cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Thông tư số 07/2020/TT-BTP ngày 21/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện

  • Số hiệu văn bản: 07/2020/TT-BTP
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Cơ quan ban hành: Bộ Tư pháp
  • Ngày ban hành: 21-12-2020
  • Ngày có hiệu lực: 03-02-2021
  • Tình trạng hiệu lực: Đang có hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 1447 ngày (3 năm 11 tháng 22 ngày)
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:

BỘ TƯ PHÁP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 07/2020/TT-BTP

Hà Nội, ngày 21 tháng 12 năm 2020

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA SỞ TƯ PHÁP THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP TỈNH, PHÒNG TƯ PHÁP THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN

Căn cứ Nghị định số 96/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;

Căn cứ Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Nghị định số 107/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

Căn cứ Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Nghị định số 108/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

Trên cơ sở ý kiến của Bộ Nội vụ về thẩm quyền ban hành và nội dung Thông tư hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện tại Công văn số 6484/BNV-TCBC ngày 08 tháng 12 năm 2020;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ;

Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Thông tư hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện).

Chương I

SỞ TƯ PHÁP

Điều 1. Vị trí và chức năng

1. Sở Tư pháp là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, có chức năng tham mưu Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về: công tác xây dựng và thi hành pháp luật; theo dõi tình hình thi hành pháp luật; kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở; pháp chế; chứng thực; nuôi con nuôi; hộ tịch; quốc tịch; lý lịch tư pháp; bồi thường nhà nước; trợ giúp pháp lý; luật sư, tư vấn pháp luật; công chứng; giám định tư pháp; đấu giá tài sản; trọng tài thương mại; hòa giải thương mại; thừa phát lại; quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản và hành nghề quản lý, thanh lý tài sản; đăng ký biện pháp bảo đảm; quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; công tác tư pháp khác và dịch vụ sự nghiệp công thuộc ngành, lĩnh vực theo quy định pháp luật.

2. Sở Tư pháp có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo thẩm quyền; chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Tư pháp.

Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn

1. Trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:

a) Dự thảo nghị quyết, quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc phạm vi thẩm quyền ban hành của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong lĩnh vực tư pháp;

b) Dự thảo kế hoạch dài hạn, 05 năm, hàng năm và các đề án, dự án, chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước, cải cách tư pháp, xây dựng, hoàn thiện pháp luật thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong lĩnh vực tư pháp;

c) Dự thảo quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể các tổ chức, đơn vị thuộc Sở Tư pháp, dự thảo quyết định quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở theo quy định pháp luật.

2. Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:

a) Dự thảo quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở;

b) Dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về công tác tư pháp ở địa phương.

3. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án trong lĩnh vực tư pháp đã được cấp có thẩm quyền quyết định, phê duyệt.

4. Về xây dựng văn bn quy phạm pháp luật:

a) Chủ trì, phối hợp với Văn phòng Hội đồng nhân dân, Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các cơ quan, tổ chức có liên quan lập danh mục nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, danh mục quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định chi tiết văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên;

b) Chủ trì phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan thẩm định, tham gia xây dựng, góp ý đề nghị xây dựng nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình; phối hợp với Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét kiểm tra việc đề nghị ban hành quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; tham gia xây dựng, góp ý, thẩm định dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định pháp luật;

c) Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, báo cáo việc xây dựng văn bản quy định chi tiết văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên ở địa phương để bảo đảm tiến độ soạn thảo và chất lượng dự thảo văn bản quy định chi tiết.

5. Về theo dõi tình hình thi hành pháp luật:

a) Xây dựng, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành và tổ chức thực hiện kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn;

b) Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật tại địa phương; kiến nghị với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật;

c) Tổng hợp, xây dựng báo cáo tình hình thi hành pháp luật ở địa phương và kiến nghị các biện pháp giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong thi hành pháp luật với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Tư pháp;

d) Theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong các lĩnh vực tư pháp thuộc phạm vi quản lý nhà nước Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

6. Về kim tra văn bn quy phạm pháp luật:

a) Là đầu mối giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tự kiểm tra văn bản do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành;

b) Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kiểm tra, xử lý văn bản của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện;

c) Kiểm tra, xử lý đối với các văn bản có chứa quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành nhưng không được ban hành bằng hình thức nghị quyết của Hội đồng nhân dân hoặc quyết định của Ủy ban nhân dân, các văn bản có chứa quy phạm pháp luật hoặc có thể thức như văn bản quy phạm pháp luật do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện. Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành;

d) Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các biện pháp xử lý văn bản trái pháp luật tại khoản này theo quy định pháp luật.

7. Về rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật;

a) Là đầu mối giúp Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện việc rà soát, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định pháp luật;

b) Đôn đốc, hướng dẫn, tổng hợp kết quả ra soát, hệ thống hóa văn bản chung của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

c) Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cập nhật văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành trên cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật.

8. Về phổ biến, giáo dục pháp luật và hòa gii ở cơ sở:

a) Xây dựng, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành các chương trình, kế hoạch, đề án về phổ biến, giáo dục pháp luật và tổ chức thực hiện sau khi các chương trình, kế hoạch, đề án được ban hành;

b) Theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại địa phương; hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các cơ quan; tổ chức có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc tổ chức Ngày Pháp luật nước Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên địa bàn;

c) Thực hiện nhiệm vụ của cơ quan thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật cấp tỉnh;

d) Xây dựng, quản lý đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật; phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện chuẩn hóa đội ngũ giáo viên dạy môn giáo dục công dân, giáo viên, giảng viên dạy pháp luật trên địa bàn theo quy định pháp luật;

đ) Theo dõi, hướng dẫn việc xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật ở các xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) và các cơ quan, đơn vị khác theo quy định pháp luật;

e) Hướng dẫn, kiểm tra, theo dõi về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở; tổ chức tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ và kỹ năng hòa giải ở cơ sở cho hòa giải viên tại địa phương theo quy định pháp luật.

9. Giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện nhiệm vụ về xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo quy định pháp luật.

10. Về hộ tịch, quốc tịch, chứng thực và nuôi con nuôi:

a) Giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn việc tổ chức thực hiện công tác đăng ký và quản lý hộ tịch, quốc tịch, chứng thực, nuôi con nuôi tại địa phương;

b) Giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện việc quản lý, cập nhật, khai thác Cơ sở dữ liệu hộ tịch;

c) Quản lý, sử dụng Sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch: lưu trữ Sổ hộ tịch, hồ sơ đăng ký hộ tịch; cấp bản sao trích lục hộ tịch theo quy định pháp luật;

d) Đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi, hủy bỏ giấy tờ hộ tịch do Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp trái với quy định pháp luật (trừ trường hợp kết hôn trái pháp luật); đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi, hủy bỏ giấy tờ hộ tịch do Sở Tư pháp cấp mà phát hiện không đúng quy định pháp luật;

đ) Thẩm định hồ sơ, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết các việc về nuôi con nuôi thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; giải quyết các việc về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền theo quy định pháp luật và chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

e) Thực hiện các nhiệm vụ để giải quyết hồ sơ xin nhập, xin trở lại, xin thôi quốc tịch Việt Nam, cấp Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam, cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam; quản lý và lưu trữ hồ sơ, sổ sách về quốc tịch theo quy định pháp luật.

11. Về lý lịch tư pháp:

a) Xây dựng, quản lý, khai thác, bảo vệ và sử dụng cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp trong phạm vi cấp tỉnh;

b) Tiếp nhận, xử lý thông tin lý lịch tư pháp do Tòa án nhân dân, Việt Kiểm sát nhân dân, cơ quan Công an, cơ quan Thi hành án dân sự, các cơ quan, tổ chức có liên quan và Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia cung cấp; lập lý lịch tư pháp, cập nhật thông tin lý lịch tư pháp bổ sung; cung cấp thông tin lý lịch tư pháp cho Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia và Sở Tư pháp theo quy định pháp luật;

c) Cấp Phiếu lý lịch tư pháp theo thẩm quyền.

12. Về bồi thường nhà nước:

a) Hướng dẫn, tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ công tác bồi thường nhà nước theo quy định pháp luật;

b) Hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường trong phạm vi địa phương; đề xuất Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm trong việc giải quyết bồi thường, thực hiện trách nhiệm hoàn trả trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng và thi hành án tại địa phương;

c) Đề xuất, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác định cơ quan giải quyết bồi thường theo quy định pháp luật; tham gia vào việc xác minh thiệt hại khi được cơ quan giải quyết bồi thường đề nghị; tham gia thương lượng việc bồi thường tại địa phương thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

d) Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra công tác bồi thường nhà nước;

đ) Đề xuất Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kiến nghị người có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án có nội dung giải quyết bồi thường, kiến nghị thủ trưởng cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ xem xét lại quyết định hoàn trả, giảm mức hoàn trả theo quy định pháp luật; yêu cầu thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp người thi hành công vụ gây thiệt hại hủy quyết định giải quyết bồi thường theo quy định pháp luật;

e) Giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước tại địa phương.

13. Về trợ giúp pháp lý

a) Quản lý, hướng dẫn, kiểm tra về tổ chức và hoạt động của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, hoạt động trợ giúp pháp lý của các tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý theo quy định pháp luật;

b) Thực hiện nhiệm vụ của cơ quan thường trực Hội đồng phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

c) Đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập, giải thể, sáp nhập Chi nhánh của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, bổ nhiệm và cấp thẻ trợ giúp viên pháp lý, miễn nhiệm và thu hồi thẻ trợ giúp viên pháp lý, cấp lại thẻ trợ giúp viên pháp lý;

d) Cp, cp lại, thu hồi thcộng tác viên trợ giúp pháp lý; cp, thay đổi nội dung, cấp lại và thu hi Giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý của t chc đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý theo quy định pháp luật; đề nghị Bộ Tư pháp tchức kiểm tra tập sự trợ giúp pháp lý;

đ) Công bố, cập nht danh sách các tchức thực hiện trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý tại địa phương, đăng ti trên Trang thông tin điện tử của S Tư pháp và gửi Bộ Tư pháp đđăng tải trên Cng thông tin điện tử ca Bộ Tư pháp;

e) Lựa chọn, ký kết, thực hiện và chấm dt hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với các tchức hành nghề luật , tchức tư vn pháp luật; kim tra, giám sát việc thực hin hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý; thanh toán thù lao và chi phí thực hiện trợ giúp pháp lý cho tchức ký hợp đồng thc hiện trợ giúp pháp lý; qun lý và tổ chức đánh giá cht lượng vụ việc tham gia ttụng và vụ việc đại diện ngoài ttụng theo quy định pháp luật.

14. Vluật sư và tư vn pháp luật:

a) Tham mưu, đề xuất với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện các biện pháp hỗ trợ phát triển tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức và hoạt động tư vấn pháp luật tại địa phương;

b) Cp, cp lại hoặc thu hi Giấy đăng ký hoạt động của tổ chc hành nghluật sư Việt Nam, tổ chức hành nghluật sư nước ngoài tại Việt Nam, Trung tâm tư vấn pháp luật: cấp, cp lại hoặc thu hồi Th tư vn viên pháp luật;

c) Cung cấp thông tin về việc đăng ký hoạt động ca tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam, tổ chức hành nghluật sư nước ngoài cho cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân có yêu cu theo quy định pháp luật: đề nghị Đoàn luật sư cung cp thông tin về tổ chức và hoạt động ca luật sư, yêu cầu tổ chức hành nghề luật sư báo cáo về tình nh tổ chức và hoạt động khi cn thiết;

d) Cấp, cấp lại hoặc thu hồi giy đăng ký hành nghề luật sư với tư cách cá nhân; lập danh sách, theo dõi người đăng ký hành nghề tại Đoàn luật sư tại địa phương.

15. Vcông chứng:

a) Đnghị Bộ trưng Bộ Tư pháp b nhim, bổ nhiệm lại, min nhiệm công chứng viên: thực hiện đăng ký hành nghề và cấp, cấp lại thcông chng viên, quyết định tạm đình chỉ hành nghcông chng, xóa đăng ký hành ngh, thu hồi th công chng viên; qun lý tập sự hành nghề công chứng theo quy định pháp luật;

b) Trình y ban nhân dân cấp tnh đề án thành lập, chuyn đổi, giải thể Phòng công chng: trình y ban nhân dân cp tnh cho phép thành lp, thu hi quyết định cho phép thành lập, hợp nht, sáp nhập, chuyn nhượng Văn phòng công chứng theo quy định pháp luật;

c) Cp, cấp lại, thu hồi Giy đăng ký hoạt động ca Văn phòng công chứng: ghi nhn thay đổi danh sách công chứng viên là thành viên hợp danh và danh sách công chứng viên làm việc theo chế độ hợp đồng ca Văn phòng công chứng; cung cp thông tin về nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công chng theo quy định của Luật Công chứng;

d) Giúp y ban nhân dân cấp tnh xây dựng cơ sdữ liệu và ban hành quy chế khai thác, sdụng cơ sdữ liệu về công chứng:

đ) Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành tiêu chí xét duyệt hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chức;

e) Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành mức trần thù lao công chứng tại địa phương;

g) Thực hiện bi dưng nghiệp vụ công chứng hàng năm đối với trường hợp địa phương chưa thành lập Hội công chứng viên;

h) Chỉ định một Phòng công chứng hoặc một Văn phòng công chứng khác tiếp nhận hồ sơ công chứng trong trường hợp giải thể Phòng công chứng hoặc chấm dứt hoạt động Văn phòng công chứng theo quy định tại khoản 4 Điều 64 Luật Công chứng.

16. Vgiám định tư pháp:

a) Trình y ban nhân dân cấp tnh quyết định cho phép và thu hồi quyết định cho phép thành lp Văn phòng giám định tư pháp: chuyn đổi loại hình hoạt động, thay đổi, bổ sung nh vực giám định của Văn phòng giám định tư pháp;

b) Cp, cấp lại, thu hồi Giấy đăng ký hoạt động cho Văn phòng giám định tư pháp; phi hp vi các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cp tnh về việc bnhiệm, miễn nhiệm giám đnh viên tư pháp ở địa phương; tổ chức bồi dưỡng kiến thc pháp luật cho giám định viên tư pháp địa phương;

c) Đánh giá về tổ chức, chất lượng hoạt động giám định tư pháp ở đa phương; đề xuất các gii pháp bo đảm số lượng, chất lượng ca đội ngũ người giám định tư pháp theo yêu cầu ca hoạt động tố tụng tại địa phương:

d) Chủ trì, phối hợp với cơ quan chuyên môn giúp y ban nhân dân cp tnh qun lý nhà nước về giám định tư pháp địa phương theo quy định pháp luật.

17. Về đấu giá tài sn

a) Cp, cp lại, thu hồi, thay đổi nội dung giấy đăng ký hoạt động cho doanh nghip đấu giá tài sn, chi nhánh của doanh nghip đấu giá tài sn, cp, cp lại, thu hồi thẻ đấu giá viên;

b) Đnghị Bộ Tư pháp thu hồi chứng chhành nghề đấu giá sàn theo quy định của Luật Đấu giá tài sn:

c) Thm định điều kiện thực hiện hình thức đấu giá trực tuyến, phê duyệt tổ chức đu giá tài sn đủ điều kiện thực hin hình thức đấu giá trực tuyến theo quy định pháp luật;

d) Qun lý, hướng dẫn, kim tra về tổ chức và hoạt động của tchức đấu giá tài sn:

đ) Lập và đăng ti danh sách đu giá viên và danh sách các tchức đấu giá tài sản có trang thông tin điện tử đủ điều kiện thực hiện hình thức đấu giá trực tuyến được đăng ti trên Cổng thông tin điện tcủa Sở Tư pháp và gửi Bộ Tư pháp để đăng tải trên trang thông tin điện tử chuyên ngành về đấu giá tài sn.

18. Vqun tài viên và hành nghề quản lý, thanh lý tài sản

a) Đăng ký hành nghề, lp và công bdanh sách qun tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản tại địa phương;

b) Tm đình ch, gia hạn, hủy bỏ vic tạm đình ch hành nghquản lý, thanh lý tài sản đối với quản tài viên, doanh nghiệp qun lý, thanh lý tài sản; xóa tên qun tài viên, doanh nghiệp qun lý, thanh lý tài sản khi danh sách qun tài viên, doanh nghiệp qun lý, thanh lý tài sản và đề nghị Bộ trưng Bộ Tư pháp thu hồi chng chhành nghề qun tài viên theo quy định pháp luật.

19. Vhòa giải thương mại

a) Cp, cấp lại, đăng ký thay đi nội dung, thu hồi Giấy đăng ký hoạt động ca Trung tâm hòa gii thương mại, Chi nhánh Trung tâm hòa giải thương mại, Chi nhánh của tổ chức hòa gii thương mại nước ngoài tại Việt Nam;

b) Đăng ký, lập và xóa tên hòa giải viên thương mại vụ việc khi danh sách hòa giải viên thương mại vụ việc của Sở Tư pháp;

c) Cập nht, công bdanh sách hòa giải viên thương mại vụ việc, tổ chức hòa giải thương mại trên trang thông tin điện t ca S Tư pháp; rà soát, thng kê, báo cáo số liệu về hòa giải viên thương mại hàng năm tại địa phương.

20. Vtrọng tài thương mại

a) Cấp, cp lại, đăng ký thay đổi nội dung giấy phép thành lập, thu hồi Giấy đăng ký hoạt động của Trung m trọng tài, Chi nhánh của Tchức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam, Chi nhánh của Trung tâm trọng tài;

b) Cập nhật thông tin về Trung tâm trọng tài, Chi nhánh, Văn phòng đại diện của Trung tâm trọng tài; Chi nhánh, Văn phòng đại diện ca Tchức trọng tài nước ngoài tại Vit Nam;

c) Cung cấp thông tin về việc đăng ký hoạt động, việc lập Chi nhánh, Văn phòng đại diện của Trung tâm trọng tài; Chi nhánh, Văn phòng đại diện ca Tchức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam cho cơ quan qun lý nhà nước, tổ chức và cá nhân có yêu cu theo quy định pháp luật.

21. Về thừa phát lại

a) Xác minh thông tin trong hồ sơ bnhiệm, min nhiệm Thừa phát lại theo yêu cầu của Bộ Tư pháp; đăng ký hành ngh, cấp, cp lại và thu hồi ThThừa phát lại: quyết định tạm đình ch hành nghThừa phát lại: lập danh sách thừa phát lại hành ngh ti địa phương và cấp Th Tha phát lại;

b) Chủ trì, phi hợp vi các sở, ban, ngành xây dựng Đề án phát trin Văn phòng Thừa phát lại ở địa phương trình Ủy ban nhân dân cấp tnh phê duyệt: tiếp nhận, thm định hồ sơ và thực hiện thtục trình y ban nhân dân cp tnh cho phép thành lập, chuyn đổi, sáp nhập, hợp nht, chuyn nhượng, chấm dứt hoạt động ca Văn phòng Thừa phát lại;

c) Cấp, thu hi Giấy đăng ký hoạt động Văn phòng Thừa phát lại: quyết định tạm ngng hoạt động Văn phòng Thừa phát lại;

d) Xây dựng cơ sdữ liệu về vi bằng, thực hiện đăng ký và qun lý cơ sở dữ liệu vvi bằng theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp;

d) Qun lý về tập sự hành nghthừa phát li tại địa phương theo quy định pháp luật.

22. Về đăng ký biện pháp bo đảm:

a) Giúp y ban nhân dân cp tỉnh hướng dẫn việc đăng ký biện pháp bo đảm bằng quyền sdụng đất, tài sn gắn liền với đất; thc hiện kim tra định kỳ các Văn phòng đăng ký đất đai và các Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai tại địa phương theo quy định pháp luật;

b) Giúp Ủy ban nhân dân cp tỉnh tchức bi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn cho người thực hiện đăng ký biện pháp bo đảm bng quyền sdụng đất, tài sn gắn lin vi đt;

c) Giúp Ủy ban nhân dân cấp tnh xây dựng hệ thng đăng ký biện pháp bo đảm bng quyền sdụng đất, tài sn gắn liền vi đất tại địa phương, hướng dn Văn phòng đăng ký đất đai cập nhật, tích hợp thông tin về biện pháp bo đm bng quyền sử dụng đất, tài sn gắn liền vi đất vào Hệ thng dữ liệu quốc gia vbiện pháp bo đảm.

23. Về công tác pháp chế:

a) Xây dựng, trình y ban nhân dân cấp tỉnh ban hành chương trình, kế hoạch công tác pháp chế hàng năm ở địa phương và tchức thực hiện sau khi chương trình, kế hoạch được ban hành;

b) Qun lý, kiểm tra công tác pháp chế ca các cơ quan chuyên môn thuộc y ban nhân dân cp tnh;

c) Giúp Ủy ban nhân dân cp tnh chtrì hoặc phi hợp với các bộ, ngành trong việc hướng dn, tchức bồi dưỡng knăng, chuyên môn, nghiệp vụ về công tác pháp chế đối với công chức pháp chế trong cơ cấu tchức của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cp tnh;

d) Quản lý, hướng dn về chuyên môn, nghiệp vụ trong công tác pháp chế đối vi tổ chc pháp chế của các doanh nghiệp nhàc tại địa phương;

d) Tham mưu, đề xuất với Ủy ban nhân dân cp tnh trong việc xây dựng, cng cố tổ chức pháp chế, thc hiện các gii pháp nâng cao hiệu quả công tác pháp chế tại địa phương.

24. Tổ chức thực hiện hoặc phối hợp vi các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tnh thực hiện các hoạt động htrợ pháp lý cho doanh nghiệp theo quy định pháp luật.

25. Về quản lý công tác thi hành pháp luật vxử lý vi phạm hành chính:

a) Giúp Ủy ban nhân dân cp tnh theo dõi, hướng dn, đôn đốc, kiểm tra và báo cáo công tác thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính tại địa phương; đề xuất việc nghiên cu, xử lý các quy định x lý vi phm hành chính không kh thi, không phù hợp vi thực tin hoặc chng chéo, mâu thun với nhau theo quy định pháp luật;

b) Phổ biến, tập hun nghiệp vụ áp dụng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính thuộc phạm vi quản lý của địa phương;

c) Xây dựng, qun lý cơ s dliệu về xử lý vi phạm hành chính và tích hp vào cơ sở dữ liệu quốc gia vxử lý vi phạm hành chính tại Bộ Tư pháp.

26. Giúp Ủy ban nhân dân cp tnh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn về thi hành án dân sự, hành chính theo quy định pháp luật và quy chế phi hợp công tác gia cơ quan tư pháp và cơ quan thi hành án dân sự địa phương do Bộ Tư pháp ban hành.

27. Giúp y ban nhân dân cp tỉnh xây dựng, tchức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng nghip vụ về công tác tư pháp, pháp luật đối với Phòng Tư pháp cp huyện, công chức Tư pháp - hộ tịch cấp xã, các tổ chức và cá nhân khác có liên quan theo quy định của pháp luật.

28. Kim tra, thanh tra và xử lý các hành vi vi phạm đối với cơ quan, tchức, cá nhân trong việc thi hành pháp luật thuộc phạm vi qun lý của Sở Tư pháp; tiếp công dân; giải quyết khiếu nại, t cáo, phòng chng tham nhũng theo quy định pp luật hoặc theo sự phân cp, ủy quyn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tnh.

29. Giúp Ủy ban nhân dân cp tnh qun lý các hội, tổ chức phi chính phhoạt động trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Sở Tư pháp theo quy định pháp luật.

30. Giúp Ủy ban nhân dân cấp tnh quản lý nhà nước vhợp tác quốc tế về pháp luật tại địa phương; thực hiện hợp tác quc tế về pháp luật và công tác tư pháp theo quy định pháp luật và theo phân công hoặc ủy quyn ca Chtịch Ủy ban nhân dân cp tnh.

31. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công ngh thông tin trong các nh vực thuộc phạm vi qun lý nhà nước của Sở Tư pháp.

32. Quy định cụ thchức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hcông tác của các phòng chuyên môn nghiệp vụ. Thanh tra và Văn phòng thuộc S Tư pháp; qun lý tchức bộ máy, biên chế công chức, cơ cu ngạch công chức, vị trí việc làm, cơ cu viên chức theo chức danh nghnghiệp và slượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập: thực hiện chế độ tiền lương và chính sách, chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưng, khen thưng, kluật đi với công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi qun lý của S Tư pháp theo quy định của pháp luật và theo sự phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân cp tỉnh.

33. Qun lý và chịu trách nhiệm vtài chính, tài sản được giao theo quy định pháp luật và theo phân công, phân cấp hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

34. Thực hiện công tác thông tin, thống kê, tng hợp, báo cáo định kỳ và đột xuất vtình hình thực hin nhiệm vụ trong các lĩnh vực công tác được giao với Ủy ban nhân dân cp tnh và Bộ Tư pháp.

35. Hướng dn, kim tra việc thực hin cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tchức sự nghip trực thuộc S Tư pháp theo quy định pháp luật.

36. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định pháp luật.

Chương II

PHÒNG TƯ PHÁP

Điều 3. Vị trí và chức năng

1. Phòng Tư pháp là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hin chức năng quản lý nhà nước về: công tác xây dựng và thi hành pháp luật: theo dõi tình hình thi hành pháp luật: kim tra, xử lý, rà soát, hthống hóa văn bn quy phạm pháp luật: phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa gii cơ sở; trợ giúp pháp lý; nuôi con nuôi; hộ tịch; chng thực; qun công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và các công tác tư pháp khác theo quy định pháp lut.

2. Phòng Tư pháp có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chđạo, qun lý về tchức, vtrí việc làm, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức ca y ban nhân dân cấp huyện theo thẩm quyền, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kim tra, thanh tra, hướng dn v chuyên môn nghiệp vụ ca Bộ Tư pháp, S Tư pháp.

Điều 4. Nhiệm vụ và quyền hạn

1. Trình Ủy ban nhân dân cp huyện ban hành nghquyết, quyết định, quy hoạch kế hoạch phát triển trung hạn và hàng năm vlĩnh vực tư pháp thuộc thm quyền ban hành ca Hội đồng nhân dân và y ban nhân dân cp huyện: chương trình, biện pháp tổ chức thực hin các nhiệm vụ cải cách hành chính, cải cách tư pháp, xây dựng, hoàn thiện pháp luật v các lĩnh vực thuộc phạm vi thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cp huyện trong lĩnh vực tư pháp; dự tho văn bản quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tchức của Phòng Tư pháp.

2. Trình Chtịch Ủy ban nhân dân cấp huyện dự tho các văn bn vlĩnh vực tư pháp thuộc thẩm quyền ban hành của Chtịch Ủy ban nhân dân cp huyện.

3. Tổ chức thực hiện các văn bn quy phạm pháp lut, chương trình, kế hoạch và các văn bản khác trong lĩnh vực tư pháp sau khi đã được cp có thẩm quyền phê duyệt.

4. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra chuyên môn nghiệp vụ về công tác tư pháp ở cấp xã.

5. Về xây dựng văn bản quy phạm pháp luật:

a) Phi hợp xây dựng nghị quyết, quyết định thuộc thẩm quyền ban hành ca Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân cp huyện do các cơ quan chuyên môn khác thuộc Ủy han nhân dân cp huyện chủ trì xây dựng;

b) Thm định dự tho nghquyết ca Hội đồng nhân dân, dự thảo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyn theo quy định pháp luật.

6. V theo dõi tình hình thi hành pháp luật:

a) Xây dựng và trình Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành và tổ chức thực hiện Kế hoạch theo i tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn;

h) Hướng dn, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan chuyên môn thuộc y ban nhân dân cấp huyện và công chc chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật tại địa phương;

c) Tổng hợp, đxuất với Ủy ban nhân dân cp huyện vviệc xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật:

d) Theo dõi tình hình thi hành pháp lut trong lĩnh vực tư pháp thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cp huyn.

7. Về kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật:

a) Là đầu mối giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện tự kiểm tra văn bn do Ủy han nhân dân cấp huyện ban hành:

b) Giúp Chtịch Ủy ban nhân dân cp huyện kim tra văn bn ca Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cp xã; trình Ch tch Ủy ban nhân dân cp huyện quyết định biện pháp x lý văn bn trái pháp luật theo quy định;

c) Kim tra, xđối với các văn bn có chứa quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã ban hành nhưng không được ban hành bng hình thức ngh quyết ca Hội đồng nhân dân hoặc quyết định của y ban nhân dân; văn bn do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cp xã hoặc chức danh khác cp xã ban hành có chứa quy phạm pháp luật.

8. Vrà soát, h thng hóa văn bn quy phạm pháp luật;

a) Là đầu mi giúp y ban nhân dân, Chtịch y ban nhân dân cp huyện t chc thực hiện việc rà soát, hệ thống hóa văn bn quy phạm pháp luật ca Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cp huyn theo quy định pháp luật;

b) Đôn đốc, hướng dẫn, tổng hợp kết quả ra soát, hệ thống hóa văn bản chung của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện.

9. Về phổ biến, giáo dục pháp luật và hòa gii ở cơ sở:

a) Xây dựng, trình Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành chương trình, kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật và tổ chức thực hiện sau khi chương trình, kế hoạch được ban hành;

b) Theo dõi, hướng dn và kim tra công tác phổ biến giáo dục pháp luật tại địa phương; đôn đốc, kim tra các cơ quan chuyên môn trực thuộc y ban nhân dân cấp huyện, cơ quan, tổ chc có liên quan và Ủy ban nhân dân cp xã trong việc tchức Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên địa bàn;

c) Thực hiện nhiệm vụ của cơ quan thưng trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật cp huyn;

d) Xây dựng, qun lý đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật theo quy định pháp luật;

đ) Hướng dẫn việc xây dựng, qun lý, khai thác tsách pháp luật cp xã và ở các cơ quan, đơn vị khác trên địa bàn theo quy định pháp luật;

c) Tổ chức triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở;

10. Giúp y ban nhân dân cấp huyn thực hiện nhiệm vụ vxây dựng cấp xã đạt chun tiếp cn pháp luật; là cơ quan thường trực ca Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật.

11. Thực hiện các nhiệm vụ về trợ giúp pháp lý theo quy định pháp luật.

12. Về qun lý và đăng ký hộ tịch:

a) Giúp y ban nhân dân cp huyện chỉ đạo, kim tra, hướng dn việc tổ chức thực hiện công tác đăng ký và qun lý hộ tịch trên địa bàn;

b) Giúp y ban nhân dân cấp huyện thực hiện đăng ký hộ tịch theo quy định pháp luật; đnghị y ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi, hy bgiấy thộ tịch do y ban nhân dân cấp xã cấp trái với quy định ca pháp luật (trừ trường hợp kết hôn trái pháp luật);

c) Giúp y ban nhân dân cp huyện qun lý, cập nhật, khai thác sdữ liệu hộ tịch cấp bn sao trích lục hộ tịch theo quy định;

d) Qun lý, sdụng Sổ hộ tịch, biu mẫu hộ tịch; lưu trSổ hộ tịch, h sơ đăng ký hộ tịch theo quy định pháp luật.

13. Thực hiện nhiệm vụ qun lý về nuôi con nuôi theo quy định pháp luật.

14. Về chứng thực:

a) Thực hiện chứng thực bn sao giấy, bn sao điện ttừ bn chính, chứng thực chký (bao gồm cchữ ký người dịch) và chng thực hợp đồng, giao dch thuộc thm quyền ca Phòng Tư pháp theo quy định ca pháp luật;

b) Qun lý, sdụng Sổ chng thực, lưu tr S chng thc, h sơ chứng thc theo quy định pháp luật;

c) Hướng dẫn, kim tra về nghip vụ đối vi công chc Tư pháp - hộ tch thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc chng thực bn sao giy, bn sao điện ttừ bn chính, chng thực chữ ký và chng thực hợp đồng, giao dịch: qun lý, sdụng Sổ chứng thực; lưu tr schứng thực, hồ sơ chng thực thuộc thm quyn ca Ủy ban nhân dân cp xã theo quy định pháp luật.

15. Về qun lý công tác thi hành pháp luật vxử lý vi phạm hành chính:

a) Giúp y ban nhân dân cp huyn theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và báo cáo công tác thi hành pháp luật về xlý vi phạm hành chính tại đa phương;

b) Đ xut y ban nhân dân cấp huyện kiến nghị cơ quan có thm quyn nghiên cu, x lý các quy định xlý vi phạm hành chính không khthi, không phù hợp vi thực tin hoặc chồng chéo, mâu thun với nhau;

c) Hướng dn nghiệp vụ trong việc thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

16. Giúp Ủy ban nhân dân cp huyện thc hiện nhim vụ, quyền hạn vthi hành án dân sự, thi hành án hành chính theo quy định pháp luật và quy chế phi hợp công tác gia cơ quan tư pháp và cơ quan thi hành án dân sự địa phương do Bộ Tư pháp ban hành.

17. Giúp y ban nhân dân cp huyện tổ chức tp huấn, bồi dưng chuyên môn, nghiệp vụ qun nhà nước về công tác tư pháp đối vi công chức Tư pháp - hộ tịch cấp xã, các t chc và cá nhân khác có liên quan theo quy định pháp luật.

18. Tchức ng dụng khoa học, công nghệ; xây dựng hthống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác qun lý nhà nước về lĩnh vực thuộc phạm vi qun lý ca Phòng Tư pháp.

19. Thực hiện công tác thông tin, thống kê, báo cáo định kỳ và đột xut về tình hình thực hin nhiệm vụ được giao theo quy định của Ủy ban nhân dân cp huyện và S Tư pháp.

20. Ch trì, phi hợp với các cơ quan liên quan kim tra, tham gia thanh tra việc thực hiện pháp luật trong các nh vực qun lý đối với tổ chức, cá nhân trên địa bàn; gii quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong hot động tư pháp trên địa bàn theo quy định pháp luật và phân công của Ủy ban nhân dân cp huyện.

21. Qun lý tổ chức bộ máy, vị trí việc làm, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức, thực hiện chế đtiền lương, chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưng, kluật, đào tạo và bồi dưng vchuyên môn nghiệp vụ đối với công chc thuộc phạm vi qun lý ca Phòng Tư pháp theo quy định pháp luật, theo phân công của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

22. Qun lý và chịu trách nhiệm về tài sản, tài chính ca Phòng Tư pháp theo quy định pháp luật và phân công của Ủy ban nhân dân cp huyện.

23. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định pháp luật.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 5. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực ktừ ngày 03 tháng 02 năm 2021.

2. Thông tư này thay thế Thông tư liên tịch s 23/2014/TTLT-BTP- BNV ngày 22 tháng 12 năm 2014 ca Bộ Tư pháp và Bộ Nội vụ hướng dn chức năng, nhim vụ, quyn hn và cơ cấu tổ chc của STư pháp thuộc Ủy ban nhân dân tnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Phòng Tư pháp thuộc y ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phthuộc tnh.

Điều 6. Trách nhiệm thi hành

1. Ủy ban nhân dân cấp tnh có trách nhiệm:

a) Quy định cụ thể chc năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Tư pháp; quyết định cơ cu tổ chức ca STư pháp phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước về ngành Tư pháp theo các nhóm lĩnh vực sau: xây dựng và kim tra văn bn quy phạm pháp lut; phổ biến, giáo dục pháp luật: hành chính tư pháp (quản lý công tác hộ tịch, quốc tịch, chng thực, nuôi con nuôi, bồi thường nhà nước, đăng ký bin pháp bo đảm, lý lịch tư pháp); bổ trợ tư pháp (trợ giúp pháp lý, qun công tác luật sư, tư vn pháp luật, công chứng, giám định tư pháp, đu giá tài sn, trọng tài thương mại, hòa giải thương mại, quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sn và hành nghề qun lý, thanh lý tài sản, thừa phát lại); qun lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi tình hình thi hành pháp luật và các nhiệm vụ khác theo quy định pháp luật.

Căn cứ vào đặc điểm, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, quyết định việc thành lập, tổ chức lại, giải th các đơn vị sự nghiệp công lp thuộc S Tư pháp theo quy định pháp luật, bảo đảm phù hợp vi quy hoạch mạng lưới các đơn vsự nghiệp công lp của ngành Tư pháp được Thng Chính ph phê duyệt và hướng dn ca Bộ Tư pháp và Bộ Nội vụ.

b) Chỉ đạo, hướng dn Ủy ban nhân dân cp huyện quy định cụ thchức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và biên chế ca Phòng Tư pháp; biên chế công chc Tư pháp - hộ tịch cp xã theo quy định pháp luật, bảo đảm đáp ng yêu cầu nhiệm vụ được giao; không b trí công chức Tư pháp - hộ tịch kiêm nhiệm công tác khác.

c) Chỉ đạo Sở Tư pháp, SNội vụ, Ủy ban nhân dân cp huyện khn trương rà soát để xây dựng hoặc sửa đi, bổ sung, thm định Đán vị trí việc làm và cơ cu ngạch công chức ca S Tư pháp. Phòng Tư pháp và Đán vị trí việc làm trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc S Tư pháp theo quy định; thực hiện việc rà soát biên chế công chức, viên chc để báo cáo Ủy ban nhân dân cp tnh đ xut cơ quan có thẩm quyn phân b, điều chỉnh biên chế công chức và slượng người làm việc cho Sở Tư pháp bo đảm trin khai thực hiện các nhiệm vụ theo quy định pháp luật;

d) Định kỳ sáu tháng hoặc một năm, thực hiện việc rà soát và báo cáo Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ về tình hình tchức cán bộ của S Tư pháp, Phòng Tư pháp và công chức Tư pháp - hộ tịch cp xã, tổ chức cán bộ pháp chế ca các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tnh theo quy định pháp luật.

2. Chtịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Thông tư này. Trong quá trình thực hiện, nếu có vưng mc hoặc cần b sung, sa đi. Ủy ban nhân dân cp tỉnh báo cáo về Bộ Tư pháp để xem xét, giải quyết theo thẩm quyền./.

 


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ban Nội chính Trung ương;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Các Sở Tư pháp, Sở Nội vụ tỉnh, thành phố trung ương;
- Công báo: Website Chính phủ;
Website Bộ Tư pháp;
- Lưu: VT, TCCB Bộ Tư pháp (3b)

BỘ TRƯỞNG




Lê Thành Long