cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Quyết định số 3119/QĐ-UBND ngày 28/12/2018 Về phê duyệt Dự án quy hoạch phát triển cây dược liệu tỉnh Hòa Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

  • Số hiệu văn bản: 3119/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Cơ quan ban hành: Tỉnh Hòa Bình
  • Ngày ban hành: 28-12-2018
  • Ngày có hiệu lực: 28-12-2018
  • Tình trạng hiệu lực: Đang có hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 2149 ngày (5 năm 10 tháng 24 ngày)
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÒA BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3119/QĐ-UBND

Hòa Bình, ngày 28 tháng 12 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT DỰ ÁN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÂY DƯỢC LIỆU TỈNH HÒA BÌNH ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÒA BÌNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2015 của Quốc hội;

Căn cứ Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14 ngày 24 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định s04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ;

Căn cứ Quyết định số 1976/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và định hướng đến 2030;

Căn cứ Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, về hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh, công bquy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu;

Căn cứ Quyết định số 1604/2015/QĐ-UBND ngày 31/8/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh, phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững tỉnh Hòa Bình đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 2054/QĐ-UBND ngày 18/8/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành danh mục cây dược liệu, cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao phù hợp trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, giai đoạn 2016-2020;

Căn cứ Quyết định số 2471/QĐ-UBND ngày 28/9/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về phê duyệt danh mục các ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu cần lập, điều chỉnh quy hoạch trên địa bàn tỉnh năm 2017;

Căn cứ Quyết định số 759/QĐ-UBND ngày 10/05/2017 ca Ủy ban nhân dân tỉnh, về phê duyệt đề cương dự án Quy hoạch phát triển cây dược liệu trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 1322/QĐ-UBND ngày 25/7/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh, về việc phê duyệt dự toán chi tiết dự án Quy hoạch phát triển cây dược liệu trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 384/QĐ-UBND ngày 07-02-2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh về phân bổ kinh phí thực hiện các dự án quy hoạch thuộc ngân sách tỉnh năm 2018;

Căn cứ Quyết định số 2828/QĐ-UBND ngày 03-12-2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thành lập Hội đồng thẩm định dự án quy hoạch phát triển cây dược liệu tỉnh Hòa Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Báo cáo số 17/BC-HĐTĐ ngày 27 tháng 12 năm 2018,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Dự án quy hoạch phát trin cây dược liệu tỉnh Hòa Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, như sau:

1. Sự cần thiết: Hòa Bình là tỉnh miền núi phía Tây Bắc, có điều kiện tự nhiên và địa hình thích hợp với nhiều loài cây dược liệu như: Xạ đen, xạ vàng, ba kích, củ mài, cúc hoa, địa liền, đinh lăng, gấc, giảo cổ lam, gừng, hòe, hồi, hương nhu trắng, nghệ đen, quế, sả, sa nhân tím, tỏi tía, trinh nữ hoàng cung, ý dĩ, mã tiền... Các loại cây dược liệu trên đã được bà con trồng trên đất rừng, vườn tạp, đất sản xuất, đất trồng cây hàng năm và khai thác tnhiên, tập trung ở các huyện Đà Bắc, Tân Lạc, Lạc Sơn, Mai Châu.

Hiện nay tỉnh chưa có Quy hoạch phát triển cây dược liệu, việc bo tồn và khai thác cây dược liệu chưa được quan tâm, nguồn cây dược liệu tự nhiên đã gần cạn kiệt do khai thác bừa bãi, một số loài đã tuyệt chủng. Nhằm cung cấp, bảo vệ và duy trì các nguồn dược liệu quý hiếm phục vụ cho sản xuất dược liệu quý hiếm thì việc lập quy hoạch phát triển cây dược liệu là cần thiết.

2. Tên dự án: Quy hoạch phát triển cây dược liệu tỉnh Hòa Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

3. Phạm vi, đối tượng thực hiện

3.1 Phm vi: Trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

3.2 Đối tượng: Dưới tán rừng tự nhiên, rừng trồng, đất trng cây lâu năm, hàng năm và đất khác.

