có nguồn gốc thực vật nhập khẩu tại cơ quan kiểm dịch thực vật hoặc qua bưu chính hoặc qua Cơ chế một cửa Quốc gia (trực tuyến).

Điều 8. Thông báo kiểm dịch thực vật

1. Thông báo cho nước xuất khẩu

Cục Bảo vệ thực vật thông báo cho cơ quan kiểm dịch thực vật có thẩm quyền của nước xuất khẩu trong các trường hợp sau:

a) Vật thể nhập khẩu bị nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật, đối tượng phải kiểm soát của Việt Nam hoặc sinh vật gây hại lạ và biện pháp kiểm dịch thực vật được áp dụng để xử lý;

b) Vật thể nhập khẩu chưa được phép nhập khẩu vào Việt Nam;

c) Vật thể nhập khẩu không có Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp;

d) Vật thể nhập khẩu vi phạm các quy định khác về kiểm dịch thực vật nhập khẩu của Việt Nam.

2. Thông báo cho chủ vật thể và cơ quan khác có liên quan

Cơ quan kiểm dịch thực vật thông báo cho chủ vật thể hoặc cơ quan khác có liên quan trong những trường hợp sau:

a) Trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;

b) Lô vật thể là giống cây trồng hoặc sinh vật có ích.

Chương III

TRÌNH TỰ, THỦ TỤC KIỂM DỊCH THỰC VẬT XUẤT KHẨU

Điều 9. Hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật xuất khẩu

1. Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật xuất khẩu hoặc tái xuất khẩu (theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này).

2. Bản chính Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật của nước xuất khẩu (trong trường hợp tái xuất khẩu).

Điều 10. Trình tự, thủ tục kiểm dịch thực vật xuất khẩu

1. Đăng ký kiểm dịch thực vật

Chủ vật thể nộp trực tiếp 01 bộ hồ sơ đăng ký cho cơ quan kiểm dịch thực vật nơi gần nhất.

2. Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ

Cơ quan kiểm dịch thực vật có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra ngay tính hợp lệ của hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều 7 của Thông tư này.

3. Kiểm tra vật thể

Căn cứ kết quả kiểm tra hồ sơ, cơ quan kiểm dịch thực vật quyết định địa điểm kiểm dịch tại cơ sở sản xuất, nơi xuất phát, nơi bảo quản ở sâu trong nội địa hoặc cửa khẩu xuất và bố trí công chức kiểm tra ngay lô vật thể.

Việc kiểm tra lô vật thể được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 7 của Thông tư này.

4. Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật

a) Cơ quan kiểm dịch thực vật cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (Theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này) hoặc Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật tái xuất khẩu (Theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này) cho lô vật thể trong vòng 24 giờ kể từ khi bắt đầu kiểm dịch đối với vật thể đáp ứng yêu cầu kiểm dịch thực vật của nước nhập khẩu

Trường hợp kéo dài hơn 24 giờ do yêu cầu về chuyên môn kỹ thuật thì cơ quan kiểm dịch thực vật phải thông báo hoặc trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do cho chủ vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật biết.

b) Trường hợp phát hiện lô vật thể không đáp ứng yêu cầu về kiểm dịch thực vật của nước nhập khẩu thì Cơ quan kiểm dịch thực vật không cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật đồng thời phải thông báo cho chủ vật thể biết.

Chương IV

TRÌNH TỰ, THỦ TỤC KIỂM DỊCH THỰC VẬT QUÁ CẢNH

Điều 11. Hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật quá cảnh

1. Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật (theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này).

2. Bản sao chụp hoặc bản chính Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do nước xuất khẩu cấp.

Trường hợp chủ vật thể nộp bản sao chụp thì phải nộp bản chính trước khi được cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa cho lô vật thể.

3. Bản chính hoặc bản sao chứng thực Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu.

Điều 12. Trình tự, thủ tục kiểm dịch thực vật quá cảnh

1. Đăng ký kiểm dịch thực vật

Chủ vật thể nộp trực tiếp 01 bộ hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật nhập khẩu tại cơ quan kiểm dịch thực vật.

2. Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ

Cơ quan kiểm dịch thực vật có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra ngay tính hợp lệ của hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều 7 của Thông tư này.

3. Kiểm tra vật thể

Căn cứ kết quả kiểm tra hồ sơ, cơ quan kiểm dịch thực vật quyết định địa điểm và bố trí công chức kiểm tra ngay lô vật thể theo trình tự sau đây:

a) Kiểm tra sơ bộ

Kiểm tra bên ngoài lô vật thể, bao bì đóng gói, phương tiện chuyên chở, khe, kẽ và những nơi sinh vật gây hại có thể ẩn nấp; thu thập côn trùng bay, bò hoặc bám bên ngoài lô vật thể.

b) Kiểm tra chi tiết

Kiểm tra tình trạng bao gói và độ nguyên vẹn của lô hàng; Phân tích giám định mẫu vật thể, sinh vật gây hại đã thu thập được.

Trường hợp tình trạng bao gói của lô vật thể không đảm bảo thì chủ vật thể phải bao gói lại.

4. Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật

a) Cơ quan kiểm dịch thực vật cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa cho lô vật thể trong vòng 24 giờ kể từ khi bắt đầu kiểm dịch đối với lô vật thể đáp ứng yêu cầu kiểm dịch thực vật quá cảnh.

b) Trường hợp phát hiện lô vật thể bị nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật hoặc đối tượng phải kiểm soát của Việt Nam hoặc sinh vật gây hại lạ thì cơ quan kiểm dịch thực vật quyết định áp dụng các biện pháp xử lý kiểm dịch thực vật phù hợp theo quy định.

Chương V

KIỂM DỊCH THỰC VẬT SAU NHẬP KHẨU

Điều 13. Vật thể phải thực hiện kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu

1. Hom giống, cây giống, củ giống, cành ghép và mắt ghép quy định phải qua kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu theo kết quả phân tích nguy cơ dịch hại.

2. Sinh vật có ích

Điều 14. Số lượng nhập khẩu để thực hiện kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu

1. Hom; chồi giống, cây, củ: từ 30 đến 50 cá thể.

2. Cành, mắt ghép: từ 10 đến 20 cành.

3. Sinh vật có ích: Số lượng được quy định cụ thể trong báo cáo phân tích nguy cơ dịch hại.

Điều 15. Nội dung kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu

1. Đối với giống cây trồng:

Kiểm tra sinh vật gây hại tiềm ẩn được xác định trong báo cáo phân tích nguy cơ dịch hại.

2. Đối với sinh vật có ích:

Kiểm tra độ thuần, tính chuyên tính ký chủ trong khu nhân nuôi cách ly. Đối với côn trùng, nhện có ích còn kiểm tra thêm chỉ tiêu về ký sinh bậc 2.

Điều 16. Quy trình kiểm tra sau nhập khẩu trong khu cách ly

1. Kiểm tra ban đầu

Kiểm tra sơ bộ tình trạng của lô vật thể; ghi sổ các thông tin liên quan.

2. Kiểm tra lô vật thể

a) Đối với giống cây trồng

Toàn bộ lô vật thể được gieo trồng trong khu cách ly kiểm dịch thực vật. Điều kiện khu cách ly thực hiện theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Áp dụng phương pháp chăm sóc phù hợp đối với từng loại giống đảm bảo cây phát triển tốt và tạo điều kiện thuận lợi nhất để sinh vật gây hại biểu hiện triệu chứng;

Kiểm tra định kỳ và đột xuất tất cả số cây được gieo trồng;

Thu thập các mẫu cây có biểu hiện bất thường, mẫu sinh vật gây hại, triệu chứng gây hại để giám định tác nhân gây bệnh trong phòng thí nghiệm.

b) Đối với sinh vật có ích

Kiểm tra toàn bộ số cá thể để đánh giá độ thuần;

Kiểm tra, xác định tính chuyên tính ký chủ của lô vật thể;

Đối với côn trùng, nhện có ích: kiểm tra, theo dõi hàng ngày tình trạng lô vật thể, thu thập các cá thể bị chết để kiểm tra ký sinh bậc 2.

3. Kết quả kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu

Khi hết thời gian theo dõi theo quy định, cơ quan kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu báo cáo kết quả kiểm tra để Cục Bảo vệ thực vật xem xét, quyết định.

Điều 17. Thời gian kiểm tra theo dõi

Thời gian kiểm tra, theo dõi kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu đối với từng loại giống cây trồng và sinh vật có ích như sau:

1. Chồi, hom, cành, mắt ghép: từ 1 đến 2 năm.

2. Cây: từ 6 đến 12 tháng.

3. Củ giống: 1 chu kỳ sinh trưởng.

4. Sinh vật có ích: Ít nhất một thế hệ.

Chương VI

TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 18. Trách nhiệm của Cục Bảo vệ thực vật

1. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các cơ quan kiểm dịch thực vật thực hiện các quy định tại Thông tư này.

2. Thông báo cho nước xuất khẩu trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư này.

3. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định tại Thông tư này cho các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Điều 18a. Thẩm quyền kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản có nguồn gốc thực vật nhập khẩu[6]

1. Cục Bảo vệ thực vật có trách nhiệm tổ chức thực hiện kiểm tra nhà nước và tiếp nhận, xử lý các thủ tục hành chính có liên quan đến kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản có nguồn gốc thực vật nhập khẩu thuộc diện phải kiểm dịch thực vật trước thông quan theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm hàng hóa và pháp luật về thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản.

2. Đối với thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản dạng phối chế vừa có nguồn gốc thực vật, vừa có nguồn gốc động vật nhập khẩu, Cục Bảo vệ thực vật tổ chức thực hiện kiểm tra nhà nước về chất lượng nếu tổ chức, cá nhân (chủ hàng) đề nghị. Trong trường hợp cần thiết, Cục Bảo vệ thực vật thông báo cho Cục Thú y để phối hợp kiểm tra.

Điều 18b. Trách nhiệm của các đơn vị kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản có nguồn gốc thực vật nhập khẩu thuộc diện phải kiểm dịch thực vật[7]

1. Cục Bảo vệ thực vật có trách nhiệm cung cấp số liệu kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản có nguồn gốc thực vật nhập khẩu vừa phải kiểm dịch thực vật vừa phải kiểm tra nhà nước về chất lượng cho Tổng cục Thủy sản, Cục Chăn nuôi định kỳ hàng tháng hoặc đột xuất khi có yêu cầu.

