cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Nghị định số 61/2020/NĐ-CP ngày 29/05/2020 của Chính phủ Về sửa đổi Nghị định 28/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp

  • Số hiệu văn bản: 61/2020/NĐ-CP
  • Loại văn bản: Nghị định
  • Cơ quan ban hành: Chính phủ
  • Ngày ban hành: 29-05-2020
  • Ngày có hiệu lực: 15-07-2020
  • Tình trạng hiệu lực: Đang có hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 1648 ngày (4 năm 6 tháng 8 ngày)
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 61/2020/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 29 tháng 5 năm 2020

 

NGHỊ ĐỊNH

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 28/2015/NĐ-CP NGÀY 12 THÁNG 3 NĂM 2015 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT VIỆC LÀM VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP

Căn cLuật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Việc làm ngày 16 tháng 11 năm 2013;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một sđiều của Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo him thất nghiệp.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp (sau đây viết tắt là Nghị định số 28/2015/NĐ-CP) như sau:

1. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 3:

“2. Gặp khó khăn thuộc các trường hợp theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 47 Luật Việc làm dẫn đến nguy cơ phải cắt giảm số lao động hiện có từ 30% hoặc từ 30 lao động trở lên đối với người sử dụng lao động có sử dụng dưới 200 lao động; từ 50 lao động trở lên đối với người sử dụng lao động có sử dụng từ 200 đến 1000 lao động; từ 100 lao động trở lên đối với người sử dụng lao động có sử dụng trên 1000 lao động, không kể lao động giao kết hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc một công việc nhất định có thời hạn dưới 01 tháng.

Những trường hợp được coi là bất khả kháng theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 47 Luật Việc làm, bao gồm:

- Hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, sóng thần, địch họa, dịch bệnh làm thiệt hại một phần hoặc toàn bộ cơ sở vật chất, thiết bị, máy móc, nhà xưởng có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh nơi người sử dụng lao động bị thiệt hại;

- Thực hiện yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc di dời hoặc thu hẹp địa điểm sản xuất kinh doanh.”

2. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 8:

“3. Phương thức chuyển kinh phí chi quản lý bảo hiểm thất nghiệp:

Căn cứ dự toán chi quản lý bảo hiểm thất nghiệp được Thủ tướng Chính phủ giao, Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm chuyển đủ và kịp thời chi phí quản lý bảo hiểm thất nghiệp cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Bộ Công an. Phương thức chuyển kinh phí thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế quản lý tài chính về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. Riêng đối với chi ứng dụng công nghệ thông tin thực hiện theo quy định tại Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ quy định ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có)”.

3. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 10:

“2. Việc lập, phân bổ, giao dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán chi phí quản lý bảo hiểm thất nghiệp thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế quản lý tài chính về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp”.

4. Sửa đổi, bổ sung khoản 2, khoản 3 Điều 12:

“2. Người lao động được xác định là đang đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Điều 49 Luật Việc làm khi thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Người lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp của tháng chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc và được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận trên sổ bảo hiểm xã hội;

b) Người lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp của tháng liền kề trước tháng chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc và được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận trên sổ bảo hiểm xã hội;

c) Người lao động có tháng liền kề trước tháng chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tháng chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc mà nghỉ việc do ốm đau, thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng, không hưởng tiền lương tháng tại đơn vị và được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận trên sổ bảo hiểm xã hội;

d) Người lao động có tháng liền kề trước tháng chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tháng chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc mà nghỉ việc không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng tại đơn vị và được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận trên sổ bảo hiểm xã hội;

đ) Người lao động có tháng liền kề trước tháng chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tháng chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc mà tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng tại đơn vị và được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận trên sổ bảo hiểm xã hội.

3. Tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động được tính nếu người sử dụng lao động và người lao động đã thực hiện hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc và đã đóng bảo hiểm thất nghiệp.

Trường hợp người lao động đã được giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp, sau khi chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp mới được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận bổ sung thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp thì thời gian này được xác định là thời gian đóng nhưng chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 45 Luật Việc làm.”

5. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 14:

“3. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định giá dịch vụ tư vấn, giới thiệu việc làm từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định tại Điều 54 Luật Việc làm.”

6. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 16:

“2. Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu của một trong các giấy tờ sau đây xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc:

a) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;

b) Quyết định thôi việc;

c) Quyết định sa thải;

d) Quyết định kỷ luật buộc thôi việc;

đ) Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc;

e) Xác nhận của người sử dụng lao động trong đó có nội dung cụ thể về thông tin của người lao động; loại hợp đồng lao động đã ký; lý do, thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động;

g) Xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc doanh nghiệp hoặc hợp tác xã giải thể, phá sản hoặc quyết định bãi nhiệm, miễn nhiệm, cách chức đối với các chức danh được bổ nhiệm trong trường hợp người lao động là người quản lý doanh nghiệp, quản lý hợp tác xã;

h) Trường hợp người lao động không có các giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động do đơn vị sử dụng lao động không có người đại diện theo pháp luật và người được người đại diện theo pháp luật ủy quyền thì thực hiện theo quy trình sau:

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh gửi văn bản yêu cầu Sở Kế hoạch và Đầu tư xác nhận đơn vị sử dụng lao động không có người đại diện theo pháp luật hoặc không có người được người đại diện theo pháp luật ủy quyền.

Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm phối hợp với cơ quan thuế, cơ quan công an, chính quyền địa phương nơi đơn vị sử dụng lao động đặt trụ sở chính thực hiện xác minh nội dung đơn vị sử dụng lao động không có người đại diện theo pháp luật hoặc không có người được người đại diện theo pháp luật ủy quyền.

Sở Kế hoạch và Đầu tư gửi văn bản trả lời cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh về nội dung đơn vị sử dụng lao động không có người đại diện theo pháp luật hoặc không có người được người đại diện theo pháp luật ủy quyền trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu xác nhận của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh.

i) Trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm thì giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng là bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu của hợp đồng đó.”

7. Bổ sung khoản 4 Điều 17:

“4. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu người lao động không có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp thì người lao động phải trực tiếp hoặc ủy quyền cho người khác nộp đề nghị không hưởng trợ cấp thất nghiệp cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động đã nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp.”

8. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 18:

“3. Trong 03 ngày làm việc được ghi trên phiếu hẹn trả kết quả theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định này, nếu người lao động không đến nhận quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp hoặc không ủy quyền cho người khác đến nhận quyết định và không thông báo cho trung tâm dịch vụ việc làm về lý do không thể đến nhận thì được coi là không có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày người lao động hết hạn nhận quyết định theo phiếu hẹn trả kết quả, trung tâm dịch vụ việc làm trình Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành quyết định về việc hủy quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị định này.

Quyết định về việc hủy quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp được trung tâm dịch vụ việc làm gửi: 01 bản đến cơ quan bảo hiểm xã hội cấp tỉnh để không chi trả trợ cấp thất nghiệp cho người lao động; 01 bản đến người lao động.”

9. Sửa đổi, bổ sung điểm b, d, đ, e, h khoản 1; khoản 2; khoản 5 Điều 21:

“b) Có việc làm

Người lao động được xác định là có việc làm khi thuộc một trong các trường hợp sau:

- Đã giao kết hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo công việc nhất định có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên. Ngày mà người lao động được xác định có việc làm là ngày hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động có hiệu lực theo quy định của pháp luật;

- Có quyết định tuyển dụng hoặc bổ nhiệm đối với những trường hợp không thuộc đối tượng giao kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc. Ngày mà người lao động được xác định có việc làm trong trường hợp này là ngày người lao động được tuyển dụng hoặc bổ nhiệm ghi trong quyết định tuyển dụng hoặc bổ nhiệm;

- Có giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh đối với trường hợp người lao động là chủ hộ kinh doanh hoặc có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với trường hợp người lao động là chủ doanh nghiệp. Ngày mà người lao động được xác định có việc làm là ngày người lao động thông báo với trung tâm dịch vụ việc làm về việc hộ kinh doanh hoặc doanh nghiệp bắt đầu hoạt động kinh doanh;

