Thông tư số 128/2021/TT-BTC ngày 31/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Hướng dẫn Nghị định 46/2021/NĐ-CP về chế độ quản lý tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam
- Số hiệu văn bản: 128/2021/TT-BTC
- Loại văn bản: Thông tư
- Cơ quan ban hành: Bộ trưởng Bộ Tài chính
- Ngày ban hành: 31-12-2021
- Ngày có hiệu lực: 31-12-2021
- Tình trạng hiệu lực: Đang có hiệu lực
- Thời gian duy trì hiệu lực: 1115 ngày (3 năm 0 tháng 20 ngày)
- Ngôn ngữ:
- Định dạng văn bản hiện có:
BỘ TÀI CHÍNH |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 128/2021/TT-BTC |
Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2021 |
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 46/2021/NĐ-CP NGÀY 31/3/2021 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 13 tháng 9 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 46/2021/NĐ-CP ngày 31 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ về chế độ quản lý tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính;
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn một số điều của Nghị định số 46/2021/NĐ-CP ngày 31/3/2021 của Chính phủ về chế độ quản lý tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn một số nội dung về chế độ quản lý tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và đánh giá xếp loại người quản lý Ngân hàng Phát triển Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Phát triển) quy định tại Nghị định số 46/2021/NĐ-CP ngày 31/3/2021 của Chính phủ (sau đây gọi tắt là Nghị định số 46/2021/NĐ-CP).
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Ngân hàng Phát triển.
2. Cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại Ngân hàng Phát triển.
3. Các tổ chức và cá nhân có liên quan.
Điều 3. Vốn huy động và vốn tự có của Ngân hàng Phát triển
1. Ngân hàng Phát triển huy động các nguồn vốn theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định số 46/2021/NĐ-CP và đảm bảo các nguyên tắc sau:
a) Đảm bảo các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của Ngân hàng Phát triển theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
b) Trường hợp Ngân hàng Phát triển phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh để huy động vốn phải đảm bảo tuân thủ hạn mức bảo lãnh phát hành trái phiếu cho Ngân hàng Phát triển do Thủ tướng Chính phủ quyết định, lãi suất phát hành thực hiện theo khung lãi suất do Bộ Tài chính quy định;
c) Trường hợp Ngân hàng Phát triển huy động vốn dưới hình thức tiền vay của tổ chức tín dụng trong nước và tiền gửi, vay của tổ chức khác trong nước: Ngân hàng Phát triển thực hiện theo quy định của pháp luật, lãi suất huy động không được vượt quá mức lãi suất huy động tiền gửi của tổ chức cao nhất cùng kỳ hạn hoặc kỳ hạn tương đương (trong trường hợp không cùng kỳ hạn), cùng thời điểm được công bố trên trang thông tin điện tử chính thức hoặc văn bản thông báo lãi suất của bốn ngân hàng gồm: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam và Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam;
d) Trường hợp Ngân hàng Phát triển vay vốn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, lãi suất vay vốn thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
đ) Việc huy động các nguồn vốn khác thực hiện theo quy định của pháp luật và Ngân hàng Phát triển chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
2. Vốn tự có của Ngân hàng Phát triển được xác định theo quy định tại Điều 7 và khoản 1 Điều 40 Nghị định số 46/2021/NĐ-CP, căn cứ vào báo cáo tài chính riêng lẻ quý trước để xác định giới hạn tín dụng cho quý tiếp theo.
Điều 4. Nguyên tắc quản lý vốn và tài sản
1. Ngân hàng Phát triển có trách nhiệm theo dõi toàn bộ vốn và tài sản hiện có, thực hiện hạch toán, phản ánh đầy đủ, chính xác, trung thực, kịp thời tình hình sử dụng, biến động của vốn và tài sản trong quá trình hoạt động theo đúng chế độ kế toán, thống kê hiện hành; quy định rõ trách nhiệm của từng bộ phận, cá nhân đối với các trường hợp làm hư hỏng, mất mát tài sản; tuân thủ quy định về bảo đảm an toàn vốn hoạt động, quản lý tài sản tại Nghị định số 46/2021/NĐ-CP .
2. Ngân hàng Phát triển được sử dụng vốn để thực hiện các hoạt động quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định số 46/2021/NĐ-CP. Riêng đối với hoạt động mua, bán, chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá, Ngân hàng Phát triển chỉ được thực hiện với các loại giấy tờ có giá bao gồm: Trái phiếu Chính phủ; Trái phiếu Chính phủ bảo lãnh; Trái phiếu chính quyền địa phương; Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Điều 5. Trích lập dự phòng rủi ro
1. Ngân hàng Phát triển thực hiện trích lập dự phòng rủi ro tín dụng và dự phòng khác theo quy định tại Điều 16, Điều 17, Điều 18 Nghị định số 46/2021/NĐ-CP và các quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Nguyên tắc và trình tự trích lập dự phòng rủi ro
a) Đối với dự phòng rủi ro tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu, nợ vay bắt buộc bảo lãnh, hằng năm Ngân hàng Phát triển trích lập bằng 0,75% tổng dư nợ của các hoạt động này, kể cả trong trường hợp chênh lệch thu chi của Ngân hàng Phát triển là âm;
b) Đối với dự phòng rủi ro tín dụng của các khoản vay khác, Ngân hàng Phát triển thực hiện trích lập theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định số 46/2021/NĐ-CP;
c) Trường hợp chênh lệch thu chi trong năm tài chính của Ngân hàng Phát triển sau khi trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo quy định tại điểm a, điểm b là dương:
- Căn cứ vào nhu cầu sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng để xử lý nợ xấu trong năm kế tiếp, Hội đồng quản trị Ngân hàng Phát triển quyết định mức trích lập bổ sung dự phòng rủi ro tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu, nợ vay bắt buộc bảo lãnh;
- Sau khi đã trích lập đủ dự phòng rủi ro tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu và nợ vay bắt buộc bảo lãnh theo mức phải trích lập quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định số 46/2021/NĐ-CP và không còn lỗ lũy kế thì Ngân hàng Phát triển trích lập dự phòng khác theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 46/2021/NĐ-CP.