2. Tổng cục Thủy sản, Cục Chăn nuôi có trách nhiệm thông báo ngay cho Cục Bảo vệ thực vật các trường hợp vi phạm về chất lượng thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản có nguồn gốc thực vật nhập khẩu vừa phải kiểm dịch thực vật vừa phải kiểm tra nhà nước về chất lượng được phát hiện khi lưu thông trên thị trường.

Điều 19. Trách nhiệm của Cơ quan kiểm dịch thực vật

1. Thực hiện tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ, kiểm tra lô vật thể, cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật và thực hiện các nghiệp vụ kiểm dịch thực vật khác theo quy định tại Thông tư này.

2. Thực hiện việc lưu mẫu, gửi mẫu, vận chuyển mẫu và hủy mẫu vật thể hoặc mẫu sinh vật gây hại; lập và lưu giữ hồ sơ về kiểm dịch thực vật theo quy định hiện hành.

Điều 20. Hiệu lực thi hành[8]

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015.

Thay thế Thông tư số 65/2012/TT-BNNPTNT ngày 26/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật. Bãi bỏ mẫu giấy 3, 7, 8, 9, 10, 11 tại phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 14/2012/TT-BNNPTNT ngày 27/3/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn hồ sơ nghiệp vụ kiểm dịch thực vật.

Điều 21. Tổ chức thực hiện

Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Bảo vệ thực vật) để xem xét, giải quyết./.

 

 

XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Hà Công Tuấn

 

PHỤ LỤC I

MẪU GIẤY ĐĂNG KÝ KIỂM DỊCH THỰC VẬT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 33/2014/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

............, ngày...... tháng...... năm......

GIẤY ĐĂNG KÝ KIỂM DỊCH THỰC VẬT(*)

Kính gửi:........................(**).....................

Tên tổ chức, cá nhân đăng ký:

Địa chỉ:

Điện thoại:.................................. Fax/E-mail:

Số Giấy CMND:                          Ngày cấp:...................... Nơi cấp:.....................................

Đề nghị quý cơ quan kiểm dịch lô hàng nhập khẩu sau (***):

1. Tên hàng:......................................... Tên khoa học:...................................................

Cơ sở sản xuất:............................................................................................................

Mã số (nếu có):.............................................................................................................

Địa chỉ:.........................................................................................................................

2. Số lượng và loại bao bì:............................................................................................

3. Khối lượng tịnh:......................................... Khối lượng cả bì:....................................

4. Số hợp đồng hoặc số chứng từ thanh toán (L/C, TTr...):.............................................

5. Tổ chức, cá nhân xuất khẩu:......................................................................................

Địa chỉ:.........................................................................................................................

6. Nước xuất khẩu:........................................................................................................

7. Cửa khẩu xuất:..........................................................................................................

8. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu:.....................................................................................

Địa chỉ:.........................................................................................................................

9. Cửa khẩu nhập:.........................................................................................................

10. Phương tiện vận chuyển:.........................................................................................

11. Mục đích sử dụng:...................................................................................................

12. Giấy phép kiểm dịch nhập khẩu (nếu có):..................................................................

13. Địa điểm kiểm dịch:.................................................................................................

14. Thời gian kiểm dịch:.................................................................................................

15. Số bản Giấy chứng nhận kiểm dịch cần cấp:.............................................................

16. Nơi hàng đến:..........................................................................................................

Chúng tôi xin cam kết: Bảo quản nguyên trạng hàng hóa nhập khẩu, đưa về đúng địa điểm, đúng thời gian được đăng ký và chỉ đưa hàng hóa ra lưu thông sau khi được quý Cơ quan cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch (****).

 

 

Tổ chức cá nhân đăng ký
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

 

Xác nhận của Cơ quan Kiểm dịch

 

Đồng ý đưa hàng hóa về địa điểm:................................................................ để làm thủ tục kiểm dịch vào hồi......... giờ ngày......... tháng......... năm.........

Lô hàng chỉ được thông quan sau khi có Giấy chứng nhận kiểm dịch

 

 

Vào sổ số............, ngày... tháng... năm...
.....................(*).....................
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

 

Xác nhận của Cơ quan Hải quan

(trong trường hợp lô hàng không được nhập khẩu)

Lô hàng không được nhập khẩu vào Việt Nam vì lý do:..................................................

....................................................................................................................................

 

 

............, ngày... tháng... năm...
Chi cục Hải quan cửa khẩu...........................
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

___________________

(*) Đăng ký theo Mẫu này được thể hiện trên 2 mặt của tờ giấy khổ A4;

(**) Tên cơ quan Kiểm dịch;

(***) Phải có đầy đủ các tiêu chí theo đúng thứ tự và khai các tiêu chí thích hợp đối với lô hàng;

(****) Cam kết này chỉ ghi khi đăng ký kiểm dịch đối với hàng hóa nhập khẩu;

Lưu ý: Cá nhân đăng ký không có con dấu phải ghi rõ số Giấy chứng minh nhân dân, ngày tháng và nơi cấp.