- Người lao động thông báo đã có việc làm cho trung tâm dịch vụ việc làm. Ngày mà người lao động được xác định có việc làm là ngày ghi trong thông báo có việc làm của người lao động.

d) Hưởng lương hưu hằng tháng

Ngày mà người lao động được xác định hưởng lương hưu là ngày đầu tiên tính hưởng lương hưu được ghi trong văn bản của cơ quan bảo hiểm xã hội về việc hưởng lương hưu hằng tháng của người lao động.

đ) Sau 02 lần người lao động từ chối việc làm do trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp giới thiệu mà không có lý do chính đáng

Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp từ chối việc làm thuộc một trong các trường hợp sau, được xác định là không có lý do chính đáng:

- Người lao động được trung tâm dịch vụ việc làm giới thiệu việc làm phù hợp với ngành, nghề, trình độ được đào tạo hoặc công việc người lao động đã từng làm được ghi trong phiếu tư vấn, giới thiệu việc làm nhưng không đến tham gia dự tuyển lao động;

- Người lao động đã tham gia dự tuyển lao động theo giới thiệu của trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp và được người sử dụng lao động tuyển dụng nhưng không nhận việc làm đã trúng tuyển, trừ trường hợp việc làm đó không đúng như thông báo tuyển lao động của người sử dụng lao động.

e) Trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp, 03 tháng liên tục không thực hiện thông báo hằng tháng về việc tìm kiếm việc làm với trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định

Ngày mà người lao động được xác định bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp là ngày kết thúc của thời hạn thông báo tìm kiếm việc làm của tháng thứ 3 liên tục mà người lao động không thực hiện thông báo hằng tháng về việc tìm kiếm việc làm.

h) Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên

Ngày mà người lao động được xác định đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên là ngày nhập học được ghi trong giấy báo nhập học.

2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày người lao động thuộc các trường hợp bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại các điểm b, c, d và h khoản 1 Điều này, người lao động phải thông báo với trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp và kèm theo bản sao giấy tờ có liên quan đến việc chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp, trường hợp gửi theo đường bưu điện thì tính theo ngày ghi trên dấu bưu điện.

5. Người lao động bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp thuộc các trường hợp quy định tại các điểm b, c, h, l, m và n khoản 1 Điều này thì thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp tương ứng với thời gian còn lại mà người lao động chưa nhận trợ cấp thất nghiệp được bảo lưu làm căn cứ để tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần hưởng trợ cấp thất nghiệp tiếp theo khi đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định, trừ trường hợp người lao động bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại điểm b, c, h khoản 1 Điều này nhưng không thực hiện thông báo theo quy định tại khoản 2 Điều này.

Thời gian bảo lưu được tính bằng tổng thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trừ đi thời gian đóng đã được hưởng trợ cấp thất nghiệp theo nguyên tắc mỗi tháng đã hưởng trợ cấp thất nghiệp tương ứng 12 tháng đã đóng bảo hiểm thất nghiệp và trừ những tháng lẻ chưa giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp được bảo lưu trong quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp (nếu có).”

10. Bổ sung khoản 7a, khoản 7b sau khoản 7 Điều 22:

“7a. Trường hợp người lao động đã nhận hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp nhưng chưa nộp cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi chuyển đến và không có nhu cầu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp nữa thì người lao động phải nộp lại giấy giới thiệu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi chuyển đi. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận lại giấy giới thiệu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp, trung tâm dịch vụ việc làm gửi văn bản đề nghị cơ quan bảo hiểm xã hội cấp tỉnh để tiếp tục thực hiện việc chi trả trợ cấp thất nghiệp và cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người lao động.

7b. Thông báo về việc tìm kiếm việc làm của người lao động trong thời gian chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.”