3. Chi phí huy động vốn để tính toán số trích lập dự phòng rủi ro của các khoản cho vay khác theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 16 Nghị định số 46/2021/NĐ-CP được xác định như sau:
a) Đối với các khoản Ngân hàng Phát triển cho vay gắn với nguồn huy động cụ thể, chi phí huy động vốn được xác định bằng lãi và phí huy động vốn mà Ngân hàng Phát triển thực trả cho khoản huy động đó;
b) Đối với dư nợ cho vay khác còn lại sử dụng từ nguồn vốn huy động chung của Ngân hàng Phát triển, chi phí huy động vốn được xác định theo lãi suất huy động vốn hòa đồng như sau:
Chi phí huy động vốn phân bổ cho dư nợ cho vay khác còn lại |
= |
Dư nợ cho vay khác còn lại bình quân |
x |
Lãi suất huy động vốn bình quân |
Trong đó: Lãi suất huy động vốn bình quân được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư này.
4. Ngân hàng Phát triển thực hiện quản lý, theo dõi quỹ dự phòng rủi ro tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu, nợ vay bắt buộc bảo lãnh và quỹ dự phòng rủi ro các khoản cho vay khác theo quy định tại Điều 17 Nghị định 46/2021/NĐ-CP.
5. Thời điểm hạch toán trích lập dự phòng rủi ro:
Chậm nhất vào ngày 20 tháng đầu tiên của quý tiếp theo, Ngân hàng Phát triển thực hiện hạch toán số tạm trích lập dự phòng rủi ro của quý trước theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 46/2021/NĐ-CP.
Riêng đối với quý cuối cùng của kỳ kế toán năm, Ngân hàng Phát triển xác định số dự phòng rủi ro phải trích của năm kế toán theo quy định tại Điều 16 Nghị định 46/2021/NĐ-CP và thực hiện hạch toán kế toán vào thời điểm quyết toán năm.
Điều 6. Xác định số cấp bù lãi suất
1. Công thức xác định số tiền cấp bù lãi suất
Số tiền cấp bù lãi suất cho Ngân hàng Phát triển được xác định bằng tổng số tiền cấp bù chênh lệch lãi suất để thực hiện nhiệm vụ cho vay tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước, thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn tại ngân hàng thương mại theo các hợp đồng bảo lãnh đã ký theo quy định của pháp luật (viết tắt là cấp bù chênh lệch lãi suất) và số cấp bù hỗ trợ sau đầu tư đối với các Hợp đồng hỗ trợ sau đầu tư phát sinh trước thời điểm Nghị định số 32/2017/NĐ-CP ngày 31/3/2017 của Chính phủ về tín dụng đầu tư của Nhà nước có hiệu lực thi hành (viết tắt là cấp bù hỗ trợ sau đầu tư), cụ thể như sau:
Số tiền cấp bù lãi suất |
= |
Số tiền cấp bù chênh lệch lãi suất |
+ |
Số tiền cấp bù hỗ trợ sau đầu tư |
2. Công thức xác định số tiền cấp bù chênh lệch lãi suất:
Số tiền cấp bù chênh lệch lãi suất |
= |
Tổng chi phí huy động vốn được cấp bù |
- |
Tổng thu từ sử dụng vốn |
Trong đó:
a) Tổng chi phí huy động vốn được cấp bù:
Tổng chi phí huy động vốn được cấp bù là tổng số lãi huy động vốn và chi phí phát hành giấy tờ có giá (ngoài lãi) Ngân hàng Phát triển thực trả để huy động các nguồn vốn để: cho vay các dự án tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu và nợ vay bắt buộc bảo lãnh được cấp bù chênh lệch lãi suất theo quy định (viết tắt là các dự án được cấp bù); dự trữ tồn ngân được cấp bù. Tổng chi phí huy động vốn được cấp bù xác định cụ thể như sau:
Tổng chi phí huy động vốn được cấp bù |
= |
Nguồn vốn được cấp bù |
- |
Nguồn vốn không phải trả lãi |
x |
Lãi suất huy động bình quân |
Trong đó:
- Nguồn vốn được cấp bù là nguồn vốn Ngân hàng Phát triển sử dụng để cho vay các dự án được cấp bù và dự trữ tồn ngân được cấp bù:
Nguồn vốn được cấp bù |
= |
Dư nợ cho vay các dự án được cấp bù bình quân |
+ |
Tồn ngân được cấp bù |
Trong đó:
+ Dư nợ cho vay các dự án được cấp bù bình quân theo quy định của pháp luật không bao gồm dư nợ cho vay không đúng đối tượng, sai mục đích.
+ Tồn ngân được cấp bù được xác định bằng bình quân số tồn quỹ tiền mặt, tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước và tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác của Ngân hàng Phát triển theo mức thực tế nhưng tối đa không vượt quá 5,3% dư nợ cho vay các dự án được cấp bù bình quân.
- Nguồn vốn không phải trả lãi bao gồm: vốn điều lệ của Ngân hàng Phát triển; chênh lệch do đánh giá lại tài sản, chênh lệch tỷ giá; các quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ đầu tư phát triển; kết quả hoạt động chưa phân phối các quý, năm trước; vốn đầu tư xây dựng cơ bản ngân sách nhà nước cấp và vốn khác thuộc sở hữu của Ngân hàng Phát triển. Khi xác định nguồn vốn không phải trả lãi, Ngân hàng Phát triển xác định theo phương pháp bình quân sau khi loại trừ:
+ Giá trị còn lại của tài sản cố định (được xác định bằng nguyên giá tài sản cố định trừ đi số khấu hao lũy kế) và chi phí xây dựng cơ bản dở dang theo mức thực tế nhưng tối đa không vượt quá 25% vốn điều lệ và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ của Ngân hàng Phát triển;
+ Số vốn điều lệ thực tế đã góp vốn điều lệ của Tổng công ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam và các tổ chức khác (nếu có) theo quy định của pháp luật.
