Báo cáo số 456/BC-TCTTTg ngày 04/12/2018 Về tình hình ban hành văn bản hướng dẫn luật, pháp lệnh, văn bản liên quan đến kiểm tra chuyên ngành và điều kiện kinh doanh và kết quả kiểm tra tháng 11 của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ
- Số hiệu văn bản: 456/BC-TCTTTg
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Cơ quan ban hành: Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ
- Ngày ban hành: 04-12-2018
- Ngày có hiệu lực: 04-12-2018
- Tình trạng hiệu lực: Đang có hiệu lực
- Thời gian duy trì hiệu lực: 2182 ngày (5 năm 11 tháng 27 ngày)
- Ngôn ngữ:
- Định dạng văn bản hiện có:
VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 456/BC-TCTTTg | Hà Nội, ngày 04 tháng 12 năm 2018 |
BÁO CÁO
TÌNH HÌNH BAN HÀNH VĂN BẢN QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH LUẬT, PHÁP LỆNH, CÁC VĂN BẢN LIÊN QUAN ĐẾN KIỂM TRA CHUYÊN NGÀNH VÀ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH VÀ KẾT QUẢ KIỂM TRA THÁNG 11 CỦA TỔ CÔNG TÁC
I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ GIAO
- 11 tháng năm 2018, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao 18.422 nhiệm vụ. Trong đó, có 9.880 nhiệm vụ đã hoàn thành, 8.325 nhiệm vụ đang thực hiện trong hạn, 217 nhiệm vụ chưa hoàn thành quá hạn (chiếm 2,2%, giảm 0,7% so với tháng trước) - (Phụ lục I).
- Về CTCT, 11 tháng có 315 đề án phải trình; các Bộ đã trình 250 đề án (đạt 79,37% - tăng 9% so với tháng trước), trong đó 125 đề án đã được ban hành (chiếm 50% số đề án đã trình); 65 đề án đã quá thời hạn chưa trình theo tiến độ (Phụ lục II).
II. TÌNH HÌNH BAN HÀNH VĂN BẢN QUY ĐỊNH CHI TIẾT
- Các văn bản quy định chi tiết còn nợ đọng:
+ Hiện còn nợ đọng 04 Nghị định và 01 Quyết định, thuộc trách nhiệm soạn thảo của các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư (01 NĐ), Tài chính (02 NĐ), Nội vụ (01 NĐ), Văn hóa, Thể thao và Du lịch (01 QĐ).
+ Bộ Công an còn nợ 01 thông tư - (Phụ lục III).
Tình hình nợ đọng văn bản quy định chi tiết chuyển biến chậm, tình hình nợ đọng chưa được các Bộ khắc phục dứt điểm.
- Các văn bản quy định chi tiết các Luật, pháp lệnh có hiệu lực từ ngày 01/01/2019:
Các Bộ phải xây dựng, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành 22 Nghị định và 02 Quyết định; ban hành theo thẩm quyền 20 thông tư để hướng dẫn thi hành 08 Luật có hiệu lực từ ngày 01/01/2019 (Phụ lục IV).
Trong số 24 văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, đến nay mới ban hành được 02 Nghị định; hoàn thiện hồ sơ trình Chính phủ được 15 văn bản, còn 07 văn bản chưa trình.
Đối với 20 thông tư ban hành theo thẩm quyền, hiện các Bộ đã ban hành được 17 Thông tư; còn 03 Thông tư đang xây dựng dự thảo.
III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ LIÊN QUAN ĐẾN CẢI CÁCH HOẠT ĐỘNG KTCN VÀ ĐƠN GIẢN, CẮT GIẢM ĐKKD
Việc đơn giản, cắt giảm danh mục hàng hóa KTCN và ĐKKD có chuyển biến so với tháng trước. Danh mục hàng hóa KTCN đã đơn giản, cắt giảm đạt 136,5%, vượt 36,5% chỉ tiêu giao; ĐKKD đã đơn giản, cắt giảm đạt 108,1%, vượt 8,1% chỉ tiêu giao và tăng 11,1% so với tháng trước. Cụ thể:
1. Về KTCN đối với hàng hóa xuất nhập khẩu
Theo kế hoạch, các Bộ quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu phải xây dựng, sửa đổi, bổ sung trình ban hành và ban hành theo thẩm quyền 28 VBQPPL (06 NĐ; 01 QĐ và 21 Thông tư) để đơn giản, cắt giảm 6.003/9.926 dòng hàng và 74 thủ tục.
Đến nay, các Bộ đã trình ban hành và ban hành được 21 VBQPPL, đã cắt giảm, đơn giản hóa 6.776/9.926 dòng hàng phải KTCN (tương đương 68,2%, đạt 136,5%, vượt 36,5% so với yêu cầu chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và vượt 13% so với phương án dự kiến của các Bộ) và 30 thủ tục.
Kết quả đạt được cụ thể của từng Bộ: Lao động, Thương binh và Xã hội đã đơn giản hóa, cắt giảm 33/33 dòng hàng; Khoa học và Công nghệ đã đơn giản hóa, cắt giảm 22/24 dòng hàng; Công Thương đã đơn giản, cắt giảm 402/702 dòng hàng; Tài nguyên và Môi trường đã cắt giảm 38/74 dòng hàng; Thông tin và Truyền thông đã đơn giản, cắt giảm 89/146 dòng hàng; Xây dựng đã đơn giản, cắt giảm 33/64 dòng hàng; Giao thông vận tải đã đơn giản, cắt giảm được 80/134 dòng hàng và 07 thủ tục; Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã cắt giảm, đơn giản 51/171 dòng hàng và 9/10 TTHC; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đơn giản, cắt giảm 5.898 dòng hàng; Y tế đã bãi bỏ 01 mặt hàng với 05 dòng hàng thuộc lĩnh vực an toàn thực phẩm phải KTCN; 810 dòng hàng của 04 mặt hàng còn lại đã áp dụng theo hình thức kiểm tra giảm (95% số lô hàng sẽ không phải kiểm tra chuyên ngành).
Như vậy, theo kế hoạch, hiện còn 07 VBQPPL liên quan đến cải cách hoạt động KTCN chưa được ban hành, thuộc trách nhiệm của các Bộ: Tài Nguyên và Môi trường: 03 Nghị định - hiện Bộ đã trình Thủ tướng Chính phủ; Y tế: 01 Thông tư; Nông nghiệp và PTNT: 02 Thông tư; Công an: 01 Thông tư.
2. Về cắt giảm, đơn giản các ĐKKD
Theo kế hoạch, các Bộ, cơ quan có ngành nghề kinh doanh có điều kiện phải xây dựng, sửa đổi, bổ sung để trình cấp có thẩm quyền ban hành 70 VBQPPL (19 Luật; 51 Nghị định) để đơn giản, cắt giảm 3.794/6.191 ĐKKD.
Đến nay, các Bộ đã trình ban hành được 28 VBQPPL (03 Luật và 25 Nghị định), đã cắt giảm, đơn giản được 3.346/6.191 (tương đương 54,5%, đạt 108,1%, vượt 8,1% so với chỉ tiêu giao).
Kết quả đạt được cụ thể của từng Bộ: Công Thương: cắt giảm 675/1.216 ĐKKD, vượt 11,02%; Y tế: đơn giản, cắt giảm: 1.343/1.871 ĐKKD, vượt 43,56%; Xây dựng: cắt giảm 183/215 điều kiện kinh doanh, vượt 70,23; Tài nguyên và Môi trường: đơn giản, cắt giảm 101/163 ĐKKD, vượt 23,93%; Giáo dục và Đào tạo: đơn giản, cắt giảm 121/212 ĐKKD, vượt 14,15 %; Lao động-Thương binh và Xã hội: đơn giản, cắt giảm 60/112 ĐKKD, vượt 7,14 % và 75/85 TTHC; Nông nghiệp và PTNT: đơn giản, cắt giảm 172/345 ĐKKD, đạt chỉ tiêu giao; Văn hóa, Thể thao và Du lịch: đơn giản, cắt giảm 63/122 ĐKKD, vượt 3,28%; Khoa học công nghệ: đơn giản, cắt giảm 61/121 ĐKKD, đạt yêu cầu; Tài chính: đơn giản, cắt giảm 117/370 ĐKKD, đạt 63,24%; Thông tin và Truyền thông: đơn giản, cắt giảm 199/385 ĐKKD, vượt 3,38 %; Giao thông vận tải: đơn giản, cắt giảm 243/570 ĐKKD, đạt 85,26%; Tư pháp: đơn giản, cắt giảm 07/94 ĐKKD, đạt 17,02%; Ngân hàng Nhà nước: đơn giản, cắt giảm 27/257 ĐKKD, đạt 21%.
Như vậy, theo kế hoạch, hiện còn 42 VBQPPL (16 Luật, 26 Nghị định) về cắt giảm, đơn giản ĐKKD chưa được ban hành, thuộc trách nhiệm của các Bộ: Giáo dục Đào tạo: 02 Luật; Thông tin và Truyền thông: 03 Nghị định; Y tế: 06 Luật; Giao thông vận tải: 13 Nghị định; Lao động - Thương binh và Xã hội: 04 Nghị định; Văn hóa Thể thao và Du lịch: 01 Luật; Tư pháp: 01 Luật; Tài nguyên và Môi trường: 01 Nghị định; Tài chính: 06 Luật và 02 Nghị định; Công an: 01 Nghị định; Quốc phòng: 01 Nghị định.
Đối với việc sửa đổi, bổ sung các Luật: Đã được đưa vào chương trình xây dựng Luật năm 2019; đối với các Nghị định, hiện các Bộ đã hoàn thiện dự thảo, đang trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành, trừ một số Nghị định mang tính đặc thù thuộc trách nhiệm của Bộ Công an và Quốc phòng, xin được trình vào quý I năm 2019.
3. Về tác động kinh tế của việc cắt giảm, đơn giản danh mục hàng hóa KTCN và ĐKKD
- Về KTCN: Đến nay, có 8/10 Bộ báo cáo đánh giá tác động kinh tế của công tác cải cách hoạt động KTCN mang lại, gồm: Lao động, Thương binh và Xã hội: Tiết kiệm được 394.074 ngày công/năm, tương đương 194,3 tỷ đồng/năm; Công Thương: Tiết kiệm được 37.250 ngày công/năm, tương đương 19,8 tỷ đồng/năm; Xây dựng: Tiết kiệm được 1.040 ngày công/năm, tương đương 0,5 tỷ đồng/năm; Giao thông vận tải: Tiết kiệm được 1.340.000 ngày công/năm, tương đương 660,7 tỷ đồng/năm; Tài nguyên và Môi trường: Tiết kiệm được 50.989 ngày công/năm, tương đương 3 tỷ đồng/năm; Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Tiết kiệm được 263.662 ngày công/năm, tương đương 130 tỷ đồng/năm; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: ước tính tiết kiệm được 1.800.403 ngày công/năm, tương đương 1.291,1 tỷ đồng/năm; Y tế: Tiết kiệm được 7.754.650 ngày công/năm, tương đương 3.107,5 tỷ đồng/năm.
Như vậy, với việc đơn giản, cắt giảm 6.665 danh mục sản phẩm hàng hóa phải KTCN và 27 thủ tục KTCN của 8 Bộ nêu trên đã tiết kiệm cho doanh nghiệp và xã hội khoảng 11.642.068 ngày công/năm, tương đương 5.407 tỷ đồng/năm.
- Về ĐKKD: Đến nay có 8/16 Bộ báo cáo đánh giá tác động kinh tế của việc đơn giản, cắt giảm ĐKKD mang lại, gồm: Công Thương tiết kiệm được 109.016 ngày công/năm, tương đương 60,1 tỷ đồng/năm; Y tế tiết kiệm được 750.000 ngày công/năm, tương đương 225 tỷ đồng/năm; Xây dựng tiết kiệm được 153.305 ngày công/năm, tương đương 30,2 tỷ đồng/năm; Tài nguyên và Môi trường tiết kiệm được 2.755.000 ngày công, tương đương 37,1 tỷ đồng/năm; Lao động-Thương binh và Xã hội tiết kiệm được 435.980 ngày công/năm, tương đương 214,9 tỷ đồng/năm; Nông nghiệp và PTNT tiết kiệm được 233.790 ngày công, tương đương 32 tỷ đồng/năm; Giao thông vận tải tiết kiệm được 1.340.000 ngày công/năm, tương đương 183,6 tỷ đồng/năm; Tài chính tiết kiệm được 70.834 ngày công/năm, tương đương 89 tỷ đồng/năm.
Như vậy, với việc cắt giảm, đơn giản 2.894 ĐKKD của 8 Bộ nêu trên đã tiết kiệm cho doanh nghiệp và người dân khoảng 5.847.925 ngày công/năm, tương đương 872,2 tỷ đồng/năm.
Hiện còn các Bộ: Giáo dục và Đào tạo, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thông tin và Truyền thông, Tư pháp, Khoa học và Công nghệ đã có ĐKKD đơn giản, cắt giảm nhưng chưa có báo cáo đánh giá, tính toán hiệu quả kinh tế do việc đơn giản, cắt giảm ĐKKD của bộ, cơ quan mình mang lại cho doanh nghiệp và xã hội theo đúng chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10 năm 2018.
Tại phiên họp này, Tổ công tác đã kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ khen ngợi, biểu dương các Bộ: Tài Nguyên và Môi trường, Lao động, Thương binh và Xã hội, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương và Y tế đã hoàn thành vượt chỉ tiêu việc đơn giản, cắt giảm danh mục KTCN và ĐKKD do Chính phủ giao và kịp thời đánh giá, báo cáo tác động hiệu quả kinh tế do việc cắt giảm, đơn giản ĐKKD mang lại cho người dân và doanh nghiệp theo đúng chỉ đạo của Chính phủ.
IV. KẾT QUẢ KIỂM TRA THÁNG 11
Trong tháng 11 năm 2018, Tổ công tác đã tiến hành kiểm tra UBND thành phố Hà Nội và UBND tỉnh Thanh Hóa trong việc thực hiện nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao. Kết quả kiểm tra như sau:
1. Kết quả kiểm tra tại UBND thành phố Hà Nội
Với sự chỉ đạo, điều hành chủ động, quyết liệt, đổi mới, sáng tạo của Lãnh đạo thành phố, cùng với sự cố gắng, đoàn kết, cộng đồng trách nhiệm của cả hệ thống chính trị của thành phố, Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trên các mặt công tác. Cụ thể: Có nhiều đột phá, sáng tạo trong cải cách hành chính, ứng dụng mạnh mẽ CNNT, tạo sự minh bạch trong quản lý, điều hành và thực thi công vụ (HN xếp thứ 3 về mức độ sẵn sàng phát triển và ứng dụng CNTT, xếp thứ Nhất về chỉ số công nghiệp CNTT; tiên phong, đi đầu trong cả nước áp dụng cơ chế một cửa, một cửa liên thông đối với các đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp, hợp tác xã có cung ứng dịch vụ công; có 689 TTHC thực hiện dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3 và 4); môi trường đầu tư kinh doanh, thu hút đầu tư chuyển biến tích cực (năm 2017: chỉ số CCHC xếp thứ 2 cả nước; PCI xếp thứ 13/63 tỉnh, thành phố; năm 2018 có 25.742 doanh nghiệp được thành lập với tổng số vốn 280,1 nghìn tỷ đồng); quyết liệt trong tinh giản, sắp xếp tổ chức bộ máy, cải cách tài chính công (tinh giản biên chế 695 người; chuyển 106 đơn vị sự nghiệp công lập sang cơ chế tự chủ, giảm được 8.761 biên chế hưởng lương từ ngân sách); công tác quy hoạch, quản lý trật tự xây dựng và phát triển đô thị được chú trọng; hạ tầng xã hội phát triển, ngày càng hiện đại hóa; diện mạo nông thôn đổi mới toàn diện, đời sống người nông dân được nâng cao, nhất là tại các địa bàn thuộc tỉnh Hà Tây trước đây (thu nhập bình quân khu vực nông thôn dự kiến đạt 46 triệu đồng/người/năm, gấp 1,37 lần năm 2015); kinh tế tăng trưởng ấn tượng: Năm 2018, GRDP tăng 8,56%, tăng 3,6% so với năm 2016; GRDP bình quân đầu người năm 2018 đạt 4.080 USD/người, gấp 1,12 lần so với năm 2015; kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh, đạt 21,6% (kế hoạch là 7,5-8%) vượt khá xa so với tốc độ tăng của nhập khẩu (8,2%); bảo đảm tăng thu và giảm chi ngân sách hàng năm (năm 2018, tổng thu ước đạt 238,8 nghìn tỷ đồng, bằng 100,2% dự toán - tăng 12,6% so với cùng kỳ; tỷ trọng chi thường xuyên giảm còn 50,8% - giảm 2,7% so với năm 2017 và giảm 4,7% so với năm 2016)...; khẩn trương, nghiêm túc trong thực hiện nhiệm vụ giao: Từ 01/01/2017 - 15/11/2018, có 2.594 nhiệm vụ giao UBND TP Hà Nội. Trong đó, 1.980 nhiệm vụ đã hoàn thành; 607 nhiệm vụ chưa hoàn thành trong hạn; 07 nhiệm vụ quá hạn (chiếm 0,23%).
Bên cạnh kết quả đạt được nêu trên, Thủ tướng đề nghị lãnh đạo Hà Nội tiếp tục chỉ đạo quyết liệt và có giải pháp hiệu quả hơn nữa đối với một số mặt công tác để trở thành địa phương đi đầu cả nước trong cải cách, kiến tạo phát triển, tạo sự lan tỏa, thúc đẩy các tỉnh lân cận cùng phát triển, như: còn một số nhiệm vụ giao quá hạn nợ đọng; công tác cổ phần hóa, thoái vốn; vấn đề quy hoạch; đẩy mạnh cải cách hành chính, siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính; công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng; công tác đền bù, giải phóng mặt bằng; thúc đẩy phát triển vùng ngoại ô; quản lý nhà nước về môi trường...
2. Kết quả kiểm tra tại Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa
Thanh Hóa là một tỉnh đứng thứ 5 cả nước về diện tích và thứ 3 về dân số (diện tích: 11.133.4 km2; dân số: 3.712.600 người) và là tỉnh có nhiều đơn vị hành chính (27 đơn vị hành chính cấp huyện thì có tới 11 huyện là vùng núi cao). Với địa bàn rộng, dân số đông, trong quá trình phát triển, tỉnh có những khó khăn, thách thức nhất định. Nhưng với sự chỉ đạo, điều hành chủ động, đúng hướng và sự cộng đồng trách nhiệm của cả Hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh, năm 2018, Thanh Hóa đã đạt được một số kết quả quả nổi bật trên các mặt công tác. Cụ thể: Kinh tế tăng trưởng vượt kế hoạch đề ra và đạt mức tăng trưởng cao nhất từ trước đến nay, GRDP ước đạt 15,16% (năm 2010 đạt cao nhất là 13,7%); sản xuất công nghiệp tăng trưởng mạnh, giá trị sản xuất ước đạt 95.065 tỷ đồng, tăng 34,5% so với cùng kỳ và vượt 3,7% so với kế hoạch đề ra; kim ngạch xuất khẩu ước đạt 2.764,6 triệu USD tăng 36,1% so với cùng kỳ; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng (tỷ trọng ngành nông, lâm, thủy sản chiếm 12,7% - giảm 1,4%; công nghiệp - xây dựng chiếm 44% - tăng 1,5%; thuế sản phẩm chiếm 6,6% - tăng 3,2%); thu ngân sách ước đạt 21.831 tỷ đồng, vượt dự toán; chi ngân sách ước 30.562 tỷ đồng, bằng 109% dự toán giao; doanh thu du lịch ước đạt 10.625 tỷ đồng, tăng 32,8% so với cùng kỳ; thực hiện tốt việc giải ngân vốn đầu tư công (giá trị giải ngân đạt 7.166,1 tỷ đồng, bằng 98,9% kế hoạch và là tỉnh xếp thứ 2/63 tỉnh, thành phố về tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công); đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, ứng dụng CNNT trong quản lý, điều hành và cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh (thực hiện việc gửi - nhận văn bản qua mạng; 100% cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã đều đã có mạng nội bộ được kết nối Internet; đã rút ngắn 30% thời gian giải quyết các thủ tục hành chính; dịch vụ công trực tuyến hoạt động 24/24 giờ; năm 2018 có 3.000 doanh nghiệp được thành lập mới, với tổng vốn điều lệ đăng ký 17.500 tỷ đồng, tăng 6,4% so với cùng kỳ - Thanh Hóa đứng thứ 07 cả nước về số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới); chương trình xây dựng NTM đạt kết quả tích cực (toàn tỉnh có 283 xã, 567 thôn, bản đạt chuẩn nông thôn mới); thực hiện tốt chính sách dân tộc; công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường được tăng cường...; nghiêm túc, khẩn trương trong thực hiện nhiệm vụ giao: Từ 01/01/2017 đến 15/11/2018, có 462 nhiệm vụ giao UBND tỉnh Thanh Hóa. Trong đó, 351 nhiệm vụ đã hoàn thành; 111 nhiệm vụ chưa hoàn thành trong hạn. Không có nhiệm vụ quá hạn nợ đọng.
Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được nêu trên, một số mặt công tác còn hạn chế, bất cập, đề nghị lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa cần quan tâm, chấn chỉnh, như: Công tác sử dụng, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ; cải cách hành chính, thu hút đầu tư; công tác quản lý nhà nước về đất đai; vấn đề bảo vệ môi trường và tài nguyên khoáng sản.
V. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2018, Tổ công tác đã kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo:
1. Các Bộ, cơ quan
- Tập trung, gấp rút hoàn thành các dự thảo văn bản quy định chi tiết thi hành các luật, pháp lệnh còn nợ đọng trình Chính phủ ký ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền. Đồng thời, đẩy nhanh tiến độ soạn thảo, trình ban hành và ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy định chi tiết để bảo đảm có hiệu lực thi hành đồng thời với các Luật, pháp lệnh có hiệu lực từ ngày 01/01/2019, không để phát sinh nợ đọng mới.
- Tích cực thực hiện các nhiệm vụ được giao; quan tâm việc xây dựng và trình các đề án theo chương trình công tác, bảo đảm tiến độ và chất lượng.
2. Bộ Tư pháp
Phối hợp chặt chẽ với Văn phòng Chính phủ để theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết; kịp thời tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các giải pháp để tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ soạn thảo, trình ban hành các văn bản.
3. Các Bộ quản lý chuyên ngành và có ĐKKD:
Tiếp tục rà soát, đề xuất cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục, danh mục hàng hóa KTCN và ĐKKD để hoạt động cải cách KTCN và cắt giảm ĐKKD thực sự có hiệu quả, chất lượng. Đồng thời, phối hợp với Văn phòng Chính phủ trong việc tính toán hiệu quả kinh tế do kết quả cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục, danh mục hàng hóa KTCN và ĐKKD mang lại cho doanh nghiệp, xã hội, nhất là đối với các ĐKKD đã được cắt bỏ hoặc đơn giản hóa, gửi Văn phòng Chính phủ trước ngày 20 tháng 12 năm 2018 để tổng hợp, báo cáo tại Hội nghị Chính phủ với địa phương vào tháng 12 năm 2018.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường
Nghiên cứu, phân cấp cho UBND cấp tỉnh thực hiện cấp, điều chỉnh, cấp lại, thu hồi giấy phép xử lý chất thải nguy hại; chấp thuận liên kết để chuyển giao CTNH không có trong giấy phép xử lý chất thải nguy hại/giấy phép quản lý chất thải nguy hại; chấp thuận việc sử dụng các phương tiện vận chuyển không ghi trong Giấy phép xử lý chất thải nguy hại/giấy phép quản lý chất thải nguy hại cho tổ chức/cá nhân có địa bàn hoạt động trong tỉnh (theo quy định trước đây). Tăng quy mô phân cấp theo tổng khối lượng phế liệu nhập khẩu phân cấp cho Sở Tài nguyên và Môi trường.
5. Bộ Xây dựng
- Nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung những quy định còn bất cập của Nghị định số 139/2017/NĐ-CP ngày 27/11/2017, như: Một số hành vi vi phạm có mức phạt cao không phù hợp thực tiễn quản lý; thời hạn ngừng thi công 60 ngày đối với công trình không phép, sai phép chưa đáp ứng được với các dự án đầu tư; quy trình bắt buộc ngừng thi công 60 ngày áp dụng đối với tất cả các hành vi vi phạm trật tự xây dựng là chưa phù hợp với thực tiễn quản lý,...
- Rà soát, nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư ban hành kèm theo Thông tư số 02/2016/TT-BXD , ngày 15/02/2016 của Bộ Xây dựng, theo đó cần quy định rõ ràng chức năng, trách nhiệm của Chủ đầu tư, Ban quản lý, Ban quản trị, đơn vị quản lý vận hành trong quá trình đầu tư xây dựng và đưa công trình vào hoạt động nhằm giải quyết những mâu thuẫn, đùn đẩy, né tránh trách nhiệm của các đơn vị liên quan.
- Nghiên cứu, xây dựng và ban hành quy chuẩn riêng cho nhà chung cư; quy chuẩn an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với các nhà, công trình cao trên 75m (hiện chưa có quy định).
6. Bộ Công an
- Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung một số quy định còn bất cập của của Nghị định số 79/2014/NĐ-CP , ngày 31/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật PCCC và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC, như: cần nghiên cứu, điều chỉnh Danh mục cơ sở thuộc diện quản lý về PCCC (quy định cụ thể về quy mô và làm rõ khái niệm một số loại hình như: Cơ sở dịch vụ vui chơi giải trí, công trình công cộng khác; cơ sở y tế khám chữa bệnh khác; công trình văn hóa khác...; quy định rõ về nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ để làm căn cứ ra quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động; chế tài và biện pháp cưỡng chế đối với cơ sở không thi hành quyết định xử phạt; điều chỉnh quy định về việc tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động cho phù hợp, thống nhất với Luật xử lý vi phạm hành chính...
7. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội
- Chỉ đạo các sở, ngành, cơ quan liên quan khẩn trương hoàn thành nhiệm vụ giao đã quá hạn thực hiện, bảo đảm đúng tiến độ, yêu cầu chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời, rà soát các nhiệm vụ sắp đến hạn thực hiện để đôn đốc thực hiện kịp thời, tránh để phát sinh nợ đọng.
- Tập trung quyết liệt để đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước thuộc phạm vi quản lý theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 991/TTg-ĐMDN của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 1553/QĐ-TTg ngày 17 tháng 8 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ. Trước mắt, khẩn trương rà soát, đánh giá khả năng đáp ứng tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn theo kế hoạch đã được Thủ tướng giao và đề xuất việc điều chỉnh thời hạn cho phù hợp với tình hình thực tế theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 8466/VPCP-ĐMDN ngày 06/9/2018 của Văn phòng Chính phủ.
- Tăng cường công tác quản lý quy hoạch, xây dựng đô thị, xây dựng nông thôn mới; thực hiện tốt hơn nữa vấn đề quy hoạch, kể cả quy hoạch lõi; quy hoạch phải bảo đảm đồng bộ, phù hợp và theo kịp tốc độ đô thị hóa và bảo đảm yêu cầu phát triển bền vững, hài hòa giữa văn hóa và bảo tồn di sản, di tích lịch sử với phát triển kinh tế; nâng cao chất lượng quản lý thực hiện đầu tư xây dựng theo quy hoạch.
- Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh; ứng dụng CNTT trong quản lý điều hành và thực thi công vụ để tạo bước chuyển căn bản trong xây dựng chính quyền điện tử và hướng tới xây dựng thành phố thông minh, nền hành chính hiệu quả, hiện đại, chuyên nghiệp, năng động, trách nhiệm và phục vụ; tiếp tục rà soát, đơn giản, cắt giảm các TTHC không cần thiết, dễ tạo khoảng trống cho cán bộ thực thi nhiệm vụ sách nhiễu, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp; tính toán cụ thể hiệu quả kinh tế (bằng số ngày công và số tiền) do kết quả cải cách hành chính mang lại cho doanh nghiệp, xã hội và các tác động tích cực đến hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.
- Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, kỷ cương, phép nước trong thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức thành phố, nhất là đội ngũ cán bộ công chức cấp cơ sở; củng cố, xây dựng chính quyền cấp cơ sở ngày càng chuyên nghiệp, phục vụ nhân dân; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp cán bộ còn gây sách nhiễu, phiền hà cho người dân và doanh nghiệp.
- Tiếp tục quan tâm đầu tư, dành nguồn ưu tiên cho phát triển hạ tầng giao thông đô thị, phát triển hệ thống giao thông thông minh để hướng tới xây dựng thành phố thông minh, chính quyền đô thị.
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai và trật tự xây dựng; quyết liệt, mạnh mẽ hơn và xử lý kiên quyết, dứt điểm các vụ việc sai phạm về quản lý đất đai, trật tự xây dựng; tăng cường năng lực và trách nhiệm thực thi công vụ của bộ máy thanh tra xây dựng trên địa bàn, nhất là trách nhiệm người đứng đầu.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; quan tâm và dành ưu tiên cho việc triển khai các dự án đầu tư xử lý ô nhiễm môi trường, hoạt động quan trắc và kiểm soát nguồn chất thải theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị 25/CT-TTg ngày 31 tháng 8 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ.
- Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn người dân về thanh toán điện tử nhằm tạo sự chuyển biến căn bản về thanh toán điện tử và thói quen sử dụng tiền mặt như hiện nay; đẩy mạnh phát triển các hoạt động thanh toán điện tử để cung cấp cho người dân và doanh nghiệp các dịch vụ công thuận tiện, chi phí thấp theo chủ trương của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 2545/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020 để trở thành địa phương tiên phong, đầu tiên trong cả nước thực hiện tốt thanh toán điện tử. Trong quá trình triển khai thực hiện, có khó khăn, vướng mắc, kịp thời đề xuất với các cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý.
Đề nghị Ngân hàng nhà nước Việt Nam và các cơ quan liên quan phối hợp, tạo điều kiện và hỗ trợ Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội triển khai thực hiện thành công nhiệm vụ trên.
8. Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa
- Khẩn trương chỉ đạo các cơ quan chức năng đẩy nhanh tiến độ thoái vốn tại 02 doanh nghiệp nhà nước thuộc phạm vi quản lý của tỉnh (Công ty CP Cấp nước Thanh Hóa và Công ty CP Môi trường và Dịch vụ du lịch Sầm Sơn), bảo đảm đúng tiến độ theo yêu cầu.
- Quan tâm củng cố và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức; siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, đề cao tinh thần, trách nhiệm phục vụ người dân, doanh nghiệp trong quá trình thực thi công vụ của cán bộ, công chức, đặc biệt trách nhiệm người đứng đầu; xử lý, khắc phục triệt để tình trạng “quan lộ thần tốc”, gây bức xúc trong dư luận trong thời gian vừa qua; kiên quyết thu hồi, bãi bỏ các quyết định bổ nhiệm cán bộ sai quy định để lấy lại lòng tin của nhân dân đối với bộ máy chính quyền.
- Đẩy mạnh cải cách hành chính; quyết liệt, chú trọng và sâu sát hơn nữa đến công tác cải cách hành chính, ứng dụng mạnh mẽ CNTT trong cung cấp dịch vụ công để tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp trong việc thực hiện các thủ tục hành chính; nâng cao chỉ số cải cách hành chính và tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3 và 4; khẩn trương tích hợp việc công khai TTHC trên dịch vụ công trực tuyến, Hệ thống thông tin điện tử một cửa của tỉnh và Trung tâm hành chính công với cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC theo đúng quy định tại Nghị định 61/NĐ-CP của Chính phủ.
- Có giải pháp căn cơ, hiệu quả nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, thu hút đầu tư để thu hút được các dự án công nghiệp quy mô lớn, dự án công nghiệp chủ lực có tác động lan tỏa, công nghiệp phụ trợ phục vụ chuỗi sản xuất, công nghệ cao, dự án đầu tư theo hình thức PPP nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh của tỉnh; Lãnh đạo Tỉnh cần thường xuyên tổ chức đối thoại với doanh nghiệp để kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp khởi nghiệp.
- Chỉ đạo quyết liệt sớm hoàn thành việc thực hiện liên thông các thủ tục hành chính: Đăng ký khai tử, xóa đăng ký thường trú, hưởng chế độ tử tuất/hỗ trợ chi phí mai táng/hưởng mai táng phí theo đúng Quyết định số 1380/QĐ-TTg ngày 18/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ.
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai, trật tự đô thị và xây dựng; xử lý kiên quyết và dứt điểm các tổ chức, cá nhân sai phạm trong quản lý đất đai; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các công trình xây dựng trái phép, không phép, làm phá vỡ quy hoạch, chỉ giới trong xây dựng.
- Chỉ đạo, quyết liệt và khẩn trương chấn chỉnh đối với công tác quản lý rừng và tài nguyên khoáng sản; tăng cường công tác kiểm tra, ngăn chặn kịp thời các hoạt động khai thác khoáng sản trái phép; kiên quyết thu hồi giấy phép đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định trong hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản; xử lý kịp thời, dứt điểm các tổ chức, cá nhân tham gia khai thác, nạo vét, vận chuyển cát, sỏi trên tuyến thủy nội địa trái phép, gây sạt lở đất ven sông, ảnh hưởng đến sản xuất của người dân.
- Quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát và giám sát chặt chẽ hoạt động xả thải của doanh nghiệp, khí thải từ các làng nghề, trang trại chăn nuôi, các khu công nghiệp, cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước; kiên quyết từ chối cấp phép đầu tư đối với các dự án đầu tư vào các loại hình sản xuất, sử dụng công nghệ lạc hậu, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.
- Quan tâm chỉ đạo phát triển các hoạt động thanh toán điện tử để thúc đẩy phát triển thanh toán không dùng tiền mặt nhằm tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong giao dịch thương mại theo đúng chủ trương của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 2545/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020.
Trên cơ sở ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11 năm 2018, Tổ công tác đề nghị các Bộ, cơ quan, địa phương căn cứ vào nội dung của Báo cáo này, triển khai thực hiện các nội dung có liên quan đến Bộ, cơ quan, địa phương mình và báo cáo Tổ công tác kết quả thực hiện trước ngày 25 tháng 12 năm 2018./.
| TỔ TRƯỞNG |
PHỤ LỤC I
KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CHÍNH PHỦ, THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ GIAO CÁC BỘ, CƠ QUAN, ĐỊA PHƯƠNG
(Từ 01/01/2018 - 30/11/2018)
STT | Cơ quan được giao | Số văn bản giao nhiệm vụ | Số nhiệm vụ giao | Đã hoàn thành | Chưa hoàn thành | ||
Đúng hạn | Quá hạn | Trong hạn | Quá hạn | ||||
1 | Bộ Công an | 160 | 288 | 130 | 42 | 107 | 9 |
2 | Bộ Quốc phòng | 122 | 232 | 51 | 41 | 132 | 8 |
3 | Văn phòng Chính phủ | 59 | 135 | 125 | 0 | 10 | 0 |
4 | Bộ Ngoại giao | 65 | 159 | 26 | 0 | 132 | 1 |
5 | Bộ Nội vụ | 156 | 318 | 136 | 72 | 110 | 0 |
6 | Bộ Tư pháp | 102 | 208 | 182 | 0 | 26 | 0 |
7 | Bộ Kế hoạch và Đầu tư | 501 | 853 | 226 | 348 | 272 | 7 |
8 | Bộ Tài chính | 478 | 684 | 151 | 261 | 271 | 2 |
9 | Bộ Công Thương | 351 | 545 | 245 | 41 | 259 | 0 |
10 | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | 243 | 418 | 309 | 35 | 72 | 2 |
11 | Bộ Giao thông vận tải | 364 | 556 | 303 | 92 | 160 | 1 |
12 | Bộ Xây dựng | 245 | 361 | 185 | 55 | 121 | 0 |
13 | Bộ Tài nguyên và Môi trường | 341 | 499 | 337 | 48 | 114 | 0 |
14 | Bộ Thông tin và Truyền thông | 134 | 275 | 104 | 13 | 158 | 0 |
15 | Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội | 159 | 282 | 121 | 12 | 149 | 0 |
16 | Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch | 115 | 222 | 182 | 5 | 34 | 1 |
17 | Bộ Khoa học và Công nghệ | 140 | 253 | 58 | 27 | 168 | 0 |
18 | Bộ Giáo dục và Đào tạo | 149 | 271 | 113 | 19 | 139 | 0 |
19 | Bộ Y tế | 131 | 253 | 41 | 44 | 164 | 2 |
20 | Ủy ban Dân tộc | 81 | 168 | 45 | 6 | 117 | 0 |
21 | Ngân hàng Nhà nước Việt Nam | 127 | 228 | 205 | 2 | 21 | 0 |
22 | Thanh tra Chính phủ | 144 | 236 | 42 | 47 | 126 | 21 |
23 | Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh | 1 | 1 | 0 | 0 | 1 | 0 |
24 | Bảo hiểm Xã hội Việt Nam | 14 | 23 | 3 | 7 | 13 | 0 |
25 | Đài Tiếng nói Việt Nam | 6 | 6 | 0 | 0 | 5 | 1 |
26 | Đài Truyền hình Việt Nam | 9 | 9 | 0 | 0 | 7 | 2 |
27 | Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh | 3 | 3 | 0 | 0 | 3 | 0 |
28 | Thông tấn xã Việt Nam | 2 | 2 | 0 | 0 | 1 | 1 |
29 | Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam | 3 | 3 | 2 | 0 | 1 | 0 |
30 | UBND Thành phố Hà Nội | 135 | 224 | 3 | 37 | 177 | 7 |
31 | UBND Thành phố Hồ Chí Minh | 142 | 232 | 108 | 32 | 69 | 23 |
32 | UBND Thành phố Hải Phòng | 88 | 173 | 107 | 0 | 66 | 0 |
33 | UBND Thành phố Đà Nẵng | 82 | 171 | 0 | 0 | 152 | 19 |
34 | UBND Thành phố Cần Thơ | 79 | 178 | 101 | 2 | 75 | 0 |
35 | UBND Cao Bằng | 75 | 165 | 71 | 3 | 91 | 0 |
36 | UBND Lạng Sơn | 74 | 164 | 107 | 11 | 46 | 0 |
37 | UBND Lai Châu | 76 | 165 | 18 | 3 | 144 | 0 |
38 | UBND Điện Biên | 75 | 164 | 134 | 8 | 22 | 0 |
39 | UBND Hà Giang | 79 | 168 | 41 | 11 | 116 | 0 |
40 | UBND Sơn La | 77 | 167 | 73 | 5 | 89 | 0 |
41 | UBND Tuyên Quang | 75 | 135 | 109 | 1 | 25 | 0 |
42 | UBND Yên Bái | 74 | 162 | 135 | 4 | 23 | 0 |
43 | UBND Lào Cai | 72 | 161 | 28 | 8 | 124 | 1 |
44 | UBND Bắc Kạn | 79 | 168 | 31 | 8 | 125 | 4 |
45 | UBND Thái Nguyên | 77 | 165 | 130 | 1 | 34 | 0 |
46 | UBND Phú Thọ | 73 | 162 | 93 | 2 | 67 | 0 |
47 | UBND Vĩnh Phúc | 75 | 160 | 62 | 2 | 85 | 11 |
48 | UBND Bắc Giang | 83 | 172 | 54 | 2 | 116 | 0 |
49 | UBND Bắc Ninh | 83 | 168 | 117 | 4 | 47 | 0 |
50 | UBND Hòa Bình | 81 | 171 | 54 | 3 | 114 | 0 |
51 | UBND Quảng Ninh | 82 | 171 | 158 | 4 | 9 | 0 |
52 | UBND Hải Dương | 78 | 164 | 5 | 9 | 144 | 6 |
53 | UBND Hưng Yên | 70 | 155 | 122 | 6 | 27 | 0 |
54 | UBND Thái Bình | 79 | 170 | 157 | 0 | 13 | 0 |
55 | UBND Hà Nam | 78 | 167 | 22 | 3 | 142 | 0 |
56 | UBND Nam Định | 83 | 173 | 17 | 3 | 153 | 0 |
57 | UBND Ninh Bình | 82 | 171 | 15 | 10 | 146 | 0 |
58 | UBND Thanh Hóa | 84 | 172 | 79 | 0 | 93 | 0 |
59 | UBND Nghệ An | 80 | 169 | 1 | 2 | 152 | 14 |
60 | UBND Hà Tĩnh | 81 | 170 | 18 | 1 | 151 | 0 |
61 | UBND Quảng Bình | 83 | 172 | 118 | 0 | 51 | 3 |
62 | UBND Quảng Trị | 82 | 173 | 27 | 8 | 137 | 1 |
63 | UBND Thừa Thiên Huế | 84 | 174 | 121 | 2 | 51 | 0 |
64 | UBND Quảng Nam | 81 | 172 | 157 | 12 | 3 | 0 |
65 | UBND Quảng Ngãi | 78 | 169 | 133 | 1 | 35 | 0 |
66 | UBND Bình Định | 78 | 167 | 162 | 1 | 4 | 0 |
67 | UBND Phú Yên | 87 | 183 | 111 | 3 | 69 | 0 |
68 | UBND Khánh Hòa | 82 | 171 | 47 | 2 | 122 | 0 |
69 | UBND Ninh Thuận | 79 | 169 | 120 | 4 | 45 | 0 |
70 | UBND Bình Thuận | 93 | 186 | 96 | 1 | 89 | 0 |
71 | UBND Gia Lai | 81 | 170 | 26 | 5 | 139 | 0 |
72 | UBND Kon Tum | 76 | 166 | 96 | 2 | 67 | 1 |
73 | UBND Đắk Lắk | 82 | 172 | 59 | 7 | 106 | 0 |
74 | UBND Đắk Nông | 77 | 166 | 42 | 4 | 120 | 0 |
75 | UBND Lâm Đồng | 83 | 172 | 137 | 3 | 30 | 2 |
76 | UBND Đồng Nai | 92 | 177 | 7 | 14 | 150 | 6 |
77 | UBND Bà Rịa - Vũng Tàu | 81 | 166 | 100 | 10 | 51 | 5 |
78 | UBND Long An | 82 | 184 | 109 | 4 | 71 | 0 |
79 | UBND Tây Ninh | 76 | 161 | 33 | 10 | 118 | 0 |
80 | UBND Bình Dương | 79 | 164 | 147 | 0 | 17 | 0 |
81 | UBND Bình Phước | 75 | 160 | 0 | 0 | 143 | 17 |
82 | UBND Tiền Giang | 77 | 176 | 136 | 7 | 32 | 1 |
83 | UBND Bến Tre | 74 | 164 | 139 | 4 | 21 | 0 |
84 | UBND Hậu Giang | 74 | 163 | 13 | 8 | 141 | 1 |
85 | UBND Sóc Trăng | 76 | 174 | 80 | 4 | 90 | 0 |
86 | UBND Đồng Tháp | 76 | 175 | 96 | 0 | 79 | 0 |
87 | UBND Vĩnh Long | 69 | 158 | 153 | 2 | 3 | 0 |
88 | UBND Trà Vinh | 81 | 180 | 166 | 2 | 12 | 0 |
89 | UBND An Giang | 83 | 186 | 52 | 1 | 133 | 0 |
90 | UBND Kiên Giang | 85 | 184 | 52 | 15 | 115 | 2 |
91 | UBND Bạc Liêu | 74 | 174 | 37 | 11 | 123 | 3 |
92 | UBND Cà Mau | 79 | 170 | 60 | 6 | 104 | 0 |
93 | Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông Việt Nam | 1 | 1 | 0 | 0 | 0 | 1 |
94 | Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội | 1 | 1 | 0 | 1 | 0 | 0 |
95 | Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam | 1 | 1 | 0 | 0 | 0 | 1 |
96 | Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam | 1 | 1 | 0 | 0 | 0 | 1 |
97 | Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam | 2 | 2 | 0 | 0 | 0 | 2 |
98 | Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam | 13 | 13 | 0 | 0 | 10 | 3 |
99 | Tập đoàn Dệt - May Việt Nam | 1 | 1 | 0 | 0 | 0 | 1 |
100 | Tập đoàn Điện lực Việt Nam | 19 | 25 | 0 | 0 | 21 | 4 |
101 | Tập đoàn Hóa chất Việt Nam | 2 | 2 | 0 | 0 | 1 | 1 |
102 | Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước | 3 | 3 | 0 | 0 | 0 | 3 |
103 | Tổng công ty Đường sắt Việt Nam | 1 | 1 | 0 | 0 | 1 | 0 |
104 | Tổng công ty Xi măng Việt Nam | 1 | 1 | 0 | 0 | 0 | 1 |
105 | Tập đoàn Phát triển nhà và đô thị Việt Nam | 1 | 1 | 0 | 0 | 0 | 1 |
106 | Tập đoàn Công nghiệp Xây dựng Việt Nam | 1 | 1 | 0 | 0 | 0 | 1 |
107 | Ngân hàng Chính sách xã hội | 6 | 6 | 0 | 0 | 5 | 1 |
108 | Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam | 5 | 7 | 1 | 1 | 5 | 0 |
109 | Liên minh Hợp tác xã Việt Nam | 6 | 9 | 0 | 0 | 9 | 0 |
110 | Viện Kiểm sát nhân dân tối cao | 5 | 5 | 0 | 0 | 4 | 1 |
111 | Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam | 5 | 6 | 0 | 0 | 6 | 0 |
112 | Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam | 1 | 1 | 0 | 0 | 1 | 0 |
113 | Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh | 6 | 6 | 0 | 0 | 6 | 0 |
114 | Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam | 3 | 3 | 0 | 0 | 3 | 0 |
115 | Trung ương Hội Nông dân Việt Nam | 4 | 4 | 0 | 0 | 4 | 0 |
116 | Tòa án nhân dân tối cao | 6 | 6 | 0 | 0 | 4 | 2 |
117 | Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam | 4 | 5 | 0 | 0 | 5 | 0 |
118 | Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia | 10 | 13 | 0 | 0 | 10 | 3 |
119 | Hội Chữ thập đỏ Việt Nam | 1 | 3 | 0 | 0 | 3 | 0 |
120 | Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh | 3 | 3 | 0 | 0 | 3 | 0 |
121 | Đại học Quốc gia Hà Nội | 2 | 2 | 0 | 0 | 2 | 0 |
122 | Kiểm toán Nhà nước | 1 | 1 | 0 | 0 | 1 | 0 |
123 | Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam | 1 | 3 | 0 | 0 | 3 | 0 |
124 | Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương | 2 | 2 | 0 | 0 | 1 | 1 |
125 | Ban Chỉ đạo Đổi mới và PTDN | 1 | 1 | 0 | 0 | 1 | 0 |
126 | Tổng hội Y học Việt Nam | 2 | 3 | 0 | 0 | 2 | 1 |
127 | Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn VN | 1 | 3 | 0 | 0 | 3 | 0 |
128 | Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam | 2 | 4 | 0 | 0 | 4 | 0 |
129 | Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp | 1 | 1 | 0 | 0 | 1 | 0 |
130 | Ủy ban Kinh tế của Quốc hội | 1 | 1 | 0 | 0 | 1 | 0 |
131 | Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường của Quốc hội | 1 | 1 | 0 | 0 | 1 | 0 |
132 | Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn | 1 | 1 | 0 | 0 | 1 | 0 |
133 | Hội đồng Dân tộc của Quốc hội | 1 | 1 | 0 | 0 | 1 | 0 |
134 | Hiệp hội Mía đường Việt Nam | 1 | 1 | 0 | 0 | 1 | 0 |
| Tổng số |
| 18422 | 8325 | 1555 | 8325 | 217 |
Thời điểm xuất báo cáo 30/11/2018 17:33:45
PHỤ LỤC II
TỔNG HỢP TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC 11 THÁNG NĂM 2018 CỦA CHÍNH PHỦ, THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Stt | Bộ, cơ quan | Số đề án phải trình trong 11 tháng | Tổng số đề án đã trình thuộc CTCT 2018 | Số đề án đã ban hành thuộc CTCT 2018 | Số đề án chưa trình | Tỷ lệ đề án đã trình | |||
Số đề án theo đăng ký đầu năm | Số đề án giao thêm | Số đề án xin chuyển, xin rút | Tổng số | ||||||
1 | Bộ Công an | 13 | 7 | 3 | 17 | 8 | 5 | 9 | 47.06% |
2 | Bộ Công Thương | 11 | 3 | 4 | 10 | 8 | 4 | 2 | 80.00% |
3 | Bộ Giáo dục và Đào tạo | 8 | 0 | 2 | 6 | 4 | 3 | 2 | 66.67% |
4 | Bộ Giao thông vận tải | 4 | 0 | 0 | 4 | 3 | 3 | 1 | 75.00% |
5 | Bộ Kế hoạch và Đầu tư | 33 | 7 | 4 | 36 | 34 | 16 | 2 | 94.44% |
6 | Bộ Khoa học và Công nghệ | 7 | 1 | 2 | 6 | 6 | 1 | 0 | 100.00% |
7 | Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội | 9 | 5 | 1 | 13 | 12 | 4 | 1 | 92.31% |
8 | Bộ Ngoại giao | 19 | 0 | 0 | 19 | 17 | 13 | 2 | 89.47% |
9 | Bộ Nội vụ | 23 | 6 | 0 | 29 | 24 | 16 | 5 | 82.76% |
10 | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | 16 | 0 | 0 | 16 | 14 | 7 | 2 | 87.50% |
11 | Bộ Quốc phòng | 8 | 7 | 2 | 13 | 10 | 1 | 3 | 76.92% |
12 | Bộ Tài chính | 29 | 4 | 3 | 30 | 24 | 15 | 6 | 80.00% |
13 | Bộ Tài nguyên và Môi trường | 41 | 1 | 12 | 30 | 29 | 11 | 1 | 90.63% |
14 | Bộ Thông tin và Truyền thông | 4 | 5 | 0 | 9 | 5 | 0 | 4 | 55.56% |
15 | Bộ Tư pháp | 8 | 4 | 0 | 12 | 9 | 7 | 3 | 75.00% |
16 | Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch | 22 | 3 | 5 | 20 | 13 | 3 | 7 | 65.00% |
17 | Bộ Xây dựng | 8 | 2 | 3 | 7 | 5 | 3 | 2 | 71.43% |
18 | Bộ Y tế | 12 | 0 | 2 | 10 | 8 | 1 | 2 | 80.00% |
19 | Ngân hàng Nhà nước Việt Nam | 3 | 0 | 0 | 3 | 3 | 2 | 0 | 100.00% |
20 | Thanh tra Chính phủ | 4 | 1 | 1 | 4 | 2 | 0 | 2 | 50.00% |
21 | Ủy ban Dân tộc | 1 | 2 | 0 | 3 | 2 | 2 | 1 | 66.67% |
22 | Đài Tiếng nói Việt Nam | 3 | 0 | 0 | 3 | 1 | 0 | 2 | 33.33% |
| Tổng cộng | 288 | 69 | 42 | 315 | 250 | 125 | 65 | 79.37% |
PHỤ LỤC III
DANH MỤC NỢ ĐỌNG CÁC VĂN BẢN QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH CÁC LUẬT ĐÃ CÓ HIỆU LỰC
I. CÁC NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ, QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ CÒN NỢ (5 VĂN BẢN)
TT | Tên luật | Ngày có hiệu lực | Tên văn bản quy định chi tiết thi hành luật | Cơ quan chủ trì soạn thảo | Tình hình xử lý |
1 | Luật Du lịch (sửa đổi) | 01/01/2018 | Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập, phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch (Khoản 1 Điều 70) | Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch | - Bộ đã trình lại, VPCP đang xử lý. - Ngày 23/10/2018 Bộ đã có Báo cáo. Tuy nhiên còn chưa có ý kiến của Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính. VPCP đang chờ ý kiến của các cơ quan. - Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu Bộ VH, TT&DL tiếp thu ý kiến chỉ đạo hoàn thiện trình Thủ tướng trước ngày 30/6/2018. Chưa trình lại. - Bộ VHTTDL có tờ trình số 74/TTr-BVHTTDL ngày 04/4/2018 trình Thủ tướng CP. - Ngày 15/5/2018 Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chủ trì họp cho ý kiến về dự thảo QĐ; nếu được thì ban hành trong tháng 6/2018. Trong quá trình xây dựng dự thảo Quyết định, còn có ý kiến khác nhau giữa các Bộ trong quy định về mô hình tổ chức và hoạt động của Quỹ và nguồn hình thành Quỹ. - Về mô hình tổ chức và hoạt động: Để Quỹ có thể được hoạt động một cách hiệu quả thì cần hoạt động như một đơn vị sự nghiệp công lập. Tuy nhiên, theo Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập thì trong thời gian này cần hạn chế việc thành lập mới đơn vị sự nghiệp công lập; nếu có thành lập mới thì đơn vị này phải tự chủ về tài chính. Theo đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tiếp tục phối hợp với các bộ để điều chỉnh lại mô hình của Quỹ theo hướng: Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, gồm có Hội đồng quản lý Quỹ, Ban Tư vấn hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm và Cơ quan điều hành Quỹ là đơn vị thuộc Tổng cục Du lịch. Bảo đảm không phát sinh thêm biên chế, phù hợp với Nghị quyết số 19-NQ/TW. - Về cách thức bố trí, quản lý nguồn kinh phí của Quỹ: Trong quá trình xây dựng dự thảo QĐ do có ý kiến khác nhau về mức kinh phí ngân sách nhà nước cấp bổ sung hàng năm ngoài mức vốn điều lệ, nên quá trình trao đổi, tiếp thu, giải trình làm chậm tiến độ soạn thảo. |
2 | Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa | 01/01/2018 | Nghị định quy định về tổ chức và hoạt động của Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (Khoản 3 Điều 20) | Bộ Kế hoạch và Đầu tư | - Ngày 24/10/2018 PTTg VĐH đã chỉ đạo Bộ tiếp thu ý kiến của các Bộ, cơ quan liên quan, lấy ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp về dự thảo Nghị định. - Bộ KHĐT đang hoàn thiện theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng tại cuộc họp ngày 7/8/2018. Chưa trình lại - Bộ KHĐT trình tại Tờ trình số 4263/TTr-BKHĐT ngày 22/6/2018 (VPCP nhận ngày 26/6/2018). Tuy nhiên, thiếu văn bản tham gia ý kiến của các Bộ, cơ quan liên quan. Hiện Bộ đã bổ sung hồ sơ - Ngày 9/5/2018 Bộ Tư pháp đã thẩm định. Điều 20 Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) quy định Quỹ phát triển DNNVV thực hiện các chức năng: (i) Cho vay, tài trợ DNNVV khởi nghiệp sáng tạo, DNNVV tham gia cụm liên ngành, chuỗi giá trị; (ii) Tiếp nhận và quản lý nguồn vốn vay, tài trợ, viện trợ, đóng góp, ủy thác của các tổ chức, cá nhân để hỗ trợ DNNVV. Theo quy định của Luật, Quỹ phát triển DNNVV thực chất là một quỹ đầu tư mạo hiểm, đối tượng chủ yếu là các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo (star up). Đây là một lĩnh vực rất mới, nhạy cảm vì có tính rủi ro cao, ở Việt Nam chưa có kinh nghiệm, trên thế giới cũng đang trong giai đoạn đầu thực hiện, có thành công và cũng nhiều thất bại. Do đó, việc ban hành các quy định về tổ chức và hoạt động của Quỹ phát triển DNVVV đòi hỏi thận trọng, trong đó quan trọng nhất là lựa chọn mô hình Quỹ phù hợp với pháp luật Việt Nam nhưng cần thực hiện được hiệu quả chức năng hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo; quy định cụ thể quy trình xét duyệt, cơ chế tuyển chọn với từng loại dự án khởi nghiệp... Bộ KHĐT đã tham khảo kinh nghiệm quốc tế và có đề xuất với Chính phủ về mô hình Quỹ, các chức năng, nhiệm vụ của Quỹ, tuy nhiên các đề xuất này chưa phù hợp với tính chất hoạt động của Quỹ, đi quá xa phạm vi Luật cho phép, đề xuất nhiều nội dung không phù hợp với khả năng của Quỹ hiện có,... vì vậy tại cuộc họp ngày 14/3/2017, PTTg Vương Đình Huệ đã yêu cầu trả lại hồ sơ để Bộ KHĐT nghiên cứu và làm lại từ đầu để đảm bảo đúng quy định của Luật. |
3 | Luật Quản lý, sử dụng tài sản công | 01/01/2018 | Nghị định quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô công (Điểm b Khoản 1 Điều 26) | Bộ Tài chính | - Đang trình Thủ tướng ký ban hành - Bộ Tài chính đang tiếp thu kết luận của Thủ tướng tại cuộc họp Thường trực Chính phủ ngày 7/9/2018. - TTgCP đồng ý họp Thường trực Chính phủ vào thứ 6 ngày 07/9/2018. - VPCP đang xử lý. - Bộ Tài chính đang tiếp thu ý kiến của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng về dự thảo Nghị định. - VPCP đang xử lý - Ngày 28/5/2018 VPCP nhận được Báo cáo của Bộ Tài chính số 6003/BTC-QLCS 23/5/2018 về việc tiếp thu, giải trình ý kiến của UBTVQH, TVCP về dự thảo nghị định. Trình chậm vì lý do khách quan: - Tờ trình Chính phủ số 144/TTr-BTC ngày 4/10/2017 về dự thảo Nghị định Dự thảo Nghị định đã được gửi xin ý kiến thành viên Chính phủ. Tuy nhiên, do nội dung dự thảo Nghị định hiện có một số điều quy định mới so với các quy định hiện hành (Quyết định 32/2015/QĐ-TTg về tiêu chuẩn, định mức và sử dụng xe ô tô công). Trong đó có quy định bắt buộc khoán kinh phí đưa đón từ nơi ở đến cơ quan và ngược lại đối với các chức danh quy định tại khoản 1 Điều 7 dự thảo NĐ1. Đây là nội dung mới và phạm vi áp dụng khá rộng, bao gồm cả Trưởng Đoàn và Phó trưởng Đoàn đại biểu QH chuyên trách, nên hiện còn nhiều ý kiến khác nhau. Chính phủ đề nghị đưa nội dung này xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước khi trình Chính phủ xem xét, ban hành. |
4 | Nghị định quy định trình tự, thủ tục sử dụng tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án đầu tư xây dựng các công trình theo hình thức hợp đồng BT (Khoản 3 Điều 13) | Bộ Tài chính | - Nghị quyết Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2018 giao: Bộ Tài chính rà soát, nghiên cứu kỹ các quy định của pháp luật có liên quan, phối hợp chặt chẽ với các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Tư pháp và Kiểm toán Nhà nước để hoàn thiện dự thảo Nghị định, bảo đảm nguyên tắc đấu thầu hoặc đấu giá công khai, minh bạch; sử dụng giá trị quyền sử dụng đất để thanh toán cho các dự án áp dụng hình thức hợp đồng BT theo quy định của Luật Đất đai, trong đó việc xác định giá trị đất phải thông qua Hội đồng thẩm định. Trong thời gian Nghị định này chưa được ban hành và chưa có hiệu lực thi hành, giao Bộ Tài chính khẩn trương nghiên cứu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ giải pháp xử lý khoảng trống pháp lý kể từ ngày Luật quản lý, sử dụng tài sản công có hiệu lực để không làm ảnh hưởng đến các dự án đang triển khai, đặc biệt là các dự án BT đã ký kết hợp đồng. - Đầu năm 2018 Bộ Tài chính đã trình, VPCP đã hoàn tất các thủ tục để trình Thủ tướng ký ban hành. Tuy nhiên, Thủ tướng chỉ đạo đưa ra Phiên họp Chính phủ để cho ý kiến. | ||
5 | Luật tín ngưỡng tôn giáo | 01/01/2018 | Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo (khoản 2 Điều 64) | Bộ Nội vụ | - Bộ đang tiếp thu ý kiến chỉ đạo của PTTg để báo cáo Ban Bí thư về một số nội dung - PTTg THB chỉ đạo BNV giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý và hoàn thiện hồ sơ trình trước ngày 15/9/2018. Bộ chưa trình. - Bộ Nội vụ Công văn 164/BC-TGCP ngày 5/12/2017 kiến nghị và Thủ tướng đã đồng ý lùi thời hạn trình sang tháng 10/2018. Trình chậm vì lý do khách quan. Luật tín ngưỡng, tôn giáo có hiệu lực vào ngày 01/1/2018 và Chính phủ đã ban hành Nghị định số 162/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật này. Luật tín ngưỡng, tôn giáo và Nghị định hướng dẫn chi tiết có nhiều điểm mới, đồng thời đây là lần đầu tiên Nhà nước có quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực tôn giáo. Do vậy, cần có thời gian đánh giá việc áp dụng các quy định của Luật và Nghị định quy định chi tiết trước khi ban hành quy định xử phạt, để cân nhắc, lựa chọn thận trọng các hành vi vi phạm và hình thức xử phạt, tránh 2 xu hướng: phạt tràn lan gây bức xúc hoặc có quy định nhưng không phạt được, không đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật. Đồng thời, tại cuộc gặp của đồng chí Trương Thị Mai - UVBCT - Trưởng ban Dân vận Trung ương với các chức sắc tôn giáo là đại biểu quốc hội (được đưa tin trên chương trình thời sự VTV 1), có phản ánh kiến nghị của các đại biểu quốc hội và đồng chí Trương Thị Mai có kiến nghị lùi Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo. |
II. CÁC THÔNG TƯ CỦA BỘ TRƯỞNG (1 thông tư)
TT | TÊN LUẬT, PHÁP LỆNH | NGÀY CÓ HIỆU LỰC | CHỦ TRÌ SOẠN THẢO VB QĐCT | TÊN VĂN BẢN QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH | TÌNH TRẠNG HIỆN NAY |
1. | Luật Cảnh vệ (Thông qua tại Kỳ họp thứ 3 QH14) | 01/7/2018 | BCA | 1. Thông tư quy định về tiêu chuẩn, định mức trang bị cho Bộ Tư lệnh Cảnh vệ | Đang soạn thảo - Thời hạn trình là tháng 5/2018 |
PHỤ LỤC IV
DANH MỤC CÁC VĂN BẢN QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH CÁC LUẬT CÓ HIỆU LỰC TỪ NGÀY 01/01/2019
I. CÁC NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ, QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ (22 VĂN BẢN)
Tên luật | Ngày có hiệu lực | Tên văn bản quy định chi tiết thi hành luật | Cơ quan chủ trì soạn thảo | Đơn vị theo dõi của VPCP | Trạng thái |
Luật An ninh mạng | 01/01/2019 | Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết một số điều trong Luật An ninh mạng (khoản 4 Điều 10; khoản 5 Điều 12; khoản 1 Điều 23; khoản 7 Điều 24; khoản 4 Điều 26; khoản 5 Điều 36) | Bộ Công an | KSTT | Chưa trình |
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia (khoản 3 Điều 10; khoản 3 Điều 43) | Bộ Công an | KSTT | Chưa trình | ||
Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết về trình tự, thủ tục áp dụng một số biện pháp bảo vệ an ninh mạng (khoản 2 Điều 5) | Bộ Công an | KSTT | Chưa trình | ||
Luật Lâm nghiệp | 01/01/2019 | Nghị định quy định về Kiểm lâm và lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng (khoản 4 Điều 41; khoản 3 Điều 104; khoản 4 Điều 105; khoản 3 Điều 106) | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Vụ Tổ chức hành chính nhà nước và Công vụ | Đã trình Họp CP tháng 11/2018 |
Nghị định quy định về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (khoản 2 Điều 38; khoản 2 Điều 49) | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Vụ Nông nghiệp | Đã trình Đang xin ý kiến TVCP | ||
Luật Quy hoạch | 01/01/2019 | Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Quy hoạch (khoản 3 Điều 15, khoản 2 Điều 17, khoản 5 Điều 19, khoản 3 Điều 22, khoản 3 Điều 23, khoản 3 Điều 24, khoản 7 Điều 25, khoản 3 Điều 26, khoản 3 Điều 27, khoản 4 Điều 30, khoản 3 Điều 40, | Bộ Kế hoạch và Đầu tư | Vụ Kinh tế tổng hợp | Đã chuyển lại bộ để tiếp thu, chỉnh lý. Đã lấy ý kiến TVCP. |
Luật Quốc phòng (sửa đổi) | 01/01/2019 | Nghị định về kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội và kinh tế - xã hội với quốc phòng (khoản 3 Điều 15) | Bộ Quốc phòng | Vụ Nội chính | Đã trình Đang xin ý kiến TVCP |
Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quốc phòng về tình trạng khẩn cấp, thiết quân luật, giới nghiêm (khoản 3 Điều 18; khoản 10 Điều 21; khoản 6 Điều 22) | Bộ Quốc phòng | Vụ Nội chính | Đã trình Đang xin ý kiến TVCP | ||
Nghị định về phòng thủ dân sự (khoản 4 Điều 13) | Bộ Quốc phòng | Vụ Nội chính | Đã trình Đang xin ý kiến TVCP | ||
Nghị định quy định về tổ chức xây dựng kế hoạch và biện pháp thực hiện động viên quốc phòng (khoản 3 Điều 11) | Bộ Quốc phòng | Vụ Nội chính | Đã trình Đang xin ý kiến TVCP | ||
Nghị định về phòng thủ quân khu và khu vực phòng thủ (khoản 3 Điều 8; khoản 4 Điều 9) | Bộ Quốc phòng | Vụ Nội chính | Chưa trình | ||
Nghị định thay thế Nghị định số 77/2010/NĐ-CP ngày 12/7/2010 của Chính phủ về phối hợp giữa Bộ Công an và Bộ Quốc phòng trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và nhiệm vụ quốc phòng | Bộ Công an | Vụ Nội chính | Chưa trình | ||
Nghị định về công tác quốc phòng ở Bộ, ngành trung ương, địa phương (khoản 4 Điều 16) | Bộ Quốc phòng | Vụ Nội chính | Đã trình Đang xin ý kiến TVCP | ||
Luật Thủy sản | 01/01/2019 | Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định đối tượng thủy sản nuôi chủ lực (khoản 4 Điều 38) | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Vụ Nông nghiệp | Đã trình. VPCP đang xử lý |
Nghị định quy định chi tiết Luật Thủy sản 2017 (khoản 10 Điều 10; điểm b khoản 3 Điều 13; khoản 4 Điều 16; khoản 5 Điều 21; điểm a khoản 2 Điều 23; khoản 5 Điều 25; khoản 5 Điều 27; khoản 4 Điều 28; khoản 2 Điều 32; khoản 5 Điều 34; khoản 6 Điều | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Vụ Nông nghiệp | Đã trình. VPCP đang xử lý | ||
Luật Tố cáo (sửa đổi) | 01/01/2019 | Nghị định quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo trong công an nhân dân (Điều 67) | Bộ Công an | Vụ Theo dõi công tác thanh tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả | Chưa trình |
Nghị định quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo trong quân đội nhân dân (Điều 67) | Bộ Quốc phòng | Vụ Theo dõi công tác thanh tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả | Đã trình. VPCP đang xử lý | ||
Nghị định quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Tố cáo (khoản 5 Điều 33; khoản 5 Điều 38; khoản 4 Điều 40) | Thanh tra Chính phủ | Vụ Theo dõi công tác thanh tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả | Đã trình. VPCP đang xử lý. | ||
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục, thể thao | 01/01/2019 | Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục, thể thao (khoản 1 Điều 50 (khoản 21 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung); khoản 1 Điều 55 Luật Thể dục, thể thao (khoản 24 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung) | Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch | Vụ Khoa giáo - Văn xã | Đã trình. VPCP đang xử lý |
Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thể thao (khoản 2 Điều 1 của Luật sửa đổi, bổ sung) | Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch | Vụ Khoa giáo - Văn xã | Chưa trình | ||
Luật Đo đạc và bản đồ | 01/01/2019 | Nghị định về hoạt động viễn thám | Bộ Tài nguyên và Môi trường | Vụ Khoa giáo - Văn xã | Đã trình Đang xin ý kiến TVCP |
Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Đo đạc và Bản đồ (khoản 3 Điều 12; khoản 3 Điều 16; khoản 8 Điều 36; khoản 5 Điều 38; khoản 7 Điều 41; khoản 6 Điều 44; khoản 1 Điều 51; khoản 8 Điều 51; điểm c khoản 1 Điều 52; khoản 9 Điều 53; kh | Bộ Tài nguyên và Môi trường | Vụ Nông nghiệp | Đã trình. Đã chuyển lại Bộ tiếp thu, chỉnh lý |
II. CÁC THÔNG TƯ CỦA BỘ TRƯỞNG (03 thông tư)
TT | TÊN LUẬT | NGÀY CÓ HIỆU LỰC | TỔNG SỐ VBQĐCT | CƠ QUAN CHỦ TRÌ SOẠN THẢO | TÊN VĂN BẢN QUY ĐỊNH CHI TIẾT | TÌNH TRẠNG HIỆN NAY |
1. | Luật Quy hoạch (Thông qua tại Kỳ họp thứ 4 QH14) | 01/01/2019 | 01 | BKHĐT | 1. Thông tư hướng dẫn về định mức kinh tế - kỹ thuật lập, thẩm định, công bố và điều chỉnh quy hoạch (điểm đ khoản 3 Điều 55) | Đang soạn thảo - Thời hạn trình là Tháng 9/2018 |
2. | Luật Thủy sản (Thông qua tại Kỳ họp thứ 4 QH14) | 01/01/2019 | 01 | BTC | 2. Thông tư quy định việc thanh toán chi phí cho tổ chức, cá nhân được điều động, huy động, cộng tác viên (khoản 3 Điều 95) | Đã trình - Thời hạn trình là Tháng 10/2018 - Đã gửi xin ý kiến rộng rãi |
3. | Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục, thể thao (Thông qua Kỳ họp Thứ 5 QH 14) | 01/01/2019 | 01 | BVHTT&DL | 3. Thông tư của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết các tiêu chí đánh giá phong trào thể dục, thể thao quần chúng (Điều 12) | Đã trình - Thời hạn trình là Tháng 10/2018 - Hiện đã thẩm định, đang trình Lãnh đạo Bộ xem xét ký ban hành. |
1 Điều 7. Chức danh có tiêu chuẩn khoán kinh phí đưa đón từ nơi ở đến cơ quan, được bố trí xe ô tô phục vụ công tác chung khi đi công tác
1. Chức danh được sử dụng:
a) Phó Trưởng ban của Đảng ở Trung ương, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Phó Tổng Kiểm toán nhà nước; Thủ trưởng các cơ quan thuộc Chính phủ, Thứ trưởng, Tổng cục trưởng Tổng cục thuộc Bộ, cơ quan trung ương, Phó các đoàn thể Trung ương, Bí thư Thường trực Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các chức danh lãnh đạo có hệ số phụ cấp chức vụ từ 1,25 trở lên;
b) Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội chuyên trách các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
c) Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh;
d) Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc các Tập đoàn kinh tế nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập (sau đây gọi là Tập đoàn kinh tế).
2. Việc bảo đảm xe ô tô phục vụ công tác cho các chức danh quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện như sau:
a) Khoán kinh phí sử dụng xe ô tô đưa đón từ nơi ở đến cơ quan và ngược lại theo quy định tại Điều 22 Nghị định này;
b) Bố trí xe phục vụ công tác chung khi đi công tác theo quy định tại khoản 2 Điều 9, khoản 2 Điều 10, khoản 2 Điều 12 và khoản 2 Điều 14 Nghị định này; trường hợp các chức danh tự nguyện nhận khoán kinh phí sử dụng xe thì thực hiện theo quy định tại Điều 22 Nghị định này; trường hợp cơ quan áp dụng hình thức thuê dịch vụ xe ô tô thì thực hiện theo quy định tại Điều 23 Nghị định này.