Quyết định số 05/2021/QĐ-UBND ngày 11/03/2021 Quy định về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
- Số hiệu văn bản: 05/2021/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Cơ quan ban hành: Tỉnh Ninh Bình
- Ngày ban hành: 11-03-2021
- Ngày có hiệu lực: 01-04-2021
- Tình trạng hiệu lực: Đang có hiệu lực
- Thời gian duy trì hiệu lực: 1334 ngày (3 năm 7 tháng 29 ngày)
- Ngôn ngữ:
- Định dạng văn bản hiện có:
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 05/2021/QĐ-UBND |
Ninh Bình, ngày 11 tháng 3 năm 2021 |
QUYẾT ĐỊNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Hôn nhân và Gia đình ngày 19 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật Hộ tịch ngày 20 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 110/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ quy định về quản lí và tổ chức lễ hội;
Căn cứ Khoản 2, Điều 16 Quy chế thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội ban hành kèm theo Quyết định số 308/2005/QĐ-TTg ngày 25 tháng 11 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ;
Căn cứ Thông tư 04/2011/TT-BVHTTDL ngày 21 tháng 01 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội;
Theo đề nghị tại Tờ trình số 104/TTr-SVHTT ngày 26 tháng 10 năm 2020 của Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Hiệu lực thi hành
Quyết định này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 4 năm 2021, thay thế Quyết định số 03/2015/QĐ-UBND ngày 13 tháng 02 năm 2015 về việc ban hành Quy định thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội trên địa bàn tỉnh Ninh Bình và Quyết định số 15/2019/QĐ-UBND ngày 25 tháng 4 năm 2019 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội trên địa bàn tỉnh Ninh Bình ban hành kèm theo Quyết định số 03/2015/QĐ-UBND ngày 13 tháng 02 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình.
Điều 3. Tổ chức thực hiện
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành của tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
QUY ĐỊNH
THỰC HIỆN NẾP SỐNG VĂN MINH TRONG VIỆC CƯỚI, VIỆC TANG VÀ LỄ
HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 05/2021/QĐ-UBND ngày 11 tháng 3 năm 2021 của
Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh: Quy định này điều chỉnh việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
2. Đối tượng áp dụng: Quy định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân người Việt Nam và các tổ chức, cá nhân người nước ngoài tham gia vào việc cưới, việc tang và lễ hội trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
Điều 2. Yêu cầu chung đối với việc cưới, việc tang và lễ hội
1. Chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định có liên quan trong thực hiện việc cưới, việc tang và lễ hội.
2. Thực hiện việc cưới, việc tang và lễ hội trang trọng, lành mạnh, tiết kiệm, văn minh, phù hợp với thuần phong, mỹ tục, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
3. Không lợi dụng việc cưới, việc tang và lễ hội để hoạt động nhằm chống phá Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, gây mất đoàn kết trong cộng đồng, dòng họ và gia đình.
4. Không tàng trữ, kinh doanh, sử dụng xuất bản phẩm, văn hóa phẩm cấm lưu hành; không hoạt động mê tín dị đoan; không tổ chức hoặc tham gia đánh bạc dưới mọi hình thức.
5. Không làm ảnh hưởng đến an toàn giao thông và trật tự công cộng; đảm bảo đúng quy định của pháp luật về vệ sinh môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm; phòng chống dịch bệnh; phòng chống cháy nổ.
6. Không trái với Hương ước, Quy ước của thôn, xóm, bản, tổ dân phố đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận.
7. Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong các cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp, công ty của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang (quân đội nhân dân và công an nhân dân) không mời, đi dự tiệc và dự lễ cưới trong giờ làm việc; không được sử dụng thời gian làm việc, công quỹ, phương tiện của cơ quan đi đám cưới, lễ hội (trừ trường hợp thực thi nhiệm vụ); không lợi dụng việc cưới, việc tang và lễ hội để trục lợi cá nhân.
8. Nếu sử dụng tạm thời một phần hè phố phục vụ cho việc cưới, việc tang và lễ hội; sử dụng tạm thời lòng đường phục vụ cho lễ hội phải thực hiện theo quy định tại Điều 25 Nghị định 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ về quản lí và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và khoản 4 Điều 1 Nghị định 100/2013/NĐ-CP ngày 03/9/2013 Quy định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ về quản lí và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
9. Sử dụng âm thanh trong việc cưới, việc tang và lễ hội phải đảm bảo theo quy chuẩn Quốc gia QCVN 26:2010/BTNMT về tiếng ồn ban hành kèm theo Thông tư 39/2010/TT-BTNMT ngày 16/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.
Chương II
NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Mục 1. NẾP SỐNG VĂN MINH TRONG VIỆC CƯỚI
Điều 3. Trách nhiệm cá nhân và gia đình khi thực hiện việc cưới
1. Đôi nam nữ để trở thành vợ chồng phải đảm bảo đầy đủ quy định về điều kiện kết hôn của Luật Hôn nhân và Gia đình và thực hiện đăng ký kết hôn theo quy định của Luật Hộ tịch.
2. Thực hiện các nghi thức truyền thống trong việc cưới và tổ chức lễ cưới đảm bảo yêu cầu trang trọng, tiết kiệm, vui tươi, lành mạnh phù hợp với phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của địa phương, dân tộc, tôn giáo và hoàn cảnh gia đình, tránh phô trương, hình thức.
3. Trang trí nơi tổ chức lễ cưới, trang phục cô dâu, chú rể trang trọng, lịch sự phù hợp với văn hóa dân tộc.
4. Sử dụng âm nhạc trong đám cưới vui tươi, lành mạnh. Không mở nhạc, hát trước 6h sáng và sau 22h đêm.
5. Không sử dụng lòng đường để dựng rạp cưới.
Điều 4. Trách nhiệm của chính quyền địa phương
1. Tổ chức và phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện những quy định về nếp sống văn minh trong việc cưới.
2. Hướng dẫn và thực hiện đăng ký kết hôn theo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.
3. Tổ chức trao giấy chứng nhận đăng ký kết hôn cho đôi nam nữ đã hoàn thành thủ tục đăng ký kết hôn đảm bảo nghiêm túc, trang trọng.
Điều 5. Khuyến khích trong tổ chức việc cưới
1. Dùng hình thức báo hỷ thay cho việc mời dự tiệc cưới.
2. Tổ chức tiệc trà thay cho tiệc mặn. Tiệc mặn nên thực hiện trong phạm vi gia đình, bạn bè, đồng nghiệp thân thiết và không nên tổ chức quá 02 ngày.
3. Không sử dụng rượu, bia, thuốc lá.
4. Cô dâu, chú rể mặc trang phục truyền thống hoặc trang phục của dân tộc mình trong ngày cưới.
5. Cô dâu, chú rể và gia đình đặt hoa tại đài tưởng niệm liệt sĩ, nghĩa trang liệt sĩ, di tích lịch sử, văn hóa; trồng cây lưu niệm tại địa phương trong ngày cưới.
Mục 2. NẾP SỐNG VĂN MINH TRONG VIỆC TANG
Điều 6. Trách nhiệm cá nhân và gia đình khi thực hiện việc tang
1. Khi có người qua đời phải thực hiện đăng ký khai tử theo quy định của Luật Hộ tịch.
2. Việc tang cần được được tổ chức chu đáo, trang nghiêm, thành kính, văn minh, tiết kiệm, phù hợp với truyền thống văn hóa dân tộc, tôn giáo, phong tục, tập quán địa phương và hoàn cảnh gia đình người qua đời.
3. Việc quàn, ướp thi hài, khâm liệm, di chuyển thi hài, hài cốt và bốc mộ thực hiện theo quy định của Thông tư số 02/2009/TT-BYT ngày 26/5/2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế về hướng dẫn vệ sinh trong hoạt động mai táng, hỏa táng.
4. Địa điểm tổ chức tang lễ do gia đình người qua đời quyết định tổ chức tại gia đình, hoặc nhà tang lễ (nếu có) hoặc địa điểm công cộng. Trường hợp tổ chức tang lễ tại địa điểm công cộng phải được sự đồng ý của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
5. Không sử dụng lòng đường để dựng rạp tang.
6. Việc mặc tang phục, đeo khăn tang và treo cờ tang trong tang lễ thực hiện theo phong tục truyền thống của từng địa phương, dân tộc, tôn giáo; chỉ treo cờ tang tại địa điểm tổ chức tang lễ và tháo dỡ ngay sau khi tang lễ kết thúc; người đến viếng hoặc đưa tang mặc trang phục gọn gàng, phù hợp với việc tang.
7. Sử dụng các nhạc khúc phù hợp với tang lễ. Không sử dụng nhạc tang trước 6h sáng và sau 22h đêm. Trường hợp người qua đời theo một tôn giáo hoặc là đồng bào dân tộc thiểu số, trong tang lễ nên sử dụng nhạc tang của tôn giáo hoặc của dân tộc đó.
8. Hạn chế tối đa việc rắc vàng mã, tiền âm phủ; không rắc tiền Việt Nam, các loại tiền của nước ngoài trên đường đưa tang.
9. Việc mai táng, xây cất mộ thực hiện theo quy định tại Nghị định số 23/2016/NĐ-CP ngày 05/4/2016 của Chính phủ về xây dựng, quản lý sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng.
Điều 7. Trách nhiệm của chính quyền địa phương
1. Tổ chức và phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng cùng cấp tuyên truyền, vận động nhân dân xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, các hành vi mê tín dị đoan, thực hiện những quy định về nếp sống văn minh trong việc tang.
