Quyết định số 42/2021/QĐ-UBND ngày 24/11/2021 của tỉnh Lai Châu về Quy chế hoạt động của Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp
- Số hiệu văn bản: 42/2021/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Cơ quan ban hành: Tỉnh Lai Châu
- Ngày ban hành: 24-11-2021
- Ngày có hiệu lực: 15-12-2021
- Tình trạng hiệu lực: Đang có hiệu lực
- Thời gian duy trì hiệu lực: 1075 ngày (2 năm 11 tháng 15 ngày)
- Ngôn ngữ:
- Định dạng văn bản hiện có:
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 42/2021/QĐ-UBND |
Lai Châu, ngày 24 tháng 11 năm 2021 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA NGƯỜI ĐẠI DIỆN PHẦN VỐN NHÀ NƯỚC TẠI DOANH NGHIỆP
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LAI CHÂU
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22/6/2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18/6/2020;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 17/6/2020;
Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp ngày 26/11/2014;
Căn cứ Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp; Nghị định số 32/2018/NĐ-CP ngày 08/3/2018 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015 của Chính phủ; Nghị định số 140/2020/NĐ-CP ngày 30/11/2020 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 126/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 của Chính phủ, Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015 của Chính phủ, Nghị định số 32/2018/NĐ-CP ngày 08/3/2018 của Chính phủ;
Căn cứ Nghị định số 10/2019/NĐ-CP ngày 30/01/2019 của Chính phủ về thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 159/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ về quản lý người giữ chức danh, chức vụ và người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính.
QUYẾT ĐỊNH:
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 12 năm 2021 và thay thế Quyết định số 12/2014/QĐ-UBND ngày 02/6/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu về việc ban hành quy chế hoạt động của Người đại diện theo ủy quyền đối với phần vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUY CHẾ
HOẠT ĐỘNG CỦA NGƯỜI ĐẠI DIỆN PHẦN VỐN NHÀ NƯỚC TẠI DOANH
NGHIỆP
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 42/2021/QĐ-UBND ngày 24 tháng 11 năm 2021
của UBND tỉnh Lai Châu)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh: Quy chế này quy định về chế độ hoạt động của Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp; mối quan hệ giữa Chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp và Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp trong việc thực hiện quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của Chủ sở hữu (dưới vai trò là cổ đông, thành viên góp vốn) tại doanh nghiệp.
2. Đối tượng áp dụng: Quy chế này áp dụng đối với Chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp; các tổ chức, các cá nhân có liên quan đến hoạt động của Người đại diện phần vốn nhà nước tại các công ty cổ phần có vốn góp nhà nước do UBND tỉnh Lai Châu làm chủ sở hữu.
Trong quy chế ngày, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Chủ sở hữu phần vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp (sau đây viết tắt là Chủ sở hữu phần vốn nhà nước): Là Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu được phân công, phân cấp thực hiện quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của Chủ sở hữu đối với phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
2. Người đại diện phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp là cá nhân được Chủ sở hữu cử bằng văn bản để thực hiện quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ Chủ sở hữu vốn nhà nước, bao gồm:
a, Người đại diện làm việc chuyên trách tại doanh nghiệp,
b, Người đại diện phần vốn nhà nước không chuyên trách.
Chương II
Điều 3. Người đại diện phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:
1. Công dân Việt Nam, thường trú tại Việt Nam;
2. Có phẩm chất chính trị, đạo đức, có đủ năng lực hành vi dân sự, đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao;
3. Hiểu biết pháp luật, có ý thức chấp hành pháp luật;
4. Có năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm công tác phù hợp với yêu cầu của vị trí, chức danh được cử làm người đại diện;
5. Không trong thời gian cấm đảm nhiệm chức vụ, xem xét xử lý kỷ luật, điều tra, truy tố, xét xử, chấp hành hình phạt tù, thi hành quyết định kỷ luật;
6. Không phải là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của Chủ tịch và thành viên Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty, Kiểm soát viên, Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc, Phó Tổng giám đốc hoặc Phó Giám đốc, Kế toán trưởng của doanh nghiệp;
7. Tiêu chuẩn khác theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 4. Chế độ hoạt động của Người đại diện
1. Người đại diện làm việc theo chế độ:
a, Chuyên trách trong ban quản lý, điều hành tại doanh nghiệp (Hội đồng quản trị, Ban Tổng Giám đốc/Ban Giám đốc) tại một doanh nghiệp.
b, Không chuyên trách. Người đại diện phần phần vốn nhà nước không chuyên trách tham gia trong Hội đồng quản trị tại một hoặc một số doanh nghiệp khác cùng cơ quan đại diện chủ sở hữu, nhưng không quá 03 doanh nghiệp.
c, Người đại diện không được kiêm nhiệm đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp khác cơ quan đại diện chủ sở hữu.
d, Người đại diện phần vốn nhà nước không là cán bộ, công chức, viên chức.
2. Thời hạn cử Người đại diện:
a) Thời hạn cử Người đại diện do Chủ sở hữu phần vốn nhà nước quyết định và theo nhiệm kỳ Hội đồng quản trị.
b) Trường hợp có sự thay đổi Người đại diện trong nhiệm kỳ Hội đồng quản trị thì thời hạn cử Người đại diện là thời gian còn lại của nhiệm kỳ Hội đồng quản trị đó.
3. Người đại diện đã được Chủ sở hữu phần vốn nhà nước ủy quyền thì không được giao, ủy quyền lại cho người khác đại diện thay mình biểu quyết, quyết định các nội dung đã được Chủ sở hữu phần vốn nhà nước ủy quyền, cho ý kiến.
Điều 5. Nhiệm vụ của người đại diện
1. Thực hiện quyền của cổ đông, thành viên góp vốn do chủ sở hữu phần vốn nhà nước giao
a) Người đại diện phần vốn nhà nước tại Công ty cổ phần mà Nhà nước nắm giữ từ 36% vốn điều lệ trở lên phải xin ý kiến Chủ sở hữu phần vốn nhà nước bằng văn bản để tham gia ý kiến, biểu quyết, quyết định tại Đại hội đồng cổ đông, cuộc họp của Hội đồng quản trị về các vấn đề sau đây:
- Mục tiêu, nhiệm vụ và ngành, nghề kinh doanh; tổ chức lại, giải thể và yêu cầu phá sản doanh nghiệp;
- Điều lệ, sửa đổi và bổ sung điều lệ của doanh nghiệp;
- Việc tăng hoặc giảm vốn điều lệ; thời điểm và phương thức huy động vốn; loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán; việc mua lại trên 10% tổng số cổ phần đã bán của mỗi loại;
- Việc đề cử để bầu, kiến nghị miễn nhiệm, bãi nhiệm, khen thưởng, xử lý vi phạm của thành viên Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát. Đề cử để bổ nhiệm, kiến nghị miễn nhiệm, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng với Tổng Giám đốc (Giám đốc) doanh nghiệp; thù lao, tiền lương, tiền thưởng và lợi ích khác của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Tổng Giám đốc (Giám đốc) doanh nghiệp; số lượng thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Phó Tổng Giám đốc (Phó Giám đốc) doanh nghiệp;
- Chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển;
- Chủ trương góp vốn, nắm giữ, tăng, giảm vốn của doanh nghiệp tại công ty con; thành lập, tổ chức lại, giải thể chi nhánh, văn phòng đại diện; việc tiếp nhận doanh nghiệp tự nguyện tham gia làm công ty con, công ty liên kết;
- Chủ trương mua, bán tài sản và hợp đồng vay, cho vay có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% vốn điều lệ của doanh nghiệp hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ của doanh nghiệp; chủ trương vay nợ nước ngoài của doanh nghiệp;
- Báo cáo tài chính, phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ, mức cổ tức hằng năm;
- Chế độ tuyển dụng; chế độ thù lao, tiền lương, tiền thưởng của doanh nghiệp.
b) Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ dưới 36% vốn điều lệ được tham gia ý kiến, biểu quyết, quyết định tại Đại hội đồng cổ đông, cuộc họp của Hội đồng quản trị theo quy định của pháp luật và Điều lệ của doanh nghiệp về các vấn đề sau đây:
- Ngành, nghề kinh doanh, mục tiêu, nhiệm vụ, chiến lược, kế hoạch đầu tư phát triển, kế hoạch sản xuất, kinh doanh;
- Ban hành điều lệ, sửa đổi, bổ sung điều lệ; tăng hoặc giảm vốn điều lệ; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm, khen thưởng, xử lý vi phạm đối với thành viên Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc hoặc Phó Giám đốc;
- Phân phối lợi nhuận, trích lập các quỹ hằng năm của doanh nghiệp;
- Tổ chức lại, giải thể, phá sản doanh nghiệp;
- Các vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị.
2. Trách nhiệm báo cáo của người đại diện
Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện báo cáo theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, chế độ kế toán theo quy định, việc báo cáo thường xuyên theo quy định và đột xuất, bất thường theo yêu cầu của cơ quan Chủ sở hữu.
Điều 6. Quyền và trách nhiệm của người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp
1. Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp do UBND tỉnh Lai Châu làm Chủ sở hữu nắm giữ từ 36% vốn điều lệ trở lên phải báo cáo, xin ý kiến cơ quan đại diện Chủ sở hữu trước khi tham gia ý kiến, biểu quyết, quyết định những nội dung quy định tại khoản a, Mục 1 Điều 5 của Quy chế này; sau khi có ý kiến chấp thuận của Chủ sở hữu phần vốn nhà nước, Người đại diện phải tham gia ý kiến, biểu quyết, quyết định theo đúng ý kiến chỉ đạo bằng văn bản của Chủ sở hữu phần vốn nhà nước, trường hợp có nội dung phát sinh thêm chưa được xin ý kiến chỉ đạo thì đề nghị cuộc họp cho biểu quyết, quyết định sau. Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp do UBND tỉnh Lai Châu làm chủ sở hữu dưới 36% vốn điều lệ được tham gia ý kiến, biểu quyết, quyết định những nội dung quy định tại khoản b, Mục 1 Điều 5 của Quy chế này.
2. Được hưởng tiền lương, thù lao, tiền thưởng, phụ cấp trách nhiệm (nếu có) và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật.
3. Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp tuân thủ theo các quy định của pháp luật, Điều lệ của doanh nghiệp do mình làm Người đại diện; các quy định của Chủ sở hữu phần vốn nhà nước trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao, các quyền, trách nhiệm của mình.
4. Thường xuyên theo dõi, thu thập thông tin về tình hình hoạt động và kết quả sản xuất kinh doanh; giám sát tình hình tài chính; gửi các báo cáo định kỳ (quý, năm), báo cáo bất thường và báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Chủ sở hữu phần vốn nhà nước, các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Yêu cầu công ty nộp vào ngân sách nhà nước khoản lợi nhuận, cổ tức được chia tương ứng với phần vốn nhà nước đầu tư tại công ty.
5. Báo cáo kịp thời, đề xuất những giải pháp đối với Chủ sở hữu phần vốn nhà nước về tình hình doanh nghiệp hoạt động thua lỗ; không đảm bảo khả năng thanh toán; đầu tư không đúng mục tiêu chiến lược, quy hoạch, kế hoạch; không hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ do Chủ sở hữu phần vốn nhà nước giao hoặc những trường hợp sai phạm khác.
6. Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 7. Mối quan hệ giữa Người đại diện và Chủ sở hữu phần vốn nhà nước
1. Chủ sở hữu phần vốn nhà nước có trách nhiệm
a) Cử Người đại diện để thực hiện các quyền của cổ đông, thành viên góp vốn theo quy định của pháp luật và Điều lệ của doanh nghiệp.
b) Miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật Người đại diện; quyết định tiền lương, thù lao, tiền thưởng, phụ cấp trách nhiệm (nếu có) và các lợi ích khác của Người đại diện; quy định bằng văn bản về sự phân công, phối hợp giữa những người đại diện (trường hợp có từ hai Người đại diện trở lên) tại doanh nghiệp và giữa Người đại diện với Chủ sở hữu phần vốn nhà nước; đánh giá đối với Người đại diện.
c) Yêu cầu Người đại diện báo cáo định kỳ hoặc đột xuất tình hình đầu tư, tài chính, hiệu quả sử dụng vốn nhà nước, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
d) Kiểm tra, giám sát hoạt động của Người đại diện, phát hiện những thiếu sót, yếu kém của Người đại diện để ngăn chặn, xử lý và chấn chỉnh kịp thời.
đ) Giao nhiệm vụ và chỉ đạo Người đại diện bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp của nhà nước tại doanh nghiệp. Yêu cầu Người đại diện báo cáo theo quy định hoặc đột xuất việc thực hiện nhiệm vụ được giao, quyền hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ của Người đại diện.
e) Có trách nhiệm đánh giá Người đại diện chuyên trách theo mức độ hoàn thành nhiệm vụ trên cơ sở đó quyết định việc trả lương, thù lao, tiền thưởng, lợi ích khác (nếu có) cho Người đại diện.
g) Có ý kiến chỉ đạo kịp thời bằng văn bản khi Người đại diện xin ý kiến trong thời hạn 10 ngày làm việc (kể từ ngày nhận theo dấu công văn đến hoặc nhận thông báo qua điện tử) hoặc thời hạn khác theo yêu cầu để Người đại diện biết và thực hiện. Trường hợp tài liệu không đủ, không có cơ sở để tham gia ý kiến thì trong vòng ba (03) ngày làm việc (kể từ khi nhận được tài liệu, nhận được thông báo qua các phương tiện thông tin), Chủ sở hữu phần vốn nhà nước phải có văn bản để Người đại diện biết và bổ sung hoàn chỉnh tài liệu, thông tin.
h) Thực hiện trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
2. Người đại diện có trách nhiệm thực hiện đầy đủ nhiệm vụ tại Điều 5 và các quyền nghĩa vụ thực hiện theo quy định tại Điều 6 của Quy chế.
Điều 8. Mối quan hệ giữa Người đại diện và Doanh nghiệp có phần vốn góp của Nhà nước
1. Doanh nghiệp có phần vốn góp của Nhà nước có trách nhiệm cung cấp đầy đủ các Hồ sơ tài liệu, thông tin liên quan đến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, về việc đầu tư, tình hình tài chính, những nội dung khác (nếu có) cho Người đại diện khi được yêu cầu theo quy định của Luật Doanh nghiệp; Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp; Điều lệ của doanh nghiệp.
2. Người đại diện phần vốn nhà nước khi gửi báo cáo cho Chủ sở hữu phần vốn nhà nước và các cơ quan quản lý nhà nước thì đồng thời gửi báo cáo đó cho doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp có ý kiến khác với nội dung báo cáo, đánh giá nhận xét của Người đại diện thi trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của Người đại diện, doanh nghiệp phải có văn bản gửi đến Chủ sở hữu phần vốn nhà nước để xem xét.
3. Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ từ 36% vốn điều lệ trở lên trước khi gửi báo cáo cho Chủ sở hữu phần vốn nhà nước thực hiện lấy ý kiến của doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp có ý kiến khác với nội dung báo cáo, đánh giá nhận xét của Người đại diện thì doanh nghiệp trực tiếp bàn bạc, giải thích các nội dung khác đó với Người đại diện để có sự đồng thuận trong báo cáo đánh giá, nhận xét. Sau khi bàn bạc nếu còn ý kiến khác nhau thì thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều này.
Điều 9. Mối quan hệ giữa các Người đại diện
1. Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp chịu trách nhiệm trực tiếp về kết quả công việc được Chủ sở hữu phần vốn nhà nước giao, đồng thời cùng với các Người đại diện khác chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động chung (trường hợp doanh nghiệp có từ 02 người đại diện trở lên).
2. Người đại diện được Chủ sở hữu phần vốn nhà nước giao là Người đại diện phụ trách chung chịu trách nhiệm tổng hợp các ý kiến tham gia, các số liệu của các Người đại diện vào các báo cáo, chương trình kế hoạch công tác để báo cáo Chủ sở hữu phần vốn nhà nước, bao gồm cả chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động chung của các Người đại diện (trong trường hợp doanh nghiệp có từ 02 người đại diện trở lên).
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Quy chế này là căn cứ để đánh giá hoạt động của Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh kịp thời về UBND tỉnh để được xem xét bổ sung, sửa đổi./.