Quyết định số 08/2021/QĐ-TTg ngày 11/03/2021 của Thủ tướng Chính phủ Sửa đổi Quy chế xử lý nợ bị rủi ro tại Ngân hàng Chính sách xã hội kèm theo Quyết định 50/2010/QĐ-TTg
- Số hiệu văn bản: 08/2021/QĐ-TTg
- Loại văn bản: Quyết định
- Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
- Ngày ban hành: 11-03-2021
- Ngày có hiệu lực: 19-05-2021
- Tình trạng hiệu lực: Đang có hiệu lực
- Thời gian duy trì hiệu lực: 1341 ngày (3 năm 8 tháng 6 ngày)
- Ngôn ngữ:
- Định dạng văn bản hiện có:
THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 08/2021/QĐ-TTg |
Hà Nội, ngày 11 tháng 3 năm 2021 |
QUYẾT ĐỊNH
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA QUY CHẾ XỬ LÝ NỢ BỊ RỦI RO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 50/2010/QĐ-TTG NGÀY 28 THÁNG 7 NĂM 2010 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2002 của Chính phủ về việc tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế xử lý nợ bị rủi ro tại Ngân hàng Chính sách xã hội ban hành kèm theo Quyết định số 50/2010/QĐ-TTg ngày 28 tháng 7 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế xử lý nợ bị rủi ro tại Ngân hàng Chính sách xã hội ban hành kèm theo Quyết định số 50/2010/QĐ-TTg ngày 28 tháng 7 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ:
1. Điều 4 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 4. Thời điểm xem xét xử lý nợ bị rủi ro và báo cáo kết quả xử lý nợ bị rủi ro
1. Việc xem xét xử lý nợ bị rủi ro do nguyên nhân khách quan được thực hiện tại thời điểm thực tế phát sinh rủi ro hoặc theo từng đợt trên cơ sở đề nghị của khách hàng, của Ngân hàng Chính sách xã hội. Việc xem xét, xử lý nợ bị rủi ro từng đợt tối đa là 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ theo quy định.
2. Định kỳ 6 tháng hoặc khi có yêu cầu đột xuất, Ngân hàng Chính sách xã hội lập báo cáo kết quả xử lý nợ bị rủi ro theo Mẫu số 01 và Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này dưới hình thức văn bản giấy gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc hình thức văn bản điện tử cho Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để theo dõi. Nội dung báo cáo của Ngân hàng Chính sách xã hội được lập theo từng biện pháp xử lý nợ theo địa bàn từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và theo từng chương trình tín dụng.
3. Thời gian chốt số liệu báo cáo 6 tháng đầu năm được tính từ ngày 01 tháng 01 kỳ báo cáo đến ngày 30 tháng 6 kỳ báo cáo. Thời gian chốt số liệu báo cáo 6 tháng cuối năm được tính từ ngày 01 tháng 7 kỳ báo cáo đến ngày 31 tháng 12 kỳ báo cáo.
4. Thời hạn gửi báo cáo của Ngân hàng Chính sách xã hội được quy định như sau:
a) Báo cáo 6 tháng đầu năm: chậm nhất vào ngày 30 tháng 7 của kỳ báo cáo.
b) Báo cáo 6 tháng cuối năm: chậm nhất vào ngày 30 tháng 01 của năm tiếp theo sau kỳ báo cáo.”
2. Điều 5 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 5. Quy định về nguyên nhân khách quan
1. Các loại thiên tai theo quy định của pháp luật về phòng, chống thiên tai; địch họa, hỏa hoạn; các dịch bệnh liên quan tới vật nuôi và cây trồng xảy ra làm thiệt hại đến vốn, tài sản của dự án hoặc phương án vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội.
2. Nhà nước thay đổi chính sách làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của khách hàng: không còn nguồn cung cấp nguyên vật liệu; mặt hàng sản xuất, kinh doanh bị cấm, bị hạn chế theo quy định của pháp luật; khách hàng phải thực hiện việc chuyển đổi sản xuất, kinh doanh theo quyết định của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Biến động chính trị, kinh tế - xã hội, dịch bệnh ở nước nhận lao động của Việt Nam làm ảnh hưởng đến người lao động đi làm việc có thời hạn tại nước ngoài; doanh nghiệp tiếp nhận lao động bị phá sản, giải thể; doanh nghiệp tiếp nhận lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động do người lao động không đủ sức khỏe để làm việc hoặc không đảm bảo tay nghề hoặc do các nguyên nhân khách quan khác mà không do lỗi của người lao động dẫn đến việc người đi lao động ở nước ngoài phải về nước trước hạn.
4. Khách hàng vay vốn là cá nhân hoặc có thành viên khác trong hộ gia đình (là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung tại thời điểm khách hàng đề nghị xử lý rủi ro): mắc bệnh tâm thần; mắc bệnh hiểm nghèo; mắc bệnh khác dẫn đến mất năng lực hành vi dân sự; có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; bị bệnh cần chữa trị dài ngày theo quy định của Bộ Y tế; bị suy giảm khả năng lao động vĩnh viễn từ 81% trở lên; chết hoặc bị tuyên bố là đã chết; bị tuyên bố mất tích; vắng mặt tại nơi cư trú và không có thông tin xác thực về tung tích từ 02 năm liền trở lên, tính từ thời điểm biết được tin tức cuối cùng về khách hàng vay vốn.
5. Các khoản nợ phải thu hồi theo bản án, quyết định của Tòa án nhưng người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành án theo thông báo của cơ quan thi hành án; các khoản nợ bị chiếm dụng mà người chiếm dụng chết, mất tích và không còn tài sản để trả nợ; khách hàng bị tuyên bố phá sản hoặc giải thể theo quy định của pháp luật.”
3. Điểm b, điểm c khoản 1 Điều 6 được sửa đổi như sau:
“b) Điều kiện gia hạn nợ
Khách hàng được xem xét gia hạn nợ khi bị rủi ro do một trong các nguyên nhân quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 5 Quy chế này với mức độ thiệt hại về vốn và tài sản dưới 40% so với tổng số vốn thực hiện dự án hoặc phương án sản xuất kinh doanh vay vốn.
c) Thời gian gia hạn nợ: Tổng thời gian gia hạn nợ bao gồm cả gia hạn nợ theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, khoản 2 Điều 14 Quyết định số 16/2003/QĐ-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội và gia hạn nợ theo quy định tại Quy chế này tối đa là 12 tháng đối với các khoản cho vay ngắn hạn; tối đa không quá 1/2 thời hạn cho vay đối với các khoản cho vay trung và dài hạn (tính theo thời gian cho vay ban đầu khi ký kết hợp đồng vay vốn), trừ các trường hợp Thủ tướng Chính phủ có quy định riêng (nếu có).”
4. Điểm b khoản 2 Điều 6 được sửa đổi như sau:
“b) Điều kiện và thời gian khoanh nợ:
- Khách hàng có hoàn cảnh khó khăn, chưa có khả năng trả nợ đúng hạn và thuộc một trong các trường hợp sau thì được xem xét khoanh nợ với thời gian khoanh nợ tối đa là 03 năm kể từ ngày có quyết định khoanh nợ của cấp có thẩm quyền:
Khách hàng bị rủi ro thuộc các trường hợp nêu tại khoản 1, khoản 2 Điều 5 Quy chế này có thiệt hại về vốn và tài sản từ 40% đến dưới 80% so với tổng số vốn thực hiện của dự án hoặc phương án sản xuất, kinh doanh vay vốn.
Khách hàng bị rủi ro do một trong các nguyên nhân nêu tại khoản 3, khoản 4 Điều 5 Quy chế này (trừ trường hợp vắng mặt tại nơi cư trú và không có thông tin xác thực về tung tích từ 02 năm liền trở lên và các trường hợp được xem xét xóa nợ quy định tại điểm b khoản 3 Điều 6 Quy chế này).
Khách hàng vay vốn bị rủi ro trước thời điểm năm 2014 do các nguyên nhân khách quan quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 5 Quy chế này do không thực hiện xử lý rủi ro kịp thời nên không xác định được mức độ thiệt hại.
Các khoản nợ phải thu hồi theo bản án, quyết định của Tòa án nhưng người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành án.
- Khách hàng có hoàn cảnh khó khăn, chưa có khả năng trả nợ đúng hạn và thuộc một trong các trường hợp sau thì được xem xét khoanh nợ với thời gian khoanh nợ tối đa là 05 năm kể từ ngày có quyết định khoanh nợ của cấp có thẩm quyền:
Khách hàng bị rủi ro thuộc các trường hợp nêu tại khoản 1, khoản 2 Điều 5 Quy chế này có thiệt hại về vốn và tài sản từ 80% đến 100% so với tổng số vốn thực hiện của dự án hoặc phương án sản xuất, kinh doanh vay vốn.
Tất cả các thành viên cùng tham gia ký kết hợp đồng vay vốn vắng mặt tại nơi cư trú và không có thông tin xác thực về tung tích từ 02 năm liền trở lên.
- Trường hợp hết thời gian khoanh nợ, khách hàng vẫn gặp khó khăn, chưa có khả năng trả nợ sẽ được xem xét cho khoanh nợ bổ sung với thời gian tối đa không vượt quá thời gian đã được khoanh nợ lần trước theo quyết định của cấp có thẩm quyền."
5. Điểm b khoản 3 Điều 6 được sửa đổi như sau:
“b) Điều kiện xóa nợ:
Tất cả các thành viên cùng tham gia ký kết hợp đồng vay vốn không có khả năng trả nợ và thuộc một trong các trường hợp sau được xem xét xóa nợ (gốc, lãi):
- Khách hàng sau khi hết thời gian khoanh nợ (kể cả trường hợp được khoanh nợ bổ sung theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 6 Quy chế này) mà vẫn không có khả năng trả nợ và Ngân hàng Chính sách xã hội đã áp dụng mọi biện pháp thu hồi nhưng không thu được nợ.
- Tất cả các thành viên cùng tham gia ký kết hợp đồng vay vốn đều bị rủi ro do một trong các nguyên nhân nêu tại khoản 4 Điều 5 Quy chế này (trừ nguyên nhân bị bệnh cần chữa trị dài ngày theo quy định của Bộ Y tế hoặc vắng mặt tại nơi cư trú và không có thông tin xác thực về tung tích từ 02 năm liền trở lên).
- Khách hàng vay vốn bị tuyên bố phá sản hoặc giải thể theo quy định của pháp luật.
- Các khoản nợ nhận bàn giao từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Công thương Việt Nam và Kho bạc Nhà nước đã được Ngân hàng Chính sách xã hội áp dụng mọi biện pháp thu hồi nhưng không thể thu hồi được; các khoản nợ bị chiếm dụng mà người chiếm dụng chết, mất tích và không còn tài sản để trả nợ.”
6. Bổ sung Điều 7a vào trước Điều 7 như sau:
“Điều 7a. Biên bản đề nghị xử lý nợ bị rủi ro
1. Khi khách hàng vay vốn gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan theo quy định tại Quy chế này, Ngân hàng Chính sách xã hội chủ trì, phối hợp với các tổ chức, cá nhân có liên quan tiến hành thẩm tra, lập biên bản đề nghị xử lý nợ bị rủi ro. Nội dung chính của biên bản đề nghị xử lý nợ bị rủi ro bao gồm:
a) Nguyên nhân đề nghị xử lý nợ bị rủi ro;
b) Mức độ thiệt hại về vốn và tài sản. Trường hợp khách hàng được xem xét khoanh nợ theo các nguyên nhân nêu tại khoản 3 và khoản 4 Điều 5 Quy chế này và trường hợp khách hàng vay vốn là cá nhân bị rủi ro trước thời điểm năm 2014 do các nguyên nhân khách quan quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 5 Quy chế này nhưng không thực hiện xử lý rủi ro kịp thời thì không phải xác định mức độ thiệt hại về vốn và tài sản;
c) Đánh giá về khả năng trả nợ của khách hàng;
d) Đề xuất biện pháp xử lý. Trường hợp đề nghị xem xét xóa nợ, Ngân hàng Chính sách xã hội phải xác nhận về việc đã áp dụng mọi biện pháp thu hồi nợ nhưng không thu hồi được nợ và tất cả các thành viên cùng tham gia ký kết hợp đồng vay vốn không có khả năng trả nợ.
2. Về xác nhận đề nghị xử lý nợ bị rủi ro:
a) Ủy ban nhân dân cấp xã nơi khách hàng cư trú chịu trách nhiệm xác nhận:
- Nguyên nhân khách quan trên biên bản đề nghị xử lý nợ bị rủi ro đối với các trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 5 (đối với khách hàng vay vốn là cá nhân).
- Khách hàng vay vốn là cá nhân bị rủi ro trước thời điểm năm 2014 nhưng không thực hiện xử lý rủi ro kịp thời, có hoàn cảnh khó khăn và chưa có khả năng trả nợ.
- Quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình của các thành viên trong hộ gia đình và đang sống chung tại thời điểm khách hàng đề nghị xử lý rủi ro.
- Tất cả các thành viên cùng tham gia ký kết hợp đồng vay vốn không có khả năng trả nợ sau khi hết thời gian khoanh nợ (kể cả khoanh nợ bổ sung);
b) Công an cấp xã chịu trách nhiệm xác nhận đối với trường hợp tất cả các thành viên cùng tham gia ký kết hợp đồng vay vốn vắng mặt tại nơi cư trú và không có thông tin xác thực về tung tích từ 02 năm liền trở lên.
3. Mức độ thiệt hại về vốn và tài sản của khách hàng để áp dụng biện pháp xử lý nợ được xác định bằng số vốn, tài sản của dự án, phương án vay vốn thực tế bị tổn thất do các nguyên nhân khách quan so với số vốn (bao gồm cả vốn vay Ngân hàng Chính sách xã hội và vốn khác) để thực hiện dự án, phương án vay vốn.
4. Biên bản đề nghị xử lý nợ bị rủi ro phải có xác nhận của lãnh đạo Ngân hàng Chính sách xã hội nơi cho vay; Tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn đối với trường hợp cho vay qua tổ tiết kiệm và vay vốn; lãnh đạo tổ chức chính trị xã hội nhận ủy thác cho vay đối với trường hợp cho vay qua tổ chức chính trị xã hội; công an xã đối với trường hợp tất cả các thành viên cùng tham gia ký kết hợp đồng vay vốn vắng mặt tại nơi cư trú và không có thông tin xác thực về tung tích từ 02 năm liền trở lên; Ủy ban nhân dân cấp xã nơi khách hàng cư trú.
5. Ngân hàng Chính sách xã hội ban hành mẫu biên bản đề nghị xử lý nợ bị rủi ro để áp dụng thống nhất trong toàn hệ thống.”
7. Điều 7 được sửa đổi như sau:
“Điều 7. Hồ sơ pháp lý để xử lý nợ bị rủi ro
1. Đối với gia hạn nợ:
a) Bản chính đơn đề nghị gia hạn nợ của khách hàng gồm các nội dung chính sau: nguyên nhân gây thiệt hại; mức độ thiệt hại về vốn và tài sản; khả năng trả nợ; kế hoạch trả nợ; số tiền dư nợ gốc và lãi còn phải trả Ngân hàng Chính sách xã hội; số tiền đề nghị gia hạn nợ, thời gian đề nghị gia hạn nợ;
b) Bản sao giấy nhận nợ có xác nhận sao y của Ngân hàng Chính sách xã hội nơi cho vay;
c) Bản chính biên bản đề nghị xử lý nợ bị rủi ro;
d) Trường hợp khách hàng là tổ chức kinh tế thì ngoài các hồ sơ nêu tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 1 Điều này phải bổ sung các giấy tờ sau:
- Bản chính hoặc bản sao có chứng thực báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của tổ chức kinh tế.
- Bản chính phương án khôi phục sản xuất - kinh doanh của tổ chức kinh tế.
2. Đối với khoanh nợ:
a) Bản chính đơn đề nghị khoanh nợ của khách hàng gồm các nội dung chính sau: nguyên nhân gây thiệt hại; mức độ thiệt hại về vốn và tài sản; khả năng trả nợ; số tiền dư nợ gốc và lãi còn phải trả Ngân hàng Chính sách xã hội; số tiền đề nghị khoanh nợ; thời gian đề nghị khoanh nợ. Trường hợp tất cả các thành viên cùng tham gia ký kết hợp đồng vay vốn vắng mặt tại nơi cư trú và không có thông tin xác thực về tung tích từ 02 năm liền trở lên thì không cần phải có đơn đề nghị khoanh nợ;
b) Bản sao giấy nhận nợ có xác nhận sao y của Ngân hàng Chính sách xã hội nơi cho vay;
c) Bản chính biên bản đề nghị xử lý nợ bị rủi ro;
d) Trường hợp khách hàng a, điểm b và điểm c khoản 2 Điều này, khách hàng phải bổ sung các giấy tờ nêu tại điểm d khoản 1 Điều này;
đ) Ngoài các hồ sơ nêu tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 2 Điều này, khách hàng phải bổ sung các giấy tờ liên quan như sau:
- Bản sao có chứng thực biên bản thanh lý hợp đồng với người lao động hoặc thông báo chấm dứt hợp đồng lao động của chủ sử dụng lao động hoặc thông báo danh sách của cơ quan lao động thương binh và xã hội cấp huyện tại địa phương về việc người lao động tại nước ngoài về nước trước hạn đối với trường hợp người đi lao động ở nước ngoài về nước trước hạn. Trường hợp các giấy tờ trên không nêu nguyên nhân người lao động về nước trước hạn thì phải có bản sao có chứng thực xác nhận của cơ quan lao động thương binh và xã hội cấp huyện tại địa phương về nội dung này.
- Bản sao có chứng thực Quyết định của Tòa án về việc cá nhân có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự.
- Bản sao có chứng thực xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tuyến huyện và tương đương đối với trường hợp khách hàng vay vốn có thành viên trong hộ gia đình mắc bệnh hiểm nghèo; mắc bệnh tâm thần; mắc bệnh khác dẫn đến mất năng lực hành vi dân sự; bị bệnh cần chữa trị dài ngày; bị suy giảm khả năng lao động vĩnh viễn từ 81% trở lên.
- Bản chính hoặc bản sao có chứng thực bản án hoặc Quyết định của Tòa án và văn bản thông báo của cơ quan thi hành án về việc thực hiện bản án đã tuyên, số tiền thu được, số tiền không còn khả năng thi hành án đối với trường hợp các khoản nợ phải thu hồi theo bản án, quyết định của Tòa án nhưng người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành án.
- Bản sao có chứng thực giấy chứng tử hoặc Quyết định của Tòa án về việc tuyên bố cá nhân chết, mất tích đối với trường hợp khách hàng vay vốn có thành viên trong hộ gia đình theo quy định tại khoản 4 Điều 5 Quy chế này chết, mất tích.
3. Đối với xóa nợ (gốc, lãi):
a) Bản chính đơn đề nghị xóa nợ của khách hàng gồm các nội dung chính sau: nguyên nhân dẫn đến rủi ro không trả được nợ; mức độ thiệt hại về vốn và tài sản; khả năng trả nợ; số tiền gốc và lãi đang còn nợ ngân hàng; số tiền gốc và lãi xin xóa nợ. Trường hợp khách hàng chết; mất tích; vắng mặt tại nơi cư trú và không có thông tin xác thực về tung tích từ 02 năm liền trở lên; có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; mất năng lực hành vi dân sự; mắc bệnh tâm thần đã hết thời gian khoanh nợ mà không còn các thành viên cùng tham gia ký kết hợp đồng vay vốn và trường hợp khách hàng bị tuyên bố phá sản hoặc giải thể theo quy định của pháp luật thì không cần phải có đơn đề nghị xóa nợ;
b) Bản sao giấy nhận nợ có xác nhận sao y của Ngân hàng Chính sách xã hội nơi cho vay;
c) Bản chính biên bản đề nghị xử lý nợ bị rủi ro;
d) Trường hợp khách hàng bị giải thể theo quy định của pháp luật thì ngoài các hồ sơ nêu tại điểm b khoản 3 Điều này, phải có bản chính hoặc bản sao có chứng thực Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc giải thể và các văn bản liên quan đến việc xử lý tài sản;
đ) Trường hợp khách hàng bị tuyên bố phá sản theo quy định của pháp luật thì ngoài các hồ sơ nêu tại điểm b khoản 3 Điều này, phải có bản chính hoặc bản sao có chứng thực Quyết định tuyên bố phá sản của Tòa án; tài liệu phân chia tài sản của chấp hành viên thể hiện số nợ thu hồi được hoặc không thu hồi được của Ngân hàng Chính sách xã hội; quyết định về việc đình chỉ thi hành quyết định tuyên bố phá sản của cơ quan thi hành án dân sự;
e) Ngoài các hồ sơ nêu tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 3 Điều này, khách hàng phải bổ sung các giấy tờ liên quan như sau:
- Các giấy tờ quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này về việc xác nhận mắc bệnh tâm thần, mắc bệnh hiểm nghèo, mắc bệnh khác dẫn đến mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi, bị suy giảm khả năng lao động vĩnh viễn từ 81% trở lên, chết hoặc bị tuyên bố là đã chết, bị tuyên bố mất tích đối với trường hợp khách hàng vay vốn là cá nhân mà tất cả các thành viên cùng tham gia ký kết hợp đồng vay vốn đều bị rủi ro do một trong các nguyên nhân nêu tại khoản 4 Điều 5 Quy chế này.
- Bản chính hoặc bản sao có chứng thực giấy chứng tử hoặc Quyết định tuyên bố chết, mất tích của Tòa án, kèm theo bộ hồ sơ đầy đủ về chứng cứ, chứng minh số tiền đã chiếm dụng có xác nhận của chính quyền cấp xã đối với trường hợp khoản nợ bị chiếm dụng mà người chiếm dụng chết, mất tích.
- Bản chính hoặc bản sao có chứng thực xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập đối với pháp nhân, tổ chức kinh tế đối với trường hợp các khoản nợ nhận bàn giao đã áp dụng các biện pháp thu hồi nhưng không có khả năng thu hồi.”
8. Điểm a khoản 2 Điều 8 được sửa đổi như sau:
“a) Chủ trì trình Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Quy chế xử lý nợ bị rủi ro tại Ngân hàng Chính sách xã hội.”
9. Khoản 3, khoản 4 Điều 8 được sửa đổi như sau:
“3. Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội:
a) Ban hành quy định hướng dẫn nghiệp vụ gia hạn nợ theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, khoản 2 Điều 14 Quyết định số 16/2003/QĐ-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội và quy định hướng dẫn nghiệp vụ xử lý nợ bị rủi ro theo quy định tại Quy chế này để triển khai thống nhất trong hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội;
b) Quyết định việc khoanh nợ, xóa nợ cho khách hàng (đối với trường hợp quy mô của từng đợt xóa nợ không vượt quá Quỹ dự phòng rủi ro tại Ngân hàng Chính sách xã hội).
4. Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội
a) Quyết định việc gia hạn nợ đối với khách hàng. Trường hợp thực hiện ủy quyền việc gia hạn nợ thì phải được quy định tại Quy định hướng dẫn nghiệp vụ xử lý nợ bị rủi ro theo quy định tại Quy chế này;
b) Tổ chức chỉ đạo các đơn vị trong hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện đúng quy định tại Quy chế xử lý nợ bị rủi ro tại Ngân hàng Chính sách xã hội; đồng thời tổ chức thông tin, tuyên truyền đến từng tổ, nhóm vay vốn để thực hiện xử lý rủi ro kịp thời, đúng quy định.”
10. Khoản 4 Điều 9 được sửa đổi như sau:
“4. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định xử lý nợ bị rủi ro của cơ quan có thẩm quyền, Ngân hàng Chính sách xã hội phải có văn bản thông báo xử lý nợ cho khách hàng và tổ chức thực hiện theo quy định.”
Điều 2. Bãi bỏ điểm c khoản 2 Điều 6 Quy chế xử lý nợ bị rủi ro tại Ngân hàng Chính sách xã hội ban hành kèm theo Quyết định số 50/2010/QĐ-TTg ngày 28 tháng 7 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ.
Điều 3. Điều khoản chuyển tiếp
Đối với trường hợp khách hàng gặp rủi ro do một số nguyên nhân khách quan mà Ngân hàng Chính sách xã hội đã nhận đầy đủ hồ sơ theo quy định trước thời điểm Quy chế này có hiệu lực thi hành thì được tiếp tục xem xét xử lý rủi ro theo các quy định tại Quyết định số 50/2010/QĐ-TTg ngày 28 tháng 7 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 161/2010/TT-BTC ngày 20 tháng 10 năm 2010 của Bộ Tài chính.
Điều 4. Hiệu lực thi hành và tổ chức thực hiện
1. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 19 tháng 5 năm 2021.
2. Bãi bỏ Thông tư số 161/2010/TT-BTC ngày 20 tháng 10 năm 2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy chế xử lý nợ bị rủi ro của Ngân hàng Chính sách xã hội ban hành kèm theo Quyết định số 50/2010/QĐ-TTg ngày 28 tháng 7 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ.
3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
|
THỦ TƯỚNG |
(Kèm theo Quyết định số 08/2021/QĐ-TTg ngày 11 tháng 3 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ)
Mẫu số 01 |
Báo cáo kết quả xử lý nợ của Ngân hàng Chính sách xã hội theo địa bàn từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương |
Mẫu số 02 |
Báo cáo kết quả xử lý nợ của Ngân hàng Chính sách xã hội theo từng chương trình tín dụng |
Mẫu số 01
NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
(Từ ngày ... tháng ... năm ... đến ngày ... tháng ... năm ...)
Chương trình: ………………………………………………….
Kính gửi: Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Đơn vị tính: hộ, triệu đồng
STT |
Chi nhánh tỉnh, TP |
Gia hạn nợ theo Nghị định số 78/2002/NĐ-CP |
Gia hạn nợ theo Quy chế này |
Khoanh nợ 3 năm |
Khoanh nợ 5 năm |
Xóa nợ |
|||||||||||||||
Số hộ |
Số tiền |
Trong đó |
Số hộ |
Số tiền |
Trong đó |
Số hộ |
Số tiền |
Trong đó |
Số hộ |
Số tiền |
Trong đó |
Số hộ |
Số tiền |
Trong đó |
|||||||
Gốc |
Lãi |
Gốc |
Lãi |
Gốc |
Lãi |
Gốc |
Lãi |
Gốc |
Lãi |
||||||||||||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
21 |
22 |
1 |
Chi nhánh A |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
Chi nhánh B |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
Chi nhánh C |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4 |
Chi nhánh D |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5 |
.... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
……, ngày ... tháng ... năm |
Mẫu số 02
NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
BÁO CÁO KẾT QUẢ XỬ LÝ NỢ CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI THEO TỪNG CHƯƠNG TRÌNH TÍN DỤNG
(Từ ngày ... tháng ... năm ... đến ngày ... tháng ... năm ...)
Kính gửi: Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Đơn vị tính: hộ, triệu đồng
STT |
Chương trình |
Gia hạn nợ theo Nghị định số 78/2002/NĐ-CP |
Gia hạn nợ theo Quy chế này |
Khoanh nợ 3 năm |
Khoanh nợ 5 năm |
Xóa nợ |
|||||||||||||||
Số hộ |
Số tiền |
Trong đó |
Số hộ |
Số tiền |
Trong đó |
Số hộ |
Số tiền |
Trong đó |
Số hộ |
Số tiền |
Trong đó |
Số hộ |
Số tiền |
Trong đó |
|||||||
Gốc |
Lãi |
Gốc |
Lãi |
Gốc |
Lãi |
Gốc |
Lãi |
Gốc |
Lãi |
||||||||||||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
21 |
22 |
1 |
Hộ nghèo |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
Giải quyết việc làm |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
Nước sạch và VSMT |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4 |
Học sinh sinh viên |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5 |
Xuất khẩu lao động |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
……, ngày ... tháng ... năm |