Nghị định số 96/2020/NĐ-CP ngày 24/08/2020 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia
- Số hiệu văn bản: 96/2020/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Cơ quan ban hành: Chính phủ
- Ngày ban hành: 24-08-2020
- Ngày có hiệu lực: 10-10-2020
- Tình trạng hiệu lực: Đang có hiệu lực
- Thời gian duy trì hiệu lực: 1505 ngày (4 năm 1 tháng 15 ngày)
- Ngôn ngữ:
- Định dạng văn bản hiện có:
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 96/2020/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 24 tháng 8 năm 2020 |
NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ, BẢO VỆ BIÊN GIỚI QUỐC GIA
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật Biên giới quốc gia ngày 17 tháng 6 năm 2003;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.
1. Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.
2. Các hành vi vi phạm hành chính xảy ra ở khu vực biên giới không quy định tại Nghị định này thì áp dụng quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước khác có liên quan để xử phạt.
1. Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong lãnh thổ Việt Nam; người có thẩm quyền lập biên bản và người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này.
2. Tổ chức quy định tại khoản 1 Điều này gồm:
a) Cơ quan nhà nước có hành vi vi phạm mà hành vi đó không thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao;
b) Doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam; chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam;
c) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác;
d) Tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập;
đ) Tổ chức xã hội, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.
3. Hộ kinh doanh đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật, hộ gia đình thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này bị xử phạt vi phạm như đối với cá nhân.
Điều 3. Hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả
1. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính chỉ bị áp dụng một hình thức xử phạt chính sau:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
2. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép khai thác, thăm dò tài nguyên, khoáng sản, hải sản, môi trường và giấy phép xây dựng, vận tải, kinh doanh từ 06 tháng đến 12 tháng; tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế và giấy phép hoạt động dịch vụ, thương mại tại cửa khẩu biên giới đất liền từ 03 tháng đến 06 tháng;
c) Trục xuất.
3. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính, ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;
b) Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép;
c) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh;
d) Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại;
đ) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật;
e) Buộc rời khỏi khu vực biên giới, khu vực cửa khẩu;
g) Buộc tiêu hủy giấy tờ tùy thân, giấy tờ có giá trị xuất, nhập cảnh biên giới hết giá trị sử dụng;
h) Buộc thực hiện việc vận chuyển hàng hóa quá cảnh, chuyển cảng, chuyển khẩu, chuyển cửa khẩu, kinh doanh tạm nhập - tái xuất đúng cửa khẩu, tuyến đường quy định;
i) Buộc chịu trách nhiệm chi phí để thực hiện khôi phục tình trạng ban đầu đối với mốc quốc giới, cọc dấu, điểm cơ sở, bia chủ quyền, dấu hiệu đường biên giới, vật đánh dấu đường biên giới, công trình phòng thủ vùng biển, công trình biên giới, biển báo trong khu vực biên giới, khu vực cửa khẩu biên giới đất liền, cửa khẩu cảng;
k) Buộc lấy ý kiến của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các cơ quan liên quan;
l) Buộc nộp lại giấy phép đi bờ, giấy phép xuống tàu;
m) Tạm dừng thực hiện thủ tục xuất cảnh đối với phương tiện Việt Nam, tạm dừng thực hiện thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh đối với phương tiện nước ngoài.
Điều 4. Mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia
1. Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia là 50.000.000 đồng.
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 4, điểm a khoản 5, điểm a khoản 7 Điều 6; điểm a khoản 5 Điều 7; điểm b khoản 8 Điều 8; điểm d khoản 2 Điều 9; Điều 11 Nghị định này. Trường hợp tổ chức có cùng hành vi vi phạm như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
3. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Chương III Nghị định này là thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân. Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt đối với tổ chức bằng hai lần thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân.
HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:
b) Đổ đất đá, chất thải xuống sông, suối biên giới.
2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
b) Làm thay đổi dòng chảy sông, suối biên giới hoặc làm ảnh hưởng đến đường biên giới quốc gia;
d) Xây dựng trái phép công trình trên sông, suối biên giới.
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;
c) Trục xuất đối với người nước ngoài có hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
Điều 6. Hành vi vi phạm quy chế khu vực biên giới đất liền
b) Tạm trú, lưu trú, đi lại trong khu vực biên giới đất liền không đúng quy định;
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:
a) Cư dân biên giới sử dụng giấy tờ xuất, nhập cảnh biên giới hết giá trị để qua lại biên giới;
b) Cư dân biên giới đi quá phạm vi quy định khi được phép qua lại biên giới;
c) Cung cấp thông tin không đúng sự thật để được cấp giấy tờ có giá trị xuất, nhập cảnh biên giới;
đ) Người nước ngoài vào vành đai biên giới không trình báo với đồn Biên phòng sở tại;
e) Cư dân biên giới chăn thả gia súc, gia cầm qua biên giới.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:
b) Canh tác, đào bới trong phạm vi đường thông tầm nhìn biên giới;
c) Vi phạm quy tắc hoạt động của tàu thuyền trên sông, suối biên giới;
4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:
d) Đi lại quá phạm vi quy định trong khu vực biên giới đất liền, trừ trường hợp là cư dân biên giới;
5. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:
b) Cư dân biên giới qua biên giới làm ruộng, rẫy;
đ) Sử dụng giấy tờ có giá trị xuất, nhập cảnh biên giới của người khác để qua lại biên giới;
e) Cho người khác sử dụng giấy tờ có giá trị xuất, nhập cảnh biên giới để qua lại biên giới.
6. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:
a) Đốt cây khai hoang trong phạm vi 1.000 mét tính từ đường biên giới trên đất liền;
b) Xâm cư ở khu vực biên giới đất liền;
7. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
9. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:
a) Chôn thi hài, hài cốt, xác động vật, dịch chuyển mồ mả trong vành đai biên giới;
b) Nổ súng săn bắn trong phạm vi 1.000 mét tính từ đường biên giới trên đất liền.
10. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:
a) Bắn, phóng, thả, điều khiển các phương tiện bay trong khu vực biên giới hoặc qua biên giới;
b) Khai thác khoáng sản trong phạm vi 500 mét tính từ đường biên giới trên đất liền;
11. Hình thức xử phạt bổ sung:
12. Biện pháp khắc phục hậu quả:
đ) Buộc tiêu hủy giấy tờ quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
Điều 7. Hành vi vi phạm quy chế quản lý cửa khẩu biên giới đất liền
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:
b) Cản trở các hoạt động lưu thông hợp pháp tại khu vực cửa khẩu;
5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Điều 8. Hành vi vi phạm về quản lý hoạt động của người, phương tiện trong khu vực biên giới biển
b) Tạm trú, lưu trú, đi lại trong khu vực biên giới biển không đúng quy định;
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:
6. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:
8. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:
10. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:
a) Không tháo dỡ thiết bị, công trình trên biển khi hết hạn sử dụng;
b) Tàu thuyền nước ngoài đi vào nội thủy Việt Nam không xin phép cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
11. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:
12. Hình thức xử phạt bổ sung:
13. Biện pháp khắc phục hậu quả:
b) Buộc tháo dỡ thiết bị, công trình đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 10 Điều này.
Điều 9. Hành vi vi phạm quy định về bảo đảm an ninh, trật tự tại cửa khẩu cảng
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:
5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:
e) Không khai báo thông tin về vũ khí, vật liệu nổ, người trốn trên tàu (nếu có) theo quy định;
6. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:
a) Hành vi vi phạm mà tang vật vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
b) Vận chuyển trái phép qua biên giới hàng hóa là văn hóa phẩm.
b) Tự ý phá niêm phong hàng hóa;
d) Lưu giữ hàng hóa không đúng địa điểm quy định.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
1. Đối với các hành vi vi phạm quy định về khu vực cấm khai thác thủy sản; điều kiện nuôi trồng thủy sản; nhập khẩu, xuất khẩu thủy sản sống, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu, quá cảnh đối với thủy sản có nguồn gốc từ khai thác bất hợp pháp; vi phạm quy định về khai thác thủy sản; tàu cá, cảng cá, khu neo đậu tránh, trú bão cho tàu cá xảy ra trong khu vực biên giới biển thì xử phạt theo Nghị định số 42/2019/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản.
2. Đối với các hành vi qua biên giới khai thác, phá rừng trái pháp luật, vi phạm quy định về động vật rừng; vận chuyển qua biên giới; tàng trữ, mua bán, chế biến lâm sản có nguồn gốc bên kia biên giới trái pháp luật trong khu vực biên giới thì xử phạt theo Nghị định số 35/2019/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp.
