Quyết định số 210/QĐ-UBND ngày 31/01/2019 Về phê duyệt Đề án hỗ trợ gạo từ nguồn Dự trữ quốc gia để hỗ trợ người dân ở các thôn đặc biệt khó khăn thuộc các xã, phường, thị trấn khu vực II, khu vực III tự nguyện bảo vệ rừng tự nhiên trong thời gian chưa tự túc được lương thực trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2019-2023
- Số hiệu văn bản: 210/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Cơ quan ban hành: Tỉnh Bắc Kạn
- Ngày ban hành: 31-01-2019
- Ngày có hiệu lực: 31-01-2019
- Tình trạng hiệu lực: Đang có hiệu lực
- Thời gian duy trì hiệu lực: 2123 ngày (5 năm 9 tháng 28 ngày)
- Ngôn ngữ:
- Định dạng văn bản hiện có:
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 210/QĐ-UBND | Bắc Kạn, ngày 31 tháng 01 năm 2019 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN HỖ TRỢ GẠO TỪ NGUỒN DỰ TRỮ QUỐC GIA ĐỂ HỖ TRỢ NGƯỜI DÂN Ở CÁC THÔN ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN THUỘC CÁC XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN KHU VỰC II, KHU VỰC III TỰ NGUYỆN BẢO VỆ RỪNG TỰ NHIÊN TRONG THỜI GIAN CHƯA TỰ TÚC ĐƯỢC LƯƠNG THỰC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN GIAI ĐOẠN 2019 - 2023
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 37/12/2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo;
Căn cứ Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19/5/2011 của Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ đầu năm 2011 đến năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015 của Chính phủ về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 886/QĐ-TTg ngày 16/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 28/4/2017 ngày 28/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh sách thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 24/2012/QĐ-TTg ngày 01/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011 - 2020;
Căn cứ Thông tư Liên tịch số 10/2009/TTLT-BKH-BTC ngày 30/10/2009 của liên Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính quy định lồng ghép các nguồn vốn thực hiện Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững trên địa bàn các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 93/2016/TTLT-BTC-BNNPTNT ngày 27/6/2016 của liên Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015 của Chính phủ về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2020;
Căn cứ Thông tư số 21/2017/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2017 của Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn thực hiện Quyết định số 886/QĐ-TTg ngày 16/6/2017;
Căn cứ Thông tư số 62/2018/TT-BTC ngày 30/7/2018 của Bộ Tài chính Quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ Quyết định số 07/2017/QĐ-UBND ngày 15/02/2017 của UBND tỉnh Bắc Kạn ban hành Quy định về giá cước vận chuyển hàng hóa bằng phương tiện vận tải trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
Căn cứ Thông báo số 10197/TB-BNN ngày 07/12/2017 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về ý kiến kết luận của Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường tại buổi làm việc với tỉnh Bắc Kạn và ý kiến chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn;
Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 14/TTr-SNN ngày 16/01/2019,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án hỗ trợ gạo từ nguồn Dự trữ quốc gia để hỗ trợ người dân ở các thôn đặc biệt khó khăn thuộc các xã, phường, thị trấn khu vực II, khu vực III tự nguyện bảo vệ rừng tự nhiên trong thời gian chưa tự túc được lương thực trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2019 - 2023, với nội dung sau:
1. Tên Đề án: Hỗ trợ gạo từ nguồn Dự trữ quốc gia để hỗ trợ người dân ở các thôn đặc biệt khó khăn thuộc các xã, phường, thị trấn khu vực II, khu vực III tự nguyện bảo vệ rừng tự nhiên trong thời gian chưa tự túc được lương thực trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2019- 2023.
2. Mục tiêu của đề án:
Bảo vệ tốt và nâng cao chất lượng diện tích rừng tự nhiên hiện có, trồng rừng trên diện tích đất trống, đồi núi trọc thuộc quy hoạch rừng đặc dụng, phòng hộ và rừng sản xuất trên địa bàn toàn tỉnh. Bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học nhằm thực hiện có hiệu quả chức năng phòng hộ của rừng là: Phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ môi trường làm giảm nhẹ thiên tai, chống xói mòn, giữ nguồn nước, bảo hộ cho sản xuất nông nghiệp, tạo thêm nguồn thu cho ngành lâm nghiệp từ các dịch vụ môi trường rừng (du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, nghỉ dưỡng...), góp phần phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống của người dân miền núi.
3. Đối tượng hỗ trợ, mức hỗ trợ:
- Đối tượng hỗ trợ: Người dân sống tại các thôn đặc biệt khó khăn thuộc các xã, phường, thị trấn khu vực II và khu vực III (theo Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 28/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ) tự nguyện tham gia bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh tự nhiên và trồng rừng, chăm sóc rừng trồng trên diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp.
- Mức hỗ trợ:
+ Đối tượng là hộ nghèo, hộ cận nghèo: Hỗ trợ 15 kg/người/tháng.
+ Đối tượng hộ khác: Hỗ trợ 10 kg/người/tháng.
4. Quy mô, địa điểm thực hiện:
Vùng thực hiện Đề án gồm 08 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn với tổng số 607 thôn đặc biệt khó khăn (gồm: 163 thôn đặc biệt khó khăn của 46 xã, thị trấn khu vực II, 444 thôn đặc biệt khó khăn của 54 xã, thị trấn khu vực III), với 23.465 hộ tham gia (103.919 nhân khẩu), cụ thể như sau:
- Huyện Ba Bể: 15 xã với 105 thôn, 3.778 hộ, 17.263 nhân khẩu.
- Huyện Bạch Thông: 13 xã với 52 thôn, 2.494 hộ, 10.181 nhân khẩu.
- Huyện Chợ Đồn: 14 xã, 01 thị trấn với 53 thôn, 2.764 hộ, 12.084 nhân khẩu.
- Huyện Chợ Mới: 13 xã với 61 thôn, 1.826 hộ, 7540 nhân khẩu.
- Huyện Na Rì: 21 xã, 01 thị trấn với 143 thôn, 5.481 hộ, 24.066 nhân khẩu.
- Huyện Ngân Sơn: 10 xã, 01 thị trấn với 121 thôn, 4.157 hộ, 17.748 nhân khẩu.
- Huyện Pác Nặm: 10 xã với 71 thôn, 2.931 hộ, 14.803 nhân khẩu.
- Thành phố Bắc Kạn: 01 xã với 01 thôn, 34 hộ, 134 nhân khẩu.
5. Nội dung hỗ trợ của Đề án:
a) Hỗ trợ giao khoán bảo vệ rừng:
- Hỗ trợ gạo giao khoán bảo vệ rừng tự nhiên phòng hộ, đặc dụng tại các xã, phường, thị trấn khu vực II, III tỉnh Bắc Kạn:
TT | Hạng mục/Đơn vị | Tổng khối lượng thực hiện (lượt ha) | Diện tích thực hiện hàng năm (ha) | Ghi chú |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
1 | Hỗ trợ khoán bảo vệ rừng tại các Ban quản lý rừng đặc dụng | 137.258,6 | 27.451,72 | Thời gian thực hiện là 05 năm |
1.1 | Vườn Quốc gia Ba Bể | 56.631,65 | 11.326,33 | |
1.2 | Khu Bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ | 66.917,00 | 13.383,40 | |
1.3 | Khu Bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc | 13.709,95 | 2.741,99 | |
2 | Hỗ trợ khoán bảo vệ rừng tại các huyện (Diện tích đất lâm nghiệp có rừng thuộc quy hoạch rừng phòng hộ) | 315.544,65 | 63.108,93 | |
2.1 | Huyện Ba Bể | 57.424,50 | 11.484,90 | |
2.2 | Huyện Bạch Thông | 26.408,95 | 5.281,79 | |
2.3 | Huyện Chợ Đồn | 44.738,60 | 8.947,72 | |
2.4 | Huyện Chợ Mới | 23.018,60 | 4.603,72 | |
2.5 | Huyện Na Rì | 50.927,20 | 10.185,44 | |
2.6 | Huyện Ngân Sơn | 56.485,60 | 11.297,12 | |
2.7 | Huyện Pác Nặm | 31.321,50 | 6.264,30 | |
2.8 | Thành phố Bắc Kạn | 1.016,55 | 203,31 | |
2.9 | Công ty TNHH một thành viên lâm nghiệp Bắc Kạn | 24.203,15 | 4.840,63 | |
| Tổng toàn tỉnh | 452.803,25 | 90.560,65 |
|
- Hỗ trợ gạo giao khoán bảo vệ rừng tự nhiên sản xuất tại các xã, phường, thị trấn khu vực II, III tỉnh Bắc Kạn:
TT | Hạng mục/Đơn vị | Tổng khối lượng thực hiện (lượt ha) | Diện tích thực hiện hàng năm (ha) | Ghi chú |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
| Hỗ trợ bảo vệ rừng năm 2019 - 2020 (Diện tích đất lâm nghiệp có rừng đã giao cho hộ gia đình, cá nhân) | 421.447,10 | 84.289,42 | Thời gian thực hiện là 05 năm |
1 | Huyện Ba Bể | 40.928,00 | 8.185,60 | |
2 | Huyện Bạch Thông | 37.303,00 | 7.460,60 | |
3 | Huyện Chợ Đồn | 43.145,75 | 8.629,15 | |
4 | Huyện Chợ Mới | 48.635,90 | 9.727,18 | |
5 | Huyện Na Rì | 93.109,90 | 18.621,98 | |
6 | Huyện Ngân Sơn | 84.213,25 | 16.842,65 | |
7 | Huyện Pác Nặm | 72.824,15 | 14.564,83 | |
8 | Thành phố Bắc Kạn | 1.287,15 | 257,43 |
|
- Hỗ trợ gạo giao khoán khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên sản xuất tại các xã, phường, thị trấn khu vực II, III tỉnh Bắc Kạn:
TT | Hạng mục/Đơn vị | Tổng khối lượng thực hiện (lượt ha) | Diện tích thực hiện hàng năm (ha) | Ghi chú |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
| Tổng toàn tỉnh | 34.009,35 | 6.801,87 | Thời gian thực hiện là 05 năm |
1 | Huyện Ba Bể | 1.172,45 | 234,49 | |
2 | Huyện Bạch Thông | 758,45 | 151,69 | |
3 | Huyện Chợ Đồn | 19.478,75 | 3.897,55 | |
4 | Huyện Chợ Mới | 4.638,50 | 927,70 | |
5 | Huyện Na Rì | 2.277,35 | 455,47 | |
6 | Huyện Ngân Sơn | 4.990,05 | 998,01 | |
7 | Huyện Pác Nặm | 684,80 | 136,96 | |
8 | Thành phố Bắc Kạn | - | - |
|
b) Hỗ trợ gạo trồng rừng:
TT | Hạng mục/Đơn vị | Tổng khối lượng thực hiện (ha) | Phân kỳ | |
Năm 1 | Năm 2 | |||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
| Tổng toàn tỉnh | 4.000 | 2.000 | 2.000 |
1 | Huyện Ba Bể | 500 | 250 | 250 |
2 | Huyện Bạch Thông | 600 | 300 | 300 |
3 | Huyện Chợ Đồn | 460 | 230 | 230 |
4 | Huyện Chợ Mới | 800 | 400 | 400 |
5 | Huyện Na Rì | 600 | 300 | 300 |
6 | Huyện Ngân Sơn | 600 | 300 | 300 |
7 | Huyện Pác Nặm | 400 | 200 | 200 |
8 | Thành phố Bắc Kạn | 40 | 20 | 20 |
c) Hỗ trợ gạo chăm sóc rừng trồng các năm thứ 2, 3, 4:
TT | Hạng mục/Đơn vị | Tổng khối lượng chăm sóc rừng trồng (lượt ha) | Phân theo năm thực hiện (ha) | Ghi chú | |||
Năm 1 | Năm 2 | Năm 3 | Năm 4 | ||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
| Tổng toàn tỉnh | 12.000 | 2.000 | 4.000 | 4.000 | 4.000 |
|
1 | Huyện Ba Bể | 1.750 | 250 | 500 | 500 | 500 |
|
2 | Huyện Bạch Thông | 2.100 | 300 | 600 | 600 | 600 |
|
3 | Huyện Chợ Đồn | 1.610 | 230 | 460 | 460 | 460 |
|
4 | Huyện Chợ Mới | 2.800 | 400 | 800 | 800 | 800 |
|
5 | Huyện Na Rì | 2.100 | 300 | 600 | 600 | 600 |
|
6 | Huyện Ngân Sơn | 2.100 | 300 | 600 | 600 | 600 |
|
7 | Huyện Pác Nặm | 1.400 | 200 | 400 | 400 | 400 |
|
8 | Thành phố Bắc Kạn | 140 | 20 | 40 | 40 | 40 |
|
6. Tổng nhu cầu hỗ trợ gạo và các chi phí khác liên quan:
- Tổng nhu cầu hỗ trợ gạo cho người dân trồng rừng, bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên là: 79.705,02 tấn, cụ thể như sau:
+ Hỗ trợ giao khoán bảo vệ rừng (đối với diện tích rừng đã giao cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng quản lý): 31.272,9 tấn.
+ Hỗ trợ giao khoán bảo vệ rừng (đối với diện tích rừng do UBND các xã, phường, thị trấn và các tổ chức quản lý): 35.397,6 tấn.
+ Hỗ trợ giao khoán khoanh nuôi tái sinh tự nhiên: 2.835,0 tấn.
+ Hỗ trợ trồng rừng: 3.399,6 tấn.
+ Hỗ trợ chăm sóc rừng trồng năm 2, 3, 4 (2020-2023): 6.799,92 tấn.
- Tổng nhu cầu các chi phí liên quan khác:
Tổng nhu cầu các chi phí liên quan khác thực hiện trong 5 năm là 7.327,61 triệu đồng, gồm: Hỗ trợ chi phí thiết kế trồng rừng, chi phí lập hồ sơ giao khoán bảo vệ rừng. Trong đó:
+ Hỗ trợ chi phí thiết kế trồng rừng là 1.200 triệu đồng.