- Lãi suất huy động vốn bình quân
Lãi suất huy động bình quân |
= |
Tổng chi phí thực trả cho nguồn vốn huy động |
Tổng nguồn vốn huy động bình quân |
Trong đó:
+ Tổng chi phí thực trả cho nguồn vốn huy động là tổng số lãi huy động vốn và chi phí phát hành giấy tờ có giá (ngoài lãi) Ngân hàng Phát triển thực trả (không bao gồm chi phí huy động của nguồn vay các tổ chức tài chính, tổ chức tín dụng ở nước ngoài và nguồn vốn vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ để cho vay các chương trình, dự án không được cấp bù chênh lệch lãi suất);
+ Nguồn vốn huy động xác định theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định số 46/2021/NĐ-CP, không bao gồm các nguồn vay các tổ chức tài chính, tổ chức tín dụng ở nước ngoài và nguồn vốn vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ để cho vay các chương trình, dự án không được cấp bù chênh lệch lãi suất.
b) Tổng thu từ sử dụng vốn, bao gồm:
- Thu lãi cho vay được xác định bằng tổng số lãi thực thu từ các dự án được cấp bù (kể cả lãi trong hạn và lãi quá hạn);
- Số lãi tiền gửi thu được từ nguồn vốn tồn ngân được cấp bù được xác định như sau:
Số lãi tiền gửi thu được |
= |
Tồn ngân được cấp bù |
x |
Lãi suất tiền gửi bình quân |
Trong đó:
Lãi suất tiền gửi bình quân |
= |
Tổng lãi tiền gửi thực thu |
Tổng tồn quỹ (tiền mặt, tiền gửi) bình quân |
3. Cách xác định số liệu bình quân nêu tại khoản 2 Điều này như sau:
Số bình quân tháng |
= |
Số dư đầu tháng + Số dư cuối tháng |
2 |
Số bình quân quý |
= |
Tổng số bình quân tháng của các tháng trong quý |
3 |
Số bình quân năm |
= |
Tổng số bình quân tháng của các tháng trong năm |
12 |
4. Thời điểm hạch toán cấp bù chênh lệch lãi suất của NHPT
a) Chậm nhất vào ngày 20 tháng đầu tiên của quý tiếp theo, Ngân hàng Phát triển thực hiện hạch toán số cấp bù chênh lệch lãi suất tạm tính của quý trước theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 Điều này;
b) Riêng đối với quý cuối cùng của kỳ kế toán năm, Ngân hàng Phát triển xác định số cấp bù chênh lệch lãi suất của năm kế toán theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 Điều này và thực hiện hạch toán kế toán vào thời điểm quyết toán năm.
5. Công thức xác định số tiền cấp bù hỗ trợ sau đầu tư:
Số tiền cấp bù hỗ trợ sau đầu tư |
= |
Mức hỗ trợ sau đầu tư (quý, năm) |
- |
Số thu hồi cấp hỗ trợ sau đầu tư (quý, năm) |
Mức hỗ trợ sau đầu tư được xác định theo quy định của pháp luật trong từng thời kỳ đối với các hợp đồng hỗ trợ sau đầu tư phát sinh trước thời điểm Nghị định số 32/2017/NĐ-CP ngày 31/3/2017 của Chính phủ về tín dụng đầu tư của Nhà nước có hiệu lực thi hành.
Điều 7. Nội dung kế hoạch tài chính của Ngân hàng Phát triển
Nội dung kế hoạch tài chính hàng năm của Ngân hàng Phát triển thực hiện theo quy định tại Điều 29 Nghị định số 46/2021/NĐ-CP, bao gồm:
1. Kế hoạch nguồn vốn và sử dụng vốn theo Phụ lục I ban hành kèm Thông tư này;
2. Kế hoạch cấp bù lãi suất và phí quản lý theo Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này;
3. Kế hoạch thu nhập, chi phí và kết quả tài chính theo Phụ lục III ban hành kèm Thông tư này;
4. Kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm, nâng cấp, hiện đại hóa tài sản theo Phụ lục IV ban hành kèm Thông tư này;
5. Kế hoạch lao động, tiền lương theo Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này;
6. Kế hoạch cấp hỗ trợ sau đầu tư theo Phụ lục VI ban hành kèm Thông tư này;
Các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động hằng năm của Ngân hàng Phát triển theo quy định tại khoản 1 Điều 32 Nghị định số 46/2021/NĐ-CP được xác định như sau:
1. Tiêu chí 1: Tín dụng đầu tư của Nhà nước được xác định theo số liệu tính toán tình hình thực hiện các chỉ tiêu tại kế hoạch tín dụng đầu tư của Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ giao và kế hoạch thu nợ gốc, lãi tín dụng đầu tư do Bộ Tài chính giao hàng năm cho Ngân hàng Phát triển.
2. Tiêu chí 2: Tỷ lệ nợ xấu là tỷ lệ giữa số dư nợ xấu của các khoản nợ Ngân hàng Phát triển chịu rủi ro so với tổng dư nợ Ngân hàng Phát triển chịu rủi ro. Việc xác định số dư nợ xấu được thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phân loại tài sản có và cam kết ngoại bảng của Ngân hàng Phát triển.
3. Tiêu chí 3: Kết quả tài chính là chênh lệch giữa thu nhập và chi phí phát sinh trong năm đánh giá, được xác định theo báo cáo tài chính riêng lẻ đã được kiểm toán của Ngân hàng Phát triển.
