cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Nghị quyết số 08/2018/NQ-HĐND ngày 13/12/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Thọ Về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2019

  • Số hiệu văn bản: 08/2018/NQ-HĐND
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Cơ quan ban hành: Tỉnh Phú Thọ
  • Ngày ban hành: 13-12-2018
  • Ngày có hiệu lực: 01-01-2019
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 12-02-2020
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 407 ngày (1 năm 1 tháng 12 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 12-02-2020
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 12-02-2020, Nghị quyết số 08/2018/NQ-HĐND ngày 13/12/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Thọ Về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2019 bị bãi bỏ, thay thế bởi Quyết định số 253/QĐ-UBND ngày 12/02/2020 Công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ hết hiệu lực toàn bộ và một phần năm 2019”. Xem thêm Lược đồ.

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ THỌ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 08/2018/NQ-HĐND

Phú Thọ, ngày 13 tháng 12 năm 2018

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2019

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ
KHÓA XVIII, KỲ HỌP THỨ BẢY

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Xét Tờ trình số 5337/TTr-UBND ngày 23 tháng 11 năm 2018; Báo cáo số 206/BC-UBND ngày 23 tháng 11 năm 2018; Báo cáo s 218/BC-UBND ngày 30 tháng 12 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách, Ban Văn hóa - Xã hội, Ban Pháp chế, Ban Dân tộc Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Tán thành Báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2018; phương hướng, nhiệm vụ năm 2019. Hội đồng nhân dân tỉnh nhấn mạnh một số nội dung về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019 như sau:

I. MỤC TIÊU TỔNG QUÁT

Tiếp tục thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, các nhiệm vụ tại các Báo cáo của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về kiểm điểm giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh, về sơ kết tình hình thực hiện 04 khâu đột phá của tỉnh. Tập trung phát triển kinh tế gắn với nâng cao chất lượng tăng trưởng. Triển khai quyết liệt các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư và phát triển doanh nghiệp. Tập trung thu hút đầu tư một số dự án trọng tâm, tạo tính lan tỏa. Phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa - xã hội, đẩy mạnh công tác xã hội hóa, huy động các nguồn lực phát triển hệ thống y tế, giáo dục, văn hóa trên địa bàn tỉnh. Tiếp tục đẩy mạnh sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập. Giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh. Chủ động phòng chống thiên tai, tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và cải thiện đời sống Nhân dân.

II. CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU

1. Chỉ tiêu kinh tế

(1) Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP - giá so sánh 2010) tăng 7,6% trở lên. Trong đó: Giá trị tăng thêm khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 10,8%; dịch vụ tăng 7,1%; nông nghiệp tăng 3,6% trở lên;

(2) GRDP bình quân đầu người đạt 43,8 triệu đồng trở lên;

(3) Giá trị xuất khẩu đạt 1,45 tỷ USD trở lên;

(4) Tổng vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn đạt trên 28,6 nghìn tỷ đồng;

(5) Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt từ 6.696 tỷ đồng trở lên;

(6) Tỷ lệ đường giao thông nông thôn được kiên cố hóa đạt 65,8% trở lên;

(7) Toàn tỉnh tăng thêm ít nhất 10 xã đạt chuẩn nông thôn mới.

2. Chỉ tiêu văn hóa - xã hội

(8) Tỷ lệ xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế đạt 88,0% trở lên;

(9) Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt 91% trở lên;

(10) Tỷ lệ hộ nghèo giảm ít nhất 1,32%;

(11) Tỷ lệ lao động qua đào tạo và truyền nghề đạt 66,5% trở lên;

(12) Số trường đạt chuẩn quốc gia đạt từ 723 trường trở lên.

III. NHIỆM VỤ VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Tập trung thực hiện các giải pháp phát triển các ngành kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh

- Phát triển khu vực công nghiệp - xây dựng: Tháo gvướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng, đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trọng điểm, tạo mặt bằng sạch để thu hút đầu tư. Chú trọng thu hút các dự án công nghiệp chế biến, chế tạo, khuyến khích hoạt động đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp truyền thống.

- Phát triển các lĩnh vực dịch vụ: Tăng cường công tác xúc tiến thương mại, hỗ trợ thông tin, phát triển thị trường, xây dựng thương hiệu và đẩy mạnh xuất khẩu đối với các ngành hàng có lợi thế của tỉnh. Thực hiện tốt cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Lĩnh vực Du lịch: Tạo điều kiện thu hút đầu tư một số dự án dịch vụ, du lịch mang tính lan tỏa. Tiếp tục đa dạng hóa các sản phẩm du lịch đặc trưng; phát triển các tour, tuyến du lịch nội tỉnh và liên tỉnh; xây dựng điểm nhấn tại một số khu, điểm du lịch và phát triển hoạt động du lịch cộng đồng.

- Phát triển khu vực nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới: Tập trung đổi mới hình thức tổ chức sản xuất, hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung và phát triển thương hiệu sản phẩm. Chđộng triển khai các biện pháp ứng phó, khắc phục thiên tai. Nâng cao hiệu quả công tác dồn đổi, tích tụ ruộng đất. Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới, làm chuyển biến rõ nét môi trường nông thôn. Số khu dân cư đạt chuẩn nông thôn mới đạt từ 246 khu dân cư trở lên.

- Về đầu tư phát triển, quản lý quy hoạch và phát triển đô thị: Triển khai đồng bộ các giải pháp thực hiện khâu đột phá về huy động nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng then chốt. Phát triển hạ tầng đô thị, hạ tầng giao thông gắn với quy hoạch quỹ đất hai bên đường. Đẩy mạnh huy động nguồn lực đầu tư theo hình thức đi tác công tư, xã hội hóa đảm bảo đúng quy định và hiệu quả. Tổ chức lập quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030. Đẩy nhanh tiến độ đầu tư hạ tầng các khu đô thị, khu nhà ở, các công trình trọng điểm mang ý nghĩa điểm nhấn tại các khu vực đô thị trên địa bàn tỉnh.

- Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; phát triển các thành phần kinh tế: Rà soát, sửa đổi cơ chế một cửa liên thông đối với một số dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh. Tiếp tục rà soát, xử lý các dự án khó khăn, vướng mắc, tiến độ triển khai chậm, không hiệu quả. Triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp phát triển doanh nghiệp; nâng cao hiệu quả hoạt động của thành phần kinh tế tập thể.

- Về quản lý ngân sách nhà nước: Tập trung thực hiện các giải pháp xử lý, thu hồi nợ đọng thuế, chống thất thu, chuyển giá, kiểm tra công tác hoàn thuế. Triển khai mạnh mẽ các nhiệm vụ cải cách hành chính trong lĩnh vực thuế, hải quan, tài chính, kho bạc. Thực hiện chi ngân sách đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, đúng quy định.

- Phát triển khoa học và công nghệ: Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ. Khuyến khích các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức đổi mới công nghệ, ứng dụng khoa học công nghệ và tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.

- Quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường: Cải cách hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định cấp phép khai thác khoáng sản. Đẩy nhanh tiến độ triển khai Đề án thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt. Có giải pháp tháo gỡ khó khăn trong triển khai Dự án xử lý rác thải sinh hoạt và phát điện tại xã Trạm Thản, huyện Phù Ninh.

2. Phát triển toàn diện văn hóa, xã hội, chăm lo đi sống cho người dân

- Về giáo dục và phát triển nguồn nhân lực: Tiếp tục triển khai đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện khâu đột phá về phát triển nguồn nhân lực giai đoạn đến năm 2020. Tổ chức rà soát, sắp xếp đội ngũ cán bộ giáo viên, hoàn thiện quy hoạch mạng lưới trường lớp học. Tăng cường lồng ghép huy động các nguồn lực, chú trọng công tác xã hội hóa và phát triển các cơ sở giáo dục ngoài công lập.

- Công tác y tế, bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân: Nâng cao hiệu quả công tác phòng chống dịch bệnh, tăng cường chất lượng khám, chữa bệnh và cải thiện dịch vụ y tế ngay từ cơ sở. Đảm bảo tiến độ xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế. Triển khai đồng bộ hệ thống công nghệ thông tin trong quản lý hồ sơ sức khỏe người dân. Thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách và lộ trình bảo hiểm y tế toàn dân, nâng cao chất lượng dân s.

- Công tác giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội: Đẩy mạnh công tác giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động. Nâng cao tỷ lệ người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế. Thực hiện có hiệu quả chương trình giảm nghèo bền vững. Thực hiện đầy đủ, kịp thời chế độ chính sách đối với người có công, các đối tượng bảo trợ xã hội, đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn, vùng bị ảnh hưởng của thiên tai. Tỷ lệ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đạt từ 90% trở lên; tỷ lệ tham gia bảo hiểm thất nghiệp đạt từ 90% trở lên; tốc độ gia tăng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện so với năm trước đạt từ 30% tr lên.

- Lĩnh vực văn hóa, thể thao: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, đặc biệt là hai di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại trên địa bàn tỉnh. Tăng cường các biện pháp quản lý lễ hội, tổ chức tốt giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm 2019. Đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa việc xây dựng các thiết chế văn hóa và tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao ở cơ sở.

- Hoạt động thông tin truyền thông: Tăng cường công tác đảm bảo an toàn, an ninh thông tin; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch. Nâng cao chất lượng phát thanh, truyền hình, các hoạt động báo chí, xuất bản. Làm tốt công tác dân vận, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc tỉnh, các đoàn thể chính trị - xã hội để tạo sự đồng thuận trong Nhân dân.

- Công tác dân tộc, tôn giáo: Tập trung các nguồn lực đầu tư, lồng ghép các nguồn vốn và nâng cao chất lượng triển khai các chương trình, dự án, chính sách, chế độ đối với khu vực khó khăn, đặc biệt khó khăn, các vùng đồng bào dân tộc sinh sống. Giải quyết kịp thời các nhu cầu hợp pháp, chính đáng và vận động tổ chức, tín đ tôn giáo tham gia xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

3. Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành, xây dựng chính quyền, cải cách hành chính

Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện khâu đột phá cải cách hành chính, đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy quản lý nhà nước và các đơn vị sự nghiệp công lập gắn với thực hiện tinh giản biên chế; hoàn thiện hệ thống vị trí việc làm để làm cơ sở thực hiện cải cách tiền lương. Tổ chức triển khai hiệu quả Kế hoạch sắp xếp, sáp nhập tổng thể các khu dân cư. Đẩy mạnh xây dựng chính quyền điện tử, đô thị thông minh, phát huy hiệu quả hoạt động của Trung tâm Hành chính công và Điều hành đô thị thông minh, đáp ứng tt yêu cầu của doanh nghiệp và Nhân dân trong tỉnh. Tăng cường trách nhiệm người đứng đầu, nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác tham mưu, đề xuất của các cơ quan chuyên môn, sở, ngành, đơn vị.

4. Tăng cường hiệu quả công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo; phòng chng tham nhũng

Tăng cường công tác phối hợp, khắc phục tình trạng chồng chéo trong hoạt động thanh tra. Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng. Chủ động nắm tình hình về khiếu nại, tố cáo đông người để có kế hoạch giải quyết kịp thời ngay từ cơ sở.

5. Tăng cưng, củng cố quốc phòng - an ninh, phát triển các hot đng đối ngoại

- Tiếp tục quán triệt và thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm triển khai Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Chuẩn bị và tổ chức tốt diễn tập khu vực phòng thủ tỉnh Phú Thọ năm 2019, diễn tập phòng thủ các cấp sát với thực tiễn, hiệu quả và an toàn tuyệt đối.

- Tập trung đấu tranh, kiềm chế sự gia tăng của các loại tội phạm, tệ nạn xã hội. Bảo vệ tuyệt đối an toàn các mục tiêu và các sự kiện trọng điểm. Đấu tranh ngăn chặn hiệu quả với âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động. Đảm bảo công tác phòng cháy, chữa cháy, an toàn giao thông và an ninh trật tự trong hoạt động khai thác cát, sỏi trên các tuyến sông.

- Mở rộng hợp tác quốc tế trên nhiều lĩnh vực phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh. Quảng bá, phát huy giá trị hai Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại đến với đồng bào trong, ngoài nước và bạn bè quốc tế.

Điều 2. Hội đồng nhân dân tnh giao:

1. Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết;

2. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Thọ, khóa XVIII, kỳ họp thứ Bảy thông qua ngày 12 tháng 12 năm 2018 và có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019./.

 


Nơi nhận:
- UBTVQH, Chính phủ;
- VPQH, VPCP;
- Các B
: KH&ĐT, Tài chính;
- Bộ Tư lệnh QK
II;
- Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;
- Cục Kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp);
- Vụ Pháp chế các Bộ: KH&ĐT, Tài chính;
- TTTU, TTHĐND, UBND, UBMTTQ t
nh;
- Đoàn ĐBQH tỉnh;
- TAND, VKSND tỉnh;
- Các đại biểu HĐND tỉnh;
- Các s
, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh;
- TTHĐND, UBND các huyện, thành, thị;
- CVP, các PCVP;
- Trung tâm Công báo - Tin học tỉnh;
- Lưu VT.

CHỦ TỌA




PHÓ CHỦ TỊCH
Vi Trọng Lễ