4. Cấp quyết định đầu tư: Ủy ban nhân dân tỉnh.

5. Đơn vị quản lý lập quy hoạch: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

6. Mục tiêu, quan điểm

6.1. Mục tiêu chung

Phát triển cây dược liệu nhm bảo tồn các nguồn gen quý, dần hình thành các vùng sản xuất hàng hóa theo tiêu chuẩn VietGAP, ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới trang thiết bị trong nghiên cu chọn tạo giống, trồng trọt, chế biến, chiết xuất, chuyển giao công nghệ nhằm tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước, khu vực và thế giới, góp phần tăng hệ số sử dụng đất, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân; đồng thời nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ tài nguyên rừng, nguồn dược liệu quý, bảo tồn tri thức truyền thống về sử dụng cây thuốc của cộng đồng các dân tộc.

6.2. Mục tiêu cụ thể

a) Đến năm 2025

Quy hoạch các vùng rừng, vùng có dược liệu tự nhiên trọng điểm để bảo tồn nguồn gen đặc hữu, bản địa, có giá trị, nguy cơ bị tuyệt chủng cao để phát triển bền vững trong tự nhiên, lựa chọn và khai thác hợp lý 10 loài dược liệu chính, đạt khoảng 8.000-9.000 ha dược liệu/năm.

Quy hoạch xây dựng 04 vườn bảo tồn; Các khu bảo tồn Hang Kia, Phu Canh, Thượng Tiến, Ngọc Sơn là nơi tập trung, bảo tồn, trồng mới nhiều loài cây thuốc được thu thập ở các địa phương khác nhau, đại diện cho vùng khí hậu đặc trưng để phục vụ công tác nghiên cứu khoa học và phát triển dược liệu. Phn đấu đến năm 2025 bảo tồn được 70% và năm 2030 là 100% tổng số loài dược liệu đặc trưng của Hòa Bình.

Quy hoạch 4 Vườn ươm cung cấp giống dược liệu cho nhu cầu trồng và phát triển dược liệu ở quy mô lớn tại 4 huyện Tân Lạc, Lạc Thủy, Yên Thủy, Lạc Sơn.

b) Đến năm 2030

Quy hoạch và mở rộng diện tích vùng trồng cây dược liệu hàng hóa đạt 15.000 ha, sản lượng đạt khoảng 80 - 120 nghìn tấn/năm. Trong đó:

- Chuyển đổi 5.000 ha đất trồng cây hàng năm sang sản xuất cây dược liệu hàng hóa và 10.000 ha đất rừng kết hợp trồng cây dược liệu, từng bước tăng giá trị sử dụng đất của vùng quy hoạch.

- Nâng cao vai trò quản lý của nhà nước trong công tác tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, phấn đu 100% sản lượng cây dược liệu được tổ chức theo chui khép kín từ quản lý sn xuất đến tiêu thụ và chế biến sn phm, từng bước tạo đầu ra ổn định trên thị trường.

Trên 100% diện tích và sản lượng cây dược liệu của vùng quy hoạch đảm bảo tiêu chuẩn thực hành tốt trồng trọt và thu hái cây thuốc của Tổ chức Y tế Thế giới (GACP-WHO).

6.3 Quan điểm

Tuân thủ quy định tại Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 30-10-2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 2054/QĐ-UBND ngày 12-8-216 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành danh mục cây dược liệu, cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao phù hợp với địa bàn tỉnh Hòa Bình, giai đoạn 2016-2020.

Quy hoạch phát triển cây dược liệu theo hướng ổn định, lâu dài với quy mô lớn, tập trung, chuyên canh trên cơ sở khai thác các lợi thế về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và thị trường. Các vùng quy hoạch phải phù hợp với định hướng quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch sản xuất nông nghiệp và các quy hoạch chuyên ngành khác có liên quan của tỉnh.

Quy hoạch phải gắn với đầu tư cho khoa học - công nghệ để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đáp ứng được yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) khi tiêu thụ trên thị trường, từ đó làm cơ sở cho việc hình thành và mở rộng các vùng sản xuất cây dược liệu trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

Quy hoạch phải gắn với việc nâng cao vai trò quản lý nhà nước trong việc hỗ trợ, phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cây dược liệu an toàn, tập trung theo nhiều hình thức khác nhau (liên doanh, liên kết, hợp đồng bao tiêu sản phẩm...) để gắn kết giữa sản xuất và thị trường

7. Nội dung quy hoạch

a) Quy hoạch vùng trồng cây dược liệu tỉnh Hòa Bình

Trong chiến lược phát triển cây dược liệu của tỉnh, giai đoạn 1 của dự án sẽ tập trung nguồn lực mở rộng diện tích cây dược liệu hàng hóa trên đất trồng cây hàng năm để xây dựng các vùng chuyên canh sản xuất cây dược liệu của tỉnh. Quy hoạch cây dược liệu đến năm 2025 diện tích 8.600ha, cụ thể:

STT

Địa điểm

Diện tích cây dược liệu (ha)

Vị trí

1

Mai Châu

700

Các xã Hang Kia, Pà Cò,Tân Sơn, Đồng Bảng, Ba Khan, Thung Khe, Nong Luông, Pù Bin, Nà Mèo, Cun Pheo....

2

Cao Phong

700

Các xã Bình Thanh, Thung Nai, Thu Phong, Tây Phong

3

Tân Lạc

1200

Các xã Thanh Hối, Đông Lai, Địch Giáo, Lỗ Sơn, Nam Sơn, Quyết Chiến,...

4

Tp Hòa Bình

400

Tại xã Thống Nhất

5

Lạc Sơn

800

Các xã Ngọc sơn, Ngọc Lâu, Tư Do, Miền Đồi, Chí Đạo, Quý Hòa, Yên Phú, Mỹ Thành,.

6

Đà Bắc

700

Các xã Tân Hòa, Hiền Lương....

7

Kim Bôi

800

Các xã Tú Sơn, Đồng Bái, Bưa Sào,...

8

Yên Thủy

1000

Các xã Đa Phúc, Lạc sỹ, Yên Trị, Ngọc Lương....

9

Lạc Thủy

1000

Các xã Đông Tâm, Lạc Long, Cố Nghĩa, Phù Lão, Thanh Nông....

10

Lương Sơn

800

Các xã Tân Thành, Long Sơn, Long Thnh

11

Kỳ Sơn

500

Các xã Dân Hạ, Hợp Thịnh, Phú Minh....

Tổng

8.600

 

b) Quy hoạch tiêu thụ sản phẩm qua hệ thống thu gom, sơ chế, bảo quản và chế biến sản phẩm dược liệu của tỉnh.

c) Phương án quy hoạch hệ thống tiêu thụ sản phẩm, hình thức tổ chức thực hiện

d) Quy hoạch nguồn cung ứng đầu vào sản xuất cây dược liệu trên địa bàn tỉnh

e) Quy hoạch nguồn cung ứng giống cây dược liệu vùng quy hoạch

f) Quy hoạch nguồn cung ứng đầu vào cho sản xuất

8. Đề xuất các giải pháp quy hoạch phát triển

Xây dựng các mô hình ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất cây dược liệu chuyển giao công nghệ, khuyến nông và đào tạo tập huấn

Xây dựng và hoàn thiện hệ thống tiêu thụ sản phẩm, tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh cây dược liệu phát triển.

Xây dựng, xúc tiến thương mại về cây dược liệu cho các vùng quy hoạch.

Đề xuất xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất, sơ chế, chế biến và kinh doanh sản phẩm dược liệu

Chính sách hỗ trợ sản xuất, sơ chế và kinh doanh cây dược liệu; Hỗ trợ các mô hình sản xuất và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới

Hỗ trợ xây dựng thị trường, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm cây dược liệu.

Chính sách về đất đai, tín dụng và chuyển dịch cơ cấu cây trồng sang sản xuất cây dược liệu.

9. Vốn đầu tư thực hiện.

a) Tổng vốn đầu tư thực hiện dự án là 1.500 tỷ đồng, cụ thể:

TT

Hạng mục

Kinh phí (tỷ đồng)

Ghi chú

 

Tổng vốn đầu tư

1.500

 

-

Vốn ngân sách

600

Chiếm 40 %

-

Vốn tự có của các hộ dân

900

Chiếm 60 %

 

Trong đó

 

 

1

Vốn đầu tư hệ thống cơ sở hạ tng (hệ thống giao thông, thủy lợi, điện, bể chứa vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật, khu nhà sơ chế bảo quản…)

399

Chiếm 26,6%

2

Vốn đầu tư cho khoa học công nghệ, khuyến nông đào tạo và các chi phí trực tiếp cho sản xuất cây dược liệu

1.092

Chiếm 72,8%

3

Vốn đầu tư cho xúc tiến thương mại, quản lý chất lượng vùng dược liệu

9

Chiếm 0,6%

b) Biện pháp huy động vốn (vốn ngân sách nhà nước, vốn huy động từ người dân, doanh nghiệp và tín dụng)

c) Hiệu quả quy hoạch

- Hiệu quả kinh tế:

Tổng thu của các vùng quy hoạch tính đến năm 2030 đạt: 3.000 tỷ đồng

Tổng chi phí đầu tư thực hiện của vùng quy hoạch tính đến năm 2030: được tính cho những chi phí trực tiếp cần đầu tư thực hiện.

Lợi nhuận thuần thu được của vùng quy hoạch: được xác định trong khoảng 1.500 tỷ đồng.

- Hiệu quả xã hội và môi trường

Quy hoạch được triển khai, hàng năm sẽ cung cấp cho thị trường lượng dược liệu rất lớn, gấp 10 -12 lần so với hiện tại, từ đó góp phn đáp ứng được nhu cầu về thuốc chữa bệnh và nâng cao sức khoẻ cho người tiêu dùng.

Khi sản xuất cây dược liệu phát triển sẽ tạo khoảng 20 nghìn lao động thường xuyên trên địa bàn tỉnh. Đây là lực lượng lao động rất lớn tại vùng nông thôn sẽ có thêm việc làm và mức thu nhập ngày càng được nâng cao, góp phần cải thiện đời sống cho người dân tại các vùng quy hoạch.

10. Danh mục các dự án ưu tiên

Dự án đầu tư xây dựng khu sản xuất giống dược liệu sạch bệnh.

Dự án đầu tư xây dựng các hạng mục hạ tầng kỹ thuật cần thiết để xây dựng vùng quy hoạch theo tiêu chuẩn GACP - WHO (khu tập kết, sơ chế và bảo quản sản phẩm dược liệu; thùng cha vỏ bao bì thuốc BVTV...).

Dự án hỗ trợ đầu tư xây dựng các mô hình ứng dụng công nghệ tiên tiến về giống và vật tư kỹ thuật mới trong sản xuất và kinh doanh dược liệu như:

+ Hỗ trợ xây dựng mô hình gắn kết giữa sản xuất và tiêu thụ

+ Hỗ trợ giống mới, vật tư, thiết bị cần thiết cho xây dựng mô hình cho sản xuất dược liệu theo hướng ứng dụng các công nghệ tiên tiến vào sản xuất.

+ Hỗ trợ đào tạo tập huấn và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho vùng quy hoạch.

Dự án hỗ trợ cho công tác tuyên truyền, quảng cáo và xúc tiến thương mại cho vùng quy hoạch.

11. Tổ chức thực hiện

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm thực hiện công bcông khai quy hoạch này đến các Sở, Ban, ngành của tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan để tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch hiệu quả; chủ trì việc theo dõi, đôn đốc thực hiện công tác quy hoạch; hàng năm tng hợp kết quả thực hiện quy hoạch báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Các Sở, Ban, ngành xây dựng các cơ chế, chính sách... theo chức năng nhiệm vụ được giao để tổ chức thực hiện.

Điều 2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Thông tin và Truyền thông, Xây dựng, Công thương, Giao thông vận tải; Trưởng Ban Dân tộc; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Bộ NN&PTNT;
- Kho bạc NN Hoà Bình;
- Chánh Phó VP/UBND tỉnh;
- Lưu: VT, NNTN(BD34).

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Dũng