4. Tiêu chí 4: Tình hình chấp hành pháp luật về đầu tư, quản lý và sử dụng vốn Nhà nước tại Ngân hàng Phát triển đối với các nghiệp vụ phát sinh trong năm đánh giá. Mức xử phạt vi phạm hành chính làm căn cứ để đánh giá xếp loại là số tiền phải nộp phạt ghi trên quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm được phát hiện trong năm tài chính thực hiện đánh giá xếp loại, không bao gồm số tiền phải nộp để thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả.
5. Tiêu chí 5: Tình hình chấp hành chế độ báo cáo theo quy định tại Điều 31 Nghị định số 46/2021/NĐ-CP.
Điều 9. Phương thức đánh giá hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Phát triển
1. Tiêu chí 1: Tín dụng đầu tư của Nhà nước
a) Ngân hàng Phát triển xếp loại A khi thực hiện được tối thiểu 90% kế hoạch tín dụng đầu tư của Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ giao và kế hoạch thu nợ gốc, lãi do Bộ Tài chính giao hằng năm;
b) Ngân hàng Phát triển xếp loại B khi thực hiện được từ 80% đến dưới 90% kế hoạch tín dụng đầu tư của Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ giao và kế hoạch thu nợ gốc, lãi tín dụng đầu tư do Bộ Tài chính giao hằng năm;
c) Ngân hàng Phát triển xếp loại C khi thực hiện được dưới 80% kế hoạch tín dụng đầu tư của Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ giao và kế hoạch thu nợ gốc, lãi tín dụng đầu tư do Bộ Tài chính giao hằng năm.
2. Tiêu chí 2: Tỷ lệ nợ xấu
a) Ngân hàng Phát triển xếp loại A khi tỷ lệ nợ xấu bằng hoặc thấp hơn kế hoạch được giao;
b) Ngân hàng Phát triển xếp loại B khi tỷ lệ nợ xấu cao hơn nhưng tối đa bằng 110% kế hoạch được giao;
c) Ngân hàng Phát triển xếp loại C khi tỷ lệ nợ xấu vượt quá 110% kế hoạch được giao.
3. Tiêu chí 3: Kết quả tài chính
a) Ngân hàng Phát triển xếp loại A khi thực hiện được bằng hoặc cao hơn kế hoạch được giao;
b) Ngân hàng Phát triển xếp loại B khi thực hiện được thấp hơn nhưng tối thiểu bằng 90% kế hoạch được giao;
c) Ngân hàng Phát triển xếp loại C khi thực hiện dưới 90% kế hoạch được giao.
4. Tiêu chí 4: Tình hình chấp hành pháp luật về đầu tư, quản lý và sử dụng vốn Nhà nước tại Ngân hàng Phát triển đối với các nghiệp vụ phát sinh trong năm đánh giá.
a) Ngân hàng Phát triển xếp loại A khi trong năm đánh giá không bị cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính; trường hợp bị xử phạt vi phạm hành chính thì phải đảm bảo:
a1) Đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng:
- Không bị cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi: lừa đảo, gian lận, giả mạo; nặc danh, mạo danh; phá hoại, hủy hoại tiền Việt Nam; hoạt động kinh doanh trái phép; cung cấp thông tin không trung thực; lấy cắp thông tin; đánh cắp dữ liệu theo quy định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng;
- Đối với các hành vi vi phạm còn lại bị cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính mà số tiền phạt phải nộp từng lần bị xử phạt đối với mỗi hành vi vi phạm từ mức trung bình trở xuống của khung phạt;
a2) Đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực thuế, hóa đơn: Không bị cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi trốn thuế trong lĩnh vực thuế và hóa đơn theo quy định của Chính phủ;
a3) Đối với hành vi vi phạm khác: Bị cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính mà số tiền phạt phải nộp từng lần bị xử phạt đối với mỗi hành vi vi phạm từ mức trung bình trở xuống của khung phạt;
a4) Số chi nhánh (bao gồm cả trụ sở chính) bị xử phạt không vượt quá 10% tổng số chi nhánh của Ngân hàng Phát triển.
b) Ngân hàng Phát triển bị xếp loại C khi vi phạm một trong các trường hợp sau:
b1) Bị các cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền trong năm đánh giá đối với các hành vi:
- Các hành vi vi phạm trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng gồm: lừa đảo, gian lận, giả mạo; nặc danh, mạo danh; phá hoại, hủy hoại tiền Việt Nam; hoạt động trái phép; cung cấp thông tin không trung thực; lấy cắp thông tin; đánh cắp dữ liệu theo quy định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng;
- Các hành vi trốn thuế theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn;
- Các hành vi vi phạm khác mà số tiền phạt phải nộp từng lần bị xử phạt ở mức tối đa của khung phạt;
- Bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính do không tự nguyện chấp hành.
b2) Số chi nhánh (bao gồm cả trụ sở chính) bị xử phạt vượt quá 20% tổng số chi nhánh của Ngân hàng Phát triển;
b3) Người quản lý Ngân hàng Phát triển có hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình thực thi nhiệm vụ của Ngân hàng Phát triển đến mức bị cơ quan có thẩm quyền khởi tố truy cứu trách nhiệm hình sự trong năm đánh giá;
c) Ngân hàng Phát triển xếp loại B khi không thuộc các trường hợp xếp loại A và loại C nêu trên.
5. Tiêu chí 5: Tình hình chấp hành chế độ báo cáo theo quy định tại Điều 31 Nghị định số 46/2021/NĐ-CP ngày 31/3/2021:
a) Ngân hàng Phát triển xếp loại A khi không bị cơ quan có thẩm quyền nhắc nhở bằng văn bản hoặc bị nhắc nhở bằng văn bản không quá hai (02) lần về việc thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại Điều 31 Nghị định số 46/2021/NĐ-CP không đúng quy định, không đúng thời hạn đối với từng loại báo cáo trong năm đánh giá;
b) Ngân hàng Phát triển xếp loại C khi không nộp báo cáo hoặc bị cơ quan có thẩm quyền nhắc nhở bằng văn bản trên ba (03) lần về việc thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại Điều 31 Nghị định số 46/2021/NĐ-CP không đúng quy định, không đúng thời hạn đối với từng loại báo cáo trong năm đánh giá;
c) Ngân hàng Phát triển xếp loại B khi không thuộc các trường hợp xếp loại A và loại C nêu trên.
6. Khi tính toán các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động, nếu có yếu tố tác động theo quy định tại khoản 3 Điều 32 Nghị định số 46/2021/NĐ-CP ảnh hưởng kết quả đánh giá tiêu chí hiệu quả hoạt động thì Ngân hàng Phát triển tính toán, lượng hóa để điều chỉnh kết quả đánh giá.
Điều 10. Tổng hợp kết quả xếp loại Ngân hàng Phát triển
1. Ngân hàng Phát triển xếp loại A khi không có tiêu chí xếp loại C, trong đó tiêu chí 1, tiêu chí 2 được xếp loại A theo quy định tại Điều 9 Thông tư này.
2. Ngân hàng Phát triển xếp loại C khi có tiêu chí 1, tiêu chí 2 xếp loại C hoặc tiêu chí 1, tiêu chí 2 xếp loại B và các tiêu chí còn lại xếp loại C theo quy định tại Điều 9 Thông tư này.
3. Ngân hàng Phát triển xếp loại B trong các trường hợp còn lại.
4. Hằng năm, căn cứ các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động nêu tại Thông tư này và chỉ tiêu kế hoạch do Bộ Tài chính giao, Ngân hàng Phát triển báo cáo đánh giá hiệu quả hoạt động và xếp loại gửi Bộ Tài chính để thẩm định và phê duyệt xếp loại đối với Ngân hàng Phát triển. Thời hạn nộp báo cáo chậm nhất sau 60 (sáu mươi) ngày kể từ ngày có kết quả kiểm toán báo cáo tài chính.
5. Bộ Tài chính thẩm định và có ý kiến về kết quả xếp loại Ngân hàng Phát triển sau 30 (ba mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ báo cáo của Ngân hàng Phát triển.
Điều 11. Đánh giá, xếp loại người quản lý của Ngân hàng Phát triển
Việc đánh giá, xếp loại chất lượng hàng năm đối với người quản lý của Ngân hàng Phát triển bao gồm người giữ chức danh, chức vụ (Chủ tịch Hội đồng quản trị, Thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc và Kế toán trưởng) và thành viên Ban kiểm soát Ngân hàng Phát triển được thực hiện theo quy định tại Chương III Nghị định số 159/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ về quản lý người giữ chức danh, chức vụ và người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp và các văn bản thay thế, sửa đổi, bổ sung (nếu có).
Điều 12. Chế độ báo cáo
1. Ngân hàng Phát triển có trách nhiệm lập và gửi các báo cáo (bao gồm báo cáo tài chính, báo cáo hoạt động nghiệp vụ, báo cáo tình hình hoạt động) theo quy định tại Điều 31 Nghị định số 46/2021/NĐ-CP.
2. Thời gian chốt số liệu:
a) Đối với báo cáo quý: Tính từ ngày đầu tiên của quý báo cáo đến ngày cuối cùng của quý báo cáo;
b) Đối với báo cáo 06 tháng đầu năm: Tính từ ngày 01 tháng 01 năm báo cáo đến hết ngày 30 tháng 6 năm báo cáo;
c) Đối với báo cáo năm: Tính từ ngày 01 tháng 01 năm báo cáo đến hết ngày 31 tháng 12 năm báo cáo.
3. Thời hạn gửi báo cáo:
a) Báo cáo quý: Chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày kết thúc quý của năm tài chính;
b) Báo cáo 06 tháng: Chậm nhất là 60 ngày kể từ ngày kết thúc 06 tháng của năm tài chính;
c) Đối với báo cáo năm:
- Đối với báo cáo tài chính năm chưa kiểm toán và báo cáo hoạt động nghiệp vụ năm: Chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính;
- Đối với báo cáo tài chính năm được kiểm toán: Chậm nhất 30 ngày kể từ ngày có kết quả kiểm toán báo cáo tài chính;
- Đối với báo cáo đánh giá hiệu quả hoạt động và xếp loại Ngân hàng Phát triển hằng năm: Thực hiện theo thời hạn quy định tại khoản 4 Điều 10 Thông tư này.
d) Nếu ngày cuối cùng của thời hạn nộp báo cáo trùng vào ngày lễ, ngày nghỉ thì hạn nộp báo cáo là ngày làm việc tiếp theo ngay sau ngày đó.
4. Phương thức gửi báo cáo:
Ngân hàng Phát triển thực hiện gửi các báo cáo quy định tại khoản 1 Điều này theo một trong các phương thức sau:
a) Gửi trực tiếp dưới hình thức văn bản giấy;
b) Gửi qua dịch vụ bưu chính dưới hình thức văn bản giấy;
c) Gửi qua hệ thống phần mềm thông tin báo cáo chuyên dùng dưới hình thức văn bản điện tử (nếu có);
d) Các phương thức khác theo quy định của pháp luật.
5. Mẫu biểu báo cáo:
a) Báo cáo tài chính/Báo cáo quyết toán tài chính quy định tại khoản 2 Điều 31 Nghị định 46/2021/NĐ-CP: Thực hiện theo chế độ kế toán của Ngân hàng Phát triển;
b) Báo cáo về phân loại nợ theo Phụ lục VII ban hành kèm Thông tư này;
c) Báo cáo về trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo Phụ lục VIII ban hành kèm Thông tư này;
d) Báo cáo về tình hình hoạt động 6 tháng đầu năm/hằng năm của Ngân hàng Phát triển theo Phụ lục IX ban hành kèm Thông tư này;
đ) Báo cáo đánh giá hiệu quả hoạt động và xếp loại Ngân hàng Phát triển hằng năm theo Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này.
6. Trong vòng 30 ngày làm việc kể từ khi nhận được báo cáo tài chính và báo cáo tình hình hoạt động 6 tháng đầu năm và trong vòng 40 ngày làm việc kể từ khi nhận được báo cáo tài chính và báo cáo tình hình hoạt động hàng năm của Ngân hàng Phát triển theo quy định tại điểm c, điểm d khoản 5 Điều 31 Nghị định số 46/2021/NĐ-CP, Bộ Tài chính tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình hoạt động của Ngân hàng Phát triển sau khi lấy ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Điều 13. Điều khoản chuyển tiếp
Ngân hàng Phát triển thực hiện hoàn nhập số dư Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm đã trích vào thu nhập khác của năm 2021 kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
Điều 14. Tổ chức thực hiện và hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày ký.
2. Thông tư số 111/2007/TT-BTC ngày 12/9/2007, Thông tư số 67/2016/TT-BTC ngày 29/4/2016, Thông tư số 26/2020/TT-BTC ngày 14/4/2020 của Bộ Tài chính hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
3. Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Ngân hàng Phát triển và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quy định tại Thông tư này.
4. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị có liên quan phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu, giải quyết./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
KẾ HOẠCH
NGUỒN VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 128/2021/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Bộ
trưởng Bộ Tài chính)
NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
KẾ HOẠCH NGUỒN VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN NĂM ………
Đơn vị tính: triệu đồng, %
STT |
Nội dung |
Năm trước |
Năm kế hoạch |
||||||
Phát sinh tăng |
Phát sinh giảm |
Dư đầu năm |
Phát sinh tăng |
Phát sinh giảm |
Dư cuối năm |
||||
Kế hoạch |
Thực hiện |
Kế hoạch |
Thực hiện |
||||||
A |
NGUỒN VỐN |
|
|
|
|
|
|
|
|
I |
Vốn chủ sở hữu |
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
Vốn điều lệ |
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
Các Quỹ và vốn khác thuộc vốn chủ sở hữu |
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
Chênh lệch thu chi |
|
|
|
|
|
|
|
|
II |
Vốn huy động |
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh |
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
Vay Ngân sách nhà nước |
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
Vốn huy động khác |
|
|
|
|
|
|
|
|
III |
Nhận vốn vay nước ngoài của Chính phủ cho vay lại |
|
|
|
|
|
|
|
|
B |
SỬ DỤNG VỐN |
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
Tín dụng đầu tư |
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
Tín dụng xuất khẩu |
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
Nợ vay bắt buộc do thực hiện cam kết bảo lãnh |
|
|
|
|
|
|
|
|
4 |
Cho vay ODA ra nước ngoài |
|
|
|
|
|
|
|
|
5 |
Cho vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cho vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ NHPT chịu rủi ro |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cho vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ NHPT không chịu rủi ro |
|
|
|
|
|
|
|
|
6 |
Cho vay khác chịu rủi ro |
|
|
|
|
|
|
|
|
7 |
Góp vốn công ty con, công ty liên kết |
|
|
|
|
|
|
|
|
8 |
Sử dụng vốn khác |
|
|
|
|
|
|
|
|
C |
CHÊNH LỆCH NGUỒN VÀ SỬ DỤNG NGUỒN |
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú:
1. Số liệu được quy đổi VND theo tỷ giá quy đổi là tỷ giá trung tâm do NHNN thông báo vào ngày làm việc cuối năm liền kề trước của năm kế hoạch.
2. NHPT thuyết minh cụ thể kèm theo Biểu này một số nội dung sau:
- Tỷ lệ nợ xấu của năm thực hiện và dự kiến cho năm kế hoạch (nêu rõ căn cứ đề xuất).
- Tình hình thu hồi gốc, lãi tín dụng đầu tư trong năm thực hiện và dự kiến cho năm kế hoạch (nêu rõ căn cứ xây dựng kế hoạch).
|
|
Ngày tháng năm |
KẾ HOẠCH
CẤP BÙ LÃI SUẤT VÀ PHÍ QUẢN LÝ
(Ban hành kèm theo Thông
tư số 128/2021/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
KẾ HOẠCH CẤP BÙ LÃI SUẤT VÀ PHÍ QUẢN LÝ NĂM ……….
ĐVT: Triệu đồng
STT |
Chỉ tiêu |
Năm trước |
Năm kế hoạch |
||||
Kế hoạch |
Thực hiện |
Tỷ lệ hoàn thành KH |
Kế hoạch |
% KH năm/ KH năm trước |
%KH năm/thực hiện năm trước |
||
A |
Cấp bù lãi suất (I+II) |
|
|
|
|
|
|
I |
Cấp bù chênh lệch lãi suất (1-2) |
|
|
|
|
|
|
1 |
Tổng chi phí huy động vốn được cấp bù [=(1.1-1.2)*1.3] |
|
|
|
|
|
|
1.1 |
Nguồn vốn được cấp bù (=a+b) |
|
|
|
|
|
|
a |
Dư nợ cho vay các dự án được cấp bù bình quân |
|
|
|
|
|
|
b |
Tồn ngân được cấp bù |
|
|
|
|
|
|
1.2 |
Nguồn vốn không phải trả lãi (=a-b-c) |
|
|
|
|
|
|
a |
Vốn chủ sở hữu |
|
|
|
|
|
|
b |
Giá trị còn lại của TSCĐ và chi phí xây dựng dở dang |
|
|
|
|
|
|
c |
Số vốn điều lệ thực góp vào Vidifi |
|
|
|
|
|
|
1.3 |
Lãi suất huy động bình quân (=a/b) |
|
|
|
|
|
|
a |
Tổng chi phí thực trả cho nguồn vốn huy động |
|
|
|
|
|
|
b |
Tổng nguồn vốn huy động bình quân |
|
|
|
|
|
|
2 |
Tổng thu từ sử dụng vốn (=2.1+2.2) |
|
|
|
|
|
|
2.1 |
Thu lãi cho vay |
|
|
|
|
|
|
2.2 |
Thu lãi tiền gửi |
|
|
|
|
|
|
|
Lãi suất tiền gửi bình quân |
|
|
|
|
|
|
II |
Số hỗ trợ sau đầu tư |
|
|
|
|
|
|
B |
Phí quản lý (1*2) |
|
|
|
|
|
|
1 |
Tỷ lệ phí quản lý được giao |
|
|
|
|
|
|
2 |
Dư nợ bình quân tính phí |
|
|
|
|
|
|
|
|
Ngày tháng
năm |
KẾ HOẠCH
THU NHẬP, CHI PHÍ, KẾT QUẢ TÀI CHÍNH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 128/2021/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Bộ Tài chính)
NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
KẾ HOẠCH THU NHẬP, CHI PHÍ, KẾT QUẢ TÀI CHÍNH NĂM ……….
Đơn vị tính: triệu đồng, %
STT |
Chỉ tiêu |
Năm trước |
Năm kế hoạch |
||||
Kế hoạch |
Thực hiện |
Tỷ lệ hoàn thành KH |
Kế hoạch |
% KH năm/KH năm trước |
%KH năm/thực hiện năm trước |
||
I |
Thu nhập |
|
|
|
|
|
|
1 |
Thu lãi cho vay |
|
|
|
|
|
|
2 |
Thu lãi tiền gửi |
|
|
|
|
|
|
3 |
Thu phí quản lý cho vay lại vốn ODA |
|
|
|
|
|
|
4 |
Thu từ cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý |
|
|
|
|
|
|
5 |
Thu nhập khác |
|
|
|
|
|
|
II |
Chi phí |
|
|
|
|
|
|
1 |
Chi phí hoạt động nghiệp vụ |
|
|
|
|
|
|
2 |
Chi trích lập dự phòng |
|
|
|
|
|
|
3 |
Chi hoạt động bộ máy |
|
|
|
|
|
|
4 |
Chi phí khác |
|
|
|
|
|
|
III |
Kết quả tài chính |
|
|
|
|
|
|
|
|
Ngày tháng năm |
KẾ HOẠCH
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN, MUA SẮM, NÂNG CẤP, HIỆN ĐẠI HÓA TÀI SẢN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 128/2021/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2021 của
Bộ trưởng Bộ Tài chính)
NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN, MUA SẮM, NÂNG CẤP, HIỆN ĐẠI HÓA TÀI SẢN NĂM...
Đơn vị tính: triệu đồng
STT |
Tên dự án/Tài sản |
Tổng mức đầu tư/ dự toán |
Thực hiện |
Ghi chú |
||
Vốn NSNN |
Vốn ĐTPT |
Vốn hợp pháp khác của NHPT |
||||
|
Tổng số |
|
|
|
|
|
I |
Đầu tư dự án xây dựng cơ bản |
|
|
|
|
|
1 |
Các dự án chuyển tiếp |
|
|
|
|
|
|
- Dự án... |
|
|
|
|
|
2 |
Các dự án phát sinh mới trong năm kế hoạch |
|
|
|
|
|
|
- Dự án... |
|
|
|
|
|
II |
Đầu tư mua sắm TSCĐ |
|
|
|
|
|
1 |
Mua sắm TSCĐ |
|
|
|
|
|
|
- Tài sản A |
|
|
|
|
|
2 |
Nâng cấp TSCĐ |
|
|
|
|
|
|
- Tài sản A |
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
|
Ngày tháng năm |
KẾ HOẠCH
LAO ĐỘNG, TIỀN LƯƠNG
(Ban hành kèm theo Thông
tư số 128/2021/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng
Bộ Tài chính)
NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
KẾ HOẠCH LAO ĐỘNG, TIỀN LƯƠNG NĂM ………
Đơn vị tính: triệu đồng, %
STT |
Chỉ tiêu |
Năm trước |
Năm kế hoạch |
||||
Kế hoạch |
Thực hiện |
% thực hiện/kế hoạch |
Kế hoạch |
% KH năm/KH năm trước |
%KH năm/thực hiện năm trước |
||
I |
Tiền lương của người lao động |
|
|
|
|
|
|
1 |
Lao động tại thời điểm 31/12 |
|
|
|
|
|
|
2 |
Lao động bình quân (người) |
|
|
|
|
|
|
3 |
Mức tiền lương bình quân (triệu đồng/người/tháng) |
|
|
|
|
|
|
4 |
Quỹ tiền lương |
|
|
|
|
|
|
II |
Tiền lương người quản lý |
|
|
|
|
|
|
1 |
Số lượng người |
|
|
|
|
|
|
2 |
Quỹ lương người quản lý |
|
|
|
|
|
|
3 |
Tiền lương bình quân/người/tháng |
|
|
|
|
|
|
III |
Tiền lương của kiểm soát viên |
|
|
|
|
|
|
1 |
Số lượng người |
|
|
|
|
|
|
2 |
Tiền lương bình quân/người/tháng |
|
|
|
|
|
|
(Kèm theo thuyết minh về cách xác định quỹ tiền lương người quản lý và người lao động) |
|
|
Ngày tháng năm |
KẾ HOẠCH
HỖ TRỢ SAU ĐẦU TƯ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 128/2021/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
KẾ HOẠCH HỖ TRỢ SAU ĐẦU TƯ NĂM...
ĐVT: Triệu đồng, %
STT |
Chỉ tiêu |
Năm trước |
Năm kế hoạch |
1 |
Số còn phải cấp HTSĐT theo hợp đồng tín dụng đã ký |
|
|
2 |
Số ngân sách nhà nước cấp để thực hiện HTSĐT trong năm |
|
|
3 |
Số cấp HTSĐT trong năm |
|
|
|
|
Ngày tháng năm |
BÁO CÁO
PHÂN LOẠI NỢ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 128/2021/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2021 của
Bộ trưởng Bộ Tài chính)
NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
BÁO CÁO
Về tình hình phân loại nợ của Ngân hàng Phát triển Việt Nam
Quý....năm....
Đơn vị tính: triệu đồng
STT |
Chỉ tiêu |
Dư nợ cuối kỳ |
Dư nợ đầu kỳ |
1 |
Dư nợ cho vay NHPT chịu rủi ro |
|
|
|
Nợ nhóm 1 |
|
|
|
Nợ nhóm 2 |
|
|
|
Nợ nhóm 3 |
|
|
|
Nợ nhóm 4 |
|
|
|
Nợ nhóm 5 |
|
|
2 |
Dư nợ cho vay NHPT không chịu rủi ro |
|
|
|
Nợ nhóm 1 |
|
|
|
Nợ nhóm 2 |
|
|
|
Nợ nhóm 3 |
|
|
|
Nợ nhóm 4 |
|
|
|
Nợ nhóm 5 |
|
|
3 |
Cam kết ngoại bảng |
|
|
|
Nợ nhóm 1 |
|
|
|
Nợ nhóm 2 |
|
|
|
Nợ nhóm 3 |
|
|
|
Nợ nhóm 4 |
|
|
|
Nợ nhóm 5 |
|
|
|
Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ cho vay và cam kết ngoại bảng |
|
|
|
|
Ngày tháng
năm |
BÁO CÁO
TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG RỦI RO TÍN DỤNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 128/2021/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2021 của
Bộ trưởng Bộ Tài chính)
NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
BÁO CÁO
Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của Ngân hàng Phát triển Việt Nam
Đơn vị tính: triệu đồng
STT |
Loại hình tín dụng |
Số dư quỹ dự phòng rủi ro tín dụng đầu kỳ |
Nhu cầu dự phòng rủi ro tín dụng theo quy định của NHNN |
Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo quy định tại Nghị định 46/2021/NĐ-CP |
Sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng để xử lý nợ xấu trong kỳ |
Số dư quỹ dự phòng rủi ro tín dụng cuối kỳ |
|||
Dự phòng chung |
Dự phòng cụ thể |
Tổng số |
Dự phòng rủi ro tối thiểu phải trích |
Dự phòng rủi ro bổ sung (nếu có) |
|||||
1 |
Cho vay tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu nợ cho vay bắt buộc bảo lãnh |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Nợ nhóm 1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Nợ nhóm 2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Nợ nhóm 3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Nợ nhóm 4 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Nợ nhóm 5 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng số |
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
Các khoản nợ vay khác |
|
|
|
|
|
|
|
|
2.1 |
Các khoản cho vay lại vốn vay nước ngoài trích dự phòng rủi ro theo cơ chế riêng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Nợ nhóm 1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Nợ nhóm 2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Nợ nhóm 3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Nợ nhóm 4 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Nợ nhóm 5 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng số |
|
|
|
|
|
|
|
|
2.2 |
Các khoản nợ vay khác còn lại |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Nợ nhóm 1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Nợ nhóm 2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Nợ nhóm 3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Nợ nhóm 4 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Nợ nhóm 5 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng số |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ngày tháng năm |
MẪU BÁO
CÁO ĐỊNH KỲ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Thông tư số 128/2021/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2021 của
Bộ trưởng Bộ Tài chính)
NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ......... |
Hà Nội, ngày .... tháng .... năm .... |
BÁO CÁO ĐỊNH KỲ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
(Áp dụng đối với kỳ báo cáo 6 tháng đầu năm và cả năm)
I. Tình hình hoạt động 6 tháng đầu năm ..../năm ... của Ngân hàng Phát triển Việt Nam
1. Về tình hình quản lý và sử dụng vốn, tài sản
1.1. Về nguồn vốn hoạt động
a) Về vốn chủ sở hữu
b) Về vốn huy động
c) Các nguồn vốn khác
1.2. Về sử dụng vốn và tài sản
a) Về tín dụng tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước
b) Về bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn tại ngân hàng thương mại
c) Về hoạt động nhận ủy thác cho vay
d) Về góp vốn, thành lập công ty con hoặc tham gia thành lập các công ty liên kết
đ) Về tình hình quản lý và sử dụng tài sản cố định phục vụ cho hoạt động của Ngân hàng Phát triển
e) Về các hoạt động sử dụng vốn khác
2. Tình hình thực hiện chế độ tiền lương, thù lao, tiền thưởng, phụ cấp trách nhiệm và quyền lợi khác đối với người lao động, người quản lý Ngân hàng Phát triển Việt Nam
3. Tình hình thu chi tài chính, phân phối và trích lập các quỹ của Ngân hàng Phát triển Việt Nam
II. Nhận xét, đánh giá:
1. Kết quả đạt được
2. Những hạn chế, khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân
III. Đề xuất, kiến nghị
|
TM. HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ |
MẪU
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG VÀ XẾP LOẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Thông tư số 128/2021/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2021 của
Bộ trưởng Bộ Tài chính)
NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM |
Số: ......... |
Hà Nội, ngày .... tháng .... năm .... |
BÁO CÁO
Về đánh giá hiệu quả hoạt động và xếp loại Ngân hàng Phát triển năm ....
I. Kết quả hoạt động năm .... của Ngân hàng Phát triển
II. Xếp loại Ngân hàng Phát triển
1. Tiêu chí 1: Tín dụng đầu tư của Nhà nước
2. Tiêu chí 2: Tỷ lệ nợ xấu
3. Tiêu chí 3: Kết quả tài chính
4. Tiêu chí 4: Tình hình chấp hành pháp luật về đầu tư, quản lý và sử dụng vốn Nhà nước tại Ngân hàng Phát triển.
5. Tiêu chí 5: Tình hình chấp hành chế độ báo cáo theo quy định tại Điều 31 Nghị định số 46/2021/NĐ-CP .
III. Tổng hợp xếp loại Ngân hàng Phát triển
|
TM. HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ |