Quyết định số 45/2021/QĐ-UBND ngày 17/12/2021 của tỉnh Bình Phước quy định về tiêu chí lựa chọn, công nhận, phân công nhiệm vụ và thực hiện chính sách hỗ trợ đặc thù đối với già làng tiêu biểu trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- Số hiệu văn bản: 45/2021/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Cơ quan ban hành: Tỉnh Bình Phước
- Ngày ban hành: 17-12-2021
- Ngày có hiệu lực: 01-01-2022
- Tình trạng hiệu lực: Đang có hiệu lực
- Thời gian duy trì hiệu lực: 1058 ngày (2 năm 10 tháng 28 ngày)
- Ngôn ngữ:
- Định dạng văn bản hiện có:
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 45/2021/QĐ-UBND |
Bình Phước, ngày 17 tháng 12 năm 2021 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH PHƯỚC
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ về công tác dân tộc;
Căn cứ Nghị quyết số 30/2020/NQ-HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2020 của Hội đồng Nhân dân tỉnh Bình Phước quy định chính sách hỗ trợ đặc thù người có uy tín, già làng tiêu biểu trong đồng bào dân tộc thiểu số và sinh viên người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Bình Phước;
Theo đề nghị của Trưởng Ban Dân tộc tỉnh tại Tờ trình số 41/TTr-BDT ngày 13 tháng 10 năm 2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này thay thế các quyết định: Quyết định số 18/2017/QĐ-UBND ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước về việc ban hành Đề án Kiện toàn tổ chức, hoạt động của già làng, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Bình Phước; Quyết định số 24/2017/QĐ-UBND ngày 05 tháng 6 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước về việc ban hành Quy định thực hiện chính sách đối với già làng tiêu biểu, xuất sắc trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
VỀ TIÊU CHÍ LỰA CHỌN, CÔNG NHẬN, PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ VÀ THỰC HIỆN
CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐẶC THÙ ĐỐI VỚI GIÀ LÀNG TIÊU BIỂU TRONG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU
SỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 45/2021/QĐ-UBND ngày 17 tháng 12 năm
2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước)
Chương I
Quy định này quy định về tiêu chí lựa chọn, công nhận già làng tiêu biểu trong đồng bào dân tộc thiểu số (sau đây gọi tắt là già làng tiêu biểu); nhiệm vụ của già làng tiêu biểu; trách nhiệm của các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố (sau đây viết tắt là UBND cấp huyện), Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây viết tắt là UBND cấp xã) trong việc quản lý, thực hiện chính sách hỗ trợ đặc thù đối với già làng tiêu biểu trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
1. Già làng tiêu biểu.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc quản lý, thực hiện chính sách đối với già làng tiêu biểu.
Điều 3. Nguyên tắc thực hiện chính sách
1. Chế độ, chính sách được thực hiện trực tiếp đối với già làng tiêu biểu, đảm bảo dân chủ, công khai, công bằng, đúng đối tượng và đúng chế độ quy định.
2. Trường hợp già làng tiêu biểu thuộc đối tượng được hưởng nhiều chính sách hỗ trợ với cùng tính chất thì chỉ được hưởng một chính sách với mức hỗ trợ cao nhất.
Chương II
Điều 4. Tiêu chí lựa chọn già làng tiêu biểu
1. Là công dân người dân tộc thiểu số (sau đây gọi tắt là DTTS) cư trú hợp pháp, ổn định ở địa phương, có sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ được giao, biết đọc, biết viết chữ phổ thông.
2. Là người có ảnh hưởng trong dòng họ, dân tộc và cộng đồng dân cư nơi cư trú; có khả năng tác động, tập hợp đồng bào DTTS; giải quyết hài hòa các mối quan hệ trong gia đình, cộng đồng và xã hội, được người dân trong cộng đồng tín nhiệm bày tỏ tâm tư, nguyện vọng, tranh thủ ý kiến, tin tưởng, nghe và làm theo.