3. Đối với các hành vi mua bán, trao đổi, vận chuyển, tàng trữ trái phép qua biên giới quốc gia các chất gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng, môi trường, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới; gây mất vệ sinh công cộng, gây ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng xấu đến cảnh quan khu vực cửa khẩu thì xử phạt theo Điều 19, Điều 20, Điều 22 Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
4. Đối với các hành vi vi phạm quy định về khảo sát, lập quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch xây dựng; khởi công, thi công xây dựng công trình và trật tự xây dựng xảy ra ở khu vực biên giới, cửa khẩu thì Bộ đội Biên phòng xử phạt theo Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 14, Điều 15, Điều 16, Điều 26 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở.
5. Trường hợp các Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính được viện dẫn tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều này được sửa đổi, bổ sung thì áp dụng theo Nghị định sửa đổi, bổ sung.
THẨM QUYỀN XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Điều 15. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp nơi có biên giới
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm e, điểm g, điểm h, điểm i, điểm l khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
Điều 16. Thẩm quyền xử phạt của Bộ đội Biên phòng
1. Chiến sĩ Bộ đội Biên phòng đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng.
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, điểm c, điểm d, điểm e, điểm g, điểm h, điểm i, điểm l, điểm m khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
Điều 17. Thẩm quyền xử phạt của Công an nhân dân
Công an nhân dân có quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này thuộc lĩnh vực, phạm vi địa bàn quản lý của mình như sau:
1. Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
2. Trạm trưởng, Đội trưởng của người được quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.500.000 đồng.
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, điểm c, điểm d khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, điểm c, điểm d, điểm e, điểm i khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
5. Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
đ) Áp dụng hình thức xử phạt trục xuất;
e) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, điểm c, điểm d, điểm e, điểm g, điểm h, điểm i, điểm l khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
Điều 18. Thẩm quyền xử phạt của Cảnh sát biển
Cảnh sát biển có quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này thuộc lĩnh vực, phạm vi địa bàn quản lý của mình như sau:
1. Cảnh sát viên Cảnh sát biển đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.000.000 đồng.
2. Tổ trưởng Tổ nghiệp vụ Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng.
3. Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển, Trạm trưởng Trạm Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
c) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, điểm c, điểm d khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
4. Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, điểm c, điểm d, điểm e, điểm i khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
5. Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, điểm c, điểm d, điểm e, điểm i khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
6. Tư lệnh Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, điểm c, điểm d, điểm e, điểm g, điểm h, điểm i, điểm l khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
7. Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
Điều 19. Thẩm quyền xử phạt của Quản lý thị trường
Quản lý thị trường có quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này thuộc lĩnh vực, phạm vi địa bàn quản lý của mình như sau:
1. Kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
2. Đội trưởng Đội quản lý thị trường cấp huyện trực thuộc Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, điểm d, điểm đ khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, điểm d, điểm đ khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
Điều 20. Thẩm quyền xử phạt của Hải quan
Hải quan có quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này thuộc lĩnh vực, phạm vi địa bàn quản lý của mình như sau:
1. Công chức Hải quan đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
2. Đội trưởng thuộc Chi cục Hải quan, Đội trưởng thuộc Chi cục kiểm tra sau thông quan có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng.
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm d, điểm đ, điểm h, điểm m khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm d, điểm đ, điểm h, điểm m khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
5. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm d, điểm đ, điểm h, điểm m khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
Điều 21. Thẩm quyền xử phạt của Cảng vụ hàng hải
Cảng vụ hàng hải có quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này thuộc lĩnh vực, phạm vi địa bàn quản lý của mình như sau:
1. Trưởng đại diện Cảng vụ hàng hải có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này.
2. Giám đốc Cảng vụ hàng hải có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h, điểm i, điểm l khoản 3 Nghị định này.
Điều 22. Thẩm quyền xử phạt của Cảng vụ đường thủy nội địa
Cảng vụ đường thủy nội địa có quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này thuộc lĩnh vực, phạm vi địa bàn quản lý của mình như sau:
1. Trưởng đại diện Cảng vụ đường thủy nội địa có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này.
2. Giám đốc Cảng vụ đường thuỷ nội địa thuộc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h, điểm i, điểm l khoản 3 Nghị định này.
