Quyết định số 07/2020/QĐ-UBND ngày 01/04/2020 Về ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên lâm nghiệp Ninh Sơn do tỉnh Ninh Thuận ban hành
- Số hiệu văn bản: 07/2020/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Cơ quan ban hành: Tỉnh Ninh Thuận
- Ngày ban hành: 01-04-2020
- Ngày có hiệu lực: 11-04-2020
- Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 04-07-2021
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
- Thời gian duy trì hiệu lực: 449 ngày (1 năm 2 tháng 24 ngày)
- Ngày hết hiệu lực: 04-07-2021
- Ngôn ngữ:
- Định dạng văn bản hiện có:
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 07/2020/QĐ-UBND |
Ninh Thuận, ngày 01 tháng 4 năm 2020 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH ĐIỀU LỆ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN LÂM NGHIỆP NINH SƠN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22/6/2015;
Căn cứ Luật doanh nghiệp ngày 26/11/2014;
Căn cứ Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp ngày 26/11/2014;
Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ Nghị định số 10/2019/NĐ-CP ngày 30/01/2019 của Chính phủ về thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 19/2014/NĐ-CP ngày 14/3/2014 của Chính phủ ban hành Điều lệ mẫu của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu;
Căn cứ Nghị định số 118/2014/NĐ-CP ngày 17/12/2014 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp;
Căn cứ Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp;
Căn cứ Nghị định số 32/2018/NĐ-CP ngày 08/3/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp;
Căn cứ Nghị định số 97/2015/NĐ-CP ngày 19/10/2015 của Chính phủ về quản lý người giữ chức danh, chức vụ tại doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà nhà nước nắm giữ 100% vốn Điều lệ;
Căn cứ Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 của Chính phủ Quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên;
Căn cứ Thông tư 02/2015/TT-BNNPTTN ngày 27/01/2015 của Bộ Nông nghiệp phát triến nông thôn về hướng dẫn xây dựng và phương án tổng thể sắp xếp, đổi mới công ty nông, lâm nghiệp theo Nghị định số 118/2014/NĐ-CP ngày 17/12/2014 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 228/TTr-SNNPTNT ngày 14/10/2019 và Báo cáo thẩm định số 1850/BC-STP ngày 08/10/2019 và Công văn số 1984/STP-NV1 ngày 28/10/2019 của Sở Tư pháp, ý kiến trình của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 3732/TTr- SNV ngày 8/11/2019 và văn bản số 642/SNV-TCBM ngày 11/3/2020.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên lâm nghiệp Ninh Sơn gồm 9 chương 45 Điều.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 11/4/2020 và thay thế Quyết định số 98/2017/QĐ-UBND ngày 11/10/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Lâm nghiệp Ninh Sơn.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành thuộc tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp tỉnh; Chủ tịch, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên lâm nghiệp Ninh Sơn và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
ĐIỀU LỆ
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN LÂM
NGHIỆP NINH SƠN
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 07/2020/QĐ-UBND ngày 11 tháng 4 năm 2020 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Giải thích từ ngữ
1. Điều lệ này quy định về tổ chức và hoạt động của Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Lâm nghiệp Ninh Sơn (sau đây viết tắt là Công ty) thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận.
2. Trong phạm vi Điều lệ này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
a) “Cơ quan đại diện chủ sở hữu công ty” là từ gọi tắt của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận;
b) “Đơn vị trực thuộc” là các phòng, ban, trạm, đội quản lý bảo vệ rừng nằm trong cơ cấu Công ty;
c) “Nghị định số 10/2019/NĐ-CP” là Nghị định số 10/2019/NĐ-CP ngày 30/01/2019 của Chính phủ về thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước;
d) “Nghị định số 91/2015/NĐ-CP” là Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại Doanh nghiệp;
đ) “Nghị định số 32/2018/NĐ-CP” là Nghị định số 32/2018/NĐ-CP ngày 08/3/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định 91/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại Doanh nghiệp;
e) “Nghị định số 32/2019/NĐ-CP” là Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 của Chính phủ Quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên;
g) “Luật doanh nghiệp” là Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26/11/2014;
h) “Nghị định số 97/2015/NĐ-CP” là Nghị định số 97/2015/NĐ-CP ngày 19/10/2015 của Chính phủ quy định về quản lý người giữ chức danh, chức vụ tại doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà nhà nước nắm giữ 100% vốn Điều lệ;
i) Các từ, thuật ngữ khác cần được viết tắt, giải thích trong Điều lệ.
3. Các từ hoặc thuật ngữ đã được định nghĩa trong Luật doanh nghiệp, pháp luật về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm Chủ sở hữu và các văn bản khác có liên quan sẽ có nghĩa tương tự trong Điều lệ này.
4. Các tham chiếu của Điều lệ này tới quy định của văn bản khác sẽ bao gồm cả những sửa đổi hoặc văn bản thay thế các văn bản đó.
Điều 2. Tên, địa chỉ, trụ sở chính của Công ty
1. Tên gọi đầy đủ: Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Lâm nghiệp Ninh Sơn.
- Tên viết tắt bằng tiếng Việt: Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Ninh Sơn.
- Tên đầy đủ bằng tiếng Anh: Ninh Sơn Forestry Limited Company.
- Tên viết tắt bằng tiếng Anh: Ninh Sơn FoCo., Ltd.
2. Địa chỉ trụ sở chính: Thôn Lương Giang, xã Quảng Sơn, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận.
- Điện thoại: 0259.3850855; 0259.3851396.
- Fax: 0259.3850413; 0259.3950016.
- Email: congtylamnghiepninhson@gmail.com
3. Tài khoản giao dịch:
- Tài khoản giao dịch: 4905201001669 tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận.
4. Mã số thuế: 4500143229.
Điều 3. Hình thức pháp lý và tư cách pháp nhân
1. Công ty tổ chức và hoạt động dưới hình thức Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên theo quy định của Luật doanh nghiệp và pháp luật có liên quan.
2. Công ty có tư cách pháp nhân, con dấu riêng và được mở tài khoản tiền đồng Việt Nam và ngoại tệ tại Kho bạc nhà nước, các Ngân hàng trong nước và nước ngoài theo các quy định của pháp luật có liên quan.
3. Công ty có vốn và tài sản riêng, chịu trách nhiêm đối với các khoản nợ và các nghĩa vụ tài chính khác bằng toàn bộ tài sản của mình.
Điều 4. Mục tiêu hoạt động, ngành nghề kinh doanh
1. Mục tiêu hoạt động của Công ty:
a) Sử dụng có hiệu quả tài nguyên đất; quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững tài nguyên rừng, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh; tạo việc làm, thu nhập cho người lao động; góp phần giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh trên địa bàn.
b) Nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai, tài nguyên rừng, gắn quyền lợi với trách nhiệm trong quản lý, sử dụng đất đai, bảo vệ và phát triển rừng; xác định chức năng, nhiệm vụ và ngành nghề sản xuất của Công ty, tạo sự chuyển biến căn bản về phương thức tổ chức quản lý và quản trị doanh nghiệp, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường theo chuỗi giá trị hàng hóa, tạo thêm việc làm, thu nhập, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, Công ty và người lao động.