 

PHỤ LỤC Ia[9]

MẪU GIẤY ĐĂNG KÝ KIỂM DỊCH THỰC VẬT VÀ KIỂM TRA AN TOÀN THỰC PHẨM HÀNG HÓA CÓ NGUỒN GỐC THỰC VẬT NHẬP KHẨU
(Ban hành kèm theo Thông tư số 34/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

GIẤY ĐĂNG KÝ
KIỂM DỊCH THỰC VẬT VÀ KIỂM TRA AN TOÀN THỰC PHẨM
HÀNG HÓA CÓ NGUỒN GỐC THỰC VẬT NHẬP KHẨU
(1)

Kính gửi:...................................................................................... ................. (2)

Tên tổ chức, cá nhân đăng ký:.............................................................................................

Địa chỉ:..................................................................................................................................

Số CMND/căn cước (đối với cá nhân):..............., ngày cấp............., nơi cấp......................

Điện thoại:........................................... Fax/E-mail:..............................................................

Đề nghị quý cơ quan kiểm dịch và kiểm tra an toàn thực phẩm (ATTP) lô hàng nhập khẩu sau: (3)

1. Tên, địa chỉ, điện thoại của tổ chức, cá nhân nhập khẩu:..................................................

2. Tên, địa chỉ, điện thoại của thương nhân chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa: .....

...............................................................................................................................................

3. Thông tin chi tiết lô hàng:

TT

Tên mặt hàng

Tên khoa học

Nhóm sản phm

Tên và địa chỉ nhà sản xuất

(Mã số nếu có)

Phương thức kiểm tra

Số văn bản xác nhận phương thức kiểm tra(4)

(1)

(2)

 

(3)

(4)

(5)

(6)

 

 

 

 

 

 

 

4. Số lượng và loại bao bì:..................................................................................................

5. Trọng lượng tịnh:................................ Trọng lượng cả bì...............................................

6. Số hợp đồng hoặc số chứng từ thanh toán (L/C, TTr.):................... Số Bill....................

7. Tên, địa chỉ, điện thoại của thương nhân xuất khẩu:.........................................................

8. Xuất xứ hàng hóa:.............................................................................................................

9. Nước xuất khẩu:................................................................................................................

10. Thời gian nhập khẩu dự kiến:..........................................................................................

11. Cửa khẩu đi (cửa khẩu xuất):...........................................................................................

12. Cửa khẩu đến (cửa khẩu nhập):......................................................................................

13. Thời gian kiểm tra:..........................................................................................................

14. Địa điểm kiểm tra:...........................................................................................................

15. Phương tiện vận chuyển:................................................................................................

16. Mục đích sử dụng:..........................................................................................................

17. Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu (nếu có):.........................................................

18. Số bản giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật và kiểm tra ATTP cần cấp:.......................

19. Nơi hàng đến:..................................................................................................................

Chúng tôi xin cam kết: Bảo đảm nguyên trạng hàng hóa nhập khẩu, đưa về đúng địa điểm, đúng thời gian được đăng ký và chỉ đưa hàng hóa ra lưu thông/sử dụng sau khi được quý cơ quan cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch và kiểm tra ATTP theo quy định(5).

  

Đại diện tổ chức, cá nhân đăng ký
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

 

Xác nhận của Cơ quan Kiểm dịch thực vật và kiểm tra an toàn thực phẩm

Đồng ý đưa hàng hóa về địa điểm:......................................................................................

để làm thủ tục kiểm dịch thực vật và kiểm tra ATTP (đối với phương thức kiểm tra chặt) vào hồi...... giờ, ngày...... tháng..... năm......

 Vào sổ số..........., ngày..... tháng...... năm......

Đại diện cơ quan kiểm tra(2)
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

 

Xác nhận của Cơ quan Hải quan

(Trong trường hợp lô hàng không được nhập khẩu)

Lô hàng không được nhập khẩu vào Việt Nam vì lý do:......................................................

 

..........., ngày ...... tháng..... năm.......
Hải quan cửa khẩu.............................
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

 

___________________

(1) Đăng ký theo mẫu này được thể hiện trên 2 mặt giấy khổ A4;

(2) Tên cơ quan kiểm dịch thực vật và kiểm tra an toàn thực phẩm;

(3) Phải có đủ các tiêu chí theo đúng thứ tự và khai các tiêu chí thích hợp đối với lô hàng;

(4) Là số thông báo của cơ quan có thẩm quyền thông báo mặt hàng được kiểm tra theo phương thức kiểm tra ATTP;

(5) Cam kết này chỉ ghi khi đăng ký kiểm dịch thực vật và kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu.

Lưu ý: Cá nhân đăng ký không có dấu phải ghi rõ thông tin số CMND/căn cước.

 

PHỤ LỤC Ib[10]

MẪU GIẤY ĐĂNG KÝ KIỂM DỊCH THỰC VẬT VÀ KIỂM TRA XÁC NHẬN CHẤT LƯỢNG THỨC ĂN CHĂN NUÔI, THỨC ĂN THỦY SẢN CÓ NGUỒN GỐC THỰC VẬT NHẬP KHẨU
(Ban hành kèm theo Thông tư số 34/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------

GIẤY ĐĂNG KÝ
KIỂM DỊCH THỰC VẬT VÀ KIỂM TRA XÁC NHẬN
CHẤT LƯỢNG THỨC ĂN CHĂN NUÔI, THỨC ĂN THỦY SẢN
CÓ NGUỒN GỐC THỰC VẬT NHẬP KHẨU

Số/No:...........................................
(Dành cho tổ chức, cá nhân đăng ký kiểm tra ghi)

 

Số/No:...........................................
(Dành cho cơ quan kiểm tra ghi)

 

Kính gửi:......................................................................................... .................