3. Hiểu biết về văn hóa truyền thống, phong tục, tập quán, luật tục, tiếng nói của dân tộc mình.
4. Bản thân và gia đình gương mẫu chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương nơi cư trú; tham gia và thực hiện tốt công tác hòa giải, công tác xã hội ở địa phương, có nhiều đóng góp xây dựng và bảo vệ thôn, làng, sóc, ấp, tổ dân phố và tương đương (sau đây gọi chung là thôn), giữ gìn đoàn kết dân tộc.
Điều 5. Điều kiện bình chọn, xét công nhận già làng tiêu biểu
1. Người được bình chọn, xét công nhận là già làng tiêu biểu phải có đủ các tiêu chí quy định tại Điều 4 Quy định này và phải được trên 50% tổng số đại biểu dự Hội nghị liên ngành thôn bầu chọn.
2. Mỗi thôn được bình chọn, xét công nhận 01 (một) già làng tiêu biểu (Điều kiện thôn được bình chọn, xét công nhận già làng do Ban Dân tộc tỉnh hướng dẫn thực hiện).
Điều 6. Công nhận và đưa ra khỏi danh sách già làng tiêu biểu
1. Công nhận già làng tiêu biểu
Già làng tiêu biểu được bình chọn, công nhận 05 năm một lần, được thực hiện trong Quý IV và hoàn thành trước 15 tháng 12 của năm bình chọn.
a) Việc bình chọn già làng tiêu biểu do Trưởng Ban công tác mặt trận thôn phối hợp với các tổ chức, đoàn thể thôn thực hiện (phải có sự tham gia của ít nhất 2/3 số hộ gia đình trong thôn). Danh sách già làng tiêu biểu được bình chọn do Trưởng thôn gửi UBND cấp xã kiểm tra, tổng hợp gửi UBND cấp huyện.
b) UBND cấp huyện tổng hợp, kiểm tra và lập danh sách trình Ban Dân tộc tỉnh.
c) Ban Dân tộc tỉnh tổng hợp, thống nhất với cơ quan công an tỉnh, Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (UBMTTQVN) tỉnh trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt danh sách già làng tiêu biểu trên địa bàn tỉnh.
2. Bổ sung, thay thế già làng tiêu biểu
a) Hằng năm, UBND cấp xã tiến hành rà soát, đánh giá già làng tiêu biểu; chỉ đạo bình chọn, xét công nhận bổ sung, thay thế già làng tiêu biểu ở địa phương.
b) Việc công nhận bổ sung, thay thế già làng tiêu biểu thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này và hoàn thành trước ngày 15 tháng 12 hằng năm.
3. Đưa ra khỏi danh sách già làng tiêu biểu
a) Các trường hợp đưa ra khỏi danh sách già làng tiêu biểu
- Già làng tiêu biểu chết.
- Già làng tiêu biểu đã chuyển nơi khác sinh sống hoặc do sức khỏe yếu, tự nguyện xin rút khỏi danh sách già làng tiêu biểu.
- Già làng tiêu biểu vi phạm pháp luật.
- Già làng tiêu biểu mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật hiện hành.
- Già làng tiêu biểu giảm sút uy tín, không đảm bảo đủ các tiêu chí theo quy định tại Điều 4 Quy định này.
- Già làng không thực hiện hoặc thực hiện nhiệm vụ được giao nhưng thiếu trách nhiệm.
b) Thẩm quyền đưa ra khỏi danh sách già làng tiêu biểu
- Việc đưa ra khỏi danh sách già làng tiêu biểu do Trưởng Ban công tác mặt trận thôn phối hợp với các tổ chức, đoàn thể thôn thực hiện. Trưởng thôn gửi danh sách về UBND cấp xã kiểm tra và lập hồ sơ gửi UBND cấp huyện.
- UBND cấp huyện tổng hợp, lập danh sách gửi Ban Dân tộc tỉnh.
- Ban Dân tộc tỉnh tổng hợp, thống nhất với Công an tỉnh, Ban Thường trực UBMTTQVN tỉnh trình Chủ tịch UBND tỉnh quyết định đưa ra khỏi danh sách già làng tiêu biểu trên địa bàn tỉnh.
Điều 7. Nhiệm vụ của già làng tiêu biểu
Già làng tiêu biểu cần ra sức phấn đấu thực hiện và hoàn thành những nhiệm vụ sau đây:
1. Tích cực theo dõi, tìm hiểu, nghiên cứu các thông tin về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các thông tin cần thiết về tình hình chính trị, kinh tế - xã hội ở địa phương, trong nước và quốc tế, nhất là về chính sách dân tộc và công tác dân tộc thông qua các phương tiện thông tin đại chúng; tham gia đầy đủ các hội nghị tuyên truyền, phổ biến pháp luật, các lớp tập huấn do các cơ quan và địa phương tổ chức; tham gia vào các đợt tham quan, học tập kinh nghiệm khi được triệu tập để không ngừng nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm và trình độ hiểu biết, nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ được giao.
2. Tìm hiểu, nghiên cứu một cách sâu sắc về bản sắc văn hóa, các phong tục, tập quán, tín ngưỡng của dân tộc mình và tích cực tìm hiểu, nghiên cứu bản sắc văn hóa, các phong tục, tập quán, tín ngưỡng của các dân tộc ở địa bàn mình cư trú để phục vụ công tác tuyên truyền, giải thích, vận động đồng bào các dân tộc thiểu số và nhân dân thực hiện việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp, từng bước đẩy lùi và loại bỏ những phong tục, tập quán lạc hậu, nguy hại đang tồn tại trong đời sống cộng đồng dân cư.
3. Bản thân có kế hoạch phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu cho gia đình mình; đồng thời, tích cực vận động, hỗ trợ, hướng dẫn, giúp đỡ đồng bào các dân tộc ở địa phương tích cực tham gia lao động sản xuất, giảm nghèo, không cầm cố, bán đất sản xuất, đất ở, nhà ở, điều bông, cao su non phục vụ mục đích sinh hoạt, tiêu dùng; tích cực tham gia vào việc duy trì, kế tục, bảo tồn, phát huy các ngành nghề truyền thống của dân tộc.
4. Thường xuyên giữ mối liên hệ chặt chẽ với cộng đồng dân cư vùng đồng bào DTTS và có trách nhiệm tranh thủ ý kiến, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của đồng bào DTTS. Qua đó, đề xuất với chính quyền địa phương quan tâm giải quyết những nguyện vọng chính đáng, những yêu cầu bức thiết phù hợp với quy định của pháp luật và của chính quyền địa phương.
5. Chủ động, tích cực phối hợp với hòa giải viên ở cơ sở tổ chức hòa giải các vụ việc mâu thuẫn trong dòng họ; các tranh chấp, khiếu kiện trong nội bộ nhân dân; vận động, cảm hóa, tác động để làm thay đổi tư tưởng và hành vi của những đối tượng tuyên truyền, phát triển tôn giáo trái pháp luật; đấu tranh, ngăn chặn kịp thời các hoạt động của kẻ xấu tuyên truyền xuyên tạc, lừa bịp, kích động, lôi kéo gây mất đoàn kết nội bộ Nhân dân, phá rối an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội; tham gia cùng với công an, dân quân tự vệ, các đoàn thể ở địa phương giáo dục, thuyết phục, giúp đỡ các đối tượng lầm lỡ sớm hòa nhập cộng đồng để làm ăn sinh sống.
6. Giải thích, tuyên truyền vận động đồng bào dân tộc thiểu số tham gia tích cực, chủ động, có hiệu quả vào quá trình tổ chức thực hiện các chính sách dân tộc trên địa bàn, nhằm đảm bảo cho các chính sách dân tộc được triển khai đúng mục tiêu, đối tượng, định mức và tiến độ thực hiện theo quy định được phê duyệt của chính sách. Chủ động đề xuất hoặc tham gia vào việc quản lý, vận hành, duy tu, bảo dưỡng các kết cấu hạ tầng kỹ thuật được đầu tư tại địa bàn, góp phần bảo vệ, duy trì năng lực phục vụ, phát huy hiệu quả của các công trình. Trực tiếp tham gia vào hoạt động kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện các chương trình, chính sách dân tộc trên địa bàn khi được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền yêu cầu; làm cho đồng bào các dân tộc ngày càng nhận thức đầy đủ, sâu sắc về sự quan tâm, chăm lo của Đảng, Nhà nước đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi.
7. Tích cực phối hợp với Ban điều hành thôn, ấp, khu phố trong các hoạt động nơi cư trú; chủ động tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, xây dựng hệ thống chính trị ở thôn, xã trong sạch, vững mạnh, phục vụ Nhân dân.
8. Xây dựng gia đình mình ấm no, hạnh phúc, đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa”, trở thành gia đình gương mẫu để Nhân dân noi theo; ra sức vun đắp, xây dựng và khơi dậy truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết, tôn trọng, tương thân tương ái, yêu thương đùm bọc lẫn nhau trong cộng đồng dân cư; tích cực tham gia và phát huy trách nhiệm của người dân tham gia hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước bằng những hành động, việc làm cụ thể, thiết thực, như: “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, “Toàn dân tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng Nông thôn mới” và các phong trào thi đua khác ở địa phương, xây dựng thôn, ấp, tổ dân phố vững mạnh toàn diện.
9. Bản thân và gia đình gương mẫu chấp hành pháp luật về hôn nhân và gia đình; tích cực giải thích, vận động mọi người không được lấy vợ, lấy chồng hoặc chung sống như vợ chồng khi chưa đủ tuổi quy định (nam đủ 20 tuổi, nữ đủ 18 tuổi); những người cùng dòng máu trực hệ, có họ trong phạm vi 3 đời không được lấy nhau. Trong gia đình, dòng họ của mình không có trường hợp tảo hôn, không có trường hợp hôn nhân cận huyết thống.
10. Có trách nhiệm liên hệ với cán bộ làm công tác dân tộc cấp xã để nhận báo, tạp chí được cấp theo định kỳ; báo cáo kết quả công tác, việc thực hiện nghĩa vụ của mình hằng tháng cho UBND cấp xã nơi cư trú.
Điều 8. Thực hiện chính sách đặc thù đối với già làng tiêu biểu
1. Cung cấp thông tin
a) Thông tin kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh
- Đảng ủy, UBND, UBMTTQVN cấp xã định kỳ tháng, quý, hoặc đột xuất phổ biến, cung cấp thông tin cho già làng tiêu biểu.
- Hằng năm, Ban thường trực UBMTTQVN cấp tỉnh, cấp huyện phối hợp với UBND cùng cấp tổ chức họp mặt già làng tiêu biểu tối thiểu một lần/năm.
b) Cấp báo không thu tiền cho già làng tiêu biểu
- Ban Dân tộc tỉnh cấp Báo Dân tộc và Phát triển của Ủy ban Dân tộc và Bản tin Dân tộc thiểu số và Miền núi tỉnh Bình Phước của Ban Dân tộc tỉnh.
- Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước cấp Báo Bình Phước.
c) Tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho già làng tiêu biểu
Hằng năm, căn cứ yêu cầu, nhiệm vụ và điều kiện cụ thể của địa phương, Ban Dân tộc tỉnh, Cơ quan công tác dân tộc cấp huyện xây dựng kế hoạch và tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho già làng tiêu biểu.
Số lượng lớp theo yêu cầu thực tế của huyện, thị xã, thành phố và của tỉnh, tối thiểu 30 người/lớp (Có thể kết hợp tổ chức tập huấn với các đối tượng khác như người có uy tín, cán bộ thôn ấp).
d) Tổ chức tham quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm
Cơ quan công tác dân tộc cấp tỉnh và cấp huyện tổ chức Đoàn đại biểu già làng tiêu biểu đi tham quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm trong và ngoài tỉnh.
- Cơ quan công tác dân tộc cấp huyện: Tổ chức 01 năm/01 lần/01 đoàn tham quan học tập kinh nghiệm trong tỉnh cho già làng tiêu biểu ở địa phương. Đối với những địa phương có nhu cầu đưa già làng tiêu biểu tham quan, học tập kinh nghiệm ngoài tỉnh thì Cơ quan làm công tác dân tộc cấp huyện tham mưu UBND cấp huyện bố trí kinh phí thực hiện và đề nghị Ban Dân tộc tỉnh phối hợp tổ chức.
- Ban Dân tộc tỉnh: Tổ chức 01 năm/01 lần/01 đoàn, không quá 40 người/01 đoàn tham quan, học tập kinh nghiệm ngoài tỉnh cho già làng tiêu biểu trên địa bàn tỉnh; Phối hợp tổ chức các đoàn tham quan, học tập kinh nghiệm ngoài tỉnh cho các huyện có nhu cầu.
2. Hỗ trợ vật chất, động viên tinh thần
a) UBND cấp xã thực hiện thăm hỏi, tặng quà già làng tiêu biểu nhân dịp Tết cổ truyền dân tộc Việt Nam, Tết của các dân tộc thiểu số.
Ban Dân tộc tỉnh, UBND cấp huyện thực hiện việc thăm hỏi, tặng quà già làng tiêu biểu theo yêu cầu phát huy vai trò già làng tiêu biểu ở địa phương.
b) Ban Dân tộc tỉnh và Cơ quan làm công tác dân tộc cấp huyện, UBND cấp xã thực hiện: thăm hỏi, hỗ trợ già làng tiêu biểu bị ốm đau; hộ gia đình già làng tiêu biểu gặp khó khăn (thiên tai, hỏa hoạn); thăm viếng, động viên khi già làng tiêu biểu, thân nhân trong gia đình (bố, mẹ, vợ, chồng, con) qua đời.
c) UBND cấp huyện giao cơ quan làm công tác dân tộc cùng cấp hoặc UBND cấp xã thực hiện hỗ trợ tiền xăng xe đi lại và mua, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho già làng tiêu biểu. Việc cấp kinh phí hỗ trợ xăng xe cho già làng tiêu biểu thực hiện theo từng quý.
d) Ban Dân tộc tỉnh, Cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc cấp huyện, UBND cấp xã thực hiện đón tiếp, tặng quà các đoàn đại biểu già làng tiêu biểu (trong và ngoài tỉnh) đến thăm, làm việc.
3. Biểu dương, khen thưởng
a) Ban Dân tộc tỉnh chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh:
- Đề nghị Trung ương biểu dương, khen thưởng già làng tiêu biểu.
- Thực hiện biểu dương, khen thưởng già làng tiêu biểu có thành tích xuất sắc hằng năm; định kỳ 05 năm 01 lần tổ chức Hội nghị biểu dương già làng tiêu biểu trên địa bàn tỉnh.
b) Thủ trưởng các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã khen thưởng già làng tiêu biểu theo quy định về thi đua, khen thưởng.
Kinh phí thực hiện chính sách đối với già làng tiêu biểu do ngân sách nhà nước đảm bảo và thực hiện theo phân cấp ngân sách.
1. Mức chi thực hiện chính sách đối với già làng tiêu biểu
a) Mức chi thực hiện các chính sách thông tin kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh; tập huấn, bồi dưỡng kiến thức; tổ chức tham quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm; đón tiếp, tặng quà các đoàn đại biểu già làng tiêu biểu đến thăm, làm việc thực hiện như mức chi cho người có uy tín theo hướng dẫn tại Công văn số 7020/BTC-NSNN ngày 14/6/2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế tài chính quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg ngày 06/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ.
b) Mức chi thực hiện cấp không thu tiền báo cho già làng tiêu biểu theo thực tế.
c) Mức chi thực hiện chính sách hỗ trợ vật chất, động viên tinh thần cho già làng tiêu biểu theo quy định tại Điểm b, Khoản 4, Điều 1, Nghị quyết số 30/2020/NQ-HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định chính sách hỗ trợ đặc thù người có uy tín, già làng tiêu biểu trong đồng bào dân tộc thiểu số và sinh viên người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
2. Ngân sách tỉnh: Bố trí kinh phí trong dự toán hằng năm của Ban Dân tộc tỉnh và các cơ quan cấp tỉnh liên quan để thực hiện các hoạt động theo nhiệm vụ được giao.
3. Ngân sách cấp huyện
Bố trí, cân đối trong dự toán ngân sách hằng năm của các huyện, thị xã, thành phố theo phân cấp quy định của Luật Ngân sách Nhà nước để thực hiện các chế độ, chính sách được giao tại Quy định này và các hoạt động quản lý, tổ chức triển khai thực hiện chính sách tại địa phương.
4. Kinh phí quản lý việc thực hiện chính sách đối với già làng tiêu biểu hằng năm để thực hiện chi cho các hoạt động: Tổ chức triển khai, kiểm tra, đánh giá, sơ kết, tổng kết việc thực hiện chính sách trên địa bàn, công tác phí cho cán bộ đi thăm hỏi già làng tiêu biểu, dự các hội nghị, tập huấn của huyện, tỉnh và Trung ương. Nội dung và mức chi thực hiện theo Nghị quyết số 53/2017/NQ-HĐND ngày 12 tháng 12 năm 2017 quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
5. Căn cứ vào nội dung chính sách và mức hỗ trợ tại Quy định này, các huyện, thị xã, thành phố có thể hỗ trợ thêm, tạo điều kiện cho già làng tiêu biểu thực hiện nhiệm vụ được giao phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
6. Công tác lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán kinh phí thực hiện chính sách đặc thù đối với già làng tiêu biểu thực hiện theo quy định hiện hành của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn Luật.
Chương III
Điều 10. Trách nhiệm của các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, xã
1. Ban Dân tộc tỉnh:
a) Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, tổng kết, đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện Quy định này.
b) Thực hiện các chế độ, chính sách được giao tại Quy định này; tổ chức tập huấn, cung cấp thông tin, tài liệu cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, thực hiện chính sách và vận động già làng tiêu biểu ở các địa phương.
c) Chủ trì tham mưu UBND tỉnh công nhận già làng tiêu biểu và rà soát, điều chỉnh, bổ sung danh sách già làng tiêu biểu hằng năm trên địa bàn tỉnh.
d) Tổ chức tiếp đón, thăm hỏi, giao lưu, gặp gỡ, hội thảo, tọa đàm, trao đổi kinh nghiệm, biểu dương, khen thưởng già làng tiêu biểu, xuất sắc.
đ) Phối hợp với Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh tham mưu UBND tỉnh biểu dương, khen thưởng già làng tiêu biểu.
2. Sở Tài chính:
a) Tham mưu UBND tỉnh bố trí nguồn kinh phí đảm bảo thực hiện chính sách theo quy định.
b) Thực hiện thẩm định, quyết toán kinh phí theo quy định hiện hành.
3. Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh:
a) Phối hợp với các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện tốt chế độ, chính sách đối với già làng tiêu biểu góp phần bảo đảm trật tự an toàn xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
b) Thực hiện chế độ, chính sách, biểu dương, khen thưởng đối với già làng tiêu biểu theo quy định của ngành.
c) Hướng dẫn già làng tiêu biểu xây dựng và thực hiện phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ Quốc, phong trào “Toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới”, phong trào “Toàn dân tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm”, giúp đỡ các đối tượng lầm lỡ hòa nhập cộng đồng.
d) Công an tỉnh phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh thống nhất danh sách công nhận già làng tiêu biểu, đưa ra khỏi danh sách già làng tiêu biểu trên địa bàn tỉnh hằng năm và giai đoạn theo quy định.
4. Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh: phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh tham mưu UBND tỉnh biểu dương, khen thưởng già làng tiêu biểu hằng năm và giai đoạn.
5. Sở Thông tin và Truyền thông: chủ trì, phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí và hệ thống thông tin cơ sở tăng cường thông tin, tuyên truyền thực hiện chính sách đối với già làng; vai trò, nhiệm vụ của già làng tiêu biểu và công tác vận động, phát huy vai trò già làng tiêu biểu trong đồng bào dân tộc thiểu số.
6. Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước: thực hiện chính sách đối với già làng tiêu biểu theo Quy định này; tăng cường thông tin, tuyên truyền thực hiện chính sách, vai trò, nhiệm vụ của già làng tiêu biểu, công tác vận động, phát huy vai trò của già làng tiêu biểu trên sóng phát thanh, truyền hình.
7. Bảo hiểm xã hội tỉnh: hướng dẫn Bảo hiểm xã hội cấp huyện phối hợp với Cơ quan công tác dân tộc cùng cấp, UBND cấp xã thực hiện cấp thẻ bảo hiểm y tế cho già làng tiêu biểu; đảm bảo già làng tiêu biểu được hưởng đầy đủ chính sách bảo hiểm y tế theo quy định.
8. Các sở, ban, ngành liên quan: theo chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh thực hiện chế độ, chính sách đối với già làng tiêu biểu; hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, hỗ trợ các địa phương thực hiện có hiệu quả các chính sách quy định tại Quy định này.
9. Đề nghị UBMTTQVN tỉnh và các tổ chức thành viên:
a) Chỉ đạo các cấp theo ngành dọc phối hợp thực hiện và tham gia giám sát thực hiện chính sách theo quy định; chủ động và phối hợp với Cơ quan công tác dân tộc cùng cấp phát huy vai trò của già làng tiêu biểu ở địa phương.
b) Ban thường trực UBMTTQVN tỉnh phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh thống nhất danh sách công nhận già làng tiêu biểu và đưa ra khỏi danh sách già làng tiêu biểu trên địa bàn tỉnh hằng năm và giai đoạn theo quy định.
c) Hằng năm, BTT UBMTTQVN tỉnh chủ trì tổ chức để Tỉnh ủy - HĐND - UBND - UBMTTQVN tỉnh họp mặt đại diện già làng tiêu biểu đầu Xuân.
10. Ủy ban nhân dân cấp huyện
a) Chịu trách nhiệm trực tiếp, toàn diện việc thực hiện chính sách đối với già làng tiêu biểu; phân công, phân cấp lập danh sách, quản lý, thực hiện chính sách và công tác vận động, phát huy vai trò của già làng tiêu biểu ở địa phương.
b) Giao cơ quan công tác dân tộc cấp huyện là cơ quan Thường trực giúp UBND cấp huyện chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện Quy định này.
c) Giao UBND cấp xã:
- Thực hiện chế độ, chính sách theo quy định và công tác vận động, phát huy vai trò của già làng tiêu biểu trên địa bàn cấp xã.
- Phân công nhiệm vụ cán bộ phụ trách công tác dân tộc cấp xã làm đầu mối liên hệ với già làng tiêu biểu ở địa phương, nhận và chuyển đến già làng tiêu biểu các báo, tạp chí được cấp.
- Phân công, tạo điều kiện để già làng tiêu biểu thực hiện nhiệm vụ của mình và tham gia vào các hoạt động của thôn, ấp, khu phố.
d) Chỉ đạo các cơ quan chức năng của cấp huyện thường xuyên kiểm tra, giám sát đảm bảo việc thực hiện chính sách đúng đối tượng, đúng chế độ, kịp thời.
Điều 11. Chế độ thông tin báo cáo
1. Các sở, ban, ngành được giao nhiệm vụ, UBND cấp huyện gửi báo cáo kết quả triển khai, thực hiện chính sách đối với già làng tiêu biểu hằng năm và báo cáo đột xuất về Ban Dân tộc tỉnh tổng hợp báo cáo UBND tỉnh. Báo cáo năm gửi trước ngày 10/12 hằng năm.
2. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc hoặc phát sinh những vấn đề mới, các cơ quan, đơn vị kịp thời phản ánh về Ban Dân tộc tỉnh để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.