2. Ngành nghề sản xuất kinh doanh của Công ty:
Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Ninh Sơn là Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, thực hiện nhiệm vụ sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích.
a) Thực hiện dịch vụ công ích:
Trồng, chăm sóc rừng trồng; quản lý, bảo vệ rừng phòng hộ và rừng sản xuất được thực hiện theo phương thức giao nhiệm vụ theo quy định tại Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 của Chính phủ.
b) Thực hiện nhiệm vụ sản xuất và cung ứng sản phẩm:
Trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng phòng hộ, rừng sản xuất. Sản xuất kinh doanh giống cây nông, lâm nghiệp, cây dược liệu. Thực hiện các dịch vụ thiết kế, thi công các công trình lâm sinh như: Điều chế rừng để khai thác, trồng rừng, khoanh nuôi, điều tra, đo vẽ bản đồ, quy hoạch rừng, san ủi và làm đường lâm nghiệp, đường nông thôn. Kinh doanh dịch vụ khai thác chế biến gỗ, tận thu các loại lâm sản phụ, khai thác gỗ theo yêu cầu của Nhà nước (nếu có). Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân tỉnh giao.
Điều 5. Nguyên tắc tổ chức hoạt động và thời hạn hoạt động
1. Nguyên tắc tổ chức hoạt động:
a) Người có quyết định cao nhất tại công ty là cơ quan đại diện chủ sở hữu công ty;
b) Chủ tịch công ty giúp cơ quan đại diện chủ sở hữu công ty trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của cơ quan đại diện chủ sở hữu công ty;
c) Giám đốc công ty là thừa hành giúp Chủ tịch công ty chỉ đạo tổ chức quản lý điều hành, triển khai thực hiện các hoạt động, nhiệm vụ hàng ngày của công ty.
2. Thời hạn hoạt động:
Thời hạn hoạt động của công ty bắt đầu kể từ ngày được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và chấm dứt hoạt động khi có quyết định của cơ quan đại diện chủ sở hữu công ty. Việc chấm dứt hoặc gia hạn thời gian hoạt động của công ty do cơ quan đại diện chủ sở hữu công ty quyết định và theo các quy định của luật doanh nghiệp.
Điều 6. Mức vốn điều lệ
Vốn điều lệ công ty là: 1.922.187.653 đồng (Bằng chữ: Một tỷ, chín trăm hai mươi hai triệu, một trăm tám mươi bảy nghìn, sáu trăm năm mươi ba đồng).
Điều 7. Cơ quan đại diện chủ sở hữu công ty
Ủy ban nhân dân tỉnh là cơ quan đại diện chủ sở hữu của công ty. Việc phân công, phân cấp, giao nhiệm vụ cho các tổ chức, cá nhân thực hiện quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với công ty theo quy định tại Nghị định số 10/2019/NĐ-CP và phân cấp quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Điều 8. Người đại diện theo Pháp luật
1. Người đại diện theo Pháp luật của Công ty là Giám đốc công ty. Giám đốc công ty có quyền và nghĩa vụ được quy định trong Điều lệ này.
2. Người đại diện theo Pháp luật công ty phải thường trú tại Việt Nam, nếu vắng mặt ở Việt Nam quá 30 ngày thì phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo Pháp luật của công ty.
3. Quyền hạn và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật:
Đại diện cho công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của công ty; đại diện cho công ty với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
4. Trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật của công ty:
a) Thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp của công ty;
b) Trung thành với lợi ích của công ty; không sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của công ty, không lạm dụng địa vị, chức vụ và sử dụng tài sản của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;
c) Chịu trách nhiệm cá nhân đối với những thiệt hại cho công ty do vi phạm nghĩa vụ quy định tại điểm a và điểm b khoản 4 Điều này.
5. Trường hợp chức danh Giám đốc công ty chưa kịp thời kiện toàn thì người đại diện theo pháp luật của công ty được cơ quan đại diện chủ sở hữu công ty quyết định giao, ủy quyền cho một Phó Giám đốc công ty làm người đại diện theo pháp luật của công ty thực hiện các nội dung quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này cho đến khi chức danh Giám đốc công ty được cấp có thẩm quyền kiện toàn.
Điều 9. Quản lý nhà nước
Công ty chịu sự quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Điều 10. Tổ chức Đảng và các tổ chức chính trị - xã hội trong Công ty
1. Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam trong công ty hình thành, hoạt động theo Hiến pháp, Pháp luật và Điều lệ của Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Các tổ chức chính trị - xã hội trong công ty hình thành, hoạt động theo Hiến pháp, Pháp luật và Điều lệ của từng tổ chức chính trị - xã hội, phù hợp với các quy định của pháp luật.
3. Công ty có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, thời gian, điều kiện cần thiết khác để thành viên các tổ chức Đảng, tổ chức chính trị - xã hội thực hiện việc sinh hoạt đầy đủ theo quy định của pháp luật, Điều lệ và nội quy của các tổ chức đó.
Chương II
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG TY
Điều 11. Quyền của công ty
Căn cứ quyền của công ty theo quy định của Luật doanh nghiệp; đặc thù về mục tiêu hoạt động và ngành nghề kinh doanh; Nghị định số 10/2019/NĐ-CP , pháp luật hiện hành về Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm Chủ sở hữu và pháp luật có liên quan, Điều lệ công ty quy định chi tiết các quyền của công ty, trong đó:
1. Quyền của công ty đối với vốn, tài sản, đầu tư và quản lý tài chính theo quy định tại Nghị định số 91/2015/NĐ-CP , Nghị định số 32/2018/NĐ-CP và các văn bản pháp luật có liên quan.
2. Quyền về kinh doanh và tổ chức kinh doanh theo quy định của Điều 7 Luật Doanh nghiệp; phù hợp với mục tiêu hoạt động và ngành, nghề kinh doanh quy định tại Điều 4 Điều lệ này.
Quyền về quản lý lao động, tiền lương và tổ chức công tác cán bộ, nhân sự theo quy định của Nghị định số 10/2019/NĐ-CP , Nghị định số 51/2016/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2016 của Chính phủ quy định quản lý, lao động, tiền lương và tiền thưởng đối với lao động làm việc trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, Nghị định số 52/2016/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2016 của Chính phủ quy định tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với người quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và các văn bản pháp luật có liên quan.
Khi Chính phủ có điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung thì quyền về quản lý lao động, tiền lương và tổ chức công tác cán bộ, nhân sự điều chỉnh theo cho phù hợp.
3. Quyền tham gia hoạt động công ích: Đối với hoạt động công ích được Nhà nước giao nhiệm vụ, công ty được Nhà nước tạo điều kiện được hỗ trợ về vật chất, cơ chế chính sách và các lợi ích tài chính khác khi tham gia hoạt động công ích, kinh phí thực hiện phải đảm bảo bù đắp chi phí và lợi ích khác của công ty theo quy định tại Nghị định số 32/2019/NĐ-CP và các văn bản pháp luật có liên quan.
Điều 12. Nghĩa vụ của Công ty
Căn cứ nghĩa vụ của công ty theo quy định của Luật doanh nghiệp; đặc thù về mục tiêu hoạt động và ngành nghề kinh doanh; Nghị định số 10/2019/NĐ-CP , pháp luật hiện hành về Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm Chủ sở hữu và pháp luật có liên quan, Điều lệ công ty quy định chi tiết các nghĩa vụ của công ty, trong đó đảm bảo những nguyên tắc sau:
1. Công ty có nghĩa vụ đối với vốn, tài sản đầu tư và quản lý tài chính theo quy định tại Nghị định số 91/2015/NĐ-CP , Nghị định số 32/2018/NĐ-CP và các văn bản pháp luật có liên quan.