11. Sửa đổi, bổ sung Điều 23:

“Điều 23. Hưởng bảo hiểm y tế

1. Căn cứ quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp, cơ quan bảo him xã hội cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người lao động.

2. Người lao động bị chấm dứt hưởng bảo hiểm y tế khi chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp.

12. Sửa đổi, bổ sung Điều 24:

“Điều 24. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề

1. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề đối với người lao động đang chờ kết quả giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp hoặc đang hưởng trợ cấp thất nghiệp mà có nhu cầu học nghề tại địa phương nơi đang chờ kết quả hoặc đang hưởng trợ cấp thất nghiệp là đề nghị hỗ trợ học nghề theo Mu số 03 ban hành kèm theo Nghị định này.

2. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề đối với người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp mà có nhu cầu học nghề tại địa phương không phải nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bao gồm đề nghị hỗ trợ học nghề theo quy định tại khoản 1 Điều này và quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp. Quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp là bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu.

3. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề đối với người lao động không thuộc trường hợp theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, bao gồm:

a) Đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp;

b) Đnghị hỗ trợ học nghề theo quy định tại khoản 1 Điều này;

c) Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu của một trong các giấy tờ theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 6 Điều 1 Nghị định này;

d) Sổ bảo hiểm xã hội.

Trường hợp người lao động đã nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp nhưng không đáp ứng đủ điều kiện hưởng thì hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề là đề nghị hỗ trợ học nghề theo quy định tại khoản 1 Điều này và thông báo của trung tâm dịch vụ việc làm về việc người lao động không đáp ứng đủ điều kiện hưởng trợ cp tht nghiệp.”

13. Sửa đổi, bổ sung Điều 25:

“Điều 25. Giải quyết hỗ trợ học nghề

1. Người lao động đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại Điều 55 Luật Việc làm có nhu cầu học nghề được hỗ trợ 01 lần để học 01 nghề tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học có đăng ký hoạt động giáo dục nghnghiệp trình độ cao đẳng, doanh nghiệp được thực hiện hoạt động giáo dục nghnghiệp tham gia đào tạo nghnghiệp cho người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp (sau đây gọi chung là cơ sở đào tạo nghề nghiệp). Phương thức hỗ trợ kinh phí học nghề được thực hiện thông qua cơ sở đào tạo nghề nghiệp.

2. Người lao động có nhu cầu học nghề thì phải nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề cho trung tâm dịch vụ việc làm

a) Hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề theo quy định tại khoản 1 Điều 24 đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 12 Điều 1 Nghị định này nộp cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp hoặc nơi người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.

b) Hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 24 đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 12 Điều 1 Nghị định này nộp cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động có nhu cầu học nghề.

3. Trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm xem xét hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề và trao cho người lao động phiếu hẹn trả kết quả theo Mu số 01 ban hành kèm theo Nghị định này.

4. Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề, trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm xác định cụ thể nghề, thời gian hỗ trợ học nghề, thời điểm bắt đầu học nghề, mức hỗ trợ học nghề, cơ sở đào tạo nghề nghiệp để trình Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định việc hỗ trợ học nghề cho người lao động.

Thời điểm bắt đu học nghề của người lao động là thời điểm sau khi ban hành quyết định về việc hỗ trợ học nghề nhưng không quá 03 tháng kể từ ngày ban hành quyết định về việc hỗ trợ học nghề đối với trường hợp không thuộc diện đang hưởng trợ cấp thất nghiệp và không quá 03 tháng kể từ ngày hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp đối với trường hợp đang hưởng trợ cấp thất nghiệp. Trường hợp người lao động có nhu cầu tham gia khóa đào tạo nghề đang được cơ sở đào tạo nghnghiệp thực hiện thì người lao động vn được htrợ tham gia khóa học nghề này nếu thời điểm bắt đầu đào tạo nghề tính đến thời điểm ban hành quyết định về việc hỗ trợ học nghề không quá 01 tháng và cơ sở đào tạo nghề nghiệp đảm bảo dạy bù đầy đủ kiến thức của khoảng thời gian trước khi người lao động tham gia học nghề.

Quyết định về việc hỗ trợ học nghề thực hiện theo Mu số 04 ban hành kèm theo Nghị định này được trung tâm dịch vụ việc làm gửi: 01 bản đến cơ quan bảo hiểm xã hội cấp tỉnh để thực hiện chi trả cho cơ sở đào tạo nghề nghiệp; 01 bản đến cơ sở đào tạo nghề nghiệp để thực hiện việc đào tạo nghề cho người lao động; 01 bản đến người lao động.

Trường hợp người lao động không được hỗ trợ học nghề thì trung tâm dịch vụ việc làm phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Trường hợp người lao động đã có quyết định hỗ trợ học nghề nhưng chưa tham gia khóa đào tạo nghề hoặc đang tham gia khóa đào tạo nghề mà bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp thì vẫn được hỗ trợ học nghề theo quyết định của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội về việc hỗ trợ học nghề.

5. Trong 03 ngày làm việc được ghi trên phiếu hẹn trả kết quả, nếu người lao động không đến nhận quyết định về việc hỗ trợ học nghề hoặc không ủy quyền cho người khác đến nhận quyết định và không thông báo cho trung tâm dịch vụ việc làm về lý do không thể đến nhận thì được coi là không có nhu cầu hỗ trợ học nghề. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày người lao động hết hạn nhận quyết định theo phiếu hẹn trả kết quả, trung tâm dịch vụ việc làm trình Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành quyết định về việc hủy quyết định hỗ trợ học nghề của người lao động theo Mu số 05 ban hành kèm theo Nghị định này. Quyết định về việc hủy quyết định hỗ trợ học nghề được trung tâm dịch vụ việc làm gửi: 01 bản đến cơ quan bảo hiểm xã hội cấp tỉnh để không thực hiện chi trả tiền hỗ trợ học nghề cho cơ sở đào tạo nghề nghiệp; 01 bản đến cơ sở đào tạo nghề nghiệp để không thực hiện việc dạy nghề cho người lao động; 01 bản đến người lao động.

6. Cơ sở đào tạo nghề nghiệp tổ chức dạy nghề cho người lao động theo quyết định về việc hỗ trợ học nghề của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và hằng tháng có trách nhiệm lập danh sách có chữ ký của người lao động đang học nghề chuyển cho cơ quan bảo hiểm xã hội để thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ học nghề.”

14. Bổ sung khoản 3a sau khoản 3 Điều 34:

“3a. Thông tin kịp thời cho cơ quan bảo hiểm xã hội trong trường hợp người lao động không đến nhận quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động không đến thông báo về việc tìm kiếm việc làm và người lao động thuộc trường hợp bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định trước khi trình Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành quyết định về việc hủy quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp, tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp và chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp.”

15. Sửa đổi, bổ sung khoản 6 và bổ sung khoản 6a sau khoản 6 Điều 36:

“6. Dừng chi trả các khoản trợ cấp thất nghiệp; hỗ trợ học nghề; hỗ trợ đào tạo bi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng ngh đduy trì việc làm cho người lao động khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

6a. Thực hiện việc thu hồi tiền hưởng các chế độ bảo hiểm thất nghiệp do chi trả không đúng theo quyết định hưởng các chế độ bảo hiểm thất nghiệp hoặc chi trả không đúng thời hạn quy định hoặc thu bảo hiểm thất nghiệp không đúng dẫn đến việc giải quyết hưởng các chế độ bảo hiểm thất nghiệp sai quy định.”

16. Bổ sung khoản 2a vào sau khoản 2 Điều 38:

2a. Thực hiện việc thu hồi tiền hưởng các chế độ bảo hiểm thất nghiệp do giải quyết hưởng các chế độ bảo hiểm thất nghiệp sai quy định hoặc ban hành và chuyển quyết định hủy hưởng trợ cấp thất nghiệp, chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp, tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp không đúng thời hạn quy định.

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan tổ chức việc thực hiện thu hồi tiền hưởng các chế độ bảo hiểm thất nghiệp sai quy định trong trường hợp nguyên nhân dẫn đến thu hồi không phải do cơ quan thực hiện bảo hiểm thất nghiệp.”

Điều 2. Bãi bỏ một số quy định của Nghị định số 28/2015/NĐ-CP

Bãi bỏ khoản 3, khoản 4 Điều 10; bãi bỏ khoản 4 Điều 18; khoản 3, khoản 5, khoản 6 Điều 22 và khoản 11 Điều 30.

Điều 3. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 7 năm 2020.

2. Đối với người sử dụng lao động đã nộp hồ sơ đề nghị hỗ trợ đào tạo, bi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành nhưng chưa có quyết định vviệc htrợ kinh phí đào tạo, bi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng ngh đduy trì việc làm cho người lao động thì thực hiện theo quy định tại Nghị định này.

3. Đối với người lao động đã nộp hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành nhưng chưa có quyết định về việc hỗ trợ học nghề thì thực hiện theo quy định tại Nghị định này.

Điều 4. Trách nhiệm thi hành

1. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Nghị định này.

2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bảo hiểm xã hội Việt Nam ứng dụng, hiện đại hóa công nghệ thông tin để đảm bảo chia sẻ dữ liệu và thực hiện giao dịch điện tử trong hoạt động thu, chi, giải quyết các chế độ bảo hiểm thất nghiệp.

3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các cơ quan, tổ chức, doanh nghip và các cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ươn
g;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, KTTH (2b).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Xuân Phúc

 

PHỤ LỤC

(Kèm theo Nghị định số 61/2020/NĐ-CP ngày 29 tháng 5 năm 2020 của Chính phủ)

Mu số 01

Phiếu hẹn trả kết quả

Mu số 02

Quyết định về việc hủy Quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp

Mu số 03

Đề nghị hỗ trợ học nghề

Mu số 04

Quyết định về việc hỗ trợ học nghề

Mu số 05

Quyết định về việc hủy Quyết định hỗ trợ học nghề

 


Mẫu số 01

SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH
VÀ XÃ HỘI TỈNH/THÀNH PHỐ……
TRUNG TÂM DỊCH VỤ VIỆC LÀM
----------------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------------------

SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH
VÀ XÃ HỘI TỈNH/THÀNH PHỐ……
TRUNG TÂM DỊCH VỤ VIỆC LÀM
----------------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------------------

Số:…………

……., ngày……tháng……năm….

Số:…………

……., ngày……tháng……năm…

 

PHIẾU HẸN TRẢ KẾT QUẢ

(bản lưu)

Trung tâm Dịch vụ việc làm ……………………………….. đã nhận hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp/hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề của:

Ông/bà…………………………………….. Sinh ngày ……/…../…………..

Số CMND/Thẻ căn cước công dân: …………………………………………

Ngày cấp: ……../……../……….. Nơi cấp: ……………………………………

Ngày hẹn trả kết quả giải quyết hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp/hỗ trợ học nghề là ngày …,…,.../………/…………

Mọi chi tiết xin liên hệ với Trung tâm theo số điện thoại ……………./.

 

Người nộp hồ sơ
(Ký và ghi rõ họ tên)

Người tiếp nhận hồ sơ
(Ký và ghi rõ họ tên)

_________________________

Xác nhận của người lao động:

- Ngày …/…./…… tôi đã nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp hoặc hỗ trợ học nghề kèm theo sổ bảo hiểm xã hội (Đối với trường hợp được hưởng trợ cấp thất nghiệp hoặc hỗ trợ học nghề).

- Ngày …/…./…. tôi đã nhận đầy đủ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp vì tôi không có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp (Đối với trường hợp không có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp).

 

Người nhận kết quả
(Ký và ghi rõ họ tên)

 

 

PHIẾU HẸN TRẢ KẾT QUẢ

 

Trung tâm Dịch vụ việc làm ……………………………….. đã nhận hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp/hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề của:

Ông/bà…………………………………….. Sinh ngày ……/…../…………..

Số CMND/Thẻ căn cước công dân: …………………………………………

Ngày cấp: ……../……../……….. Nơi cấp: ……………………………………

Ngày hẹn trả kết quả giải quyết hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp/hỗ trợ học nghề là ngày …,…,.../………/…………

Mọi chi tiết xin liên hệ với Trung tâm theo số điện thoại ……………./.

 

 

Người tiếp nhận hồ sơ
(Ký và ghi rõ họ tên)

 

Ghi chú:

1. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp, nếu ông/bà tìm được việc làm hoặc không có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp thì phải thông báo ngay cho Trung tâm.

2. Trong 03 ngày làm việc ghi trên phiếu hẹn trả kết quả nếu ông/bà không đến nhận quyết định về việc hưng trợ cp thất nghiệp/quyết định về việc hỗ trợ học nghề và không thông báo cho Trung tâm về lý do không thể đến nhận quyết định thì Trung tâm sẽ trình Giám đốc SLao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quyết định về việc hủy quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp/quyết định về việc hủy quyết định hỗ trợ học nghề của ông/bà.

3. Khi đến nhận quyết định ông/bà mang theo những giấy tờ sau: Giấy chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu, phiếu hẹn trả kết quả.

 


Mẫu số 02

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH/TP...
SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ……..

………., ngày ….. tháng …. năm …….

 

QUYẾT ĐỊNH

Về việc hủy Quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp

GIÁM ĐỐC SỞ LAO ĐNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TỈNH/THÀNH PHỐ ……………

Căn cứ Luật Việc làm ngày 16 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp;

Căn cứ Nghị định s..../2020/NĐ-CP ngày ...tháng...năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ;

Căn cứ…………………………………. (văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyn hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội);

Căn cứ Quyết định số ……………… ngày ....tháng....nămcủa Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp;

Theo đề nghị của Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm………………………

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Hủy Quyết định số…………..ngày…….tháng....năm………của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội……………..về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp đi với ông/bà ………………… vì trong 03 ngày làm việc ghi trong phiếu hẹn trả kết quả, ông/bà không đến nhận Quyết định nêu trên và cũng không thông báo cho Trung tâm Dịch vụ việc làm về lý do không thể đến nhận Quyết định.

Điều 2. Thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp của ông/bà tại Quyết định số ………….. nêu trên sẽ được bảo lưu để làm cơ sở tính hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần hưởng trợ cấp thất nghiệp tiếp theo khi ông/bà đáp ứng đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 4. Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh/thành phố…………….; Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm………… và ông/bà có tên trên chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Lưu: VT,....

GIÁM ĐỐC
(Ký, đóng du và ghi rõ họ tên)

 

Mẫu số 03

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------------------------

ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ HỌC NGHỀ

Kính gửi: Trung tâm Dịch vụ việc làm ………………

Tên tôi là: …………………………………………………….Sinh ngày ……/……/………………….

Số chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân: ......................... Ngày cấp: …/…./….

Nơi cấp: .....................................................................................................................

Số sổ BHXH ...............................................................................................................

Nơi thường trú (1): ......................................................................................................

Chỗ ở hiện nay (2): ......................................................................................................

Số điện thoại để liên hệ (nếu có): .................................................................................

Đang hưởng trợ cấp thất nghiệp theo Quyết định số…….ngày …… tháng…..năm……. của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh/thành phố ………….; thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp là ………….. tháng (từ ngày……..tháng……..năm……… đến ngày……..tháng…….năm………..) (đối với trường hợp đang hưởng trợ cấp thất nghiệp).

Tổng số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp: …… tháng. Đã nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp ngày ....tháng...năm..., ngày hẹn trả kết quả được ghi trên phiếu hẹn trả kết quả là ngày.....tháng...năm....theo phiếu hẹn trả kết quả số ngày ....tháng....năm.... (đối với trường hợp đang chờ kết quả giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp).

Tổng số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp: …… tháng (đối với trường hợp người lao động có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 09 tháng trở lên nhưng không thuộc diện đang hưởng trợ cấp thất nghiệp).

