cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Quyết định số 07/2020/QĐ-UBND ngày 04/05/2020 Quy định về dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh Đắk Nông

  • Số hiệu văn bản: 07/2020/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Cơ quan ban hành: Tỉnh Đắk Nông
  • Ngày ban hành: 04-05-2020
  • Ngày có hiệu lực: 18-05-2020
  • Tình trạng hiệu lực: Đang có hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 1650 ngày (4 năm 6 tháng 10 ngày)
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK NÔNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 07/2020/QĐ-UBND

Đắk Nông, ngày 04 tháng 5 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ DẠY THÊM, HỌC THÊM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK NÔNG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Luật Đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014; Luật Sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật Đầu tư ngày 22 tháng 11 năm 2016;

Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;

Căn cứ Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT ngày 16 tháng 5 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về dạy thêm, học thêm;

Thực hiện Quyết định số 2499/QĐ-BGDĐT ngày 26 tháng 8 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc công bố hết hiệu lực các Điều: 6, 8, 9, 10, 11, 12, 13 và 14 của Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT ngày 16 tháng 5 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về dạy thêm, học thêm;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 73/TTr-SGDĐT ngày 09 tháng 4 năm 2020.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 18 tháng 5 năm 2020 và thay thế Quyết định số 13/2013/QĐ-UBND ngày 04 tháng 7 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông ban hành Quy định về dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh Đắk Nông và Quyết định số 21/2014/QĐ-UBND ngày 07 tháng 10 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông về việc sửa đổi khoản 1 Điều 7 Quy định về dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh ban hành kèm theo Quyết định số 13/2013/QĐ- UBND ngày 04 tháng 7 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Cục Kiểm tra VBQPPL, Bộ Tư pháp;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh;
- Báo Đắk Nông, Đài PT&TH Đắk Nông;
- Trung tâm Lưu trữ - Sở Nội vụ;
- Công Báo Đắk Nông;
- Cổng Thông tin điện tử của tỉnh;
- Lưu: VT, NCKSTTHC, KGVX.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Tôn Thị Ngọc Hạnh

 

QUY ĐỊNH

VỀ DẠY THÊM, HỌC THÊM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG
(Ban hành kèm theo Quyết định s
ố 07/2020/QĐ-UBND ngày 04 tháng 5 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đk Nông)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Văn bản này quy định chi tiết về dạy thêm, học thêm có thu tiền, bao gồm: Việc thu, quản lý và sử dụng tiền học thêm; trách nhiệm quản lý dạy thêm, học thêm; công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.

2. Những nội dung khác về hoạt động dạy thêm, học thêm được áp dụng theo quy định tại Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT ngày 16 tháng 5 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về dạy thêm, học thêm.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Văn bản này áp dụng đối với người dạy thêm, người học thêm và các tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm hoặc có liên quan đến hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.

2. Đối với học sinh đang học, việc phụ đạo học sinh có học lực yếu, kém và bồi dưỡng học sinh giỏi thuộc trách nhiệm của nhà trường, không thu tiền của học sinh, không được coi là dạy thêm, học thêm.

Điều 3. Số học sinh mỗi lớp dạy thêm, học thêm

Số học sinh mỗi lớp dạy thêm, học thêm không quá số học sinh trên một lớp theo quy định của Điều lệ trường phổ thông hiện hành.

Chương II

VIỆC THU, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG TIỀN HỌC THÊM

Điều 4. Thu tiền học thêm

Căn cứ vào nhu cầu học thêm của học sinh và cha mẹ học sinh; điều kiện kinh tế của địa phương, nhà trường thỏa thuận với cha mẹ học sinh về mức thu. Tiền học thêm chỉ phục vụ cho hoạt động dạy thêm, học thêm trên nguyên tắc bảo đảm thu chi.

Điều 5. Quản lý, sử dụng tiền học thêm

1. Nội dung chi: Chi trả thù lao cho giáo viên trực tiếp dạy thêm, chi cho công tác quản lý dạy thêm, học thêm của nhà trường; chi tiền điện, nước và sửa chữa cơ sở vật chất phục vụ dạy thêm, học thêm.

2. Các nội dung chi và tỷ lệ phân bố cho các nội dung chi phải được thông qua tại Hội nghị cán bộ, viên chức và người lao động của đơn vị và đưa vào Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị bảo đảm công khai, minh bạch, dân chủ.

3. Nhà trường tổ chức thu, chi và quản lý tiền dạy thêm, học thêm theo chế độ tài chính hiện hành, được theo dõi trên một hệ thống sổ sách kế toán; giáo viên dạy thêm không được trực tiếp thu, chi tiền học thêm.

4. Cuối mỗi học kỳ, nhà trường phải quyết toán công khai kinh phí dạy thêm, học thêm.

Chương III

TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY THÊM, HỌC THÊM

Điều 6. Trách nhiệm của Sở Giáo dục và Đào tạo

1. Là cơ quan đầu mối, chủ trì, phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, địa phương, đơn vị liên quan triển khai, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Quyết định này và Quy định về dạy thêm, học thêm ban hành kèm theo Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT ; chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh về quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh.

2. Tổ chức hoặc phối hợp với các cơ quan, ban, ngành liên quan tổ chức phổ biến, thanh tra, kiểm tra về hoạt động dạy thêm, học thêm; phòng ngừa và xử lý vi phạm theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm.

3. Tổng hợp kết quả thực hiện quản lý dạy thêm, học thêm báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Giáo dục và Đào tạo khi kết thúc năm học hoặc theo yêu cầu đột xuất.

Điều 7. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

1. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố có trách nhiệm quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn theo quy định.

2. Chỉ đạo việc thanh tra, kiểm tra hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn để phát hiện các sai phạm, kịp thời xử lý hoặc kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xử lý.

3. Thực hiện chế độ báo cáo với Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo khi kết thúc năm học hoặc theo yêu cầu đột xuất.

Điều 8. Trách nhiệm của Phòng Giáo dục và Đào tạo

1. Chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố quản lý hoạt động dạy thêm theo quy định trên địa bàn.

2. Phổ biến, chỉ đạo các trường, các tổ chức và cá nhân liên quan thực hiện quy định về dạy thêm, học thêm.

3. Tổ chức hoặc phối hợp với các ban, ngành liên quan tổ chức thanh tra, kiểm tra về hoạt động dạy thêm, học thêm; phát hiện và xử lý vi phạm theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm.

4. Tổng hợp kết quả thực hiện dạy thêm, học thêm báo cáo Ủy ban nhân dân huyện, thành phố và Sở Giáo dục và Đào tạo khi kết thúc năm học hoặc theo yêu cầu đột xuất.

Điều 9. Trách nhiệm của Hiệu trưởng, thủ trưởng các cơ sở giáo dục

1. Tổ chức, quản lý và kiểm tra hoạt động dạy thêm, học thêm do nhà trường tổ chức; bảo đảm các điều kiện quy định về hoạt động dạy thêm, học thêm và quyền lợi của người học thêm, người dạy thêm.

2. Quản lý, tổ chức việc dạy và học chính khóa, bảo đảm các nguyên tắc dạy thêm, học thêm theo quy định tại Điều 3 Quy định về dạy thêm, học thêm ban hành kèm theo Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT .

3. Quản lý việc kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh theo quy định Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT nhằm ngăn chặn hiện tượng tiêu cực trong dạy thêm, học thêm.

4. Kịp thời xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm quy định dạy thêm, học thêm.

5. Chịu trách nhiệm về chất lượng dạy thêm, học thêm, quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, kinh phí dạy thêm, học thêm trong nhà trường.

6. Tổng hợp kết quả thực hiện dạy thêm, học thêm báo cáo Sở Giáo dục và Đào tạo hoặc Phòng Giáo dục và Đào tạo khi kết thúc năm học hoặc theo yêu cầu đột xuất.

Điều 10. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn

Phối hợp với các cấp quản lý giáo dục và các cơ quan, đoàn thể có liên quan chỉ đạo, kiểm tra các tổ chức, cá nhân, tổ chức dạy thêm, học thêm trên địa bàn theo quy định.

Chương IV

THANH TRA, KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 11. Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm

Việc thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm đối với hoạt động dạy thêm, học thêm thực hiện theo Điều 21, Điều 22 Quy định về dạy thêm, học thêm ban hành kèm theo Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT ./.