+ Hỗ trợ chi phí lập hồ sơ giao khoán bảo vệ rừng là 6.127,61 triệu đồng.
7. Xác định nhiệm vụ ưu tiên thực hiện hỗ trợ cho người dân tại các thôn đặc biệt khó khăn thuộc các xã, phường, thị trấn khu vực II, khu vực III tự nguyện tham gia bảo vệ rừng tự nhiên sản xuất giai đoạn 2019 - 2023:
a) Tổng diện tích thực hiện là 84.289,42 ha.
b) Khối lượng gạo cần hỗ trợ giai đoạn 2019 - 2023 (5 năm): 31.272,9 tấn (bình quân 6.354,58 tấn/năm).
c) Các chi phí liên quan khác:
- Hỗ trợ kinh phí lập hồ sơ giao khoán bảo vệ rừng: 3.906,10 triệu đồng.
- Hỗ trợ chi phí quản lý Đề án giai đoạn (2019-2023): 4.214,471 triệu đồng (bình quân 842,89 triệu đồng/năm).
d) Nguồn kinh phí thực hiện nhiệm vụ ưu tiên hỗ trợ giai đoạn 2019 - 2023:
- Ngân sách Trung ương:
Đề nghị Chính phủ hỗ trợ từ nguồn Dự trữ Quốc gia để hỗ trợ cho người dân ở các thôn đặc biệt khó khăn tại các xã, phường, thị trấn khu vực II, khu vực III tự nguyện tham gia bảo vệ rừng tự nhiên sản xuất, với khối lượng gạo hỗ trợ: 31.272,9 tấn.
- Ngân sách địa phương: 8.120,571 triệu đồng. Trong đó:
+ Hỗ trợ chi phí lập hồ sơ giao khoán bảo vệ rừng là: 3.906,10 triệu đồng.
+ Hỗ trợ chi phí quản lý là: 4.214,471 triệu đồng (bình quân 842,89 triệu đồng/năm).
8. Thời gian thực hiện: 05 năm (Năm 2019-2023).
(Có Đề án chi tiết kèm theo)
Điều 2. Tổ chức thực hiện.
- Chủ quản đề án: Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn.
- Giao Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với các cơ quan, UBND các huyện, thành phố tổ chức thực hiện theo kế hoạch được Trung ương cấp hàng năm.
- Đơn vị thực hiện: Ban Quản lý chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững các huyện, thành phố; Ban Quản lý chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững Vườn Quốc gia Ba Bể; Ban Quản lý chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững Công ty TNHH một thành viên lâm nghiệp Bắc Kạn; Khu Bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ, Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc.
Điều 3. Chánh Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội, HĐND và UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Lao động - Thương binh và Xã hội; Tài chính; Kế hoạch và Đầu tư; Trưởng Ban Dân tộc tỉnh; Ban quản lý Vườn Quốc gia Ba Bể; Tổng giám đốc Công ty TNHH một thành viên lâm nghiệp Bắc Kạn; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Giám đốc Khu Bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ; Giám đốc Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc và Thủ trưởng các Sở, ngành, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
ĐỀ ÁN
HỖ TRỢ GẠO TỪ NGUỒN DỰ TRỮ QUỐC GIA ĐỂ HỖ TRỢ NGƯỜI DÂN Ở CÁC THÔN ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN THUỘC CÁC XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN KHU VỰC II, KHU VỰC III TỰ NGUYỆN BẢO VỆ RỪNG TỰ NHIÊN TRONG THỜI GIAN CHƯA TỰ TÚC ĐƯỢC LƯƠNG THỰC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN GIAI ĐOẠN 2019 - 2023
(Kèm theo Quyết định số 210/QĐ-UBND ngày 31 tháng 01 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn)
Phần mở đầu
SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ ÁN VÀ CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
Thực hiện Luật Lâm nghiệp và các chủ trương, chính sách của nhà nước về lâm nghiệp, từ khi tái thành lập tỉnh Bắc Kạn đến nay, UBND tỉnh Bắc Kạn đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành chức năng, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện các Chương trình, Dự án hỗ trợ bảo vệ và phát triển rừng. Các chương trình, dự án về lâm nghiệp đã từng bước nâng cao diện tích và chất lượng rừng, đặc biệt là chất lượng rừng trồng. Việc bảo vệ tốt diện tích rừng tự nhiên hiện có cùng với việc trồng mới rừng đã nâng cao độ che phủ của rừng từ 48,3% năm 1997 lên 72,1% năm 2017 đưa Bắc Kạn là một trong những tỉnh có độ che phủ rừng cao nhất toàn quốc, đồng thời góp phần tạo việc làm, tăng thêm nguồn thu nhập và giảm tỷ lệ hộ nghèo tại các địa phương. Tuy nhiên, kết quả giảm tỷ lệ hộ nghèo chưa bền vững, tỷ lệ hộ tái nghèo còn cao, những hộ mới thoát nghèo cuộc sống còn rất nhiều khó khăn, khi gặp thiên tai hoặc các điều kiện khó khăn khác dễ tái nghèo trở lại. Đặc biệt là người dân sinh sống ở các thôn đặc biệt khó khăn thuộc các xã khu vực II, khu vực III (theo Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 28/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ), gặp khó khăn trong sản xuất nông lâm nghiệp như:
Diện tích đất trồng lúa, đất trồng cây lương thực khác tại 607 thôn đặc biệt khó khăn thuộc 100 xã khu vực II, III rất thấp. Nhiều thôn không có hoặc có rất ít diện tích trồng lúa nước: Huyện Ba Bể gồm các thôn: Thôn Nà Phai, xã Nam Mẫu có 398 nhân khẩu nhưng chỉ có 1,65 ha lúa nước, bình quân mỗi khẩu chỉ có 13 m2; thôn Vằng Quang, xã Phúc Lộc có 169 nhân khẩu nhưng chỉ có 0,7 ha lúa nước, bình quân mỗi khẩu chỉ có 41 m2; thôn Phiêng Phàn, xã Yến Dương có 162 nhân khẩu nhưng chỉ có 1,7 ha lúa nước, bình quân mỗi khẩu chỉ có 105m2. Huyện Chợ Đồn gồm các thôn: thôn Khuổi Đẩy, xã Bình Trung có 318 nhân khẩu nhưng chỉ có 02ha lúa nước, bình quân mỗi khẩu chỉ có 63 m2; thôn Lũng Non, xã Nam Cường có 238 nhân khẩu nhưng chỉ có 1,4 ha lúa nước, bình quân mỗi khẩu chỉ có 59 m2. Huyện Ngân Sơn gồm các thôn: Thôn Khuổi Luông, xã Lãng Ngâm có 306 nhân khẩu nhưng chỉ có 1,3 ha lúa nước, bình quân mỗi khẩu chỉ có 42 m2; thôn Củm Như, xã Lãng Ngâm có 127 nhân khẩu nhưng chỉ có 0,2 ha lúa nước, bình quân mỗi khẩu chỉ có 16 m2; thôn Lủng Nhã, xã Lãng Ngâm có 149 nhân khẩu nhưng chỉ có 0,30 ha lúa nước, bình quân mỗi khẩu chỉ có 20 m2; đặc biệt có nhiều thôn không có đất trồng lúa: Thôn Thủy Điện, thôn Bó Lịn, thôn Nà Chả xã Vi Hương huyện Bạch Thông; thôn Phya Khao xã Lãng Ngâm huyện Ngân Sơn.
Diện tích đất lâm nghiệp là rừng tự nhiên tại 607 thôn đặc biệt khó khăn thuộc 100 xã khu vực II, III, hiện nay đang thực hiện tạm dừng khai thác chính, tận thu, tận dụng, cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt theo các quy định của Trung ương: Quyết định số 2242/QĐ-TTg ngày 11/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tăng cường công tác quản lý khai thác gỗ rừng tự nhiên giai đoạn 2014 - 2020; Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; Nghị quyết số 71/NQ-CP ngày 08/8/2017 của Chính phủ Ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư; Thông báo số 511/TB-VPCP ngày 01/11/2017 của Văn phòng Chính phủ; Văn bản số 7919/BNN-TCLN ngày 21/9/2017 Bộ Nông nghiệp và PTNT. Vì vậy, người dân sinh sống ở các thôn đặc biệt khó khăn thuộc các xã khu vực II, khu vực III vẫn phải thực hiện việc bảo vệ rừng tự nhiên, nhưng không được hưởng lợi, không có nguồn thu nhập từ rừng tự nhiên.
Công tác thực hiện trồng rừng sản xuất nhằm phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân tỉnh Bắc Kạn nói chung và người dân đang sinh sống tại 607 thôn đặc biệt khó khăn thuộc 100 xã khu vực II, III nói riêng từ năm 2019 trở đi sẽ gặp rất nhiều khó khăn về nguồn kinh phí hỗ trợ, cụ thể như sau:
Nguồn kinh phí trung hạn từ ngân sách Trung ương hỗ trợ công tác trồng rừng giai đoạn 2016 - 2020 theo Quyết định số 572/QĐ-BKHĐT ngày 20/4/2017 (đợt 1) và Quyết định số 1178/QĐ-BKHĐT ngày 29/8/2017 (đợt 2) của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc giao chi tiết kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 -2020 thì tổng kinh phí được giao là 121.000 triệu đồng.
Nhu cầu kinh phí thực hiện trồng rừng từ năm 2016 - 2018 và trả nợ khối lượng đã thực hiện giai đoạn 2011- 2015 là 134.681 triệu đồng, trong đó: Kinh phí đã trả nợ khối lượng trồng rừng, chăm sóc rừng trồng giai đoạn 2011-2015 là 23.665 triệu đồng; kinh phí đã thực hiện hỗ trợ trồng rừng từ năm 2016 - 2018 là 95.779 triệu đồng; nhu cầu kinh phí để hỗ trợ chăm sóc rừng trồng từ năm thứ 2 đến năm thứ 4 (thực hiện từ năm 2019 đến năm 2020) đối với diện tích rừng đã trồng (từ năm 2016 - 2018) là 15.237 triệu đồng. Như vậy, nhu cầu kinh phí hỗ trợ trồng và chăm sóc diện tích rừng đã trồng từ năm 2016-2018 còn thiếu là: 134.677 triệu đồng - 121.000 triệu đồng = 13.677 triệu đồng.
Xuất phát từ thực tế nêu trên, ngày 23/8/2017 UBND tỉnh Bắc Kạn đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét chỉ đạo các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và PTNT cân đối, bố trí giúp tỉnh Bắc Kạn nguồn kinh phí còn thiếu để trả nợ khối lượng và thực hiện trồng rừng các năm 2018-2020 theo các chính sách Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016 - 2020 đã được Chính phủ phê duyệt tại Văn bản số 4119/UBND-KT; đồng thời tại Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các địa phương tháng 12/2017, UBND tỉnh Bắc Kạn đã có ý kiến đề nghị Chính phủ bổ sung số vốn còn thiếu của Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020, ngày 14/5/2018 Bộ Kế hoạch và Đầu tư có Văn bản số 3099/BKHĐT-KTĐPLT về việc trả lời các kiến nghị của địa phương tại Hội nghị trực tuyến của Chính phủ tháng 12/2017, theo đó: "... do nguồn vốn ngân sách Trung ương có hạn, chưa thể đáp ứng hết nhu cầu hỗ trợ ngân sách địa phương thực hiện các dự án bảo vệ rừng và hiện chưa có nguồn bổ sung. Đề nghị các địa phương căn cứ nguồn ngân sách trung ương hỗ trợ, đồng thời huy động nguồn vốn ngân sách địa phương, lồng ghép các nguồn vốn hợp pháp khác trên địa bàn, nguồn vốn xã hội hóa để triển khai các dự án bảo vệ và phát triển rừng theo Nghị định 75/NĐ-CP và Quyết định 38/QĐ-TTg ; thực hiện các nhiệm vụ đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 886/QĐ-TTg ngày 16/6/2017 về phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững”. Như vậy, từ năm 2019 trở đi tỉnh Bắc Kạn chưa có nguồn kinh phí hỗ trợ cho công tác trồng rừng.
Để góp phần thực hiện tốt các nhiệm vụ của Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020, hoàn thành mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn lần thứ XI, nhiệm kỳ 2015 - 2020, đồng thời nâng cao thu nhập, ổn định đời sống của người dân tại các thôn đặc biệt khó khăn thuộc các xã khu vực II, III, thì việc xây dựng và thực hiện Đề án “Hỗ trợ gạo từ nguồn Dự trữ quốc gia để hỗ trợ người dân ở các thôn đặc biệt khó khăn thuộc các xã, phường, thị trấn khu vực II, khu vực III tự nguyện bảo vệ rừng tự nhiên trong thời gian chưa tự túc được lương thực trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2019 - 2023 ” là hết sức cần thiết.