2. Nghĩa vụ trong sản xuất kinh doanh:
a) Sản xuất kinh doanh đúng ngành, nghề đã đăng ký; đảm bảo chất lượng sản phẩm và dịch vụ do công ty thực hiện theo tiêu chuẩn đã đăng ký;
b) Đổi mới, hiện đại hóa công nghệ và phương thức quản lý để nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh;
c) Bảo đảm quyền và lợi ích của người lao động và quyền tham gia quản lý công ty của người lao động theo quy định của pháp luật;
d) Thực hiện chế độ kế toán, kiểm toán và báo cáo tài chính, báo cáo thống kê theo quy định của pháp luật và theo yêu cầu của cơ quan đại diện chủ sở hữu công ty;
đ) Tuân theo các quy định của Nhà nước về quốc phòng, an ninh, văn hóa, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ tài nguyên và môi trường;
e) Thực hiện việc quản lý rủi ro và bảo hiểm cho tài sản, trách nhiệm, con người của Công ty trong kinh doanh theo quy định của pháp luật;
g) Chịu sự giám sát của Nhà nước trong thực hiện các quy định về thang, bảng lương; đơn giá tiền lương, chế độ trả lương đối với người lao động, Chủ tịch, Giám đốc, các Phó Giám đốc, Kế toán trưởng và các cán bộ quản lý khác;
h) Chịu sự giám sát, kiểm tra của cơ quan đại diện chủ sở hữu; chấp hành các quyết định về thanh tra của cơ quan tài chính và cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
i) Chịu trách nhiệm trước cơ quan đại diện chủ sở hữu về việc sử dụng vốn đầu tư để thành lập doanh nghiệp khác hoặc đầu tư vào doanh nghiệp khác;
k) Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và được Nhà nước giao.
3. Nghĩa vụ khi tham gia hoạt động công ích:
Theo quy định của Nghị định số 32/2019/NĐ-CP và các văn bản pháp luật có liên quan.
Chương III
QUYỀN, TRÁCH NHIỆM VÀ NGHĨA VỤ CỦA CƠ QUAN ĐẠI DIỆN CHỦ SỞ HỮU ĐỐI VỚI CÔNG TY VÀ PHÂN CÔNG THỰC HIỆN CÁC QUYỀN, TRÁCH NHIỆM VÀ NGHĨA VỤ CỦA CƠ QUAN ĐẠI DIỆN CHỦ SỞ HỮU
Điều 13. Tổ chức thực hiện các quyền và trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với công ty
1. Ủy ban nhân tỉnh:
a) Quyết định thành lập, mục tiêu, nhiệm vụ và ngành, nghề kinh doanh của Công ty:
- Quyết định việc tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu, giải thể, phá sản, chuyển giao Công ty phù hợp với Đề án tổng thể về sắp xếp, đổi mới, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
- Phê duyệt chủ trương thành lập, tổ chức lại, giải thể các trạm, chốt quản lý bảo vệ rừng thuộc Công ty.
b) Ban hành điều lệ và điều lệ sửa đổi, bổ sung của Công ty theo đề nghị của Chủ tịch công ty;
c) Phê duyệt kế hoạch 05 năm (bao gồm chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển 05 năm) và kế hoạch sản xuất, kinh doanh hàng năm của Công ty.
Quyết định phê duyệt các kế hoạch tại Điểm c Khoản 1 Điều này bao gồm những nội dung chủ yếu sau:
- Mục tiêu và nhiệm vụ kế hoạch;
- Các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách và các chỉ tiêu kế hoạch khác;
- Giải pháp thực hiện kế hoạch;
- Phân công tổ chức thực hiện, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch;
- Các nội dung khác.
d) Giám sát, kiểm tra thực hiện kế hoạch đã được phê duyệt. Nội dung giám sát, kiểm tra trên cơ sở thông qua xây dựng báo cáo giữa kỳ và báo cáo cuối kỳ, bao gồm những nội dung chủ yếu sau:
- Tình hình thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, chỉ tiêu kế hoạch được giao;
- Tình hình thực hiện các giải pháp đã đề ra trong kế hoạch;
- Hạn chế, nguyên nhân của việc không thực hiện hoặc thực hiện không tốt kế hoạch (nếu có);
- Các giải pháp tiếp theo để hoàn thành các mục tiêu trong kế hoạch kỳ tiếp theo.
đ) Quyết định về quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu đối với Chủ tịch công ty theo quy định của pháp luật;
e) Phê duyệt bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật Giám đốc công ty;
g) Thực hiện quyền và trách nhiệm về tiền lương, thù lao, tiền thưởng và quyền lợi khác của Chủ tịch, Giám đốc, Phó Giám đốc, Kiểm soát viên, Kế toán trưởng công ty và toàn bộ việc chi trả này được tính vào chi phí quản lý Công ty;
h) Quyết định về quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu đối với Kiểm soát viên công ty theo quy định của pháp luật; và bố trí công việc phù hợp cho cán bộ, công chức khi thôi làm Kiểm soát viên;
i) Ban hành quy chế tài chính của Công ty theo quy định của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào Công ty và quản lý sử dụng vốn, tài sản tại Công ty;
k) Phê duyệt mức vốn điều lệ của Công ty (kể cả điều chỉnh vốn điều lệ trong quá trình hoạt động) và cấp bổ sung vốn điều lệ cho Công ty theo quy định phù hợp với từng nguồn vốn bổ sung vốn điều lệ;
Hồ sơ, phương án, trình tự, thủ tục cấp vốn theo quy định tại Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại Công ty và quy định hướng dẫn của Chính phủ.
l) Phê duyệt phương án huy động vốn đối với từng dự án có mức huy động trên mức quy định tại điểm a khoản 3 Điều 23 Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại Công ty; phương án huy động vốn của tổ chức, cá nhân nước ngoài; dự án đầu tư, xây dựng, mua, bán tài sản cố định của Công ty có giá trị trên mức quy định tại điểm a khoản 1 Điều 24 Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại Công ty; dự án đầu tư ra ngoài công ty có giá trị trên mức quy định tại điểm a khoản 4 Điều 28 Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại Công ty;
Trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt các dự án và phương án quy định tại Điểm 1 Khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
m) Quyết định để Chủ tịch công ty ký hợp đồng thuê, cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản của Công ty có giá trị lớn hơn mức phân cấp cho Chủ tịch công ty theo quy định Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại Công ty và theo quy định hướng dẫn của Chính phủ;
n) Phê duyệt phương án thanh lý, nhượng bán tài sản cố định có giá trị lớn hơn mức phân cấp cho Chủ tịch công ty theo quy định Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại Công ty và theo quy định hướng dẫn của Chính phủ;
o) Quyết định chủ trương góp vốn, tăng, giảm vốn góp, chuyển nhượng vốn đầu tư của Công ty đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;
p) Quyết định chủ trương tiếp nhận công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thành công ty con, công ty liên kết của công ty;
q) Quyết định vốn việc chuyển nhượng vốn đầu tư của Công ty tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên trong trường hợp giá chuyển nhượng thấp hơn giá trị ghi trên sổ sách kế toán của Công ty sau khi đã bù trừ dự phòng tổn thất vốn đầu tư;
r) Phê duyệt báo cáo tài chính, phương án phân phối lợi nhuận, trích lập các quỹ hằng năm của Công ty;
s) Thực hiện giám sát, kiểm tra việc quản lý, sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn, thực hiện chiến lược, kế hoạch đầu tư phát triển, việc tuyển dụng lao động, thực hiện chế độ tiền lương, tiền thưởng của Công ty; có ý kiến về việc giám sát, kiểm tra, thanh tra của cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền đối với hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại Công ty theo quy định Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại Công ty và theo quy định hướng dẫn của Chính phủ.
t) Đánh giá kết quả hoạt động, hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty, đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ trong quản lý, điều hành đối với Chủ tịch, Giám đốc, Phó Giám đốc, Kiểm soát viên theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại Công ty và quy định hướng dẫn của Chính phủ;
u) Thực hiện các quyền và trách nhiệm khác theo quy định tại Điều lệ này và pháp luật có liên quan.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
a) Chủ trì, phối hợp với các ngành có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh về các vấn đề quy định tại Điểm a, b khoản 1 Điều này;
b) Thực hiện giám sát, kiểm tra thường xuyên và thanh tra theo quy định thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với Công ty;
c) Thực hiện các quyền và trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
3. Sở Tài chính:
a) Chủ trì phối hợp với các ngành có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh về các vấn đề quy định tại Điểm c, d, i, k, l, m, n, o, p, q, r, s, t Khoản 1 Điều này;
b) Phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện giám sát, kiểm tra thường xuyên và thanh tra theo quy định việc quản lý, sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn đối với Công ty;
c) Thực hiện các quyền và trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
a) Phối hợp với các ngành có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh về các vấn đề quy định tại Điểm a, c Khoản 1 Điều này;
b) Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện giám sát, kiểm tra định kỳ hằng năm và thanh tra theo quy định việc thực hiện chiến lược, kế hoạch kinh doanh;
c) Thực hiện các quyền và trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
5. Sở Nội vụ:
a) Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh về các vấn đề quy định tại Điểm a, b, d và đ Khoản 1 Điều này;
b) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện giám sát, kiểm tra việc chấp hành quy định của Đảng và Nhà nước về công tác cán bộ tại Công ty;
c) Thực hiện các quyền và trách nhiệm khác theo quy định pháp luật.
6. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
a) Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xếp hạng và xếp lại hạng doanh nghiệp theo quy định. Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh các vấn đề thuộc lĩnh vực quản lý được quy định tại điểm g, s khoản 1 Điều này;
b) Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện giám sát, kiểm tra định kỳ hằng năm và thanh tra theo quy định việc thực hiện chế độ tuyển dụng, tiền lương, tiền thưởng của công ty;
c) Thực hiện các quyền và trách nhiệm khác theo quy định pháp luật.
7. Chủ tịch công ty được giao thực hiện các quyền, trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu công ty theo quy định tại Điều lệ này, Nghị định số 10/2019/NĐ-CP và quy định pháp luật có liên quan.
8. Kiểm soát viên do cơ quan đại diện chủ sở hữu công ty bổ nhiệm, bổ nhiệm lại phù hợp với quy định tại Nghị định số 97/2015/NĐ-CP ngày 19/10/2015, Nghị định số 10/2019/NĐ-CP và các quy định pháp luật có liên quan để giúp cơ quan đại diện chủ sở hữu công ty kiểm soát việc tổ chức thực hiện quyền cơ quan đại diện chủ sở hữu, việc quản lý điều hành công việc kinh doanh tại công ty của Chủ tịch công ty và Giám đốc công ty.
Tiêu chuẩn, điều kiện, chế độ hoạt động, nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn, nghĩa vụ của Kiểm soát viên và mối quan hệ của Kiểm soát viên với các cá nhân, tổ chức có liên quan của Công ty theo quy định tại Quy chế hoạt động của Kiểm soát viên công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, ban hành kèm theo Quyết định số 35/2013/QĐ-TTg ngày 07/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ.
Điều 14. Tổ chức thực hiện nghĩa vụ của cơ quan đại diện chủ sở hữu đối với Công ty
1. Đầu tư đủ vốn điều lệ: Cơ quan đại diện chủ sở hữu có nghĩa vụ đầu tư đủ vốn Điều lệ.
2. Tuân thủ Điều lệ công ty: Tổ chức, cá nhân thực hiện quyền, trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu có nghĩa vụ tuân thủ Điều lệ công ty và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những quyết định không đúng thẩm quyền.
3. Về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác:
a) Cơ quan đại diện chủ sở hữu có nghĩa vụ về các khoản nợ và tài sản khác trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. Chù tịch công ty, Giám đốc công ty phải quản lý và điều hành công ty bảo đảm khả năng thanh toán các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác; xác định và tách biệt tài sản của cơ quan đại diện chủ sở hữu công ty và tài sản của công ty;
b) Ủy ban nhân dân tỉnh phải giám sát, kiểm tra, đánh giá các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của Công ty. Trường hợp phát hiện Công ty gặp khó khăn trong thanh toán các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu và chỉ đạo công ty có đề án khắc phục và báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định;
c) Khi công ty lâm vào tình trạng phá sản, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo Chủ tịch công ty, Giám đốc công ty thực hiện thủ tục yêu cầu phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản.
4. Phê duyệt chủ trương đầu tư, mua, bán tài sản và hợp đồng vay, cho vay:
a) Tổ chức, cá nhân thực hiện quyền, trách nhiệm của Chủ sở hữu có nghĩa vụ thực hiện đúng thẩm quyền, đúng pháp luật khi phê duyệt chủ trương đầu tư, mua, bán tài sản, hợp đồng vay, cho vay của công ty; giám sát thực hiện các quyết định và phê duyệt của mình;
b) Chủ tịch công ty, Giám đốc công ty phải thực hiện dự án đầu tư, mua, bán tài sản, hợp đồng vay, cho vay của công ty theo đúng chủ trương phê duyệt và quy định của pháp luật.
5. Nghĩa vụ bảo đảm quyền kinh doanh theo pháp luật của công ty: Tổ chức, cá nhân thực hiện quyền, trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu có nghĩa vụ bảo đảm quyền kinh doanh theo pháp luật của công ty; bảo đảm để Chủ tịch công ty, Giám đốc công ty chủ động quản lý, điều hành có hiệu quả công ty theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.
Chương IV
TỔ CHỨC, QUẢN LÝ CÔNG TY
Điều 15. Mô hình tổ chức, quản lý công ty
Công ty được tổ chức theo mô hình Chủ tịch công ty theo quyết định của cơ quan đại diện chủ sở hữu công ty.
Mục 1. CHỦ TỊCH CÔNG TY
Điều 16. Chủ tịch công ty
Chủ tịch công ty do cơ quan đại diện chủ sở hữu công ty quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại với nhiệm kỳ không quá 05 năm phù hợp với quy định của Nghị định số 97/2015/NĐ-CP của Chính phủ.
Điều 17. Quyền hạn và trách nhiệm của Chủ tịch công ty
1. Đề nghị cơ quan đại diện chủ sở hữu công ty:
a) Quyết định tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu, giải thể, phá sản công ty;
b) Ban hành điều lệ, sửa đổi, bổ sung điều lệ; quyết định, điều chỉnh vốn điều lệ;
c) Phê duyệt chiến lược, kế hoạch đầu tư phát triển 5 năm của Công ty và kế hoạch sản xuất, kinh doanh hàng năm của công ty;
d) Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, khen thưởng, kỹ luật, tiền lương, thù lao, tiền thưởng và các quyền lợi khác của Chủ tịch công ty;
đ) Phê duyệt bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật đối với Giám đốc công ty;
e) Phê duyệt phương án huy động vốn; dự án đầu tư, xây dựng, thuê tài sản; mua sắm, cho thuê, thế chấp, cầm cố, thanh lý, nhượng bán tài sản cố định; dự án đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp có giá trị trên mức phân cấp cho Chủ tịch công ty theo quy định pháp luật;
g) Cấp vốn để thực hiện việc đầu tư vốn nhà nước vào công ty sau khi cấp thẩm quyền phê duyệt; quyết định việc chuyển nhượng vốn đầu tư của công ty tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên trong trường hợp giá trị chuyển nhượng thấp hơn giá trị ghi trên sổ sách kế toán của công ty sau khi đã bù trừ dự phòng tổn thất vốn đầu tư;
h) Quyết định chủ trương góp vốn, tăng, giảm vốn, chuyển nhượng vốn đầu tư của công ty tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; quyết định chủ trương tiếp nhận công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thành công ty con, công ty liên kết; Quyết định đầu tư sau khi được cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định chủ trương;
i) Phê duyệt báo cáo tài chính, phương án phân phối lợi nhuận, trích lập các quỹ hàng năm của công ty;
2. Quyết định phương án huy động vốn; dự án đầu tư, xây dựng, thuê tài sản; mua sắm, cho thuê, thế chấp, cầm cố, thanh lý, nhượng bán tài sản cố định; đàu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp đối với từng dự án được phân cấp cho Chủ tịch công ty theo quy định của Luật đầu tư công; Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp, Nghị định số 91/2015/NĐ-CP , Nghị định số 32/2018/NĐ-CP và theo quy định của pháp luật;
Trường hợp huy động vốn; dự án đầu tư, xây dựng, thuê tài sản; mua sắm, cho thuê, thế chấp, cầm cố, thanh lý, nhượng bán tài sản cố định; đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp đối với từng dự án có giá trị trên mức phân cấp cho Chủ tịch công ty, Chủ tịch công ty báo cáo Cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét quyết định.
3. Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, từ chức, kỷ hợp đồng, chấm dứt hợp đồng, khen thưởng, kỷ luật Phó Giám đốc, Kế toán trưởng theo đề nghị của Giám đốc công ty.
4. Quyết định việc thành lập, tổ chức lại, giải thể các trạm, chốt quản lý bảo vệ rừng thuộc Công ty được cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt chủ trương.
5. Ban hành các quy chế quản lý nội bộ của công ty để chỉ đạo quản lý, điều hành mọi hoạt động của Công ty. Phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ sau khi được Cơ quan đại diện chủ sở hữu chấp thuận.
6. Quyết định tiền lương kế hoạch của viên chức quản lý và người lao động, quỹ lương thực hiện của người lao động tạm ứng tiền lương trong năm. Tham mưu trình cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định tiền lương, thù lao thực hiện của viên chức quản lý, quỹ lương thực hiện của người lao động theo quy định của pháp luật.
7. Quyết định các giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ, các hợp đồng mua bán, xây dựng, các dự án đầu tư, dự án liên doanh, liên kết của Công ty.
8. Thực hiện sắp xếp, tái cơ cấu, đổi mới doanh nghiệp sau khi Đề án được phê duyệt.
9. Chủ động quyết định và chịu trách nhiệm quyết định về những nội dung thuộc thẩm quyền Chủ tịch công ty của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ theo quy định tại Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, Luật doanh nghiệp, quy định pháp luật có liên quan và Điều lệ công ty.
Điều 18. Tiêu chuẩn và điều kiện của Chủ tịch công ty
1. Thường trú tại Việt Nam, phải là công dân Việt Nam.
2. Tốt nghiệp đại học, có năng lực kinh doanh và quản lý doanh nghiệp. Phải có kinh nghiệm ít nhất 03 năm làm công tác quản lý, điều hành doanh nghiệp thuộc ngành, nghề kinh doanh chính hoặc ngành nghề có liên quan đến ngành kinh doanh chính của công ty.
3. Có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, liêm khiết, hiểu biết pháp luật và có ý thức chấp hành pháp luật.
4. Không là cán bộ, công chức, viên chức;
Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức được bổ nhiệm giữ chức danh quản lý thì phải có quyết định điều động công tác (đối với cán bộ, công chức) hoặc phải chấm dứt hợp đồng làm việc (đối với viên chức).
5. Không được kiêm nhiệm chức danh Giám đốc tại công ty mình và các doanh nghiệp khác.
6. Không thuộc đối tượng bị cấm đảm nhiệm chức vụ quản lý điều hành doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
7. Không là Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Giám đốc, Phó Giám đốc đã từng bị miễn nhiệm trước thời hạn tại công ty hoặc ở doanh nghiệp Nhà nước khác trong những trường hợp quy định tại Điểm a, Điểm c và Điểm e Khoản 1 Điều 19 Điều lệ này.
8. Các tiêu chuẩn khác theo quy định của pháp luật về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm Chủ sở hữu và các tiêu chuẩn khác theo ngành, lĩnh vực kinh doanh chính của Công ty (nếu có).
Điều 19. Miễn nhiệm, thay thế Chủ tịch công ty
1. Chủ tịch công ty bị miễn nhiệm trong những trường hợp sau đây:
a) Vi phạm pháp luật đến mức bị truy tố hoặc các trường hợp bị miễn nhiệm, thay thế theo quy định tại Điều lệ này;
b) Không đủ năng lực, trình độ đảm nhận công việc được giao, bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
c) Không trung thực trong thực thi nhiệm vụ, quyền hạn hoặc lạm dụng địa vị, quyền hạn để thu lợi cho bản thân hoặc cho người khác; báo cáo không trung thực tình hình tài chính và kinh doanh của công ty;
d) Theo yêu cầu công tác, do thay đổi về tổ chức hoặc trong các trường hợp: Không đủ sức khỏe hoặc không còn đủ uy tín, điều kiện để giữ chức vụ Chủ tịch công ty;
đ) Khi Công ty không hoàn thành các nhiệm vụ hoặc chỉ tiêu do cơ quan đại diện chủ sở hữu công ty giao mà không giải trình được nguyên nhân khách quan và được cơ quan đại diện chủ sở hữu công ty chấp thuận;
e) Không đáp ứng tiêu chuẩn và điều kiện quy định tại Điều 18 Điều lệ này.
2. Chủ tịch công ty được thay thế trong những trường hợp sau đây:
a) Xin từ chức và được cấp có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản theo đúng trình tự pháp luật;
b) Khi có quyết định điều động, luân chuyển, nghỉ hưu hoặc bố trí công việc khác;
c) Bị miễn nhiệm theo quy định của Khoản 1 Điều này.
Điều 20. Nghĩa vụ của Chủ tịch công ty
1. Tuân thủ pháp luật, Điều lệ công ty, quyết định của cơ quan đại diện chủ sở hữu công ty trong việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.
2. Thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp tối đa của công ty và cơ quan đại diện chủ sở hữu công ty.
3. Trung thành với lợi ích của công ty và cơ quan đại diện chủ sở hữu công ty. Không sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh, địa vị, chức vụ và tài sản của công ty để tư lợi hoặc phục vụ cho lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.
4. Thông báo kịp thời, đầy đủ và chính xác cho công ty về các doanh nghiệp mà mình và người có liên quan làm chủ hoặc có cổ phần, phần vốn góp. Thông báo này được niêm yết tại trụ sở chính của công ty.
5. Chịu trách nhiệm cá nhân khi nhân danh công ty thực hiện các hành vi quy định tại Khoản 5 Điều 51 Luật doanh nghiệp.
6. Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Điều 21. Chế độ làm việc của Chủ tịch công ty
1. Lương, thưởng và lợi ích khác của Chủ tịch công ty do cơ quan đại diện chủ sở hữu công ty quyết định và được tính vào chi phí quản lý của công ty.
2. Chủ tịch công ty sử dụng bộ máy quản lý, điều hành và con dấu của công ty để thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của mình. Trong trường hợp cần thiết, Chủ tịch công ty được quyền tổ chức lấy ý kiến các chuyên gia tư vấn ương và ngoài nước trước khi quyết định các vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền của Chủ tịch công ty. Chi phí lấy ý kiến chuyên gia tư vấn được quy định tại Quy chế quản lý tài chính của công ty.
3. Các quyết định thuộc thẩm quyền quy định tại Điều 17, 18 và 19 của Điều lệ này phải được lập thành văn bản, ký tên với chức danh "Chủ tịch công ty".
4. Quyết định của Chủ tịch công ty có giá trị pháp lý kể từ ngàỳ được ký và đóng dấu với chức danh Chủ tịch công ty, trừ trường hợp phải được cơ quan đại diện chủ sở hữu công ty chấp thuận.
5. Chủ tịch công ty làm việc hàng ngày tại công ty. Trường hợp vắng mặt ở Việt Nam trên 30 ngày thì phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác để thực hiện quyền, nhiệm vụ của Chủ tịch công ty và được sự chấp thuận của cơ quan đại diện chủ sở hữu công ty; các trường hợp khác về ủy quyền thực hiện theo quy chế quản lý nội bộ của công ty.
Mục 2. GIÁM ĐỐC VÀ BỘ MÁY ĐIỀU HÀNH CÔNG TY
Điều 22. Giám đốc công ty
1. Giám đốc công ty do Chủ tịch công ty bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Giám đốc công ty được bổ nhiệm hoặc ký hợp đồng với nhiệm kỳ không quá năm (05) phù hợp với quy định của Nghị định số 97/2015/NĐ-CP .
Điều 23. Tiêu chuẩn và điều kiện của Giám đốc
Giám đốc phải đáp ứng các tiêu chuẩn và điều kiện quy định tại Điều 18 Điều lệ này, quy định của Luật doanh nghiệp, pháp luật về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm Chủ sở hữu và các tiêu chuẩn khác theo ngành, lĩnh vực kinh doanh chính của Công ty (nếu có).
Điều 24. Quyền của Giám đốc công ty
1. Tổ chức thực hiện các quyết định của Chủ tịch công ty.
2. Tổ chức quản lý, điều hành, triển khai thực hiện kế hoạch kinh doanh, phương án đầu tư của công ty và các nhiệm vụ công ích, quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty do cơ quan đại diện chủ sở hữu công ty, Chủ tịch công ty giao.
3. Quyết định về quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu đối với các chức danh quản lý của công ty theo phân cấp thẩm quyền sau khi có ý kiến chấp thuận của Chủ tịch công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Chủ tịch công ty.
4. Tuyển dụng lao động; Ký kết hợp đồng nhân danh công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Chủ tịch công ty.
5. Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức công ty.
6. Trình báo cáo quyết toán tài chính hàng năm lên Chủ tịch công ty.
7. Kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh.
8. Các quyền khác được quy định tại Điều lệ và quyết định bổ nhiệm hoặc hợp đồng thuê (nếu có).
Điều 25. Nghĩa vụ của Giám đốc công ty
1. Tuân thủ pháp luật, Điều lệ, quyết định của Chủ tịch công ty trong việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.
2. Thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm tối đa lợi ích hợp pháp của công ty.
3. Trung thành với lợi ích của công ty. Không sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của công ty, lạm dụng địa vị, chức vụ và tài sản của công ty để tư lợi hoặc phục vụ cho lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.
4. Thông báo kịp thời, đầy đủ và chính xác cho công ty về các doanh nghiệp mà Giám đốc và người có liên quan làm chủ hoặc có cổ phần, phần vốn góp. Thông báo này được niêm yết tại trụ sở chính và chi nhánh của công ty.
5. Chịu trách nhiệm cá nhân khi nhân danh công ty thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật; tiến hành kinh doanh hoặc giao dịch khác không nhằm phục vụ lợi ích của Công ty và gây thiệt hại cho người khác; thanh toán các khoản nợ chưa đến hạn trước nguy cơ mất an toàn về tài chính có thể xảy ra đối với công ty.
6. Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật doanh nghiệp và pháp luật về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Điều 26. Miễn nhiệm, thay thế Giám đốc công ty
Cơ quan đại diện chủ sở hữu công ty xem xét, quyết định theo đề nghị của Chủ tịch công ty trong những trường hợp sau:
1. Vi phạm pháp luật đến mức bị truy tố hoặc các trường hợp bị miễn nhiệm, thay thế theo quy định tại Điều lệ này.
2. Không đủ năng lực, trình độ đảm nhận công việc được giao, bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
3. Quyết định vượt thẩm quyền dẫn tới hậu quả nghiêm trọng đối với công ty.
4. Giám đốc xin từ chức.
5. Khi có quyết định điều chuyển, bố trí công việc khác.
6. Các trường hợp khác theo quy định tại quyết định bổ nhiệm hoặc hợp đồng thuê Giám đốc (nếu có) của pháp luật về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và pháp luật có liên quan.
Điều 27. Quan hệ giữa Chủ tịch công ty và Giám đốc công ty trong quản lý, điều hành công ty
1. Khi tổ chức thực hiện các quyết định của Chủ tịch công ty nếu phát hiện vấn đề không có lợi cho công ty thì Giám đốc công ty báo cáo với phủ tịch công ty để xem xét điều chỉnh lại quyết định. Trường hợp Chủ tịch; công ty không điều chỉnh lại quyết định thì Giám đốc công ty có thể báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu, nhưng vẫn phải thực hiện quyết định của Chủ tịch công ty.
2. Giám đốc công ty lập và gửi báo cáo bằng văn bản về tình hình hoạt động kinh doanh hàng quý, năm và phương hướng thực hiện trong kỳ tới của công ty cho Chủ tịch công ty; có trách nhiệm báo cáo đột xuất về các vấn đề quản trị, tổ chức quản lý và điều hành của công ty theo yêu cầu của Chủ tịch công ty.
3. Giám đốc công ty phải mời Chủ tịch công ty hoặc người được Chủ tịch công ty ủy quyền tham dự các cuộc họp giao ban, các cuộc họp chuẩn bị các báo cáo, đề án trình Chủ tịch công ty xem xét trước khi trình cơ quan đại diện chủ sở hữu công ty. Chủ tịch công ty hoặc người được ủy quyền tham dự có quyền phát biểu ý kiến nhưng không kết luận cuộc họp.