1. Bên bán hàng/Seller: (hãng, nước)

2. Địa chỉ, Điện thoại, Fax/Address, Phone:

3. Nơi xuất hàng/Port of departure:

4. Bên mua hàng/Buyer:

Số CMND/căn cước (đối với cá nhân):                 , ngày cấp                      , nơi cấp

5. Địa chỉ, Điện thoại, Fax/Address, Phone:

6. Nơi nhận hàng/Port of Destination:

7. Thời gian nhập khẩu dự kiến/Importing date:

MÔ TẢ HÀNG HÓA/DESCRIPTION OF GOODS

8. Tên hàng hóa/Name of goods:

Tên khoa học (nếu có):

9. Số lượng, khối lượng/Quantity, Volume:

 Số lượng và loại bao bì:

Trọng lượng tịnh:                                                    Trọng lượng cả bì: 

10. Xuất xứ hàng hóa:

11. Mục đích sử dụng:

12. Mã số công nhận thức ăn chăn nuôi, thủy sản được cấp phép lưu hành tại Việt Nam/ Registration number:

13. Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu (nếu có):

14. Cơ sở sản xuất/Manufacturer (hãng, nước sản xuất):

15. Địa điểm tập kết hàng/Location of storage:

16. Thời gian đăng ký lấy mẫu kiểm tra/Date for sampling:

17. Địa điểm đăng ký lấy mẫu kiểm tra/Location for sampling:

18. Thông tin người liên hệ/Contact person:

19. Hợp đồng mua bán/Contract: Số                                 ngày

20. Hóa đơn mua bán/Invoice: Số                                      ngày

21. Phiếu đóng gói/Packing list; Số                                   ngày

DÀNH CHO CƠ QUAN KIỂM TRA

22. Yêu cầu kiểm tra chỉ tiêu/Analytical parameters required:

23. Chế độ kiểm tra chất lượng:

(Số văn bản xác nhận chế độ kiểm tra chất lượng trường hợp miễn/giảm/chặt)

24. Thời gian kiểm tra/Date of testing:

25. Đơn vị thực hiện kiểm tra:

Đối với hàng nhập khẩu, Giấy này có giá trị đlàm thủ tục hải quan. Sau đó doanh nghiệp phải xuất trình toàn bộ hồ sơ và hàng hóa đã hoàn thành thủ tục hải quan cho cơ quan kiểm tra để được kiểm tra chất lượng theo quy định/This registration is used for customs clearance in term of imported goods. Consigner is required to submit to the inpection body, afterward, all related document of the imported goods

Chúng tôi xin cam kết: Bảo đảm nguyên trạng hàng hóa nhập khẩu, đưa về đúng địa điểm, đúng thời gian được đăng ký và chỉ đưa hàng hóa ra lưu thông/sử dụng sau khi được quý cơ quan cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch và Giấy xác nhận chất lượng.

 

 

..................... ngày/date:
Đại diện tổ chức, cá nhân
(Ký tên, đóng du)

 

Xác nhận của Cơ quan kiểm dịch và kiểm tra chất lượng

Đồng ý đưa hàng hóa về địa điểm:.............................. để làm thủ tục kiểm dịch và kiểm tra chất lượng (đối với chế độ kiểm tra giảm có thời hạn) vào hồi...... giờ, ngày...... tháng..... năm......

Sau khi có Giấy tạm cấp kết quả kiểm dịch thực vật hoặc Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật lô hàng có thể được đưa về kho bảo quản để kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản có nguồn gốc thực vật nhập khẩu theo quy định của pháp luật (đối với chế độ kiểm tra thông thường, kiểm tra chặt).

Lô hàng chỉ được phép thông quan sau khi có Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật và Giấy xác nhận chất lượng.

..........., ngày..... tháng...... năm......
Đại diện cơ quan kiểm tra
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

Xác nhận của Cơ quan Hải quan

(Trong trường hợp lô hàng không được nhập khẩu)

Lô hàng không được nhập khẩu vào Việt Nam vì lý do:..................................................

 

..........., ngày...... tháng..... năm.......
Hải quan cửa khẩu............................
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

 

PHỤ LỤC II

MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN KIỂM DỊCH THỰC VẬT NHẬP KHẨU, QUÁ CẢNH VÀ VẬN CHUYỂN NỘI ĐỊA
(Ban hành kèm theo Thông tư số 33/2014/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

(TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN)
(TÊN CƠ QUAN KDTV)
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

........., ngày...... tháng...... năm......

 

GIẤY CHỨNG NHẬN KIỂM DỊCH THỰC VẬT
NHẬP KHẨU, QUÁ CẢNH VÀ VẬN CHUYỂN NỘI ĐỊA

Số:........./KDTV

Cấp cho:.......................................................................................................................

Địa chỉ:.........................................................................................................................

Điện thoại:....................................................................................................................

CĂN CỨ CẤP GIẤY:

□ Giấy phép kiểm dịch thực vật (KDTV) nhập khẩu số ......... ngày.../.../...;

□ Giấy đăng ký KDTV;  □ Giấy chứng nhận KDTV của nước xuất khẩu;

□ Kết quả kiểm tra, phân tích giám định trong phòng thí nghiệm;

□ Dấu xử lý vật liệu đóng gói bằng gỗ của nước xuất khẩu;

□ Căn cứ khác: ............................................................................................................

CHỨNG NHẬN:

Những vật thể thuộc diện KDTV (vật thể) sau đây:..........................................................

Số lượng:.....................................................................................................................

Khối lượng:.................................... (viết bằng chữ)........................................................

Phương tiện vận chuyển:...............................................................................................

Nơi đi:..........................................................................................................................

Nơi đến:.......................................................................................................................

□ Chưa phát hiện đối tượng kiểm dịch thực vật, đối tượng phải kiểm soát của Việt Nam;

□ Phát hiện loài....................... là đối tượng kiểm dịch thực vật, đối tượng phải kiểm soát của Việt Nam. Lô vật thể đã được xử lý đảm bảo tiêu diệt triệt để sinh vật gây hại trên;

□ Phát hiện sinh vật gây hại lạ. Lô vật thể đã được xử lý đảm bảo tiêu diệt triệt để sinh vật gây hại lạ trên;

□ Lô vật thể trên được phép chở tới: ..................................................................................

QUY ĐỊNH MỘT SỐ ĐIỀU KIỆN TRONG KHI GỬI VÀ NHẬN HÀNG:

□ Lô vật thể được phép gieo trồng, sử dụng tại địa điểm quy định trên;

□ Lô vật thể được phép quá cảnh lãnh thổ Việt Nam theo lộ trình trên và phải tuân thủ mọi quy định về KDTV quá cảnh của Việt Nam;

□ Báo ngay cho cơ quan KDTV/Bảo vệ thực vật nơi gần nhất khi phát hiện đối tượng kiểm dịch thực vật, đối tượng phải kiểm soát của Việt Nam (trong quá trình bốc dỡ, vận chuyển, sử dụng, gieo trồng, □ .);

□ Điều kiện khác:................................................................................................................

 

 

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN
(Ký tên, đóng dấu)

 

Ghi chú: Chủ vật thể không được chở lô vật thể đến địa điểm khác nếu không được phép của cơ quan KDTV.

 

PHỤ LỤC IIa[11]

MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN KIỂM DỊCH THỰC VẬT VÀ KIỂM TRA AN TOÀN THỰC PHẨM HÀNG HÓA CÓ NGUỒN GỐC THỰC VẬT NHẬP KHẨU
(Ban hành kèm theo Thông tư số 34/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
(TÊN CƠ QUAN KIỂM TRA)
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

GIẤY CHỨNG NHẬN
KIỂM DỊCH THỰC VẬT VÀ KIỂM TRA AN TOÀN THỰC PHẨM
HÀNG HÓA CÓ NGUỒN GỐC THỰC VẬT NHẬP KHẨU

Số............../20.........../GCNNK

1. Tên, địa chỉ, điện thoại của tổ chức, cá nhân nhập khẩu:.............................................

2. Tên, địa chỉ, điện thoại của thương nhân chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa:......

....................................................................................................................................

3. Tên, địa chỉ, điện thoại của thương nhân xuất khẩu:....................................................

4. Số tờ khai hải quan (nếu có):.....................................................................................

5. Nước xuất khẩu.........................................................................................................

6. Tên, địa chỉ nhà sản xuất:..................................... Mã số (nếu có)....................................

7. Cửa khẩu đi (cửa khẩu xuất):.....................................................................................

8. Cửa khẩu đến (cửa khẩu nhập):..................................................................................

9. Thời gian kiểm tra:.....................................................................................................

10. Địa điểm kiểm tra:....................................................................................................

11. Phương thức kiểm tra an toàn thực phẩm (ATTP):.....................................................

12. Thông tin chi tiết lô hàng:

TT

Tên mặt hàng

Tên khoa học

Nhóm sản phẩm

Số lượng/ trọng lượng

Phương tiện vận chuyển

Nơi đi

Nơi đến

 

 

 

 

 

 

 

 

 

CHỨNG NHẬN

□ Lô hàng trên đã được kiểm tra và chưa phát hiện đối tượng kiểm dịch thực vật, đối tượng phải kiểm soát của Việt Nam hoặc sinh vật gây hại lạ.

□ Lô hàng đã được kiểm tra và phát hiện loài................ là đối tượng kiểm dịch thực vật, đối tượng phải kiểm soát của Việt Nam. Lô hàng đã được xử lý đảm bảo tiêu diệt triệt để sinh vật gây hại trên.

□ Lô hàng trên đã được kiểm tra và phát hiện sinh vật gây hại lạ. Lô hàng đã được xử lý đảm bảo tiêu diệt triệt để sinh vật gây hại.

□ Lô hàng trên đáp ứng yêu cầu về an toàn thực phẩm (ATTP).

QUY ĐỊNH MỘT SỐ ĐIỀU KIỆN TRONG KHI GỬI VÀ NHẬN HÀNG:

□ Lô hàng được phép sử dụng tại địa điểm quy định trên;

□ Báo ngay cho cơ quan kiểm dịch thực vật (KDTV)/bảo vệ thực vật (BVTV) nơi gần nhất khi phát hiện đối tượng KDTV, đối tượng phải kiểm soát của Việt Nam (trong quá trình bốc dỡ, vận chuyển, sử dụng...)

□ Điều kiện khác:...........................................................................................................

Giấy này được cấp căn cứ vào:

□ Giấy phép KDTV nhập khẩu số.................... ngày......./....../....................................

□ Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật và kiểm tra ATTP hàng hóa có nguồn gốc thực vật nhập khẩu;

□ Giấy chứng nhận KDTV của nước xuất khẩu;

□ Kết quả kiểm tra, phân tích giám định trong phòng thí nghiệm KDTV;

□ Kết quả phân tích chỉ tiêu ATTP của tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định (trường hợp kiểm tra chặt);

□ Dấu xử lý vật liệu đóng gói của nước xuất khẩu;

□ Căn cứ khác:..............................................................................................................

 

Nơi nhận:
- Chủ hàng:.................;
- Hải quan cửa kh
u: ...................;
- Lưu hồ sơ kiểm tra.

Ngày.... tháng... năm...
Đại diện cơ quan kiểm tra
(Ký tên, đóng du)

____________________

Ghi chú: Nghiêm cấm chở hàng đến địa điểm khác nếu không được phép của cơ quan kiểm dịch thực vật và kiểm tra ATTP.

 

PHỤ LỤC III

MẪU GIẤY TẠM CẤP KẾT QUẢ KIỂM DỊCH THỰC VẬT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 33/2014/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

(TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN)
(TÊN CƠ QUAN KDTV)
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

........., ngày...... tháng...... năm......

 

GIẤY TẠM CẤP KẾT QUẢ KIỂM DỊCH THỰC VẬT

Số:........./KDTV

Cấp cho:.......................................................................................................................

Địa chỉ:.........................................................................................................................

Tên vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật:......................................................................

Số lượng:.............................. (viết bằng chữ)...............................................................

Khối lượng:........................... (viết bằng chữ)................................................................

....................................................................................................................................

Địa điểm để hàng:.........................................................................................................

Ngày kiểm tra:...............................................................................................................

Kết quả kiểm dịch thực vật (KDTV):...............................................................................

1. Vật thể nhập khẩu:

□ Chưa phát hiện đối tượng kiểm dịch thực vật, đối tượng phải kiểm soát của Việt Nam hoặc sinh vật gây hại lạ. Lô vật thể được phép bốc dỡ và vận chuyển đến.........................; Trong quá trình bốc dỡ và vận chuyển, nếu phát hiện đối tượng kiểm dịch thực vật, đối tượng phải kiểm soát của Việt Nam hoặc sinh vật gây hại lạ thì chủ vật thể phải thực hiện ngay các biện pháp xử lý theo quy định về KDTV;

□ Kiểm tra bên ngoài lô hàng, chưa phát hiện đối tượng kiểm dịch thực vật, đối tượng phải kiểm soát của Việt Nam hoặc sinh vật gây hại lạ. Lô vật thể được phép vận chuyển đến................................ Chủ vật thể phải báo ngay cho Chi cục KDTV vùng................ để hoàn tất thủ tục KDTV;

2. Vật thể xuất khẩu:

□ Lô vật thể đã được kiểm dịch và đủ điều kiện xuất khẩu;

□ Được phép vận chuyển lên tàu.

Chủ vật thể phải nộp Giấy chứng nhận KDTV chính thức cho cơ quan Hải quan để thay thế cho Giấy tạm cấp này ngay sau khi được cơ quan KDTV cấp.

Có giá trị từ ngày ___ / ___ /____ đến ngày ___ / ___ /____

 

 

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN
(Ký tên, đóng dấu)

 

PHỤ LỤC IV

MẪU GIẤY ĐĂNG KÝ KIỂM DỊCH THỰC VẬT XUẤT KHẨU HOẶC TÁI XUẤT KHẨU
(Ban hành kèm theo Thông tư số 33/2014/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

............, ngày...... tháng...... năm......

GIẤY ĐĂNG KÝ KIỂM DỊCH THỰC VẬT XUẤT KHẨU/TÁI XUẤT KHẨU

Kính gửi:.........................................................

Tên tổ chức, cá nhân đăng ký:

Địa chỉ:

Điện thoại:.................................. Fax/E-mail:

Số Giấy CMND:                Ngày cấp:............................. Nơi cấp:..................................

Đề nghị quý cơ quan kiểm dịch lô hàng xuất khẩu sau:

1. Tên hàng:........................... Tên khoa học:.................................................................

Cơ sở sản xuất:............................................................................................................

Mã số (nếu có):.............................................................................................................

Địa chỉ:.........................................................................................................................

2. Số lượng và loại bao bì:............................................................................................

3. Khối lượng tịnh:................................ Khối lượng cả bì:.............................................

4. Ký mã hiệu, số hợp đồng hoặc LC:............................................................................

5. Phương tiện chuyên chở:...........................................................................................

6. Tổ chức, cá nhân xuất khẩu:......................................................................................

Địa chỉ:.........................................................................................................................

7. Cửa khẩu xuất:..........................................................................................................

8. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu:.....................................................................................

Địa chỉ:.........................................................................................................................

9. Cửa khẩu nhập:.........................................................................................................

10. Nước nhập khẩu:.....................................................................................................

11. Mục đích sử dụng:...................................................................................................

12. Địa điểm kiểm dịch:.................................................................................................

13. Thời gian kiểm dịch:.................................................................................................

14. Địa điểm, thời gian giám sát xử lý (nếu có):..............................................................

....................................................................................................................................

Số bản Giấy chứng nhận KDTV cần cấp:.......................... bản chính;..................................

bản sao........................................................................................................................

Vào sổ số:.................. ngày....../....../......

 

Cán bộ KDTV nhận giấy đăng ký
(Ký và ghi rõ họ tên)

Tổ chức, cá nhân đăng ký
(Ký và ghi rõ họ tên)

 

PHỤ LỤC V

MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN KIỂM DỊCH THỰC VẬT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 33/2014/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

PHỤ LỤC VI

MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN KIỂM DỊCH THỰC VẬT TÁI XUẤT KHẨU
(Ban hành kèm theo Thông tư số 33/2014/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 10 năm 2014

của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 



[1]Thông tư số 34/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 33/2014/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 10 năm 2014 và Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 11 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có căn cứ ban hành như sau:

Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Luật Thủy sản ngày 21 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm;

Căn cứ Nghị định số 39/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi, thủy sản;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Cục trưởng Cục Chăn nuôi;

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 33/2014/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 10 năm 2014 và Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 11 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.”

[2] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 1 của Thông tư số 34/2018/ TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 33/2014/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 10 năm 2014 và Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 11 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.

[3] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 2 Điều 1 của Thông tư số 34/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 33/2014/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 10 năm 2014 và Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 11 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.

[4]Điều này được bổ sung theo quy định tại khoản 3 Điều 1 của Thông tư số 34/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 33/2014/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 10 năm 2014 và Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 11 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.

[5] Điều này được bổ sung theo quy định tại khoản 3 Điều 1 của Thông tư số 34/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 33/2014/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 10 năm 2014 và Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 11 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.

[6] Điều này được bổ sung theo quy định tại khoản 4 Điều 1 của Thông tư số 34/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 33/2014/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 10 năm 2014 và Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 11 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.

[7] Điều này được bổ sung theo quy định tại khoản 4 Điều 1 của Thông tư số 34/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 33/2014/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 10 năm 2014 và Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 11 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.

[8] Điều 3, Điều 4, Điều 5 của Thông tư số 34/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 33/2014/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 10 năm 2014 và Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 11 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019 quy định như sau:

Điều 3. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.

2. Bãi bỏ Điều 1 Thông tư số 30/2017/TT-BNNPTNT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 33/2014/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định trình tự, thủ tục kiểm dịch thực vật nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh và sau nhập khẩu vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật và sửa đổi khoản 3 Điều 2 Thông tư số 18/2016/TT-BNNPTNT ngày 24 tháng 6 năm 2016 về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý.

Điều 4. Điều khoản chuyển tiếp

1. Trong thời gian chưa hoàn thiện xong phần mềm để thực hiện đồng thời thủ tục kiểm dịch thực vật và kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản có nguồn gốc thực vật nhập khẩu trên Cơ chế một cửa Quốc gia, Tổng cục Thủy sản, Cục Chăn nuôi tiếp tục thực hiện thủ tục hành chính có liên quan đến kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản qua Cơ chế một cửa Quốc gia trong thời hạn tối đa là 06 tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.

2. Các trường hợp đã có văn bản đồng ý áp dụng chế độ miễn kiểm tra có thời hạn, kiểm tra giảm có thời hạn của Tổng cục Thủy sản, Cục Chăn nuôi trước ngày thực hiện đồng thời thủ tục kiểm dịch thực vật và kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản có nguồn gốc thực vật nhập khẩu trên Cơ chế một cửa Quốc gia thì được tiếp tục áp dụng chế độ kiểm tra này đến khi văn bản hết hiệu lực.

3. Hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng, hồ sơ đề nghị áp dụng chế độ miễn kiểm tra có thời hạn, kiểm tra giảm có thời hạn thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản có nguồn gốc thực vật nhập khẩu thuộc diện phải kiểm dịch thực vật nộp tại Tổng cục Thủy sản, Cục Chăn nuôi trước ngày thực hiện đồng thời thủ tục kiểm dịch thực vật và kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản có nguồn gốc thực vật nhập khẩu trên Cơ chế một cửa Quốc gia thì Tổng cục Thủy sản, Cục Chăn nuôi tiếp tục thực hiện theo quy định pháp luật.

4. Trong thời gian chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, căn cứ kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản có nguồn gốc thực vật nhập khẩu là các tiêu chuẩn công bố áp dụng.

Tổng cục Thủy sản, Cục Chăn nuôi có trách nhiệm xây dựng, trình ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản theo quy định của pháp luật và phải có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2020.

 Điều 5. Tổ chức thực hiện

1. Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Cục trưởng Cục Chăn nuôi và Thủ trưởng các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

2. Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xem xét, sửa đổi, bổ sung”.

[9] Phụ lục này được bổ sung theo quy định tại Thông tư số 34/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 33/2014/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 10 năm 2014 và Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 11 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.

[10] Phụ lục này được bổ sung theo quy định tại Thông tư số 34/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 33/2014/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 10 năm 2014 và Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 11 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.

[11] Phụ lục này được bổ sung theo quy định tại Thông tư số 34/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 33/2014/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 10 năm 2014 và Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 11 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.