cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Nghị quyết số 37/2020/NQ-HĐND ngày 06/12/2020 của Hội đồng nhân dân Tỉnh Bình Định Quy định về số lượng, chức danh, chế độ, chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, khu phố; mức bồi dưỡng đối với người trực tiếp tham gia vào công việc của thôn, khu phố và mức khoán kinh phí hoạt động đối với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội ở cấp xã trên địa bàn tỉnh Bình Định

  • Số hiệu văn bản: 37/2020/NQ-HĐND
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Cơ quan ban hành: Tỉnh Bình Định
  • Ngày ban hành: 06-12-2020
  • Ngày có hiệu lực: 01-01-2021
  • Tình trạng hiệu lực: Đang có hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 1423 ngày (3 năm 10 tháng 28 ngày)
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 37/2020/NQ-HĐND

Bình Định, ngày 06 tháng 12 năm 2020

 

NGHỊ QUYẾT

BAN HÀNH QUY ĐỊNH SỐ LƯỢNG, CHỨC DANH, CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI HOẠT ĐỘNG KHÔNG CHUYÊN TRÁCH Ở CẤP XÃ, Ở THÔN, KHU PHỐ; MỨC BỒI DƯỠNG ĐỐI VỚI NGƯỜI TRỰC TIẾP THAM GIA VÀO CÔNG VIỆC CỦA THÔN, KHU PHỐ VÀ MỨC KHOÁN KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG ĐỐI VỚI MẶT TRẬN TỔ QUỐC VÀ CÁC TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI Ở CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BÌNH ĐỊNH
KHÓA XII KỲ HỌP THỨ 13

Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Chính phủ và Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Dân quân tự vệ ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Nghị định số 72/2020/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2020 quy định chi tiết một số điều của Luật Dân quân tự vệ về tổ chức xây dựng lực lượng và chế độ, chính sách đối với Dân quân tự vệ;

Căn cứ Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã;

Căn cứ Nghị định số 34/2019/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố;

Căn cứ Thông tư số 13/2019/TT-BNV ngày 06/11/2019 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố;

Xét Tờ trình số 91/TTr-UBND ngày 25 tháng 11 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về quy định số lượng, chức danh, chế độ, chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, khu phố; mức bồi dưỡng đối với người trực tiếp tham gia vào công việc của thôn, khu phố và mức khoán kinh phí hoạt động đối với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội ở cấp xã trên địa bàn tỉnh; Báo cáo thẩm tra số 60/BCTT-HĐND ngày 27 tháng 11 năm 2020 của Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị quyết này Quy định số lượng, chức danh, chế độ, chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là cấp xã), ở thôn, khu phố; mức bồi dưỡng đối với người trực tiếp tham gia vào công việc của thôn, khu phố và mức khoán kinh phí hoạt động đối với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội ở cấp xã trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Điều 2. Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết. Trong quá trình thực hiện nếu có vấn đề phát sinh cần xem xét giải quyết kịp thời theo quy định, Ủy ban nhân dân tỉnh thống nhất với Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh và báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp gần nhất.

Điều 3. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

Điều 4. Nghị quyết này thay thế Nghị quyết số 24/2018/NQ-HĐND ngày 19 tháng 7 năm 2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh. Các chế độ, chính sách khác đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, khu phố không quy định tại Nghị quyết này thì thực hiện theo Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009, Nghị định số 34/2019/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ và các quy định hiện hành của Nhà nước.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Định Khóa XII Kỳ họp thứ 13 thông qua ngày 06 tháng 12 năm 2020 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2021./.

 

 

Nơi nhận:
- UBTVQH, Chính phủ (báo cáo);
- VPQH, VPCP, Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ;
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh, UBND tỉnh;
- Đoàn ĐBQH tỉnh, Đại biểu HĐND tỉnh;
- UBMTTQVN tỉnh và các tổ chức CT-XH;
- Sở Nội vụ và các sở, ban ngành liên quan;
- VP: Tỉnh ủy, ĐĐBQH, HĐND, UBND tỉnh;
- TT HĐND, UBND các huyện, TX, TP;
- TT Tin học - Công báo tỉnh;
- Lưu: VT, hồ sơ kỳ họp.

CHỦ TỊCH




Hồ Quốc Dũng

 

QUY ĐỊNH

SỐ LƯỢNG, CHỨC DANH, CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI HOẠT ĐỘNG KHÔNG CHUYÊN TRÁCH Ở CẤP XÃ, Ở THÔN, KHU PHỐ; MỨC BỒI DƯỠNG ĐỐI VỚI NGƯỜI TRỰC TIẾP THAM GIA VÀO CÔNG VIỆC CỦA THÔN, KHU PHỐ VÀ MỨC KHOÁN KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG ĐỐI VỚI MẶT TRẬN TỔ QUỐC VÀ CÁC TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI Ở CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 37/2020/NQ-HĐND ngày 06 tháng 12 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Định)

Điều 1. Số lượng, chức danh, chế độ, chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã

1. Số lượng

a) Đơn vị hành chính cấp xã loại I, loại II bố trí tối đa 12 người;

b) Đơn vị hành chính cấp xã loại III bố trí tối đa 10 người.

2. Chức danh

TT

Chức danh

Xã loại I

Xã loại II

loại III

1

Tổ chức - Kiểm tra

1

1

1

2

Tuyên giáo - Dân vận

1

1

1

3

Văn phòng Đảng ủy

1

1

Kiêm nhiệm

4

Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra

Kiêm nhiệm

Kiêm nhiệm

Kiêm nhiệm

5

Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

1

1

1

6

Phó Bí thư Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh

1

1

1

7

Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ

1

1

1

8

Phó Chủ tịch Hội Nông dân

1

1

1

9

Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh

1

1

1

10

Nông - Lâm - Ngư nghiệp

1

1

Kiêm nhiệm

11

Trưởng Đài truyền thanh

1

1

1

12

Thủ quỹ - Văn thư - Lưu trữ

1

1

1

13

Phó Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự

1

1

1

Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố căn cứ quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này và tình hình thực tế tại địa phương để sắp xếp, bố trí người hoạt động không chuyên trách cho phù hợp.

3. Chế độ, chính sách

a) Mức phụ cấp hàng tháng

Số TT

Chức danh

Mức phụ cấp hàng tháng (hệ số)

1

Tổ chức - Kiểm tra

1,8

2

Tuyên giáo - Dân vận

1,8

3

Văn phòng Đảng ủy

1,3

4

Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra

0,4

5

Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

1,2

6

Phó Bí thư Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh

1,1

7

Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ

1,1

8

Phó Chủ tịch Hội Nông dân

1,1

9

Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh

1,1

10

Nông - Lâm - Ngư nghiệp

1,3

11

Trưởng Đài truyền thanh

1,3

12

Thủ quỹ - Văn thư - Lưu trữ

1,8

13

Phó Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự

1,8

b) Mức khoán quỹ phụ cấp: Khoán quỹ phụ cấp, bao gồm cả hỗ trợ bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế để chi trả hàng tháng đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã theo quyết định phân loại đơn vị hành chính cấp xã như sau:

- Loại I, loại II được khoán quỹ phụ cấp bằng 19,2 lần mức lương cơ sở;

- Loại III được khoán quỹ phụ cấp bằng 17,5 lần mức lương cơ sở.

c) Chính sách tinh giản: Người hoạt động không chuyên trách cấp xã không thể bố trí công việc khác sau khi thực hiện sắp xếp lại theo số lượng quy định tại khoản 1 Điều này nhưng chưa đủ điều kiện nghỉ hưu thì ngoài chế độ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm tham gia công tác có đóng bảo hiểm xã hội thì được hưởng 1/2 lần mức phụ cấp, phụ cấp kiêm nhiệm hiện hưởng. Nếu thời gian công tác có số tháng lẻ thì số tháng lẻ này được tính theo nguyên tắc dưới 03 tháng thì không tính; từ đủ 03 tháng đến đủ 6 tháng tính là 1/2 năm; từ trên 6 tháng đến dưới 12 tháng tính là 01 năm.

Mức hưởng thấp nhất bằng 01 tháng phụ cấp và phụ cấp kiêm nhiệm hiện hưởng.

Điều 2. Số lượng, chức danh, chế độ, chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách và người trực tiếp tham gia vào công việc của thôn, khu phố

1. Số lượng: Mỗi thôn, khu phố có không quá 03 người hoạt động không chuyên trách được hưởng phụ cấp hàng tháng từ ngân sách Nhà nước.

2. Chc danh

a) Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, khu phố được hưởng phụ cấp hàng tháng gồm các chức danh:

- Bí thư Chi bộ;

- Trưởng thôn, khu phố;

- Trưởng Ban Công tác Mặt trận.

b) Người trực tiếp tham gia công việc của thôn, khu phố không hưởng phụ cấp hàng tháng gồm các chức danh:

- Phó Trưởng thôn, khu phố;

- Bí thư Chi đoàn;

- Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ;

- Chi hội trưởng Chi hội Nông dân;

- Chi hội trưởng Chi hội Cựu chiến binh;

- Thành viên Ban Thanh tra nhân dân.

3. Chế độ, chính sách

a) Mức phụ cấp hàng tháng

- Đối với thôn có từ 350 hộ gia đình trở lên; thôn thuộc xã trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền; thôn thuộc xã đảo:

Số TT

Chức danh

Mức phụ cấp hàng tháng (hệ số)

1

Bí thư Chi bộ thôn

1,3

2

Trưởng thôn

1,3

3

Trưởng Ban Công tác Mặt trận thôn

1,2

- Đối với các thôn còn lại và khu phố:

STT

Chức danh

Mức phụ cấp hàng tháng (hệ số)

1

Bí thư Chi bộ thôn, khu phố

1,0

2

Trưởng thôn, khu phố

1,0

3

Trưởng Ban Công tác Mặt trận thôn, khu phố

0,9

b) Mức khoán quỹ phụ cấp: Khoán quỹ phụ cấp (bao gồm cả hỗ trợ bảo hiểm y tế) bằng 3,0 lần mức lương cơ sở để chi trả hàng tháng đối với người hoạt động không chuyên trách ở mỗi thôn, khu phố. Riêng đối với thôn có từ 350 hộ gia đình trở lên; thôn thuộc xã trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền; thôn thuộc xã đảo được khoán quỹ phụ cấp bằng 5,0 lần mức lương cơ sở.

c) Mức khoán bồi dưỡng: Người trực tiếp tham gia công việc ở thôn, khu phố theo các chức danh nêu tại điểm b khoản 2 Điều này được hưởng bồi dưỡng theo mức khoán như sau:

- Phó Trưởng thôn, khu phố: Hệ số 0,7 lần mức lương cơ sở/tháng.

- Trưởng các tổ chức chính trị - xã hội ở thôn, khu phố (gồm Bí thư Chi đoàn, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ, Chi hội trưởng Chi hội Nông dân, Chi hội trưởng Chi hội Cựu chiến binh): Hệ số 0,3 lần mức lương cơ sở/tháng.

- Thành viên Ban Thanh tra nhân dân: Hệ số 0,1 lần mức lương cơ sở/tháng.

d) Chế độ bảo hiểm y tế:

Ngân sách Nhà nước hỗ trợ tham gia bảo hiểm y tế bằng 3% mức lương cơ sở đối với chức danh Bí thư Chi bộ; Trưởng thôn, khu phố; Trưởng Ban Công tác Mặt trận thôn, khu phố.

Điều 3. Chế độ kiêm nhiệm chức danh

1. Cán bộ, công chức cấp xã, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, khu phố được cấp có thẩm quyền quyết định giao kiêm nhiệm thêm chức danh những người hoạt động không chuyên trách mà giảm được 01 người trong số lượng quy định tối đa tại khoản 1 Điều 1 và khoản 1 Điều 2 Quy định này, kể từ ngày được cấp có thẩm quyền quyết định việc kiêm nhiệm thì được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm như sau:

a) Kiêm nhiệm chức danh người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã: Mức phụ cấp kiêm nhiệm bằng 50% mức phụ cấp của chức danh kiêm nhiệm.

b) Kiêm nhiệm chức danh người hoạt động không chuyên trách ở thôn, khu phố: Mức phụ cấp kiêm nhiệm bằng 100% mức phụ cấp của chức danh kiêm nhiệm.

2. Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, khu phố kiêm nhiệm chức danh người trực tiếp tiếp tham gia công việc của thôn, khu phố được hưởng bồi dưỡng kiêm nhiệm bằng 100% mức bồi dưỡng của chức danh kiêm nhiệm.

3. Cán bộ, công chức cấp xã, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, khu phố kiêm nhiệm nhiều chức danh chỉ được hưởng mức phụ cấp của chức danh kiêm nhiệm có mức phụ cấp cao nhất. Phụ cấp kiêm nhiệm chức danh không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

4. Giao Ủy ban nhân dân cấp huyện chủ trì, phối hợp với cấp ủy, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp hướng dẫn việc bố trí kiêm nhiệm các chức danh người hoạt động không chuyên trách phù hợp với tính chất, mức độ, khối lượng công việc và tình hình thực tế của từng địa phương, bảo đảm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Điều 4. Khoán kinh phí hoạt động đối với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cấp xã

1. Mức khoán kinh phí hoạt động đối với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội (Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh) ở cấp xã là: 24 lần mức lương cơ sở/năm, bao gồm cả kinh phí chi phụ cấp Trưởng ban Thanh tra nhân dân, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên với hệ số 0,2 lần mức lương cơ sở/người/tháng.

2. Ngoài mức khoán kinh phí hoạt động nêu trên, tùy theo điều kiện khả năng cân đối ngân sách, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã xem xét hỗ trợ bổ sung kinh phí hoạt động đối với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cấp xã cho phù hợp với nhiệm vụ thực tế.

Điều 5. Kinh phí thực hiện

1. Kinh phí thực hiện chế độ, chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, khu phố, khoán kinh phí hoạt động đối với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội ở cấp xã do ngân sách nhà nước bảo đảm theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

2. Kinh phí thực hiện bồi dưỡng đối với người trực tiếp tham gia vào công việc của thôn, khu phố được trích từ đoàn phí, hội phí khoán cho các đoàn thể và từ các nguồn quỹ khác. Trường hợp kinh phí chi trả chưa bảo đảm theo quy định thì ngân sách cấp xã hỗ trợ theo quy định hiện hành (được cân đối trong dự toán ngân sách của xã, phường, thị trấn hàng năm).

3. Kết thúc niên độ ngân sách, nếu kinh phí chi trả phụ cấp đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, khu phố và bồi dưỡng đối với người trực tiếp tham gia vào công việc của thôn, khu phố còn dư sau khi đã thực hiện chi trả theo quy định thì được sử dụng để bổ sung thu nhập tăng thêm cho người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, khu phố và người trực tiếp tham gia công việc của thôn, khu phố./.