Điều 28. Hợp đồng, giao dịch với những người có liên quan
1. Chủ tịch công ty, Giám đốc công ty:
a) Không được để vợ hoặc chồng, bố, bố nuôi, mẹ, mẹ nuôi, con, con nuôi, anh, chị, em ruột của mình giữ chức danh Kế toán trưởng, thủ quỹ của Công ty;
b) Báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu công ty về các hợp đồng kinh tế, dân sự của Công ty ký kết với vợ hoặc chồng, bố, bố nuôi, mẹ, mẹ nuôi, con, con nuôi, anh, chị, em ruột của Chủ tịch công ty, Giám đốc. Trường hợp phát hiện hợp đồng có mục đích tư lợi mà hợp đồng chưa được ký kết thì có quyền yêu cầu Chủ tịch công ty, Giám đốc công ty không được ký kết hợp đồng đó. Nếu hợp đồng đã được ký kết thì bị coi là vô hiệu, Chủ tịch công ty, Giám đốc công ty phải bồi thường thiệt hại cho công ty và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Các trường hợp khác thực hiện theo Điều 86 Luật doanh nghiệp, Điều lệ công ty, quyết định của cơ quan đại diện chủ sở hữu và các văn bản pháp luật có liên quan (nếu có).
Điều 29. Phó Giám đốc, Kế toán trưởng và bộ máy giúp việc
1. Phó Giám đốc giúp Giám đốc điều hành Công ty theo phân công và ủy quyền của Giám đốc; chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công và ủy quyền.
Chủ tịch công ty quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, từ chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng, khen thưởng, kỷ luật Phó Giám đốc theo đề nghị của Giám đốc công ty.
Số lượng Phó Giám đốc không quá 02 người. Chủ tịch công ty quyết định cơ cấu, số lượng Phó Giám đốc theo quy mô và đặc điểm kinh doanh của Công ty trong quá trình hoạt động. Trường hợp đặc biệt cần nhiều hơn 02 Phó Giám đốc, Chủ tịch công ty đề nghị cơ quan đại diện chủ sở hữu công ty xem xét, chấp thuận.
2. Kế toán trưởng do Chủ tịch công ty bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng, khen thưởng, kỷ luật theo đề nghị của Giám đốc; có tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn và nghĩa vụ theo phân công và ủy quyền của Giám đốc và phù hợp với quy định của Nghị định số 97/2015/NĐ-CP , pháp luật về kế toán và các quy định của pháp luật có liên quan.
3. Thời hạn bổ nhiệm hoặc ký hợp đồng với Phó Giám đốc, Kế toán trưởng do Chủ tịch công ty quyết định, nhưng không quá năm (5) năm. Phó Giám đốc, Kế toán trưởng có thể được bổ nhiệm lại hoặc ký tiếp hợp đồng.
4. Bộ máy giúp việc gồm các phòng chuyên môn nghiệp vụ có chức năng tham mưu, kiểm tra, giúp việc Chủ tịch công ty, Giám đốc công ty quản lý, điều hành công ty.
Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của bộ máy giúp việc do Giám đốc công ty quyết định sau khi được Chủ tịch công ty chấp thuận.
Mục 3. NGƯỜI LAO ĐỘNG THAM GIA QUẢN LÝ CÔNG TY
Điều 30. Hình thức tham gia quản lý của người lao động
Người lao động tham gia quản lý công ty thông qua các hình thức và tổ chức sau đây:
1. Hội nghị toàn thể hoặc Hội nghị đại biểu người lao động công ty.
2. Tổ chức Công đoàn.
3. Ban Thanh tra nhân dân.
4. Thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.
Điều 31. Nội dung tham gia quản lý công ty của người lao động
1. Người lao động có quyền tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến và đề xuất với cấp có thẩm quyền các vấn đề sau:
a) Xây dựng và tổ chức thực hiện các nội quy, quy chế nội bộ công ty liên quan trực tiếp đến quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động;
b) Nội dung của dự thảo hoặc dự thảo sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể trước khi ký kết;
c) Các giải pháp nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, tiết kiệm nguyên vật liệu, an toàn lao động, vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường, cải thiện điều kiện làm việc, sắp xếp bố trí lao động;
d) Phương án tổ chức lại, chuyển đổi công ty;
đ) Tham gia bỏ phiếu tín nhiệm đối với các chức danh quản lý, điều hành công ty khi được yêu cầu theo quy định của pháp luật;
e) Các vấn đề khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
2. Tập thể người lao động trong công ty có quyền tham gia giám sát:
a) Việc thực hiện nghị quyết Hội nghị người lao động;
b) Việc thực hiện các nội quy, quy định, quy chế, Điều lệ của công ty; thực hiện thỏa ước lao động tập thể; thực hiện hợp đồng lao động; thực hiện các chế độ, chính sách đối với người lao động;
c) Việc thu và sử dụng các loại quỹ do người lao động đóng góp;
d) Kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp lao động; kết quả thi đua, khen thưởng hàng năm.
3. Hàng năm, Ban lãnh đạo công ty có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Ban chấp hành Công đoàn tổ chức Hội nghị người lao động để bàn giải pháp thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất, kinh doanh mà Chủ tịch công ty đã thông qua; Đánh giá việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể, các nội quy, quy chế của công ty và những vấn đề khác liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
4. Quan hệ giữa công ty và người lao động thực hiện theo các quy định pháp luật về lao động. Hàng năm, Giám đốc công ty lập kế hoạch để Chủ tịch công ty thông qua các vấn đề liên quan đến việc tuyển dụng, lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội, phúc lợi, khen thưởng và kỷ luật đối với người quản lý và người lao động trong công ty cũng như mối quan hệ giữa Công ty với các tổ chức Công đoàn của người lao động.
Chương V
QUẢN LÝ TÀI CHÍNH
Điều 32. Vốn điều iệ
1. Vốn điều lệ quy định tại Điều 6 của Điều lệ này có thể tăng trong quá trình hoạt động. Cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt tăng vốn điều lệ cho công ty căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ, chiến lược phát triển và mở rộng quy mô, hoạt động kinh doanh, đặc thù hoạt động của công ty. Mức vốn điều lệ điều chỉnh tăng thêm được xác định tối thiểu cho 03 năm kể từ năm quyết định điều chỉnh vốn điều lệ.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định tăng vốn điều lệ Công ty theo đề nghị của Sở Tài chính, Chủ tịch công ty.
2. Hồ sơ, thủ tục và phương pháp xác định vốn điều lệ; quyền, trách nhiệm và nguồn bổ sung vốn điều lệ theo quy định Nghị định số 91/2015/NĐ- CP, Nghị định số 32/2018/NĐ-CP .
Điều 33. Quản lý tài chính công ty
Quản lý tài chính của công ty thực hiện theo Quy chế quản lý tài chính công ty do cơ quan đại diện chủ sở hữu công ty ban hành phù hợp với quy định có liên quan của Nghị định số 91/2015/NĐ-CP , Nghị định số 32/2018/NĐ-CP , bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
1. Quản lý và sử dụng vốn, tài sản của công ty, trong đó có hoạt động đầu tư vốn ra ngoài công ty; quyền, trách nhiệm của công ty khi đầu tư vốn vào doanh nghiệp khác; cơ chế quản lý, quyền, trách nhiệm, thù lao, tiền lương, thưởng, quyền lợi và tiêu chuẩn Người đại diện của công ty tại doanh nghiệp khác.
2. Quản lý doanh thu, chi phí và kết quả hoạt động kinh doanh; kinh phí thực hiện các nhiệm vụ công ích; trong đó có quy định về phân phối thu nhập, sử dụng các quỹ.
3. Kế hoạch tài chính, chế độ kế toán, thống kê và kiểm toán.
4. Những nội dung khác có liên quan khác.
Chương VI
TỔ CHỨC LẠI, CHUYỂN ĐỔI, GIẢI THỂ, PHÁ SẢN CÔNG TY
Điều 34. Tổ chức lại Công ty
Các hình thức, điều kiện, thẩm quyền quyết định, hồ sơ, trình tự, thủ tục tổ chức lại Công ty thực hiện theo quy định của Luật doanh nghiệp, Nghị định số 172/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về thành lập, tổ chức lại, giải thể công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là công ty con của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, Nghị định số 10/2019/NĐ-CP và các văn bản pháp luật có liên quan.
Điều 35. Chuyển đổi sở hữu công ty
Cơ quan đại diện chủ sở hữu công ty quyết định việc chuyển đổi công ty thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần theo quy định của pháp luật có liên quan.
Điều 36. Tạm ngừng kinh doanh
1. Cơ quan đại diện chủ sở hữu công ty quyết định việc tạm ngừng kinh doanh của công ty theo đề nghị của Chủ tịch công ty. Quyết định tạm ngừng kinh doanh của cơ quan đại diện chủ sở hữu công ty phải được lập thành văn bản.
2. Công ty tổ chức thực hiện tạm ngừng kinh doanh theo quyết định của cơ quan đại diện chủ sở hữu công ty phù hợp với Điều 200 của Luật doanh nghiệp, Điều 23 của Nghị định số 172/2013/NĐ-CP , pháp luật về thành lập doanh nghiệp, pháp luật về thuế và các văn bản pháp luật có liên quan.
Điều 37. Giải thể Công ty
Việc giải thể Công ty thực hiện theo quy định từ Điều 24 đến Điều 31 của Nghị định số 172/2013/NĐ-CP và khoản 7, Điều 8 của Nghị định số 10/2019/NĐ-CP và các văn bản pháp luật có liên quan.
Điều 38. Phá sản Công ty
Việc phá sản Công ty được thực hiện theo quy định của Luật phá sản.
Chương VII
CHẾ ĐỘ BÁO CÁO, CÔNG KHAI THÔNG TIN
Điều 39. Trách nhiệm báo cáo và thông tin
1. Giám đốc công ty có trách nhiệm gửi Chủ tịch công ty những tài liệu sau đây theo định kỳ hàng quý:
a) Báo cáo về tình hình kinh doanh của công ty;
b) Báo cáo tài chính;
c) Báo cáo đánh giá công tác quản lý, điều hành công ty và các báo cáo khác theo quy định;
d) Báo cáo Công bố thông tin theo quy định của Nghị định số 81/2015/NĐ-CP ngày 18/9/2015 của Chính phủ quy định về công bố thông tin doanh nghiệp nhà nước.
2. Chủ tịch công ty có quyền yêu cầu Giám đốc, các cán bộ quản lý của công ty cung cấp mọi hồ sơ, tài liệu liên quan đến tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Chủ tịch công ty.
3. Giám đốc công ty là người chịu trách nhiệm tổ chức việc lưu giữ và bảo mật hồ sơ, tài liệu của công ty.
Điều 40. Báo cáo và thông tin cho cơ quan đại diện chủ sở hữu
1. Chủ tịch công ty lập và gửi cơ quan đại diện chủ sơ hữu công ty những tài liệu sau đây:
a) Báo cáo về tình hình kinh doanh và tài chính của công ty;
b) Báo cáo về tình hình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Chủ tịch công ty;
c) Các tài liệu khác theo quy định của Điều lệ này và của pháp luật về chế độ thông tin, báo cáo của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
2. Kiểm soát viên trình cơ quan đại diện chủ sở hữu
a) Báo cáo kết quả kiểm tra tính hợp pháp, trung thực, cẩn trọng của Chủ tịch công ty, Giám đốc công ty trong tổ chức thực hiện quyền cơ quan đại diện chủ sở hữu trong quản lý điều hành công việc kinh doanh của Công ty;
b) Báo cáo kết quả thẩm định báo cáo tài chính, báo cáo tình hình kinh doanh;
c) Báo cáo đánh giá công tác quản lý và các tài liệu khác theo quy định của Điều lệ này và pháp luật về chế độ báo cáo, thông tin của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
3. Các báo cáo định kỳ được lập và trình hàng quý. Báo cáo đột xuất được lập và gửi theo yêu cầu của cơ quan đại diện chủ sở hữu trong từng trường hợp.
Điều 41. Công khai thông tin
1. Chủ tịch công ty, Giám đốc công ty quyết định và chịu trách nhiệm việc công khai thông tin ra bên ngoài của công ty. Bộ phận lưu giữ hồ sơ, tài liệu của công ty chỉ được cung cấp thông tin ra bên ngoài theo quyết định của Chủ tịch công ty, Giám đốc công ty hoặc người được Chủ tịch công ty, Giám đốc công ty ủy quyền.
2. Biểu mẫu, nội dung và nơi gửi công bố thông tin thực hiện theo quy định của Nghị định số 81/2015/NĐ-CP ngày 18/9/2015 của Chính phủ quy định về công bố thông tin doanh nghiệp nhà nước và các văn bản pháp luật có liên quan.
3. Trường hợp có yêu cầu thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; Giám đốc Công ty là người chịu trách nhiệm trong tổ chức cung cấp thông tin theo đúng quy định pháp luật về thanh tra, kiểm tra.
Chương VIII
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG ĐIỀU LỆ CÔNG TY VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ KHÁC
Điều 42. Sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công ty
Cơ quan đại diện chủ sở hữu công ty quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty. Chủ tịch công ty có quyền kiến nghị cơ quan đại diện chủ sở hữu công ty sửa đổi, bổ sung Điều lệ này.
Điều 43. Quản lý con dấu của công ty
1. Chủ tịch công ty quyết định thông qua con dấu chính thức của công ty. Con dấu được khắc theo quy định của pháp luật.
2. Chủ tịch công ty, Giám đốc công ty quản lý và sử dụng con dấu theo quy định của pháp luật.
Điều 44. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ
Việc giải quyết tranh chấp nội bộ trong công ty trước hết phải được thực hiện theo phương thức thương lượng, hòa giải. Trường hợp giải quyết tranh chấp nội bộ theo phương thức thương lượng, hòa giải không đạt được kết quả thì bất kỳ bên nào cũng có quyền đưa tranh chấp ra các cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.
Chương IX
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 45. Phạm vi thi hành
1. Cơ quan đại diện chủ sở hữu, Công ty, các đơn vị và cá nhân có liên quan có trách nhiệm tuân thủ các quy định tại Điều lệ công ty.
2. Các Quy chế nội bộ của Công ty phải tuân thủ nguyên tắc, nội dung của Điều lệ này các quy định pháp luật hiện hành.
Trong trường hợp có những quy định của pháp luật có liên quan đến hoạt động của Công ty chưa được quy định tại Điều lệ hoặc trong trường hợp có những quy định mới của pháp luật khác với những điều khoản trong Điều lệ thì những quy định của pháp luật đó đương nhiên được áp dụng để điều chỉnh hoạt động của Công ty./.