Quyết định số 49/2021/QĐ-UBND ngày 19/12/2021 của tỉnh Quảng Bình quy định về thực hiện cơ chế “một cửa liên thông” giữa Cơ quan nhà nước và Điện lực trong giải quyết các thủ tục cấp điện qua lưới trung áp trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- Số hiệu văn bản: 49/2021/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Cơ quan ban hành: Tỉnh Quảng Bình
- Ngày ban hành: 19-12-2021
- Ngày có hiệu lực: 28-12-2021
- Tình trạng hiệu lực: Đang có hiệu lực
- Thời gian duy trì hiệu lực: 1063 ngày (2 năm 11 tháng 3 ngày)
- Ngôn ngữ:
- Định dạng văn bản hiện có:
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 49/2021/QĐ-UBND |
Quảng Bình, ngày 19 tháng 12 năm 2021 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Điện lực ngày 03/12/2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực ngày 20/11/2012;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18/6/2014; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17/6/2020;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13/11/2008;
Căn cứ Luật Đê điều ngày 29/11/2006;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống thiên tai và Luật đê điều ngày 17/6/2020;
Căn cứ Luật Thủy lợi ngày 19/6/2017;
Căn cứ Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; Nghị định số 100/2013/NĐ-CP ngày 03/9/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Căn cứ Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số Điều của Luật Thủy lợi;
Căn cứ Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23/9/2015 của Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; Thông tư số 35/2017/TT-BGTVT ngày 09/10/2017 của Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23/9/2015 của Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (sau đây viết tắt là Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT , Thông tư số 35/2017/TT-BGTVT và Thông tư số 13/2020/TT-BGTVT); Thông tư số 13/2020/TT-BGTVT ngày 19/6/2020 của Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT và Thông tư số 35/2017/TT-BGTVT Bộ Giao thông vận tải;
Thực hiện Nghị quyết số 19-2018/NQ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2018 và những năm tiếp theo;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số 1868/TTr-SCT ngày 29/11/2021 và Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về thực hiện cơ chế “một cửa liên thông” giữa Cơ quan nhà nước và Điện lực trong giải quyết các thủ tục cấp điện qua lưới trung áp trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 28 tháng 12 năm 2021. Quyết định này thay thế Quyết định số 16/2019/QĐ-UBND ngày 26/4/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ban hành Quy định về “một cửa liên thông” giữa Cơ quan nhà nước và Điện lực trong giải quyết các thủ tục cấp điện qua lưới trung áp trên địa bàn tỉnh Quảng Bình và Quyết định số 05/2018/QĐ-UBND ngày 07/02/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy định về thời gian giải quyết và phân cấp cơ quan tiếp nhận hồ sơ đối với các thủ tục thỏa thuận vị trí cột/trạm điện và hành lang lưới điện, cấp phép thi công xây dựng công trình điện đối với lưới điện trung áp theo cơ chế một cửa liên thông trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Công Thương, Giao thông Vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Thông tin và Truyền thông, Trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế; Thủ trưởng các sở, ban, ngành thuộc UBND tỉnh; Giám đốc Công ty Điện lực Quảng Bình; Chủ tịch UBND cấp huyện, Chủ tịch UBND cấp xã và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
VỀ THỰC HIỆN CƠ CHẾ “MỘT CỬA LIÊN THÔNG” GIỮA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC
VÀ ĐIỆN LỰC TRONG GIẢI QUYẾT CÁC THỦ TỤC CẤP ĐIỆN QUA LƯỚI TRUNG ÁP TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH
(Kèm theo Quyết định số: 49/2021/QĐ-UBND
ngày 19 tháng 12
năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định trình tự, trách nhiệm và cơ chế giải quyết các thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa liên thông” giữa Công ty Điện lực Quảng Bình, các Điện lực trực thuộc với Cơ quan nhà nước có liên quan trong việc cấp điện qua lưới trung áp cho khách hàng sử dụng điện trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
2. Đối tượng áp dụng
a) Khách hàng có nhu cầu sử dụng điện đấu nối lưới điện trung áp (sau đây gọi chung là Khách hàng).
b) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến thực hiện thủ tục cấp điện qua lưới trung áp, bao gồm: Sở Giao thông vận tải, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Quản lý Khu kinh tế, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã (sau đây gọi chung là Cơ quan nhà nước).
c) Công ty Điện lực Quảng Bình và các Điện lực trực thuộc có liên quan trong việc thực hiện các thủ tục cấp điện qua lưới điện trung áp (sau đây gọi chung là Điện lực).
Điều 2. Những nguyên tắc chung
Đảm bảo các nguyên tắc thực hiện cơ chế một cửa liên thông theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính.
1. Thủ tục chấp thuận xây dựng, cấp giấy phép thi công xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đối với hệ thống đường địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Bình thuộc thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết của Sở Giao thông vận tải, Ban Quản lý Khu kinh tế, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định của Luật Giao thông đường bộ và các văn bản hướng dẫn thi hành.
2. Thủ tục cấp phép đối với các hoạt động liên quan đến đê điều trên địa bàn tỉnh Quảng Bình thuộc thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định của Luật Đê điều, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống thiên tai, Luật đê điều và các văn bản hướng dẫn thi hành.
3. Thủ tục cấp Giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi: Xây dựng công trình mới; Lập bến, bãi tập kết nguyên liệu, nhiên liệu, vật tư, phương tiện; Khoan, đào khảo sát địa chất, thăm dò, khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng, khai thác nước dưới đất; Xây dựng công trình ngầm thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân tỉnh thuộc thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định của Luật Thủy lợi và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Điều 4. Trình tự các bước thực hiện
1. Bước 1: Khách hàng nộp hồ sơ yêu cầu cấp điện qua lưới trung áp theo một trong các hình thức sau: Nộp trực tiếp tại Bộ phận Một cửa Điện lực hoặc gửi hồ sơ qua đường bưu điện đến Bộ phận Một cửa Điện lực hoặc nộp trực tuyến tại Cổng dịch vụ công tỉnh Quảng Bình hoặc Trang thông tin chăm sóc khách hàng của Tổng Công ty Điện lực miền Trung.
2. Bước 2: Chủ đầu tư xây dựng công trình (Khách hàng hoặc Điện lực) tổ chức khảo sát, lập hồ sơ dự án đầu tư xây dựng công trình, hồ sơ chấp thuận xây dựng công trình, cấp phép thi công có liên quan. Hồ sơ chấp thuận xây dựng công trình, cấp phép thi công được gửi hồ sơ đến các Cơ quan nhà nước có thẩm quyền như sau:
a. Trường hợp chủ đầu tư là Điện lực: Điện lực gửi hồ sơ đến các Cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đề nghị thực hiện thủ tục chấp thuận xây dựng công trình, cấp phép thi công.
b. Trường hợp chủ đầu tư là Khách hàng: Khách hàng gửi hồ sơ đến Điện lực, Điện lực luân chuyển hồ sơ đến các Cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đề nghị thực hiện thủ tục chấp thuận xây dựng công trình, cấp phép thi công.
3. Bước 3: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết thủ tục chấp thuận xây dựng công trình, cấp phép thi công và chuyển kết quả liên thông cho Công ty Điện lực để trả kết quả cho khách hàng theo quy định.
4. Bước 4: Chủ đầu tư (Khách hàng hoặc Điện lực) tiến hành xây dựng công trình, nghiệm thu đấu nối và ký kết hợp đồng mua bán điện theo quy định.
(Trình tự các bước thực hiện cấp điện qua lưới trung áp theo Phụ lục kèm theo)
Chương III
1. Sở Công Thương có trách nhiệm:
a) Tuyên truyền, phổ biến việc thực hiện theo nội dung tại Quy định này và các quy định khác có liên quan.
b) Kiểm tra, báo cáo và đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan đến việc thực hiện tiếp cận điện năng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
2. Sở Giao thông vận tải, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Quản lý Khu kinh tế; Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm:
a) Tổ chức thực hiện tiếp nhận hồ sơ và thực hiện giải quyết các thủ tục, công việc liên quan đến tiếp cận điện năng của đơn vị mình theo đúng Quy định này và các văn bản pháp luật hiện hành.
b) Cập nhật trình UBND tỉnh công bố các thủ tục hành chính được quy định tại Quy định này; tổ chức niêm yết công khai, rõ ràng các thủ tục hành chính được phân công thực hiện theo quy định này trên Trang thông tin điện tử cơ quan mình.
3. Sở Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm:
Thiết lập quy trình thủ tục hành chính/dịch vụ công trực tuyến đã được ban hành trong quy trình dịch vụ cấp điện qua lưới trung áp lên Cổng dịch vụ công/Hệ thống thông tin một cửa điện tử của tỉnh.
4. Công ty Điện lực Quảng Bình/Điện lực có trách nhiệm:
a) Tổ chức thực hiện tiếp nhận hồ sơ và thực hiện giải quyết các thủ tục, công việc liên quan đến tiếp cận điện năng của đơn vị mình theo đúng Quy định này và các văn bản pháp luật hiện hành.
b) Chủ động làm việc với khách hàng có yêu cầu sử dụng điện để tổng hợp số liệu nhu cầu cấp điện; lập kế hoạch, phương án đầu tư, bố trí vốn, mua sắm thiết bị, vật tư, đấu thầu theo hướng đơn giản hóa thủ tục và rút ngắn thời gian thực hiện đúng theo các quy định hiện hành.
c) Hướng dẫn khách hàng có yêu cầu cấp điện về các thủ tục hành chính, các cơ quan, đơn vị thực hiện liên quan đến tiếp cận điện năng.
d) Niêm yết công khai tại trụ sở Công ty Điện lực Quảng Bình/Điện lực, trên Trang thông tin điện tử của mình về trình tự, thủ tục, thời gian giải quyết liên quan đến tiếp cận điện năng để khách hàng biết.
e) Xây dựng quy trình thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 của dịch vụ cấp điện qua lưới trung áp tại Công ty mình, gửi Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh hoàn thiện, trình Ủy ban nhân dân tình phê duyệt để thiết lập lên Cổng Dịch vụ công của tỉnh.
5. Khách hàng có yêu cầu đấu nối, cấp điện từ lưới điện trung áp có trách nhiệm:
a) Cung cấp đầy đủ thông tin về nhu cầu, quy mô sử dụng điện, tiến độ yêu cầu cấp điện. Trường hợp tự đầu tư thì lựa chọn đơn vị tư vấn thiết kế, thi công có đầy đủ năng lực; bố trí đủ nguồn vốn để triển khai thi công công trình đấu nối vào lưới điện trung áp đúng tiến độ yêu cầu, tiết kiệm chi phí.
b) Kịp thời phản ánh các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện tiếp cận điện năng cho Sở Công Thương./.
TRÌNH TỰ CÁC BƯỚC THỰC HIỆN CẤP ĐIỆN QUA LƯỚI TRUNG ÁP