II. CĂN CỨ PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
- Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo;
- Quyết định số 24/2012/QĐ-TTg ngày 01/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011 - 2020;
- Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015 của Chính phủ về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dán tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2020;
- Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một số chính sách bảo vệ và phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích đối với các công ty nông, lâm nghiệp;
- Quyết định số 886/QĐ-TTg ngày 16/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016 - 2020;
- Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 28/4/2017 ngày 28/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh sách thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016 - 2020;
- Quyết định số 24/2012/QĐ-TTg ngày 01/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011 - 2020;
- Thông tư Liên tịch số 10/2009/TTLT-BKH-BTC ngày 30/10/2009 của liên Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính quy định lồng ghép các nguồn vốn thực hiện Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững trên địa bàn các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ;
- Thông tư liên tịch số 93/2016/TTLT-BTC-BNNPTNT ngày 27/6/2016 của liên Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015 của Chính phủ về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2020;
- Thông tư số 21/2017/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2017 của Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn thực hiện Quyết định số 886/QĐ-TTg ngày 16/6/2017;
- Thông tư số 62/2018/TT-BTC ngày 30/7/2018 của Bộ Tài chính Quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020;
- Thông báo số 10197/TB-BNN-VP ngày 07/12/2017 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về ý kiến kết luận của Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường tại buổi làm việc với tỉnh Bắc Kạn;
- Quyết định số 07/2017/QĐ-UBND ngày 15/02/2017 của UBND tỉnh Bắc Kạn ban hành quy định về giá cước vận chuyển hàng hóa bằng phương tiện vận tải trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
Phần 1
KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ - XÃ HỘI
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN, DÂN SỐ VÀ LAO ĐỘNG
1. Đặc điểm tự nhiên
1.1. Về địa giới hành chính
Tỉnh Bắc Kạn là tỉnh miền núi, ở vị trí trung tâm các tỉnh Việt Bắc, có tọa độ địa lý từ 21048’ - 22044’ độ Vĩ Bắc và 105026’ - 106015’ độ Kinh Đông. Ranh giới:
- Phía Đông giáp tỉnh Lạng Sơn;
- Phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang;
- Phía Nam giáp tỉnh Thái Nguyên;
- Phía Bắc giáp tỉnh Cao Bằng.
Bắc Kạn có diện tích tự nhiên 4.859,96 km2 chiếm 1,47% diện tích cả nước; dân số năm 2017 có 323,221 nghìn người. So với các địa phương trong cả nước, diện tích của tỉnh Bắc Kạn lớn thứ 27, tuy nhiên lại là tỉnh có dân số thấp nhất trong cả nước.
Toàn tỉnh có 8 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 01 thành phố (Thành phố tỉnh lỵ Bắc Kạn) và 07 huyện (Pác Nặm, Ba Bể, Ngân Sơn, Bạch Thông, Chợ Đồn, Chợ Mới và Na Rì).
Thành phố Bắc Kạn - Trung tâm tỉnh lỵ của tỉnh cách Thủ đô Hà Nội 170 km, cách biên giới Việt Nam - Trung Quốc khoảng 200 km. Dọc theo Quốc lộ 3 từ Hà Nội qua TP.Bắc Kạn đến Cao Bằng ra các cửa khẩu biên giới với Trung Quốc là tuyến giao thông quan trọng để giao lưu kinh tế, xã hội của Bắc Kạn với Hà Nội và các tỉnh khác trong vùng.
Tỉnh Bắc Kạn nằm trên đường Vành đai 2 với Quốc lộ 279 từ Hạ Long (Quảng Ninh) qua Đồng Mỏ về Bình Gia (Lạng Sơn) đến Chợ Rã (Bắc Kạn) rồi đến Tuyên Quang kéo dài qua Yên Bái, Lai Châu và Điện Biên Phủ đến cửa khẩu Tây Trang tỉnh Điện Biên, đây là tuyến nối Bắc Kạn với các tỉnh trong vùng Trung du miền núi phía Bắc.
1.2. Địa hình địa thế
Bắc Kạn có địa hình tương đối phức tạp, đa dạng, độ chia cắt mạnh gồm nhiều dạng địa hình như: Thung lũng, đồi cao, núi thấp, núi trung bình và núi đá vôi... núi đá xen lẫn núi đất dễ gây sạt lở. Độ dốc bình quân của địa hình là 260.
Phía Tây của tỉnh có độ cao thấp dần từ Đông Bắc xuống Đông Nam, có nhiều đỉnh cao trên 1.000 m, địa hình chia cắt mạnh, độ dốc bình quân 26-300, nhiều dãy núi đá đồ sộ nằm ở phía Bắc huyện Chợ Đồn và phía Nam huyện Ba Bể xen kẽ núi đất tạo thành những thung lũng hẹp.
Phía Đông địa hình hiểm trở nằm trong phần cuối của cánh cung Ngân Sơn-Yên Lạc, có dãy núi đá vôi Kim Hỷ là khối đá đồ sộ, dân cư thưa thớt.
Phía Tây Bắc là Hồ Ba Bể có diện tích tự nhiên khoảng 450 ha, độ sâu khoảng 20-30 m.
Phía Nam của tỉnh là vùng đồi núi thấp như vùng chuyển tiếp từ trung du lên miền núi, độ cao bình quân từ 300-400m so với mặt nước biển, đây là phần cuối cùng của cánh cung Sông Gấm, Ngân Sơn - Yến Lạc.
Do đặc điểm của địa hình đa dạng, phức tạp đã tạo ra những cảnh quan phong phú, vừa mang đặc thù riêng vừa mang tính đan xen hòa nhập giữa hai kiểu địa hình. Đồng thời cũng cho phép phát triển đa dạng loại cây trồng vật nuôi nhưng cũng gây nhiều khó khăn trong việc hình thành những vùng chuyên canh có lượng sản phẩm lớn cũng như việc đưa các tiến bộ khoa học vào sản xuất và tiêu thụ nông sản phẩm.
1.3. Khí hậu, thủy văn
Bắc Kạn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng Đông Bắc Việt Nam, một năm có 2 mùa rõ rệt: Mùa đông lạnh và mùa hè nóng ẩm. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 22,50C; tháng 02 có nhiệt độ trung bình thấp nhất khoảng 15,70C (nhiệt độ tuyệt đối thấp nhất ở TP.Bắc Kạn -0,10C, ở Ba Bể là -0,60C và -20C ở Ngân Sơn); tháng nóng nhất là tháng 6 có nhiệt độ trung bình khoảng 280C. Do địa hình phức tạp nên đã hình thành các vùng tiểu khí hậu khác nhau, nhìn chung khí hậu của Bắc Kạn tương đối thuận lợi cho việc phát triển một hệ sinh thái đa dạng, tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội.
Bắc Kạn chịu ảnh hưởng của gió Đông Nam về mùa hè và gió mùa Đông Bắc về mùa Đông. Tổng lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.400-1.900 mm, cao nhất vào tháng 7 và thấp nhất vào tháng 02, mùa mưa từ tháng 02 đến tháng 9 chiếm khoảng 75-80% tổng lượng mưa trong năm. Độ ẩm không khí trung bình 82-85%.
Bên cạnh những thuận lợi, Bắc Kạn cũng có nhiều khó khăn do khí hậu như sương muối, mưa đá, lốc... làm ảnh hưởng đến đời sống và hoạt động kinh tế trong tỉnh.
1.4. Đất đai
Những loại đất chính của tỉnh Bắc Kạn gồm có:
- Đất phù sa sông: có diện tích khoảng 761 ha được phân bố ở ven sông Cầu, sông Năng, sông Bắc Kạn và tại các huyện Chợ Mới, Na Rì, Ba Bể, TP.Bắc Kạn. Loại đất này giàu hàm lượng các chất dinh dưỡng, rất thuận lợi trong phát triển nông nghiệp thâm canh.
- Đất phù sa ngòi suối: loại đất này có 10.067 ha phân bố dọc theo các triền suối thuộc lưu vực sông Năng, sông Cầu, sông Bằng Giang, sông Phó Đáy. Đất có thành phần cơ giới nhẹ, cấp hạt lớn và tỷ lệ mùn trung bình, hàm lượng lân dễ tiêu khá. Tuy nhiên loại đất này chua, tỷ lệ các nguyên tố vi lượng nghèo và sắt nhôm di động cao.
- Đất dốc tụ trồng lúa nước: với diện tích 2.249 ha, phân bố xen kẽ với các loại đất khác và có mặt ở hầu khắp các huyện. Loại đất này có địa hình phức tạp do nằm xen kẽ và các lòng máng lớn nhỏ tạo thành. Đất lẫn nhiều sỏi đá và thành phần dinh dưỡng nghèo, đất chua, thiếu lân.
- Đất Ferelit biến đổi: có diện tích khoảng 2.242 ha phân bố rải rác ở các huyện, thành phố nhưng tập trung ở huyện Bạch Thông. Đặc điểm do thường xuyên bị ngập nước nên đất chua nhưng hàm lượng dinh dưỡng ở mức trung bình. Tầng đất dày khoảng 50 cm và loại đất này khả năng giữ nước kém.
- Đất Feralit nâu vàng phát triển trên phù sa cổ: với diện tích trên 400 ha phân bố ở huyện Chợ Mới, Bạch Thông và TP.Bắc Kạn. Đất có tầng đất dày trên 1 m và nằm trên sườn đồi có độ dốc nhỏ dưới 120. Đất chua, nghèo lân và lượng nhôm dao động cao.
- Đất Feralit phát triển trên đá phiến thạch sét: loại đất này có diện tích lớn bằng 82.152 ha, phân bố ở tất cả các huyện, thành phố trong tỉnh. Loại đất này có thành phần cơ giới nặng, tầng đất dày tuy nhiên cũng hay bị sụt lở. Hàm lượng dinh dưỡng phụ thuộc vào tình hình rừng ở phía trên.
- Đất Feralit vàng đỏ phát triển trên đá granit: với 48.977 ha loại đất này phân bố ở Bạch Thông, Ba Bể, Chợ Mới và TP.Bắc Kạn. Thành phần cơ giới trung bình và tầng đất từ trung bình đến dày. Hàm lượng mùn cao, đất có phản ứng trung tính.
- Đất Feralit đỏ vàng phát triển trên đá biến chất: loại đất này có diện tích lớn nhất (162.255 ha), phân bố ở Ngân Sơn, Chợ Đồn, Ba Bể, Chợ Mới. Tầng đất dày và kết cấu đất tơi xốp nên rất dễ bị sụt lở, rửa trôi. Đạm và mùn có hàm lượng khá nhưng lân dễ tiêu lại nghèo, đất chua.
- Đất Feralit nâu đỏ phát triển trên đá vôi: có diện tích 59.728 ha, phân bố ở hầu khắp các huyện song nhiều nhất là Na Rì, Ba Bể, Bạch Thông. Tầng đất mỏng nhưng cấu tượng của đất tốt. Hàm lượng các nguyên tố vi lượng trong loại đất này như Ca và Mg rất lớn.
- Đất Feralit vàng nhạt trên sa thạch: với diện tích 14.632 ha, loại đất này phân bố chủ yếu ở Na Rì, Ba Bể, Ngân Sơn. Tầng đất trung bình, thành phần cơ giới nhẹ, hàm lượng mùn và chất hữu cơ nghèo. Đất chua, rất chua và dễ bị xói mòn, bị bạc màu.
- Đất Feralit mùn trên núi cao trên 700 m: loại đất này có diện tích 64.200 ha, phân bố ở các huyện Ngân Sơn, Ba Bể, Chợ Đồn, Bạch Thông và Na Rì. Tầng đất mỏng nhưng hàm lượng mùn khá cao do chất hữu cơ phân giải. Loại đất này rất thích nghi với một số loại cây trồng ôn đới.
* Đất sản xuất nông nghiệp: Theo kết quả điều tra thoái hóa đất tỉnh Bắc Kạn năm 20151, toàn tỉnh có 37.071ha đất sản xuất nông nghiệp, trong đó có 9.479ha bị thoái hóa, chiếm 25,57% diện tích đất sản xuất nông nghiệp của toàn tỉnh trong đó:
Diện tích đất bị thoái hóa mức nặng: 4.598 ha;
Diện tích đất bị thoái hóa mức trung bình: 345 ha;
Diện tích đất bị thoái hóa mức nhẹ: 4.536 ha.
* Đất lâm nghiệp: Toàn tỉnh có 379.775ha đất lâm nghiệp, trong đó 304.089ha bị thoái hóa, chiếm 80,07% diện tích đất lâm nghiệp của toàn tỉnh.
Diện tích đất bị thoái hóa mức nặng: 46.322 ha;
Diện tích đất bị thoái hóa mức trung bình: 165.353 ha;
Diện tích đất bị thoái hóa mức nhẹ: 92.414 ha.
* Đất bằng chưa sử dụng: Toàn tỉnh có 3.010ha đất bằng chưa sử dụng, trong đó 2.394ha bị thoái hóa, chiếm 79,53% diện tích đất bằng chưa sử dụng của toàn tỉnh.
Diện tích đất bị thoái hóa nặng: 07 ha.
Diện tích đất bị thoái hóa trung bình: 44 ha.
Diện tích đất bằng bị thoái hóa nhẹ: 2.343 ha.
2. Hiện trạng kinh tế - xã hội
2.1. Dân số và lao động
- Dân số: Dân số tỉnh Bắc Kạn là 323.221 người2
- Lao động: Tổng số lao động là 229.112 người, trong đó lao động nam là 112.517 người, lao động nữ là 116.595 người.
+ Lao động được đào tạo nghề còn thấp, năm 2017 tỷ lệ lao động được đào tạo nghề mới đạt 15,22% trong tổng số lao động, trong đó người dân tộc thiểu số được đào tạo nghề chỉ chiếm khoảng 3,5% số lao động. Lao động có tay nghề cao, kỹ thuật giỏi và có trình độ cơ bản từ trung cấp đến đại học được tập trung chủ yếu trong các cơ quan nhà nước cấp tỉnh và ở thành phố Bắc Kạn, các đơn vị quốc doanh.
+ Lực lượng lao động có chiều hướng tăng ở thành thị và giảm ở nông thôn. Tuy nhiên, số lao động thiếu việc làm theo mùa vụ hiện nay còn khá lớn, theo ước tính, lao động khu vực nông nghiệp hiện nay mới sử dụng khoảng 83% thời gian trong năm, còn lại là thời gian nông nhàn.
2.2. Cơ sở hạ tầng và phúc lợi xã hội
2.2.1. Giao thông:
Hệ thống giao thông đường bộ của tỉnh Bắc Kạn đã được quan tâm đầu tư tạo thuận lợi trong việc giao lưu với các tỉnh bạn, nối liền trung tâm của tỉnh với trung tâm các huyện và trung tâm các xã.
Trong giai đoạn 2010-2015, nhiều dự án giao thông quan trọng đã được đầu tư xây dựng đưa vào khai thác sử dụng phát huy hiệu quả góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, hệ thống giao thông của tỉnh vẫn còn nhiều hạn chế so với yêu cầu phát triển, trong những năm tới việc hoàn thiện và hiện đại hóa hệ thống giao thông vẫn là yêu cầu cấp thiết đặt ra đối với tỉnh để phát triển.
Tổng chiều dài đường bộ của tỉnh hiện có khoảng 6.695,04 km, trong đó:
Đường Quốc lộ có tổng chiều dài 400,68 km;
Đường tỉnh: 512,085 km;
Đường đô thị: 196,9 km;
Đường huyện: 604,1km;
Đường xã: 1.063,86 km;
Đường thôn bản, lối mòn: khoảng gần 4.000 km.
2.2.2. Thủy lợi:
Công tác thủy lợi ở tỉnh Bắc Kạn trong những năm vừa qua đã có những chuyển biến tích cực góp phần đảm bảo cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, cải tạo môi trường và an toàn cho nhân dân. Toàn tỉnh đã xây dựng được 1.270 công trình thủy lợi vừa và nhỏ; 02 hồ chứa thủy lợi dung tích trữ trên 01 triệu m3; 09 hồ chứa có đập cao >15m; 20 trạm bơm được xây dựng; trên 710 km kênh mương được kiên cố hóa. Tổng năng lực tưới hệ thống thủy lợi đến năm 2015 đạt trên 18.000 ha diện tích gieo trồng lúa 02 vụ, (tăng gần 3.000 ha so với năm 2010), đáp ứng 85% diện tích canh tác lúa. Ngoài ra, các công trình thủy lợi còn phục vụ tưới hơn 1.000 ha rau màu và thủy sản, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về cấp nước phục vụ nông nghiệp và dân sinh.
2.3. Văn hóa xã hội
2.3.1. Thực trạng y tế:
Nhìn chung, mạng lưới y tế được củng cố và phát triển; nhiều dịch bệnh được khống chế, đẩy lùi; khả năng tiếp cận dịch vụ y tế của người dân được nâng cao; một số công nghệ mới được ứng dụng; cung ứng thuốc cho các cơ sở y tế công lập đã có nhiều cố gắng. Đồng bào các dân tộc vùng sâu, vùng xa được quan tâm khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe tốt hơn.
Tỉnh đang tích cực triển khai xây dựng và chuẩn bị nguồn nhân lực cho xây dựng mới trường Trung cấp y - Bệnh viện đa khoa tỉnh với quy mô 500 giường bệnh, dự kiến hoàn thành đưa vào sử dụng vào năm 2017. Mạng lưới y tế cơ sở từng bước được củng cố toàn diện, cơ sở vật chất được quan tâm đầu tư cải tạo, xây mới; trang thiết bị y tế được đầu tư chuyển giao với kỹ thuật khá hiện đại;
Đã có 8/8 huyện, thành phố có bệnh viện tuyến huyện; 02 cụm xã có phòng khám đa khoa khu vực; 122 xã, phường, thị trấn có Trạm y tế, có cán bộ chuyên trách và cộng tác viên dân số; 1.421/1.421 thôn bản, tổ phố có nhân viên y tế hoạt động đáp ứng cơ bản điều kiện về cơ sở vật chất, nhân lực trong công tác khám, chữa bệnh phục vụ nhân dân.
Mạng lưới truyền thông giáo dục sức khỏe nâng cao nhận thức và kiến thức cho nhân dân từng bước được kiện toàn góp phần giảm tỷ lệ mắc và tử vong do dịch bệnh trên địa bàn.
Các Chương trình mục tiêu quốc gia về y tế trên địa bàn tỉnh được thực hiện có hiệu quả.
2.3.2. Thực trạng giáo dục:
Giáo dục chuyên nghiệp, dạy nghề phát triển gắn với nhu cầu xã hội. Trên địa bàn tỉnh có 01 trường trung cấp chuyên nghiệp và có 02 trường cao đẳng. Các trường cao đẳng đã và đang đào tạo và liên kết đào tạo theo xu hướng đa cấp, đa ngành đáp ứng cơ bản nhu cầu đào tạo. Trung bình hàng năm đào tạo khoảng 400 học viên trung cấp và khoảng 220 học viên cao đẳng. Có 7/8 huyện, thành phố có trung tâm dạy nghề cấp huyện. Đội ngũ cán bộ giảng viên chất lượng cao, cốt cán còn thiếu. Hiện mới chỉ đạt 30-40% giảng viên có trình độ thạc sĩ; có 02 tiến sĩ, chưa có đội ngũ các giáo sư, phó giáo sư.
2.3.3. Thực trạng văn hóa, xã hội, thông tin
Các hoạt động văn hóa, thể thao được quan tâm đầu tư, phong trào văn hóa, văn nghệ quần chúng ngày càng phát triển. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được triển khai rộng khắp và có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội.
Đến năm 2017:
- Tỷ lệ gia đình đạt chuẩn văn hóa đạt 80,7%;
- Tỷ lệ thôn, làng, bản, tổ dân phố đạt danh hiệu thôn, làng, bản, tổ dân phố văn hóa đạt 56,9%;
- Tỷ lệ cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa đạt 84,2%;
- Tỷ lệ thôn, bản có nhà văn hóa, nhà họp thôn đạt 82,2%;
- Tỷ lệ xã, phường có nhà văn hóa đạt 18,9%;
- 25% huyện, thành phố có trung tâm văn hóa thông tin, thể dục, thể thao;
- 60% các xã, phường, thị trấn có địa điểm luyện tập thể dục thể thao;
- Có 02 điểm vui chơi cho trẻ em trên địa bàn tỉnh được đầu tư trang thiết bị vui chơi từ nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa.
II. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI DÂN TRONG TỈNH
1. Về sản xuất nông nghiệp
Tổng sản lượng lương thực (quy thóc) năm 2012 là 166,141 nghìn tấn, năm 2013 là 174,310 nghìn tấn, năm 2014 là 176,170 nghìn tấn, năm 2015 là 185,067 nghìn tấn, năm 2016 là 185,067 nghìn tấn. Tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2017 đạt 176.258 tấn, giảm 6.653 tấn so với năm 2016. Lương thực bình quân đầu người đạt trên 553 kg/người/năm.
Giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá hiện hành: Năm 2012 là 2.627.955 triệu đồng, năm 2013 là 2.946.045 triệu đồng, năm 2014 là 3.232.816 triệu đồng, năm 2015 là 3.586.571 triệu đồng, năm 2016 là 3.799.216 triệu đồng. Sản lượng gỗ khai thác đạt 167.454 m3, tăng 10.374 m3 so với năm 2016.
Tổng giá trị sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản năm 2017 (theo giá so sánh năm 2010) trên địa bàn ước đạt 3.367 tỷ đồng, tăng 3,31% so với năm 2016. Trong đó: Lĩnh vực nông nghiệp 2.546,082 tỷ đồng chiếm 75,6% tăng 2,84%, (trồng trọt 1.841,205 tỷ đồng, chiếm 72,3%; chăn nuôi 695,398 tỷ đồng, chiếm 27,3%, dịch vụ nông nghiệp 9,479 tỷ đồng chiếm 0,4 %); lĩnh vực lâm nghiệp đạt 781,532 tỷ đồng, chiếm 23,2% tăng 1,58%; lĩnh vực thủy sản đạt 39,388 tỷ đồng, chiếm 1,2% tăng 1,11%. Tốc độ phát triển ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản năm 2017 tăng 3,31% so với năm 2016.
2. Thu nhập và đời sống của người dân nông thôn
- Thu nhập bình quân đầu người/tháng của người dân nông thôn theo từng năm cụ thể như sau: Năm 2012 là 952 nghìn đồng/người/tháng; năm 2013 là 1.223 nghìn đồng/người/tháng; năm 2014 là 1.294 nghìn đồng/người/tháng; năm 2015 là 1.369 nghìn đồng/người/tháng; năm 2016 là 1.487 nghìn đồng/người/tháng; năm 2017 là 1.486 nghìn đồng/người/tháng.
- Tỷ lệ hộ nghèo theo từng năm: Năm 2012 là 20,39%, năm 2013 là 18,55%, năm 2014 là 14,24%, năm 2015 là 10,63%, năm 2016 là 26,61%. Tổng số hộ nghèo năm 2017: 19.379 hộ/78.987 hộ (82.789 nhân khẩu) chiếm tỷ lệ 24,53 %.
Phần 2
HIỆN TRẠNG VÀ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ, BẢO VỆ, KHAI THÁC, SỬ DỤNG RỪNG
I. HIỆN TRẠNG RỪNG
1. Biểu 01: Diện tích các loại rừng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
STT | Năm 2007 (theo quyết định phê duyệt kết quả quy hoạch lại 3 loại rừng) | Năm 2018 (theo quyết định phê duyệt kết quả rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Bắc Kạn) | ||||
Tổng (ha) | Có rừng (ha) | Chưa rừng (ha) | Tổng (ha) | Có rừng (ha) | Chưa có rừng (ha) | |
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) |
Đặc dụng | 25.582,0 | 24.257,5 | 1.324,5 | 27.592,25 | 25.400,05 | 2.192,20 |
Phòng hộ | 94.127,7 | 69.268,6 | 24.859,1 | 83.465,42 | 75.839,23 | 7.626,19 |
Sản xuất | 268.339,3 | 169.977,8 | 98.361,5 | 306.481,00 | 268.545,39 | 37.935,61 |
Diện tích chưa hoàn thiện thủ tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung |
|
|
| 652,55 |
|
|
Tổng | 388.049,0 | 263.503,9 | 124.545,1 | 418.191,22 | 369.784,67 | 47.754,00 |
2. Biểu 02: Cơ cấu sử dụng đất lâm nghiệp của tỉnh năm 2018
TT | Loại đất | Tổng diện tích (ha) | Phân theo 3 loại rừng (ha) | ||
Đặc dụng | Phòng hộ | Sản xuất | |||
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) |
| Cơ cấu tỉ lệ (%) | 100% | 6,6 | 19,96 | 73,29 |
I | Tổng DTLN | 418.191,22 | 27.592,25 | 83.465,42 | 306.481,00 |
1 | Đất có rừng | 369.784,67 | 25.400,05 | 75.839,23 | 268.545,39 |
a | Đất rừng tự nhiên | 272.207,5 | 25.314,71 | 73.720,05 | 179.978,47 |
b | Rừng trồng | 69.238,7 | 85,34 | 3.219,18 | 88.466,92 |
2 | Đất chưa có rừng | 81.537,4 | 2.192,20 | 7.626,19 | 37.935,61 |
II | Diện tích chưa hoàn thiện thủ tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung | 652,55 |
|
|
|
II. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ, BẢO VỆ, KHAI THÁC, SỬ DỤNG RỪNG
1. Quản lý rừng
Tổng diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh là 422.983,55ha, trong đó:
- Diện tích đất lâm nghiệp đã giao cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân: 298.826,5 ha
+ Ban quản lý rừng đặc dụng: 27.592,25 ha
+ Doanh nghiệp Nhà nước: 17.583,80 ha
+ Doanh nghiệp ngoài quốc doanh: 2.317,4 ha
+ Đơn vị vũ trang: 2.449,90 ha
+ Hộ gia đình, cá nhân: 245.287,50ha
+ Cộng đồng dân cư:2.640,3 ha
+ Tổ chức khác 401,70 ha
- Diện tích đất lâm nghiệp chưa giao (UBND xã quản lý): 124.157,05 ha
Biểu 03: Diện tích đất lâm nghiệp phân theo chủ quản lý
BIỂU 03: Tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp phân theo chủ quản lý
Phân loại rừng | Tổng | BQL Rừng ĐD | Doanh nghiệp NN | Doanh nghiệp ngoài QD | Tổ chức KH và CN, Đào tạo, dạy nghề về lâm nghiệp | Hộ gia đình, cá nhân | Cộng đồng | Đơn vị vũ trang | Các tổ chức khác | UBND, tổ chức khác (Chưa giao) |
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) | (11) |
DIỆN TÍCH ĐẤT CÓ RỪNG (Bao gồm diện tích rừng trồng chưa thành rừng) | 370.792,9 | 25.754,3 | 15.825,4 | 1.558,4 | 0,0 | 216.549,3 | 2.283,5 | 2.366,4 | 368,4 | 106.087,1 |
I. RỪNG PHÂN THEO NGUỒN GỐC | 350.451,9 | 25.744,4 | 14.954,8 | 1.517,2 | 0,0 | 200.354,7 | 2.264,0 | 2.099,7 | 362,7 | 103.154,4 |
1- Rừng tự nhiên | 211.193,6 | 24.983,8 | 10.730,7 | 1.395,3 | 0,0 | 146.167,6 | 2.179,9 | 1.720,3 | 355,3 | 89.660,6 |
- Rừng nguyên sinh | 0,0 | 0,0 | 0,0 | 0,0 | 0,0 |
| 0,0 | 0,0 | 0,0 | 0,0 |
- Rừng thứ sinh | 277.193,6 | 24.983,8 | 10.730,7 | 1.395,3 | 0,0 | 146.167,6 | 2.179,9 | 1.720,3 | 355,3 | 89.660,6 |
2. Rừng trồng | 73.258,3 | 760,6 | 4.224,1 | 122,0 | 0,0 | 54.187,1 | 84,1 | 379,4 | 7,4 | 13.493.7 |
- Rừng trồng mới trên đất chưa từng có rừng | 68.113,3 | 757,5 | 4.077,5 | 118,6 | 0,0 | 50.574,2 | 77,5 | 375,4 | 7,4 | 12.125,2 |
- Trồng lại trên đất đã từng có rừng | 1.283,3 | 0,0 | 106,4 | 0,0 | 0,0 | 948,4 | 0,0 | 1,5 | 0,0 | 226,9 |
- Tái sinh chồi từ rừng trồng | 3.759,5 | 3,1 | 40,2 | 3,3 | 0,0 | 2.591,6 | 6,6 | 2,5 | 0,0 | 1.112,2 |
Trong đó: Rừng trồng cao su, đặc sản | 4.832,1 | 516,1 | 6,3 | 0,0 | 0,0 | 3.724,9 | 45,8 | 0,0 | 1,6 | 537,4 |
- Rừng trồng cao su | 0,0 | 0,0 | 0,0 | 0,0 | 0,0 | 0,0 | 0,0 | 0,0 | 0,0 | 0,0 |
- Rừng trồng cây đặc sản | 4.832,1 | 516,1 | 6,3 | 0,0 | 0,0 | 3.724,9 | 45,8 | 0,0 | 1,6 | 537,4 |
II. RỪNG PHÂN THEO ĐIỀU KIỆN LẬP ĐỊA | 350.451,9 | 25.744,4 | 14.954,8 | 1.517,2 | 0,0 | 200.354,7 | 2.264,0 | 2.099,7 | 362,7 | 103.154,4 |
1. Rừng trên núi đất | 298.205,3 | 3.262,9 | 14.510,9 | 1.157,8 | 0,0 | 190.396,1 | 2.103.2 | 1.916,2 | 356,4 | 84.501,9 |
2. Rừng trên núi đá | 52.246,6 | 22.481,5 | 443,9 | 359,5 | 0, | 9.958,5 | 160,8 | 183,5 | 6,3 | 18.652,5 |
3. Rừng trên đất ngập nước | 0,0 | 0,0 | 0,0 | 0,0 | 0,0 | 0,0 | 0,0 | 0,0 | 0,0 | 0,0 |
III. RỪNG TN PHÂN THEO LOÀI CÂY | 277.193,6 | 24.983,8 | 10.730,7 | 1.395,3 | 0,0 | 146.167,6 | 2.179,9 | 1.720,3 | 355,3 | 89.660,6 |
1. Rừng gỗ | 188.466,1 | 24.613,5 | 4.864,0 | 1.171,8 | 0,0 | 88.625,8 | 1.560,5 | 1.101,6 | 351,1 | 66.177,8 |
- Rừng gỗ lá rộng TX hoặc nửa rụng lá | 188.466,1 | 24.613,5 | 4.864,0 | 1.171,8 | 0,0 | 88.625,8 | 1.560,5 | 1.101,6 | 351,1 | 66.177,8 |
- Rừng gỗ lá rộng rụng lá | 0,0 | 0,0 | 0,0 | 0,0 | 0,0 | 0,0 | 0,0 | 0,0 | 0,0 | 0,0 |
- Rừng gỗ lá kim | 0 0 | 0,0 | 0,0 | 0,0 | 0,0 | 0,0 | 0,0 | 0,0 | 0,0 | 0,0 |
- Rừng gỗ hỗn giao lá rộng và lá kim | 0,0 | 0,0 | 0,0 | 0,0 | 0,0 | 0,0 | 0,0 | 0,0 | 0,0 | 0,0 |
2. Rừng tre nứa | 3.699,1 | 18,1 | 48,0 | 20,9 | 0,0 | 2.597,7 | 5,9 | 0,1 | 0,0 | 1.008,4 |
- Nứa | 608,4 | 0,0 | 22,7 | 7,2 | 0,0 | 418,6 | 0,0 | 0,0 | 0,0 | 159,9 |
- Vầu | 1.422,5 | 14,4 | 0,7 | 0,0 | 0,0 | 1.177,2 | 0,0 | 0,1 | 0,0 | 230,1 |
- Tre/luồng | 349,5 | 0,0 | 22,9 | 1,3 | 0,0 | 214,9 | 0,0 | 0,0 | 0,0 | 110,4 |
- Các loài khác | 1.318,8 | 3,8 | 1,7 | 12,5 | 0,0 | 787,0 | 5,9 | 0,0 | 0,0 | 507,9 |
3. Rừng hỗn giao gỗ và tre nứa | 84.417,5 | 352,2 | 5.818,7 | 202,6 | 0,0 | 54.413,5 | 613, | 618,6 | 2,9 | 22.395,7 |
- Gỗ là chính | 64.019,1 | 298,8 | 3.053,4 | 202,5 | 0,0 | 40.742,1 | 557,8 | 477,7 | 2,9 | 18.684,1 |
- Tre nứa là chính | 20.398,4 | 53,5 | 2.765,2 | 0,1 | 0,0 | 13.671,4 | 55,8 | 140,9 | 0,0 | 3.711,6 |
4. Rừng cau dừa | 610,9 | 0,0 | 0,0 | 0,0 | 0,0 | 530,7 | 0,0 | 0,0 | 1,4 | 78,8 |
IV. RỪNG GỖ TN PHÂN THEO TRỮ LƯỢNG | 188.466,1 | 24.613,5 | 4.864,0 | 1.171,8 | 0,0 | 88.625,8 | 1.560,5 | 1.101,6 | 351,1 | 66.177,8 |
1. Rừng giàu | 10.943,8 | 9.443,5 | 80,7 | 12,8 | 0,0 | 930,2 | 0,0 | 0,0 | 0,0 | 476,5 |
2. Rừng trung bình | 22.810,9 | 6.782,3 | 963,4 | 35,3 | 0,0 | 5.299,6 | 124,4 | 0,0 | 0,0 | 9.606,0 |
3. Rừng nghèo | 8.805,5 | 594,5 | 366,1 | 56,7 | 0,0 | 4.381,7 | 137,4 | 63,4 | 0,0 | 3.205,6 |
4. Rừng nghèo kiệt | 24.012,1 | 5.295,5 | 277,1 | 192,7 | 0,0 | 7.444,1 | 95,2 | 104,3 | 6,3 | 10.596,9 |
5. Rừng phục hồi | 121.893,9 | 2.497,7 | 3.176,7 | 874,3 | 0,0 | 70.570,3 | 1.203,6 | 933,8 | 344,8 | 42.292,8 |
V. ĐẤT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN RỪNG | 82.173,8 | 2.391,5 | 2.639,0 | 770,2 | 0,0 | 44.932,9 | 376,3 | 350,2 | 39,0 | 30.674,8 |
1. Đất có rừng trồng chưa thành rừng | 20.341,0 | 9,9 | 870,6 | 41,2 | 0,0 | 16.194,7 | 19,5 | 266,7 | 5,7 | 2.932,8 |
2. Đất trống có cây gỗ tái sinh | 12.968,3 | 604,6 | 316,8 | 154,4 | 0,0 | 6.240,8 | 86,0 | 32,3 | 15,5 | 5.517,9 |
3. Đất trống không có cây gỗ tái sinh | 20.769,3 | 570,4 | 767,9 | 129,3 | 0,0 | 9.934,7 | 133,3 | 33,0 | 13,8 | 9.187,0 |
4. Núi đá không cây | 1.515,4 | 268,1 | 29,9 | 4,0 | 0,0 | 375,1 | 1,7 | 0,0 | 0,0 | 836,4 |
5. Đất có cây nông nghiệp | 26.573,2 | 933,2 | 653,8 | 441,2 | 0,0 | 12.187,3 | 135,8 | 18,3 | 4,0 | 12.199,6 |
6. Đất khác trong lâm nghiệp | 6,7 | 5,3 | 0,0 | 0,0 | 0,0 | 0,4 | 0,0 | 0,0 | 0,0 | 1,0 |
Hoạt động khoán bảo vệ rừng và khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng tự nhiên đã được tiến hành trên diện tích trung bình khoảng 100.000 ha/năm (thực hiện đối với những diện tích rừng phòng hộ xung yếu, rất xung yếu của các xã thuộc khu vực II, khu vực III và rừng đặc dụng; diện tích thực hiện năm 2017: Bảo vệ diện tích quy hoạch rừng đặc dụng: 29.913,23 ha, giao khoán bảo vệ rừng phòng hộ: 41.321,27 ha, giao khoán khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên 18.000 ha).
(Chi tiết tại phụ biểu 01, 01A, 01B, 01C đính kèm)
2. Phát triển rừng
- Giai đoạn 2011 - 2015: Thực hiện Quyết định số 147/QĐ-TTg ngày 10/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007 - 2015; Quyết định số 57/QĐ-TTg ngày 09/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011- 2020, những năm qua công tác bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh đạt kết quả khá tốt, diện tích rừng ngày một tăng, nâng cao độ che phủ rừng của tỉnh Bắc Kạn lên 72,10% năm 2017 đã trở thành một trong những tỉnh có độ che phủ rừng cao nhất toàn quốc. Kết quả thực hiện công tác trồng rừng được nghiệm thu từ năm 2011 - 2015 là 56.484 ha (trung bình mỗi năm trồng được 11.296 ha, đạt 94% mục tiêu Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ), cụ thể như sau:
+ Diện tích rừng trồng được nghiệm thu năm 2011: 13.853 ha.
+ Diện tích rừng trồng được nghiệm thu năm 2012: 12.257 ha.
+ Diện tích rừng trồng được nghiệm thu năm 2013: 11.212 ha.
+ Diện tích rừng trồng được nghiệm thu năm 2014: 10.254 ha.
+ Diện tích rừng trồng được nghiệm thu năm 2015: 8.908 ha.
- Giai đoạn 2016 - 2020 toàn tỉnh trồng được 13.584 ha rừng trồng:
+ Diện tích rừng trồng được nghiệm thu năm 2016: 6.705 ha.
+ Diện tích rừng trồng được nghiệm thu năm 2017: 6.879 ha.
+ Diện tích thực hiện trồng rừng năm 2018: Đến ngày 31/12/2018 diện tích đã thực hiện trồng rừng được nghiệm thu là 6.725,08 ha (trồng rừng phòng hộ 61,10 ha; trồng mới rừng sản xuất tập trung 2.333,70 ha; trồng lại rừng sau khai thác, người dân tự đầu tư vốn trồng rừng và xúc tiến tái sinh chồi sau khai thác là 2.477,93 ha; trồng cây phân tán quy đổi tương đương 1.952,35 ha).
Công tác giống phục vụ trồng rừng đã được quan tâm tích cực, đã lựa chọn được tập đoàn giống đảm bảo chất lượng bao gồm cả cây bản địa và cây nhập nội cho trồng rừng (trong đó có giống cho năng suất cao như Keo Úc) và thực hiện quản lý giống theo chuỗi hành trình, cấp chứng chỉ lô giống theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
3. Khai thác sử dụng rừng
Nét nổi bật trong khai thác rừng ở tỉnh Bắc Kạn được thể hiện ở chỗ: Không khai thác chính đối với rừng tự nhiên; Chỉ khai thác rừng trồng và lâm sản ngoài gỗ ở rừng tự nhiên.
Tổng khối lượng gỗ khai thác trung bình hàng năm khoảng 150.000m3, trong đó khai thác chính từ rừng trồng là 144.000 m3, khai thác tận thu 6.000m3. Khối lượng gỗ khai thác từ rừng trồng chiếm phần lớn (96,2%). Khối lượng khai thác LSNG là 50.000 tấn, chủ yếu là tre nứa, song mật, thảodược. Tổng giá trị lâm sản khai thác ước tính là trên 700 tỷ/năm, trong đó giá trị của lâm sản gỗ chiếm trên 80%. Sản phẩm gỗ khai thác chủ yếu là gỗ nhỏ từ rừng trồng có chu kỳ dưới 8 năm.
Năm 2016 trên địa bàn toàn tỉnh cấp 2.792 giấy phép khai thác lâm sản các loại, trong đó: Giấy phép khai thác gỗ các loại 2.606 giấy phép với tổng khối lượng cấp 54.590 m3, trong đó chủ yếu tập trung đối tượng là gỗ rừng trồng với 1.955 giấy phép, chiếm 75% và sản lượng cấp trên 46.000 m3, chiếm 85,2% so với tổng sản lượng gỗ các loại được cấp.
Năm 2017 trên địa bàn toàn tỉnh cấp 3.472 giấy phép và bản xác nhận khai thác lâm sản các loại, trong đó: Giấy phép, bản xác nhận khai thác gỗ các loại: 3.216 giấy với tổng khối lượng cấp là: 78.760 m3 (gỗ rừng trồng: 72.095 m3, gỗ tận dụng, tận thu: 4.375 m3, gỗ vườn nhà: 2.290 m3); Tổng khối lượng gỗ khai thác: 53.850 m3, chủ yếu từ gỗ rừng trồng là 49.851 m3, chiếm 92,57%, gỗ tận dụng, tận thu: 2.302 m3, gỗ vườn nhà: 1.697 m3.
Ngoài ra trên địa bàn tỉnh hiện có trên 30 cơ sở bóc gỗ và 200 cơ sở chế biến đồ mộc gia dụng. Tuy nhiên sản phẩm chế biến không đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân.
4. Đánh giá chung
- Nhu cầu kinh phí thực hiện theo khối lượng các hạng mục bảo vệ và phát triển rừng được giao tại Quyết định giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của tỉnh rất lớn. Tỉnh chưa chủ động cân đối được kinh phí hỗ trợ cho các chủ rừng. Kinh phí Trung ương đã phân bổ mới cơ bản đáp ứng đủ cho hạng mục trồng rừng và giao khoán bảo vệ diện tích rừng đặc dụng, rừng phòng hộ tại những khu vực rất xung yếu, kinh phí cho công tác thiết kế, mua cây giống để trồng rừng sản xuất, hiện nay chưa bố trí đủ kinh phí để thanh toán nhân công cho người trồng rừng và chăm sóc rừng trồng sản xuất, chưa bố trí được kinh phí để xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất lâm nghiệp.
- Đối với diện tích rừng tự nhiên thuộc quy hoạch rừng sản xuất, theo quy định hiện hành, chủ rừng chưa được khai thác gỗ từ rừng tự nhiên cho mục đích thương mại và chưa được khai thác cho nhu cầu thiết yếu tại chỗ. Tuy nhiên nhà nước chưa bố trí được kinh phí hỗ trợ bảo vệ rừng tự nhiên thuộc quy hoạch rừng sản xuất mà do người dân tự đầu tư. Người dân cũng không có kinh phí đầu tư nên chỉ bảo vệ rừng, chưa đầu tư trồng bổ sung các loài cây có giá trị kinh tế, cây dược liệu, vì vậy nguồn thu nhập từ rừng rất thấp, chưa đảm bảo đời sống.
- Việc đầu tư trồng rừng của các thành phần kinh tế vẫn còn manh mún, chưa tập trung, năng suất cây trồng còn thấp, chất lượng sản phẩm, hàng hóa chưa cao, chưa tạo ra được vùng nguyên liệu có quy mô lớn để phục vụ công tác chế biến, tỷ trọng giá trị sản xuất lâm nghiệp còn thấp trong cơ cấu kinh tế của ngành nông nghiệp và PTNT.
- Tỉnh Bắc Kạn hiện có rất ít nhà máy chế biến gỗ tại các huyện nên gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm và vận chuyển sản phẩm từ rừng đi tiêu thụ, có những khu vực cự ly vận chuyển gỗ đến nhà máy là hơn 200 km nên giá thành sản phẩm thấp. Những cơ sở chế biến tại chỗ sản xuất các sản phẩm là ván bóc và gỗ băm nên chỉ tiêu thụ gỗ nhỏ, giá thành thấp, ngoài ra còn ảnh hưởng không tốt đến chu kỳ trồng rừng kinh doanh cây gỗ lớn.
- Cơ sở hạ tầng phục vụ cho lâm nghiệp còn rất thiếu đặc biệt là hệ thống đường vận xuất, vận chuyển.
- Đời sống của đồng bào còn gặp nhiều khó khăn, nhất là đồng bào định canh, định cư, đồng bào vùng sâu, vùng xa sống phụ thuộc vào rừng. Tỷ lệ đói nghèo đã giảm nhưng vẫn ở mức cao nên khả năng đầu tư cho công tác bảo vệ và phát triển rừng còn hạn chế.
Vì vậy, trong giai đoạn hiện nay, Nhà nước cần tiếp tục hỗ trợ cho người dân trong công tác bảo vệ và phát triển rừng, đặc biệt là công tác bảo vệ rừng ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
Phần 3
NỘI DUNG ĐỀ ÁN
I. THÔNG TIN VỀ ĐỀ ÁN
1. Tên Đề án: “Hỗ trợ gạo từ nguồn Dự trữ quốc gia để hỗ trợ người dân ở các thôn đặc biệt khó khăn thuộc các xã, phường, thị trấn khu vực II, khu vực III tự nguyện bảo vệ rừng tự nhiên trong thời gian chưa tự túc được lương thực trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2019 - 2023”
2. Địa điểm thực hiện và đối tượng hỗ trợ
- Vùng thực hiện Đề án gồm 08 huyện, thành phố: Huyện Ba Bể, huyện Bạch Thông, huyện Chợ Đồn, huyện Chợ Mới, huyện Na Rì, huyện Ngân Sơn, huyện Pác Nặm và thành phố Bắc Kạn với tổng số 607 thôn đặc biệt khó khăn (gồm: 163 thôn đặc biệt khó khăn của 46 xã, thị trấn khu vực II, 444 thôn đặc biệt khó khăn của 54 xã, thị trấn khu vực III), với 23.465 hộ tham gia (103.819 nhân khẩu).
- Đối tượng hỗ trợ: Người dân sống tại các thôn đặc biệt khó khăn thuộc các xã, phường, thị trấn khu vực II và khu vực III (theo Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 28/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ) tự nguyện tham gia bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh tự nhiên và trồng rừng, chăm sóc rừng trồng trên diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp.
3. Thời gian thực hiện: 05 năm (2019-2023)
4. Quản lý Đề án
- Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn.
- Chủ đầu tư: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Kạn.
- Đơn vị thực hiện: Ban Quản lý chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững các huyện: Ba Bể, Bạch Thông, Chợ Đồn, Chợ Mới, Na Rì, Ngân Sơn, Pác Nặm và thành phố Bắc Kạn; Ban Quản lý CTMTPTLN bền vững Vườn Quốc gia Ba Bể, Công ty TNHH một thành viên lâm nghiệp Bắc Kạn; Khu Bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ, Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc.
II. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ, QUY MÔ THỰC HIỆN VÀ NGUYÊN TẮC HỖ TRỢ
1. Mục tiêu
1.1. Mục tiêu tổng quát:
Bảo vệ tốt và nâng cao chất lượng diện tích rừng tự nhiên hiện có, trồng rừng trên diện tích đất trống, đồi núi trọc thuộc quy hoạch rừng đặc dụng, phòng hộ và rừng sản xuất trên địa bàn toàn tỉnh. Bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học nhằm thực hiện có hiệu quả chức năng phòng hộ của rừng là: Phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ môi trường làm giảm nhẹ thiên tai, chống xói mòn, giữ nguồn nước, bảo hộ cho sản xuất nông nghiệp, tạo thêm nguồn thu cho ngành lâm nghiệp từ các dịch vụ môi trường rừng (du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, nghỉ dưỡng ...), góp phần phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống của người dân miền núi.
1.2. Mục tiêu cụ thể:
Bảo vệ tốt và nâng cao chất lượng 279.013,23 ha diện tích rừng tự nhiên hiện có thuộc quy hoạch rừng đặc dụng, phòng hộ và rừng sản xuất trên địa bàn toàn tỉnh. Trong đó, khối lượng thực hiện theo Đề án là:
- Hỗ trợ khoán bảo vệ rừng 90.560,65 ha;
- Hỗ trợ bảo vệ rừng 84.289,42 ha;
- Khoanh nuôi tái sinh tự nhiên: 6.801,87 ha.
- Trồng mới 4.000 ha rừng đặc dụng, phòng hộ và rừng sản xuất tại các xã, phường, thị trấn khu vực II, khu vực III, trong đó trồng rừng đặc dụng, phòng hộ và trồng rừng sản xuất kinh doanh gỗ lớn khoảng 2.000 ha. Bình quân mỗi năm trồng mới 2.000 ha rừng.
- Chăm sóc rừng trồng năm thứ 2, 3, 4 tổng diện tích là 12.000 lượt ha.
2. Nhiệm vụ
Hỗ trợ gạo cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư tại các thôn đặc biệt khó khăn thuộc các xã, phường, thị trấn khu vực II, khu vực III tham gia trồng rừng, nhận khoán bảo vệ rừng. Cụ thể như sau:
- Giao khoán bảo vệ rừng phòng hộ, đặc dụng đối với diện tích đất lâm nghiệp có rừng tự nhiên đã giao cho Vườn Quốc gia Ba Bể, Khu Bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ, Khu Bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc, Công ty TNHH một thành viên lâm nghiệp Bắc Kạn thực hiện quản lý và diện tích rừng tự nhiên chưa giao do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý. Tổng diện tích khoán bảo vệ rừng là 90.560,65 ha.
- Hỗ trợ giao khoán bảo vệ rừng sản xuất đối với diện tích đất lâm nghiệp có rừng tự nhiên thuộc quy hoạch rừng sản xuất. Tổng diện tích hỗ trợ là 84.289,42 ha.
- Hỗ trợ giao khoán khoanh nuôi tái sinh tự nhiên 6.801,87 ha.
- Hỗ trợ trồng mới, chăm sóc rừng đặc dụng, phòng hộ và rừng sản xuất,
3. Quy mô, địa điểm thực thực hiện
Vùng thực hiện Đề án gồm 08 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh với tổng số 607 thôn đặc biệt khó khăn (gồm: 163 thôn đặc biệt khó khăn của 46 xã, thị trấn khu vực II, 444 thôn đặc biệt khó khăn của 54 xã, thị trấn khu vực III), với 23.465 hộ tham gia (103.919 nhân khẩu), cụ thể như sau:
- Huyện Ba Bể: 15 xã với 105 thôn, 3.778 hộ, 17.263 nhân khẩu.
- Huyện Bạch Thông: 13 xã với 52 thôn, 2.494 hộ, 10.181 nhân khẩu.
- Huyện Chợ Đồn: 14 xã, 01 thị trấn với 53 thôn, 2.764 hộ, 12.184 nhân khẩu.
- Huyện Chợ Mới: 13 xã với 61 thôn, 1.826 hộ, 7540 nhân khẩu.
- Huyện Na Rì: 21 xã, 01 thị trấn với 143 thôn, 5.481 hộ, 24.066 nhân khẩu.
- Huyện Ngân Sơn: 10 xã, 01 thị trấn với 121 thôn, 4.157 hộ, 17.748 nhân khẩu.
- Huyện Pác Nặm: 10 xã với 71 thôn, 2.931 hộ, 14.803 nhân khẩu.
- Thành phố Bắc Kạn: 01 xã với 01 thôn, 34 hộ, 134 nhân khẩu.
(Chi tiết tại phụ biểu 02A, 02B, 03A, 03B, 04A, 04B đính kèm)
4. Nguyên tắc hỗ trợ
- Trong thời gian 5 năm, thực hiện hỗ trợ gạo cho các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư sống tại các thôn đặc biệt khó khăn thuộc các xã, phường, thị trấn khu vực II và khu vực III tự nguyện tham gia các hoạt động:
+ Trồng rừng phòng hộ, đặc dụng, trồng mới rừng sản xuất. Dự kiến hỗ trợ khoảng 2.962 hộ với khoảng 10.384 nhân khẩu/năm.
+ Tự nguyện nhận khoán bảo vệ rừng tự nhiên trên diện tích đất lâm nghiệp đã giao cho các tổ chức; bảo vệ rừng tự nhiên trên diện tích đất lâm nghiệp đã giao cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư; khoanh nuôi tái sinh tự nhiên. Dự kiến hỗ trợ khoảng 16.945 hộ/năm với khoảng 80.719 nhân khẩu/năm.
- Nguyên tắc hỗ trợ gạo: Việc hỗ trợ gạo chỉ áp dụng cho các hộ gia đình, cá nhân tự nguyện tham gia trồng rừng phòng hộ, đặc dụng, trồng mới rừng sản xuất, bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên trên diện tích đất lâm nghiệp thuộc quy hoạch rừng đặc dụng, phòng hộ, sản xuất. Diện tích thực hiện tối thiểu để nhận hỗ trợ gạo:
+ Hộ gia đình, cá nhân tham gia nhận khoán bảo vệ rừng tự nhiên trên diện tích đất lâm nghiệp (đối với diện tích rừng do UBND các xã, phường, thị trấn và các tổ chức quản lý); bảo vệ rừng tự nhiên trên diện tích đất lâm nghiệp đã giao cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư quản lý; khoanh nuôi tái sinh tự nhiên: Diện tích nhận khoán từ 01 ha trở lên.
+ Hộ gia đình, cá nhân thực hiện trồng mới; chăm sóc rừng trồng thuộc quy hoạch rừng đặc dụng, phòng hộ và rừng sản xuất: Diện tích thực hiện từ 0,3 ha trở lên.
+ Cộng đồng dân cư: Diện tích thực hiện bình quân trên hộ gia đình, cá nhân tham gia nhận khoán bảo vệ rừng tự nhiên từ 01 ha trở lên; trồng rừng, chăm sóc rừng trồng từ 0,3 ha trở lên.
- Mức hỗ trợ gạo được xác định theo đối tượng tham gia:
+ Đối với những hộ gia đình, cá nhân thuộc đối tượng nghèo và cận nghèo thì mức hỗ trợ gạo là 15 kg/người/tháng, nhưng không vượt quá 720 kg/hộ/năm.
+ Đối với những hộ gia đình, cá nhân thuộc đối tượng còn lại thì mức hỗ trợ gạo là 10 kg/người/tháng, nhưng không vượt quá 720 kg/hộ/năm.
+ Đối với cộng đồng nhận khoán: Mức hỗ trợ gạo là 10 kg/người/tháng, nhưng không vượt quá 720 kg/hộ/năm.
- Giao Sở Nông nghiệp và PTNT (Chủ đầu tư) chủ trì, phối hợp với đơn vị thực hiện: Thành lập Ban thực hiện Đề án; Tổ chức lập danh sách các hộ gia đình tham gia trồng rừng/nhận khoán bảo vệ rừng tự nhiên quy hoạch là rừng sản xuất (theo mẫu biểu 08 đính kèm). Xây dựng kế hoạch và tổ chức cấp phát gạo cho từng hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư tham gia thực hiện nhận khoán bảo vệ rừng, bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh tự nhiên theo định kỳ tại từng thôn, bản nơi hộ gia đình cư trú. Chủ đầu tư quyết định số lần trợ cấp, mức hỗ trợ từng lần, nhưng tối đa không quá 03 (ba) tháng một lần.
- Khi các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư bắt đầu thực hiện trồng rừng/nhận khoán bảo vệ rừng, bảo vệ rừng tự nhiên thì mới tiến hành hỗ trợ gạo. Việc giao nhận gạo phải có chữ ký của đại diện hộ gia đình, cá nhân nhận hỗ trợ gạo (theo mẫu tại phụ biểu 08 đính kèm).
* Căn cứ vào nguồn lực trong giai đoạn 2019-2023 chỉ ưu tiên thực hiện nội dung: “Bảo vệ rừng tự nhiên được quy hoạch là rừng sản xuất tại các thôn đặc biệt khó khăn thuộc các xã, phường, thị trấn khu vực II, khu vực III trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn”.
III. NỘI DUNG HỖ TRỢ
1. Hỗ trợ khoán bảo vệ rừng, hỗ trợ bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh tự nhiên
1.1. Đối tượng hỗ trợ
- Đối tượng hỗ trợ giao khoán bảo vệ rừng:
+ Diện tích rừng tự nhiên Nhà nước giao cho Ban quản lý rừng đặc dụng;
+ Rừng phòng hộ là rừng tự nhiên Nhà nước giao cho các Công ty lâm nghiệp quản lý;
+ Diện tích rừng chưa giao, chưa cho thuê do Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây viết chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) quản lý.
- Đối tượng hỗ trợ bảo vệ rừng:
Diện tích rừng tự nhiên nhà nước giao cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư quản lý.
- Đối tượng hỗ trợ khoanh nuôi tái sinh tự nhiên:
Là đất lâm nghiệp đã mất rừng mà quá trình tái sinh và diễn thế tự nhiên cho phép phục hồi lại rừng, đáp ứng được những yêu cầu kinh tế - xã hội và môi trường trong thời hạn xác định. Cụ thể:
+ Đất đã mất rừng do bị khai thác kiệt.
+ Nương rẫy bỏ hóa còn tính chất đất rừng.
+ Trảng cỏ cây bụi xen cây gỗ, tầng đất mặt dày trên 30 cm.
Ba đối tượng trên phải có ít nhất một trong các tiêu chuẩn sau:
Cây con tái sinh mục đích phải có trên 300 cây/ha, cao trên 50 cm;
Gốc mẹ có khả năng tái sinh chồi ít nhất phải có trên 150 gốc/ha, phân bố tương đối đều;
Có cây mẹ gieo giống tại chỗ trên 25 cây/ha, phân bố tương đối đều;
Có nguồn gieo giống từ các khu rừng lân cận.
+ Các loại rừng tre nứa, giang, vầu, …… (gọi chung là rừng tre nứa) phục hồi sau khai thác, nương rẫy, có độ che phủ trên 20% diện tích, phân bố đều.
1.2. Hạn mức nhận hỗ trợ đối với nhận khoán bảo vệ rừng: Tối đa là 30 héc-ta (ha)/một hộ gia đình, cá nhân.
1.3. Trách nhiệm, quyền hạn của người giao khoán:
- Ban quản lý rừng đặc dụng, Công ty lâm nghiệp, Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý rừng tự nhiên thực hiện trách nhiệm và quyền hạn của chủ rừng theo quy định pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng;
- Lập danh sách các hộ nhận khoán bảo vệ rừng; hỗ trợ bảo vệ rừng; khoanh nuôi tái sinh tự nhiên, lập dự toán khối lượng gạo cần hỗ trợ. Hợp đồng khoán bảo vệ rừng, nghiệm thu kết quả bảo vệ rừng của bên nhận khoán theo quy định hiện hành. Tổ chức kiểm tra, giám sát và hỗ trợ gạo cho đối tượng nhận khoán.
1.4. Trách nhiệm của bên nhận hỗ trợ:
- Tham gia các cuộc họp, các cuộc tuyên truyền phổ biến các nội dung liên quan đến bảo vệ rừng do bên giao khoán tổ chức.
- Phải thường xuyên tuần tra, kiểm tra, ngăn chặn và kịp thời báo cho kiểm lâm địa bàn, trạm kiểm lâm khu vực khi phát hiện các hành vi gây thiệt hại đến tài nguyên rừng như chặt phá rừng, đốt than, phá rừng làm nương rẫy, lấn chiếm rừng, săn bắt động vật rừng trái phép...
- Chấp hành các quy định về phòng cháy chữa cháy rừng.
- Chịu sự kiểm tra, giám sát của chính quyền địa phương và lực lượng kiểm lâm.
- Đối với giao khoán cho cộng đồng dân cư:
+ Phải thành lập tổ đội tuần tra, tổ chức tuần tra kiểm tra hàng tuần diện tích rừng nhận khoán.
+ Lập sổ theo dõi, tuần tra diện tích rừng khoán bảo vệ.
+ Có biên bản tuần tra, kiểm tra sau mỗi cuộc tuần tra, kiểm tra có biên bản cụ thể về các mặt như: Gia súc phá hoại, tác động tiêu cực của con người...
+ Thực hiện chế độ báo cáo kết quả công tác tuần tra, kiểm tra ngày 30 hàng tháng với trạm kiểm lâm khu vực.
BIỂU 4A: Nhu cầu hỗ trợ gạo khoán bảo vệ rừng phòng hộ, đặc dụng tại các xã, phường, thị trấn khu vực II, khu vực III tỉnh Bắc Kạn
TT | Hạng mục/Đơn vị | Tổng khối lượng thực hiện (lượt ha) | Diện tích thực hiện hàng năm (ha) | Ghi chú |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
1 | Hỗ trợ khoán bảo vệ rừng tại các Ban quản lý rừng đặc dụng | 137.258,6 | 27.451,72 | Thời gian thực hiện là 05 năm |
1.1 | Vườn Quốc gia Ba Bể | 56.631,65 | 11.326,33 | |
1.2 | Khu Bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ | 66.917,00 | 13.383,40 | |
1.3 | Khu Bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc | 13.709,95 | 2.741,99 | |
2 | Hỗ trợ khoán bảo vệ rừng tại các huyện (Diện tích đất lâm nghiệp có rừng thuộc quy hoạch rừng phòng hộ) | 315.544,65 | 63.108,93 | |
2.1 | Huyện Ba Bể | 57.424,50 | 11.484,90 | |
2.2 | Huyện Bạch Thông | 26.408,95 | 5.281,79 | |
2.3 | Huyện Chợ Đồn | 44.738,60 | 8.947,72 | |
2.4 | Huyện Chợ Mới | 23.018,60 | 4.603,72 | |
2.5 | Huyện Na Rì | 50.927,20 | 10.185,44 | |
2.6 | Huyện Ngân Sơn | 56.485,60 | 11.297,12 | |
2.7 | Huyện Pác Nặm | 31.321,50 | 6.264,30 | |
2.8 | Thành phố Bắc Kạn | 1.016,55 | 203,31 | |
2.9 | Công ty TNHH một thành viên lâm nghiệp Bắc Kạn | 24.203,15 | 4.840,63 | |
| Tổng toàn tỉnh | 452.803,25 | 90.560,65 |
BIỂU 4B: Nhu cầu hỗ trợ gạo bảo vệ rừng tự nhiên sản xuất tại các xã, phường, thị trấn khu vực II, khu vực III tỉnh Bắc Kạn
TT | Hạng mục/Đơn vị | Tổng khối lượng thực hiện (lượt ha) | Diện tích thực hiện hàng năm (ha) | Ghi chú |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
| Hỗ trợ bảo vệ rừng | 421.447,10 | 84.289,42 | Thời gian thực hiện là05 năm |
1 | Huyện Ba Bể | 40.928,00 | 8.185,60 | |
2 | Huyện Bạch Thông | 37.303,00 | 7.460,60 | |
3 | Huyện Chợ Đồn | 43.145,75 | 8.629,15 | |
4 | Huyện Chợ Mới | 48.635,90 | 9.727,18 | |
5 | Huyện Na Rì | 93.109,90 | 18.621,98 | |
6 | Huyện Ngân Sơn | 84.213,25 | 16.842,65 | |
7 | Huyện Pác Nặm | 72.824,15 | 14.564,83 | |
8 | Thành phố Bắc Kạn | 1.287,15 | 257,43 |
BIỂU 4C: Nhu cầu hỗ trợ gạo khoán khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên sản xuất tại các xã, phường, thị trấn khu vực II, khu vực III tỉnh Bắc Kạn
TT | Hạng mục/Đơn vị | Tổng khối lượng thực hiện (lượt ha) | Diện tích thực hiện hàng năm (ha) | Ghi chú |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
| Tổng toàn tỉnh | 34.009,35 | 6.801,87 | Thời gian thực hiện là 05 năm |
1 | Huyện Ba Bể | 1.172,45 | 234,49 | |
2 | Huyện Bạch Thông | 758,45 | 151,69 | |
3 | Huyện Chợ Đồn | 19.478,75 | 3.897,55 | |
4 | Huyện Chợ Mới | 4.638,50 | 927,70 | |
5 | Huyện Na Rì | 2.277,35 | 455,47 | |
6 | Huyện Ngân Sơn | 4.990,05 | 998,01 | |
7 | Huyện Pác Nặm | 684,80 | 136,96 | |
8 | Thành phố Bắc Kạn | - | - |
2. Trồng rừng
- Đối tượng rừng: Diện tích đất trống đồi núi trọc thuộc quy hoạch rừng đặc dụng, phòng hộ; diện tích đất trống đồi núi trọc thuộc quy hoạch rừng sản xuất đã giao cho hộ gia đình, cá nhân quản lý (hoặc hộ gia đình canh tác lâu dài, ổn định và không có tranh chấp được chính quyền địa phương xác nhận).
- Trách nhiệm của UBND cấp xã: Lập danh sách các hộ thực hiện trồng rừng, lập dự toán khối lượng gạo cần hỗ trợ. Phối hợp với Ban quản lý Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững cơ sở nghiệm thu kết quả trồng rừng của hộ gia đình, cá nhân theo quy định hiện hành. Tổ chức kiểm tra, giám sát và hỗ trợ gạo cho hộ gia đình tham gia trồng rừng.
- Trách nhiệm của chủ rừng:
+ Chuẩn bị hiện trường trồng rừng, phát dọn thực bì, cuốc, lấp hố và tiến hành trồng, chăm sóc rừng trồng theo đúng loài cây, đúng biện pháp kỹ thuật theo hồ sơ thiết kế được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
+ Phải thường xuyên tuần tra, kiểm tra, ngăn chặn và kịp thời báo cho kiểm lâm địa bàn, trạm kiểm lâm khu vực khi phát hiện các hành vi gây thiệt hại đến tài nguyên rừng như chặt phá rừng, đốt than, phá rừng làm nương rẫy, lấn chiếm rừng, săn bắt động vật rừng trái phép....
+ Chấp hành các quy định về phòng cháy chữa cháy rừng.
+ Chịu sự kiểm tra, giám sát của chính quyền địa phương và lực lượng kiểm lâm.
BIỂU 4D: Nhu cầu hỗ trợ gạo cho trồng rừng tại các xã khu vực II, khu vực III tỉnh Bắc Kạn
TT | Hạng mục/Đơn vị | Tổng khối lượng thực hiện (ha) | Phân kỳ | Ghi chú | |
2019 | 2020 | ||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
| Tổng toàn tỉnh | 4.000 | 2.000 | 2.000 |
|
1 | Huyện Ba Bể | 500 | 250 | 250 |
|
2 | Huyện Bạch Thông | 600 | 300 | 300 |
|
3 | Huyện Chợ Đồn | 460 | 230 | 230 |
|
4 | Huyện Chợ Mới | 800 | 400 | 400 |
|
5 | Huyện Na Rì | 600 | 300 | 300 |
|
6 | Huyện Ngân Sơn | 600 | 300 | 300 |
|
7 | Huyện Pác Nặm | 400 | 200 | 200 |
|
8 | Thành phố Bắc Kạn | 40 | 20 | 20 |
|
BIỂU 4E: Nhu cầu hỗ trợ gạo cho chăm sóc rừng trồng năm thứ 2, 3, 4
TT | Hạng mục/Đơn vị | Tổng khối lượng chăm sóc rừng trồng (Lượt ha) | Phân theo năm thực hiện (ha) | Ghi chú | |||
Năm thứ nhất | Năm thứ hai | Năm thứ ba | Năm thứ tư | ||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
| Tổng toàn tỉnh | 12.000 | 2.000 | 4.000 | 4.000 | 4.000 |
|
1 | Huyện Ba Bể | 1.750 | 250 | 500 | 500 | 500 |
|
2 | Huyện Bạch Thông | 2.100 | 300 | 600 | 600 | 600 |
|
3 | Huyện Chợ Đồn | 1.610 | 230 | 460 | 460 | 460 |
|
4 | Huyện Chợ Mới | 2.800 | 400 | 800 | 800 | 800 |
|
5 | Huyện Na Rì | 2.100 | 300 | 600 | 600 | 600 |
|
6 | Huyện Ngân Sơn | 2.100 | 300 | 600 | 600 | 600 |
|
7 | Huyện Pác Nặm | 1.400 | 200 | 400 | 400 | 400 |
|
8 | Thành phố Bắc Kạn | 140 | 20 | 40 | 40 | 40 |
|
(Chi tiết tại Phụ biểu 05 kèm theo)
IX. KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Khái toán nhu cầu kinh phí thực hiện
1.1. Nhu cầu hỗ trợ gạo
- Hỗ trợ Gạo cho người dân trồng rừng, bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên: Tổng nhu cầu hỗ trợ là 79.705,02 tấn, cụ thể như sau:
- Hỗ trợ bảo vệ rừng tự nhiên sản xuất: 31.272,9 tấn
- Hỗ trợ giao khoán bảo vệ rừng phòng hộ đặc dụng: 35.397,6 tấn
- Hỗ trợ giao khoán khoanh nuôi tái sinh tự nhiên sản xuất: 2.835,0 tấn
- Hỗ trợ trồng rừng: 3.399,6 tấn
- Hỗ trợ chăm sóc rừng trồng năm 2, 3, 4: 6.799,92 tấn
1.2. Các chi phí liên quan khác
Dự trù kinh phí thực hiện đề án là 7.327,61 triệu đồng, hỗ trợ chi phí thiết kế trồng rừng, chi phí lập hồ sơ giao khoán bảo vệ rừng. Trong đó:
+ Hỗ trợ chi phí thiết kế trồng rừng là 1.200 triệu đồng.
+ Hỗ trợ chi phí lập hồ sơ giao khoán bảo vệ rừng là 6.127,61 triệu đồng.
(Chi tiết tại Phụ biểu 06A kèm theo)
2. Nhiệm vụ ưu tiên đề nghị hỗ trợ gạo từ nguồn dự trữ quốc gia giai đoạn 2019-2023
Trong giai đoạn 2019 - 2023 ưu tiên hỗ trợ cho người dân, cộng đồng dân cư tại các thôn đặc biệt khó khăn thuộc các xã phường, thị trấn khu vực II, III tự nguyện tham gia bảo vệ rừng tự nhiên thuộc quy hoạch rừng sản xuất. Cụ thể như sau:
2.1. Diện tích thực hiện: 84.289,42 ha.
2.2. Nhu cầu và khối lượng đề nghị hỗ trợ
Đề nghị Chính phủ hỗ trợ gạo từ nguồn Dự trữ Quốc gia để hỗ trợ cho người dân ở các thôn đặc biệt khó khăn tại các xã, phường, thị trấn khu vực II, khu vực III tự nguyện tham gia bảo vệ rừng tự nhiên sản xuất. Cụ thể như sau:
- Khối lượng gạo đề nghị hỗ trợ giai đoạn 2019 - 2023: 31.272,9 tấn.
(Mỗi năm hỗ trợ 6.354,58 tấn)
- Hỗ trợ kinh phí lập hồ sơ giao khoán bảo vệ rừng: 3.906,10 triệu đồng.
- Hỗ trợ chi phí quản lý Đề án giai đoạn (2019-2023): Theo quy định tại khoản 3, Điều 4 Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015 của Chính phủ về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2020 thì mức hỗ trợ bảo vệ rừng là 400.000 đ/ha; theo quy định điểm I, khoản 1, Điều 19 Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một số chính sách bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích đối với công ty lâm nghiệp thì mức phí quản lý là 10%. Như vậy để áp dụng các quy định nêu trên thì phí quản lý tối đa sẽ là 400.000 đ/ha x 10% = 40.000 đ/ha/năm. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế của tỉnh Bắc Kạn còn nhiều khó khăn, nên chỉ hỗ trợ một phần kinh phí quản lý để thực hiện công tác chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, nghiệm thu công tác bảo vệ rừng theo Đề án với mức hỗ trợ là 10.000 đ/ha/năm.
Tổng kinh phí hỗ trợ chi phí quản lý là 4.214,47 triệu đồng (Mỗi năm hỗ trợ 842,89 triệu đồng).
2.3. Nguồn kinh phí thực hiện nhiệm vụ ưu tiên giai đoạn 2019 - 2023
2.3.1. Ngân sách Trung ương
Đề nghị Chính phủ hỗ trợ gạo từ nguồn Dự trữ Quốc gia để hỗ trợ cho người dân ở các thôn đặc biệt khó khăn tại các xã, phường, thị trấn khu vực II, khu vực III tự nguyện tham gia bảo vệ rừng tự nhiên sản xuất.
- Khối lượng gạo đề nghị hỗ trợ: 31.272,9 tấn.
2.3.2. Ngân sách địa phương: 8.120,57 triệu đồng.
- Hỗ trợ chi phí lập hồ sơ bảo vệ rừng, kinh phí hỗ trợ là 3.906,10 triệu đồng.
- Hỗ trợ chi phí quản lý, kinh phí hỗ trợ là 4.214,47 triệu đồng (Mỗi năm hỗ trợ 842,89 triệu đồng).
(Chi tiết tại biểu 6B)
2.4. Phân kỳ khối Iượng hỗ trợ gạo và các chi phí liên quan thực hiện nhiệm vụ ưu tiên
2.4.1. Khối lượng gạo hỗ trợ
Tổng khối lượng gạo hỗ trợ là 31.272,9 tấn, hỗ trợ từ năm 2019 đến năm 2023, mỗi năm hỗ trợ 6.254,58 tấn.
2.4.2. Các chi phí liên quan khác
- Hỗ trợ kinh phí lập hồ sơ bảo vệ rừng: Tổng nhu cầu kinh phí hỗ trợ là 3.906,10 triệu đồng (Thực hiện vào năm 2019).
- Hỗ trợ chi phí quản lý
Tổng nhu cầu kinh phí hỗ trợ chi phí quản lý trong 5 năm là 4.214,471 triệu đồng (Mỗi năm hỗ trợ 842,89 triệu đồng). Cụ thể mức chi như sau:
+ Chi Văn phòng thường trực CTMTPTLNBV là 10%.
+ Chi BQL CTMTPTLNBV cơ sở là 80%.
+ Chi cho UBND các xã, thị trấn là 10%.
(Chi tiết tại Phụ biểu 07 kèm theo)
Phần 4
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Cơ quan chủ quản đầu tư: Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn
2. Nguồn kinh phí thực hiện: Ngân sách Nhà nước.
3. Tổ chức thực hiện
3.1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Tham mưu cho UBND tỉnh Bắc Kạn giao Ban Quản lý Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững cơ sở là cơ quan tổ chức, triển khai thực hiện Đề án “Hỗ trợ gạo từ nguồn Dự trữ quốc gia để hỗ trợ người dân ở các thôn đặc biệt khó khăn thuộc các xã, phường, thị trấn khu vực II, khu vực III tự nguyện bảo vệ rừng tự nhiên trong thời gian chưa tự túc được lương thực trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2019 - 2023” tại cơ sở.
- Chủ trì, phối hợp với các Sở: Lao động - Thương binh và Xã hội, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường; Ban Dân tộc tỉnh; các đơn vị có liên quan hướng dẫn UBND các huyện, thành phố và Ban Quản lý Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững cơ sở triển khai thực hiện, tổ chức kiểm tra việc hỗ trợ gạo cho các hộ gia đình, cá nhân tự nguyện trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng tự nhiên đúng đối tượng, đảm bảo các quy định hiện hành của Nhà nước, thường xuyên theo dõi và báo cáo kết quả về UBND tỉnh.
3.2. UBND các huyện, thành phố
- Tổ chức tuyên truyền, vận động và phổ biến các chính sách của Trung ương và của tỉnh để đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện tự nguyện thực hiện trồng rừng, bảo vệ rừng rừng tự nhiên.
- Chỉ đạo việc rà soát, lập danh sách các hộ tự nguyện tham gia trồng rừng, bảo vệ rừng tự nhiên cần được hỗ trợ gạo, đảm bảo chính xác, dân chủ, công khai, kịp thời.
- Căn cứ kế hoạch hỗ trợ gạo hàng năm của Trung ương, quyết định phê duyệt của UBND tỉnh, UBND các huyện xây dựng kế hoạch chỉ đạo, tiếp nhận, cấp phát gạo hỗ trợ trực tiếp đến tận hộ gia đình, cá nhân. Chủ tịch UBND các huyện, thành phố phải chịu trách nhiệm toàn diện về hiệu quả trồng rừng, bảo vệ rừng tự nhiên trên địa bàn.
- Phối hợp với Ban Quản lý Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững cơ sở, Vườn Quốc gia Ba Bể, Khu Bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ, Khu Bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc tổ chức thực hiện Đề án đảm bảo đúng đối tượng, đạt hiệu quả cao.
3.3. Sở Tài chính
Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí nguồn vốn sự nghiệp để triển khai thực hiện Đề án. Hướng dẫn chi tiết cho các đơn vị, địa phương sử dụng nguồn kinh phí hỗ trợ.
3.4. Ban Quản lý chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững cơ sở
Tổ chức triển khai thực hiện Đề án: Xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện; nghiệm thu và tổ chức cấp phát gạo cho người dân tham gia theo đúng quy định hiện hành. Định kỳ (tháng, quý, năm) báo cáo kết quả thực hiện về UBND huyện, Sở Nông nghiệp và PTNT.
3.5. Các cơ quan khối đoàn thể (Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên)
Tập trung tuyên truyền về cơ chế, chính sách, phương thức thực hiện Đề án đến các hội viên. Vận động hội viên, đoàn viên tích cực tham gia thực hiện Đề án.
Phần 5
HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ ÁN
1. Về kinh tế
Sau khi thực hiện Đề án, dự kiến các kết quả chính đạt được như sau:
- Bảo vệ tốt 95.276ha rừng tự nhiên thuộc quy hoạch rừng đặc dụng, phòng hộ, góp phần nâng cao độ che phủ và chất lượng rừng.
- Góp phần thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp (trồng lúa nước, ngô, màu) thâm canh tăng năng suất, nâng cao hiệu quả sử dụng đất lên 1,2-1,5 lần. Người dân có đất sản xuất nông lâm nghiệp ổn định, dần dần đáp ứng nhu cầu lương thực tại chỗ, cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống. Hình thành một số mô hình canh tác trên nền đất dốc, bao gồm một số loài cây trồng lâm nghiệp, cây công nghiệp có năng suất và hiệu quả kinh tế cao, đáp ứng được nhu cầu chức năng phòng hộ, môi trường.
- Tạo việc làm thường xuyên, tăng thu nhập ổn định, nâng cao đời sống cho khoảng 23.465 hộ, 103.819 nhân khẩu địa phương; giữ vững ổn định chính trị - xã hội địa phương, đảm bảo môi trường sinh thái.
- Tạo tiền đề thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác: Chế biến lâm, nông sản, dịch vụ, điện, nông nghiệp, du lịch sinh thái...
- Ổn định độ che phủ của rừng ở mức 72,10% đến năm 2020.
- Góp phần giảm đáng kể tỷ lệ hộ đói nghèo trên địa bàn, mỗi năm giảm từ 5%; đảm bảo trung bình cho mỗi hộ có 01 ha đất canh tác nông, lâm nghiệp theo hướng thâm canh bền vững và đa dạng hóa sản phẩm, tăng thu nhập cho người dân.
2. Về xã hội
- Tạo công ăn việc làm cho khoảng 900.000 lượt nhân khẩu thuộc các hộ gia đình, cá nhân tại các xã, phường, thị trấn vùng II, vùng III tự nguyện bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh tự nhiên có cuộc sống ổn định thông qua hỗ trợ lương thực, góp phần tích cực vào chủ trương xóa đói, giảm nghèo của Nhà nước, tạo động lực cho vùng sâu, vùng xa phát triển.
- Thông qua thu nhập từ rừng, nhận thức và ý thức bảo vệ rừng của người dân được nâng lên, hạn chế được tình trạng đốt phá rừng làm nương rẫy, giảm thiểu các tệ nạn xã hội, góp phần ổn định trật tự xã hội, dần xóa bỏ tập quán sản xuất lạc hậu; nhận thức của người dân về vai trò của rừng đối với cuộc sống ngày càng được tốt hơn, từ đó sức ép của người dân vào rùng tự nhiên sẽ giảm dần.
- Tạo cơ hội làm giàu cho một số hộ gia đình có tiềm năng kinh tế, có tư duy trong phát triển kinh tế, ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất đạt năng suất, hiệu quả cao.
3. Về môi trường
Đề án được thực hiện sẽ làm tăng diện tích đất có rừng, bảo vệ đất, bảo vệ nguồn nước cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân. Góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn lần thứ XI phấn đấu đến năm 2020, ổn định độ che phủ của rừng ở mức 72,10%.
Tạo hành lang xanh bảo vệ các khu đô thị, khu dân cư, giảm xói mòn đất, điều tiết nguồn nước cho hệ thống thủy lợi, thủy điện trên địa bàn tỉnh và các công trình thủy lợi vừa và nhỏ tại các địa phương.
4. Về Quốc phòng
Việc tăng diện tích và nâng cao chất lượng rừng, giảm thiểu tác động vào rừng góp phần xây dựng các khu vực phòng thủ vững chắc trên địa bàn toàn tỉnh.
Phần 6
KẾT LUẬN
Việc thực hiện Đề án “Hỗ trợ gạo từ nguồn Dự trữ quốc gia để hỗ trợ người dân ở các thôn đặc biệt khó khăn thuộc các xã, phường thị trấn khu vực II, khu vực III tự nguyện bảo vệ rừng tự nhiên trong thời gian chưa tự túc được lương thực trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2019 - 2023” là việc làm có ý nghĩa thiết thực.
Thành công của Đề án góp phần đảm bảo thực hiện thành công Chương trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2019-2023 theo đúng đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; nâng cao hiệu quả của công tác xóa đói giảm nghèo theo Nghị quyết 30a của Chính phủ, góp phần phát triển kinh tế phát triển kinh tế - xã hội đối với các xã khó khăn trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
Đề án sẽ góp phần tháo gỡ khó khăn, từng bước ổn định và cải thiện đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số; góp phần tích cực trong công tác bảo vệ và phát triển rừng; ngăn chặn tình trạng phá rừng, đốt rừng làm nương rẫy. Bảo vệ, cải tạo nâng cao độ che phủ của rừng; tăng cường vai trò phòng hộ của rừng đầu nguồn; góp phần bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo;
- Quyết định số 24/2012/QĐ-TTg ngày 01/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011 - 2020;
- Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015 của Chính phủ về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2020;
- Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một số chính sách bảo vệ và phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích đối với các công ty nông, lâm nghiệp;
- Quyết định số 886/QĐ-TTg ngày 16/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016 - 2020;
- Thông tư Liên tịch số 10/2009/TTLT-BKH-BTC ngày 30/10/2009 của liên Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính quy định lồng ghép các nguồn vốn thực hiện Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững trên địa bàn các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ;
- Thông tư liên tịch số 93/2016/TTLT-BTC-BNNPTNT ngày 27/6/2016 của liên Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015 của Chính phủ về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2020;
- Quyết định số 24/2012/QĐ-TTg ngày 01/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011 - 2020;
- Thông tư số 21/2017/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2017 của Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn thực hiện Quyết định số 886/QĐ-TTg ngày 16/6/2017;
- Thông tư số 62/2018/TT-BTC ngày 30/7/2018 của Bộ Tài chính Quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020;
- Quyết định số 302/QĐ-UBND ngày 16/3/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn về việc kiện toàn và đổi tên Ban Quản lý dự án thực hiện Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2011 - 2020 thành Ban quản lý Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2016 - 2020;
- Quyết định số 1235/QĐ-UBND ngày 23/8/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2016 - 2020;
- Quyết định số 07/2017/QĐ-UBND ngày 15/02/2017 củaUBND tỉnh Bắc Kạn ban hành Quy định về giá cước vận chuyển hàng hóa bằng phương tiện vận tải trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
Văn bản này có file đính kèm, bạn phải tải Văn bản về để xem toàn bộ nội dung. |
1 Theo Quyết định số 1763/QĐ-UBND ngày 30/10/2015 về phê duyệt kết quả phê điều tra thoái hóa đất tỉnh Bắc Kạn năm 2014.
2 Theo Niên giám thống kê năm 2017