Tôi có nguyện vọng tham gia khóa đào tạo nghề ………………………. với thời gian …….. tháng, tại (tên cơ sở đào tạo nghề nghiệp, địa chỉ) ……………………………

Đề nghị quý Trung tâm xem xét, giải quyết chế độ hỗ trợ học nghề đtôi được tham gia khóa đào tạo nghề nêu trên./.

 

 

………, ngày …….tháng …..năm……
Người đề nghị
(K
ý, ghi rõ họ tên)

Ghi chú:

(1),(2) Ghi rõ số nhà, đường phố, tổ, thôn, xóm, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc.

 

Mẫu số 04

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH/TP...
SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ……..

………., ngày ….. tháng ….. năm….

 

QUYẾT ĐỊNH

Về việc hỗ trợ học nghề

GIÁM ĐC SỞ LAO ĐNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TNH/THANH PHỐ ……………..

Căn cứ Luật Việc làm ngày 16 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Nghị định s28/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo him thất nghiệp;

Căn cứ Nghị định số ..../2020/NĐ-CP ngày ...tháng...năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một sđiều của Nghị định s28/2015/NĐ-CP;

Căn cứ Quyết định số 77/2014/QĐ-TTg ngày 24 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định mức htrợ học nghề đối với người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp và văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có);

Căn cứ …………………… (văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội);

Căn cứ Quyết định số …….. ngày …… tháng ….. năm……. của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp (nếu có);

Căn cứ Đnghị hỗ trợ học nghề của ông/bà………………………………………………..;

Theo đề nghị của Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm…………………………………..

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Hỗ trợ học nghề (tên nghề)……………………………… đối với:

Ông/bà ……………………………………………..Sinh ngày ……./……./……………………..

Số chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân: .......................................................

Ngày cấp: ……./……/………. Nơi cấp: .........................................................................

Số sổ BHXH : .............................................................................................................

Số tháng được hỗ trợ học nghề: ........................................................................ tháng.

Mức hỗ trợ học nghề: ……………..đồng/tháng (bằng chữ ............................................ )

Tại (tên cơ sở đào tạo nghề nghiệp, địa chỉ): ................................................................

Khóa đào tạo nghề tổ chức từ ngày ………..tháng……năm………….. đến ngày……..tháng…..năm………

Thời gian người lao động được hỗ trợ học nghề từ ngày ... tháng ... năm……. đến ngày……tháng…….năm………

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh/thành phố…………………………………, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm ……………, Thủ trưởng (tên cơ sở đào tạo nghề nghiệp)…………….. và ông/bà có tên trên chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Lưu: VT
,…..

GIÁM ĐỐC
(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)

 

Mẫu số 05

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH/TP...
SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ……..

………., ngày ….. tháng ….. năm….

 

QUYẾT ĐỊNH

Về việc hủy Quyết định hỗ trợ học nghề

GIÁM ĐỐC SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TỈNH/THÀNH PHỐ ……………..

Căn cứ Luật Việc làm ngày 16 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Nghị định s 28/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo him thất nghiệp;

Căn cứ Nghị định số ..../2020/NĐ-CP ngày ...tháng...năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ;

Căn cứ ……………………. (văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyn hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội);

Căn cứ Quyết định số …… ngày …..tháng……năm…….. của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội về việc htrợ học nghề;

Theo đề nghị của Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm……………………………

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Hủy Quyết định về việc hỗ trợ học nghề số ………ngày……tháng…….. năm.... của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đối với ông/bà ……………. vì trong 03 ngày làm việc ghi trên phiếu hẹn trả kết quả, ông/bà không đến nhận Quyết định nêu trên và cũng không thông báo cho Trung tâm Dịch vụ việc làm về lý do không thể đến nhận Quyết định.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh/thành phố…………; Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm…………….. và ông/bà có tên trên chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Lưu: VT,....

GIÁM ĐC
(K
ý, đóng dấu và ghi rõ họ tên)