2. Trường hợp người qua đời cư trú tại địa phương (xã, phường, thị trấn) không còn thân nhân thì Ủy ban nhân dân cấp xã chủ trì, phối hợp với các các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng có trách nhiệm tổ chức tang lễ chu đáo. Trường hợp người qua đời tại địa phương (xã, phường, thị trấn) mà không xác định được nhân thân, nơi cư trú cuối cùng, sau khi được phép của cơ quan có thẩm quyền thì Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức tang lễ chu đáo.
Điều 8. Khuyến khích thực hiện trong việc tang
1. Sử dụng băng, đĩa nhạc tang thay cho đội nhạc tang.
2. Sử dụng vòng hoa luân chuyển trong lễ viếng.
3. Không sử dụng rượu, bia, thuốc lá.
4. Không tổ chức làm cỗ mời khách ăn uống khi tổ chức tang lễ.
5. Không rắc vàng mã, tiền âm phủ trên đường đưa tang.
6. Thực hiện hỏa táng hoặc điện táng hoặc chôn cất một lần.
7. Không sử dụng hình thức khóc thuê trong tang lễ.
Mục 3. NẾP SỐNG VĂN MINH TRONG LỄ HỘI
Điều 9. Trách nhiệm cơ quan, tổ chức, đơn vị tổ chức lễ hội
1. Đăng ký hoặc thông báo tổ chức lễ hội với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trước khi tổ chức lễ hội. Tổ chức lễ hội theo đúng nội dung đã đăng ký hoặc thông báo được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.
2. Thực hiện nghiêm túc các quy định về nguyên tắc tổ chức lễ hội; về trách nhiệm của cơ quan, đơn vị tổ chức lễ hội tại Nghị định số 110/2018/NĐ- CP ngày 29/8/2018 của Chính phủ quy định về quản lý và tổ chức lễ hội, các
quy định của pháp luật về an ninh trật tự, an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm và các quy định của pháp luật có liên quan trong quá trình tổ chức lễ hội.
Điều 10. Trách nhiệm của cá nhân khi tham gia hoạt động lễ hội
1. Thực hiện nghiêm các quy định về trách nhiệm của người tham gia lễ hội tại Nghị định số 110/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 của Chính phủ quy định về quản lý và tổ chức lễ hội và các quy định của Ban tổ chức lễ hội, Ban quản lý di tích.
2. Không lợi dụng việc tham gia các hoạt động tại lễ hội để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật.
3. Không thực hiện các hành vi trái với thuần phong mỹ tục, các hành vi mê tín dị đoan.
4. Đặt lễ, tiền lễ, tiền giọt dầu đúng nơi quy định của Ban quản lí di tích, Ban tổ chức lễ hội.
5. Bảo vệ cảnh quan, môi trường; giữ gìn vệ sinh công cộng, không xả rác bừa bãi.
Điều 11. Trách nhiệm của chính quyền địa phương
1. Chỉ đạo, tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến những quy định về tổ chức và quản lý lễ hội; tuyên truyền giới thiệu giá trị di tích, di sản văn hóa lễ hội truyền thống của địa phương.
2. Chỉ đạo và thực hiện công tác quản lý lễ hội trên địa bàn.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 12. Khen thưởng, xử lý vi phạm
1. Tổ chức, cá nhân và cơ quan, đơn vị, địa phương có thành tích trong thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội được biểu dương, khen thưởng theo các quy định hiện hành.
2. Tổ chức, cá nhân và cơ quan, đơn vị, địa phương vi phạm hoặc để xảy ra vi phạm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị nhắc nhở và xem xét, xử lý theo các quy định hiện hành.
1. Sở Văn hóa và Thể thao có trách nhiệm:
a) Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện Quy định này trên địa bàn tỉnh.
b) Phối hợp với các sở, ban, ngành, UBMTTQ, các tổ chức chính trị xã hội, UBND các huyện, thành phố trong quá trình triển khai thực hiện Quy định này.
2. Các sở, ban, ngành, UBMTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội, UBND các huyện, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình triển khai thực hiện và phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao trong quá trình tổ chức thực hiện Quy định này.
3. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Quy định này tại địa phương; thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm trong thực hiện Quy định này.
4. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng cấp tỉnh thực hiện và chỉ đạo MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng cấp dưới triển khai thực hiện các hình thức tuyên truyền, vận động, thuyết phục, giám sát cán bộ, đoàn viên, hội viên và nhân dân thực hiện những quy định về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội tại Quy định này.
5. Báo Ninh Bình, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh tuyên truyền kịp thời, sâu rộng nội dung Quy định này; nêu gương các cá nhân, gia đình, tổ chức, đơn vị, địa phương thực hiện tốt, phê phán những cá nhân, tập thể vi phạm các quy định thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội.
Điều 14. Sửa đổi, bổ sung Quy định
Trong quá trình triển khai thực hiện, trường hợp các văn bản là căn cứ ban hành văn bản của Quy định này có sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo văn bản mới; trường hợp có vướng mắc hoặc phát sinh, các địa phương kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Văn hóa và Thể thao) để xem xét, quyết định./.