Điều 23. Thẩm quyền của Kiểm ngư
Kiểm ngư có quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này thuộc lĩnh vực, phạm vi địa bàn quản lý của mình như sau:
1. Kiểm ngư viên đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
2. Trạm trưởng Trạm Kiểm ngư thuộc Chi cục Kiểm ngư vùng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
3. Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư vùng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
4. Cục trưởng Cục Kiểm ngư có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
Điều 24. Phân định thẩm quyền xử phạt
1. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm c khoản 1; điểm b, điểm c khoản 2; điểm b khoản 3; điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e khoản 5 Điều 6; khoản 3 Điều 7; điểm c khoản 1, điểm c khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 8; khoản 1; điểm a, điểm b khoản 2; điểm c, điểm d khoản 3; điểm b, điểm c, điểm đ, điểm e khoản 4 Điều 9; khoản 1, khoản 2 Điều 10; khoản 1 Điều 12; điểm a, điểm b khoản 1 Điều 13; Điều 14 Nghị định này;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7 Điều 6; Điều 7; khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8 Điều 8; Điều 9; khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều 10; khoản 1, khoản 2 Điều 11; khoản 1, khoản 2 Điều 12; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm d, điểm e khoản 1 Điều 13; Điều 14 Nghị định này;
c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12, Điều 13, Điều 14 Nghị định này.
2. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Bộ đội Biên phòng:
a) Chiến sĩ Bộ đội Biên phòng xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm c khoản 1 Điều 6; điểm c khoản 1 Điều 8 Nghị định này;
b) Trạm trưởng, Đội trưởng của chiến sĩ Bộ đội Biên phòng xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm c khoản 1, điểm b khoản 2 Điều 6; điểm c khoản 1, điểm c khoản 2 Điều 8; khoản 1; điểm a, điểm b khoản 2 Điều 9; Điều 14 Nghị định này;
c) Đồn trưởng đồn Biên phòng, Hải đội trưởng Hải đội Biên phòng, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Biên phòng cửa khẩu cảng xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6 Điều 6; khoản 1; điểm b, điểm c khoản 2; khoản 3; điểm b, điểm c, điểm d khoản 4; điểm b khoản 5 Điều 7; khoản 1; điểm a, điểm c, điểm d khoản 2; điểm b khoản 3; khoản 5; điểm b, điểm c khoản 6 Điều 8; khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều 9; khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 10; khoản 1 Điều 11; khoản 1, khoản 2 Điều 12; điểm a, điểm b, điểm c khoản 1 Điều 13; Điều 14 Nghị định này;
d) Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh, Chỉ huy trưởng Hải đoàn Biên phòng trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12, Điều 13, Điều 14 Nghị định này.
3. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Công an nhân dân:
a) Chiến sĩ Công an nhân dân xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm c khoản 1 Điều 6, điểm c khoản 1 Điều 8 Nghị định này;
b) Trạm trưởng, Đội trưởng của chiến sĩ Công an nhân dân xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm c khoản 1 Điều 6; điểm c khoản 1 Điều 8; khoản 1 Điều 9 Nghị định này;
c) Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trạm trưởng Trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm c khoản 1; điểm b, điểm c khoản 2 Điều 6; điểm c khoản 1, điểm c khoản 2 Điều 8; khoản 1; điểm a, điểm b khoản 2 Điều 9; khoản 1, khoản 2 Điều 10 Nghị định này;
d) Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội; Trưởng phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường; Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội; Trưởng phòng Cảnh sát giao thông hoặc Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt; Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ; Trưởng phòng Cảnh sát đường thủy thuộc Công an cấp tỉnh nơi có biên giới xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6 Điều 6; khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều 7; khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6 Điều 8; khoản 1; điểm a, điểm b, điểm c khoản 2; điểm a, điểm b khoản 3; điểm a khoản 4; điểm a, điểm b khoản 5 Điều 9; khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 10; khoản 1 Điều 11; khoản 1, khoản 2 Điều 12; điểm a, điểm b, điểm c khoản 1 Điều 13 và Điều 14 Nghị định này;
đ) Giám đốc Công an cấp tỉnh nơi có biên giới xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, điểm c khoản 7 Điều 6; Điều 7; khoản 1; khoản 2; khoản 3; khoản 4; khoản 5; khoản 6; khoản 7; điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều 8; khoản 1; điểm a, điểm b, điểm c khoản 2; điểm a, điểm b khoản 3; điểm a khoản 4; điểm a, điểm b khoản 5; điểm d khoản 6 Điều 9; khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều 10; khoản 1, khoản 2 Điều 11; khoản 1, khoản 2 Điều 12; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e khoản 1 Điều 13 và Điều 14 Nghị định này.
4. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Cảnh sát biển:
a) Cảnh sát viên Cảnh sát biển xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định này;
b) Tổ trưởng Tổ nghiệp vụ Cảnh sát biển xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định này;
c) Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển, Trạm trưởng Trạm Cảnh sát biển xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm b khoản 3 Điều 8; khoản 1 Điều 9 Nghị định này;
d) Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm d khoản 2; điểm b khoản 3; khoản 5; điểm b, điểm c khoản 6 Điều 8; khoản 1; điểm a, điểm b khoản 3; điểm d khoản 4; điểm a, điểm b, điểm c khoản 5 Điều 9; khoản 1 Điều 12; khoản 1, khoản 3 Điều 14 Nghị định này;
đ) Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm d khoản 2; điểm b khoản 3; khoản 5; điểm b, điểm c khoản 6; khoản 7 Điều 8; khoản 1; điểm a, điểm b khoản 3; điểm d khoản 4; điểm a, điểm b, điểm c khoản 5 Điều 9; khoản 1, khoản 2 Điều 12; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 1 Điều 13 và khoản 1, khoản 3 Điều 14 Nghị định này;
e) Tư lệnh Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm d khoản 2; điểm b khoản 3; khoản 5; điểm b, điểm c khoản 6; khoản 7; điểm a, điểm b, điểm d khoản 8 Điều 8; khoản 1; điểm a, điểm b khoản 3; điểm d khoản 4; điểm a, điểm b, điểm c khoản 5 Điều 9; khoản 1, khoản 2 Điều 12; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e khoản 1; khoản 2 Điều 13; khoản 1, khoản 3 Điều 14 Nghị định này;
g) Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm a khoản 1, điểm a khoản 2 Điều 5; điểm b, điểm d khoản 2; khoản 3; khoản 4; khoản 5; điểm b, điểm c khoản 6; khoản 7; khoản 8; khoản 10; khoản 11 Điều 8; khoản 1; điểm a, điểm b khoản 3; điểm d khoản 4; điểm a, điểm b, điểm c khoản 5 Điều 9; Điều 12; Điều 13; khoản 1, khoản 3 Điều 14 Nghị định này.
5. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Hải quan:
a) Đội trưởng thuộc Chi cục Hải quan, Đội trưởng thuộc Chi cục kiểm tra sau thông quan xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định này;
b) Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Chi cục trưởng Chi cục kiểm tra sau thông quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu, Đội trưởng Đội thủ tục Hải quan, Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển và Đội trưởng Đội kiểm soát bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu Tổng cục Hải quan xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm b, điểm c khoản 2; khoản 3; điểm b, điểm c, điểm d khoản 4; điểm b khoản 5 Điều 7; điểm a, điểm c khoản 3; điểm d khoản 4; điểm b, điểm c khoản 5 Điều 9; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e khoản 1 Điều 13 Nghị định này;
c) Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quan thuộc Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 2; khoản 3; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 4; khoản 5 Điều 7; điểm a, điểm c khoản 3; điểm d khoản 4; điểm b, điểm c khoản 5 Điều 9; khoản 1, khoản 3 Điều 13 Nghị định này;
d) Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 2; khoản 3; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 4; khoản 5 Điều 7; điểm a, điểm c khoản 3; điểm d khoản 4; điểm b, điểm c khoản 5 Điều 9; khoản 1, khoản 3 Điều 13 Nghị định này.
6. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Quản lý thị trường:
a) Đội trưởng Đội quản lý thị trường cấp huyện trực thuộc Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm c khoản 2, khoản 3 Điều 7; khoản 5 Điều 8; điểm b khoản 5 Điều 9; khoản 1, khoản 2 Điều 12; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e khoản 1, khoản 2 Điều 13 Nghị định này;
b) Cục trưởng Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường thuộc Tổng cục Quản lý thị trường, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm c khoản 2, khoản 3, điểm a khoản 4 Điều 7; khoản 5, điểm a khoản 6 Điều 8; điểm b khoản 5 Điều 9; Điều 12; Điều 13 Nghị định này;
c) Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm c khoản 2, khoản 3, điểm a khoản 4 Điều 7; khoản 5, điểm a khoản 6 Điều 8; điểm b khoản 5 Điều 9; Điều 12; Điều 13 Nghị định này.
7. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Cảng vụ hàng hải:
a) Trưởng đại diện Cảng vụ hàng hải xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm b khoản 3; điểm b, điểm c khoản 6; điểm a, điểm d khoản 8 Điều 8; khoản 1; điểm a, điểm b khoản 2; điểm c, điểm d khoản 3; điểm b, điểm c, điểm đ, điểm e khoản 4; điểm b, điểm d, điểm đ khoản 5 Điều 9 Nghị định này;
b) Giám đốc Cảng vụ hàng hải xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 3; khoản 4; khoản 5; điểm b, điểm c khoản 6; điểm a, điểm d khoản 8 Điều 8; khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6 Điều 9 Nghị định này.
8. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Cảng vụ đường thủy nội địa:
a) Trưởng đại diện Cảng vụ đường thủy nội địa xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm b khoản 3; điểm b, điểm c khoản 6; điểm a, điểm d khoản 8 Điều 8; khoản 1; điểm a, điểm b khoản 2; điểm c, điểm d khoản 3; điểm b, điểm c, điểm đ, điểm e khoản 4; điểm b, điểm d, điểm đ khoản 5 Điều 9 Nghị định này;
b) Giám đốc Cảng vụ đường thuỷ nội địa thuộc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 3; khoản 4; khoản 5; điểm b, điểm c khoản 6; điểm a, điểm d khoản 8 Điều 8; khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6 Điều 9 Nghị định này.
9. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Kiểm ngư:
a) Trạm trưởng Trạm Kiểm ngư thuộc Chi cục Kiểm ngư vùng xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm b khoản 3; khoản 5; điểm b, điểm c khoản 6 Điều 8; điểm b khoản 3 Điều 9; khoản 1 Điều 14 Nghị định này;
b) Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư vùng có quyền xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm b khoản 3; khoản 5; điểm b, điểm c khoản 6; khoản 9 Điều 8; điểm b khoản 3 Điều 9; khoản 1 Điều 14 Nghị định này;
c) Cục trưởng Cục Kiểm ngư xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm b khoản 2; khoản 3; khoản 4; khoản 5; điểm b, điểm c khoản 6; điểm c khoản 8; khoản 9 Điều 8; điểm b khoản 3 Điều 9; khoản 1 Điều 14 Nghị định này.
Điều 25. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính
1. Khi thi hành công vụ, nhiệm vụ những người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 15, Điều 16, Điều 17, Điều 18, Điều 19, Điều 20, Điều 21, Điều 22, Điều 23 Nghị định này có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.
2. Cán bộ, công chức, viên chức, chiến sĩ trong các cơ quan được quy định tại Điều 15, Điều 16, Điều 17, Điều 18, Điều 19, Điều 20, Điều 21, Điều 22, Điều 23 Nghị định này đang thi hành công vụ, nhiệm vụ theo văn bản quy phạm pháp luật hoặc văn bản hành chính do người, cơ quan có thẩm quyền ban hành có quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.
3. Thuyền trưởng tàu tuần tra thuộc Hải đoàn Biên phòng, Hải đội Biên phòng, Hải đoàn Cảnh sát biển, Hải đội Cảnh sát biển, Thủy đoàn thuộc Công an nhân dân, Chi cục Kiểm ngư vùng và những người được thuyền trưởng tàu tuần tra thuộc Hải đoàn Biên phòng, Hải đội Biên phòng, Hải đoàn Cảnh sát biển, Hải đội Cảnh sát biển, Thủy đoàn thuộc Công an nhân dân, Chi cục Kiểm ngư vùng giao nhiệm vụ lập biên bản có quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.
4. Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia nhưng không có thẩm quyền xử phạt quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này chỉ có quyền lập biên bản về những vi phạm thuộc phạm vi thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm về việc lập biên bản. Trường hợp vụ việc vi phạm vừa có hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản, vừa có hành vi vi phạm không thuộc thẩm quyền xử phạt hoặc vượt quá thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản, thì người đó vẫn tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính đối với tất cả các hành vi vi phạm và chuyển ngay biên bản đến người có thẩm quyền xử phạt để tiến hành xử phạt theo quy định tại khoản 3 Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 10 tháng 10 năm 2020 và thay thế Nghị định số 169/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.
Điều 27. Điều khoản chuyển tiếp
1. Đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia xảy ra trước khi Nghị định này có hiệu lực mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét, giải quyết thì áp dụng các quy định có lợi cho tổ chức, cá nhân vi phạm.
2. Đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính đã được ban hành hoặc đã được thi hành xong trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành mà cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc cá nhân bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính còn khiếu nại thì áp dụng quy định của Nghị định số 169/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.
1. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hướng dẫn điểm a khoản 1; điểm a, điểm c khoản 2 Điều 5; khoản 1; điểm b khoản 2; điểm a khoản 3; điểm c, điểm e khoản 5; khoản 9 Điều 6; khoản 1 Điều 7; khoản 1 Điều 8; khoản 1 Điều 10; Điều 14; Điều 16; Điều 18; kiểm tra và tổ chức thực hiện Nghị định này.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |