cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Nghị định số 137/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh đặt cược và trò chơi có thưởng

  • Số hiệu văn bản: 137/2021/NĐ-CP
  • Loại văn bản: Nghị định
  • Cơ quan ban hành: Chính phủ
  • Ngày ban hành: 31-12-2021
  • Ngày có hiệu lực: 01-01-2022
  • Tình trạng hiệu lực: Đang có hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 1114 ngày (3 năm 19 ngày)
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 137/2021/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2021

 

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC KINH DOANH ĐẶT CƯỢC VÀ TRÒ CHƠI CÓ THƯỞNG

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;

Căn cứ Luật Phòng, chống rửa tiền ngày 18 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật Phòng, chống khủng bố ngày 12 tháng 6 năm 2013;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh đặt cược và trò chơi có thưởng.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định về hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh đặt cược, casino và trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài (sau đây gọi tắt là lĩnh vực đặt cược và trò chơi có thưởng).

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Nghị định này áp dụng đối với:

a) Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đặt cược và trò chơi có thưởng;

b) Người có thẩm quyền lập biên bản, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, cơ quan quản lý nhà nước có liên quan đến việc kiểm tra, thanh tra và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đặt cược và trò chơi có thưởng.

2. Tổ chức quy định tại khoản 1 Điều này gồm:

a) Doanh nghiệp kinh doanh đặt cược đua ngựa, đặt cược đua chó và đặt cược bóng đá quốc tế;

b) Doanh nghiệp kinh doanh casino;

c) Doanh nghiệp kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài;

d) Các tổ chức khác có hành vi vi phạm trong lĩnh vực đặt cược và trò chơi có thưởng.

Điều 3. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính

1. Hình thức xử phạt chính:

a) Cảnh cáo;

b) Phạt tiền.

2. Các hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đặt cược, Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh casino, Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài (sau đây gọi tắt là Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh) có thời hạn;

b) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.

Điều 4. Các biện pháp khắc phục hậu quả

Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đặt cược và trò chơi có thưởng có thể bị áp dụng một hoặc một số biện pháp khắc phục hậu quả sau đây theo quy định cụ thể tại Chương II Nghị định này:

1. Buộc nộp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh bị tẩy xóa, sửa chữa.

2. Buộc tiêu hủy hoặc tái xuất các máy trò chơi, bàn trò chơi, thiết bị trò chơi có thưởng, đồng tiền quy ước vượt quá số lượng, không đúng chủng loại, loại hình trò chơi có thưởng.

3. Buộc khôi phục Điểm kinh doanh casino, Điểm kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng (sau đây gọi tắt là Điểm kinh doanh) đáp ứng đầy đủ các điều kiện và theo đúng địa điểm được cơ quan quản lý nhà nước cấp phép kinh doanh.

4. Buộc mở sổ theo dõi hoặc cấp thẻ điện tử để theo dõi, quản lý đầy đủ đối tượng ra, vào Điểm kinh doanh.

5. Buộc thành lập bộ phận kiểm soát nội bộ và bố trí người quản lý, điều hành Điểm kinh doanh đáp ứng đầy đủ điều kiện theo đúng quy định.

6. Buộc thực hiện việc trả thưởng cho người chơi theo đúng quy định của Thể lệ trò chơi, Thể lệ đặt cược.

7. Buộc thu hồi giấy xác nhận tiền trúng thưởng không đúng đối tượng trúng thưởng hoặc không đúng với giá trị trúng thưởng thực tế.

8. Buộc tháo dỡ nội dung và hình thức quảng cáo không đúng quy định pháp luật.

9. Buộc thanh lý hợp đồng đã ký với các cá nhân, tổ chức không đáp ứng đủ điều kiện làm đại lý bán vé đặt cược theo quy định của pháp luật.

10. Buộc cải chính thông tin đã công bố, gửi báo cáo, cung cấp thông tin, số liệu đầy đủ, chính xác thông tin theo quy định pháp luật.

11. Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính.

Điều 5. Mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền và nguyên tắc áp dụng hình thức xử phạt vi phạm hành chính

1. Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đặt cược và trò chơi có thưởng đối với tổ chức là 200.000.000 đồng và đối với cá nhân là 100.000.000 đồng.

2. Mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền và thẩm quyền tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính của từng chức danh đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, trừ trường hợp quy định tại Điều 13, Điều 31 và Điều 45 Nghị định này chỉ áp dụng riêng đối với cá nhân. Mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền của từng chức danh đối với cá nhân bằng ½ lần đối với tổ chức có cùng một hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này.

Điều 6. Thời hiệu, thủ tục xử phạt, thi hành các hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đặt cược và trò chơi có thưởng

1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đặt cược và trò chơi có thưởng là 01 năm.

2. Thời điểm tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đặt cược và trò chơi có thưởng được quy định như sau:

a) Đối với hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ ngày người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm;

b) Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ ngày chấm dứt hành vi vi phạm.

3. Thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm để tính thời hiệu xử phạt đối với một số hành vi vi phạm tại Chương II Nghị định này được quy định như sau:

a) Đối với hành vi vi phạm quy định về hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh quy định tại Điều 8, Điều 25 và Điều 39 Nghị định này, thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm để tính thời hiệu xử phạt là ngày nộp hồ sơ đến Bộ Tài chính;

b) Đối với hành vi sửa chữa, tẩy xoá làm thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh quy định tại khoản 1 Điều 9, khoản 1 Điều 26 và khoản 1 Điều 40 Nghị định này, thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm là thời điểm thực hiện hành vi sửa chữa, tẩy xóa; trường hợp không xác định được ngày sửa chữa, tẩy xoá làm thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thì thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm là ngày phát hiện Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh bị tẩy xóa, sửa chữa làm thay đổi nội dung;

c) Đối với hành vi gửi Thể lệ trò chơi, Thể lệ đặt cược đến cơ quan quản lý nhà nước, gửi Điều lệ đua tới Hội đồng giám sát cuộc đua không đúng thời hạn theo quy định của pháp luật quy định tại khoản 1 Điều 14, khoản 1 Điều 29 và khoản 1 Điều 43 Nghị định này, thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm là ngày gửi Thể lệ trò chơi, Thể lệ đặt cược đến cơ quan quản lý nhà nước, gửi Điều lệ đua Hội đồng giám sát cuộc đua;

d) Đối với hành vi thông báo đến cơ quan quản lý nhà nước khi thay đổi người quản lý, điều hành Điểm kinh doanh không đúng thời hạn theo quy định của pháp luật quy định tại điểm b khoản 1 Điều 34 và điểm b khoản 1 Điều 48 Nghị định này, thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm là ngày thực hiện thông báo thay đổi người quản lý, điều hành Điểm kinh doanh đến cơ quan quản lý nhà nước;

đ) Đối với hành vi vi phạm quy định về công bố, cung cấp thông tin quy định tại Điều 22, Điều 37 và Điều 51 Nghị định này, thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm là ngày gửi văn bản công bố, cung cấp thông tin;

e) Đối với hành vi vi phạm quy định về quảng cáo quy định tại khoản 3 Điều 23, khoản 3 Điều 36 và khoản 3 Điều 50 Nghị định này, thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm là ngày tháo dỡ nội dung và hình thức quảng cáo không đúng quy định của pháp luật;

g) Đối với hành vi vi phạm quy định về chế độ báo cáo quy định tại Điều 24, Điều 38 và Điều 52 Nghị định này, thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm là ngày gửi báo cáo, cung cấp thông tin, số liệu đầy đủ, chính xác cho cơ quan quản lý nhà nước theo đúng quy định của pháp luật.

4. Hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện, hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc, thủ tục xử phạt, thi hành các hình thức xử phạt, thi hành quyết định xử phạt và cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt trong lĩnh vực đặt cược và trò chơi có thưởng thực hiện theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản hướng dẫn.

Điều 7. Chuyển hồ sơ vụ vi phạm

1. Khi phát hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 8, khoản 2 Điều 25, khoản 2 Điều 39, khoản 2 Điều 56 Nghị định này, người có thẩm quyền đang thụ lý vụ việc phải chuyển hồ sơ vụ vi phạm đến cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 4 Điều 62 Luật Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).

2. Trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng hình sự ra một trong các quyết định về việc không truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự và trả lại hồ sơ vụ việc cho người có thẩm quyền xử phạt đã chuyển hồ sơ đến, thì chuyển hồ sơ vụ vi phạm đến người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 3 Điều 62, Điều 63 Luật Xử lý vi phạm vi hành chính và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có) để xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định này.

Chương II

HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ MỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ

Mục 1. HÀNH VI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ KINH DOANH ĐẶT CƯỢC

Điều 8. Hành vi vi phạm quy định về hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đặt cược

1. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi tự ý sửa chữa, tẩy xóa các tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh và gia hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đặt cược. Riêng đối với hành vi tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung phiếu lý lịch tư pháp trong hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đặt cược, mức phạt tiền thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 47 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã (sau đây gọi tắt là Nghị định số 82/2020/NĐ-CP) và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).

2. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi lập, xác nhận hồ sơ, tài liệu giả mạo hoặc có thông tin sai lệch, sai sự thật hoặc che giấu sự thật trong hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh và gia hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đặt cược. Riêng đối với hành vi sử dụng phiếu lý lịch tư pháp giả trong hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đặt cược, mức phạt tiền thực hiện theo quy định tại điểm r khoản 2 Điều 81 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là tài liệu bị sửa chữa, tẩy xóa, giả mạo hoặc có thông tin sai lệch, sai sự thật hoặc che giấu sự thật đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều này.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Điều 9. Hành vi vi phạm quy định về quản lý, sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đặt cược

1. Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi sửa chữa, tẩy xóa làm thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đặt cược.

2. Phạt tiền từ 160.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng đối với hành vi cho thuê, cho mượn, chuyển nhượng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đặt cược.

3. Phạt tiền từ 180.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Kinh doanh đặt cược khi chưa được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đặt cược;

b) Kinh doanh đặt cược trong thời gian bị thu hồi hoặc tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đặt cược.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đặt cược từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 2 Điều này.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc nộp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đặt cược đã bị tẩy xóa, sửa chữa đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

Điều 10. Hành vi vi phạm quy định về phạm vi được phép kinh doanh

1. Phạt tiền từ 160.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Liên kết với các đối tượng đặt cược bất hợp pháp để san sẻ rủi ro;

b) Cung cấp thông tin tỷ lệ cược mà không được doanh nghiệp kinh doanh đặt cược đồng ý hoặc ủy quyền.

2. Phạt tiền từ 180.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Kinh doanh đặt cược vượt quá phạm vi được phép kinh doanh đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp phép kinh doanh đặt cược theo quy định của pháp luật;

b) Lợi dụng kết quả sự kiện đặt cược để tham gia đặt cược hoặc tổ chức kinh doanh đặt cược trái phép.

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đặt cược từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 2 Điều này nếu vi phạm lần đầu;

b) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đặt cược từ 12 tháng đến 24 tháng đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 2 Điều này nếu vi phạm từ lần thứ hai trở lên.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Điều 11. Hành vi vi phạm quy định về loại hình đặt cược và sản phẩm đặt cược

1. Phạt tiền từ 180.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Kinh doanh loại hình đặt cược trái với quy định của pháp luật về kinh doanh đặt cược;

b) Kinh doanh sản phẩm đặt cược trái với quy định của pháp luật về kinh doanh đặt cược.

2. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đặt cược từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính quy định tại Điều này.

Điều 12. Hành vi vi phạm quy định về quản lý người chơi

1. Phạt tiền từ 130.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi bán vé đặt cược cho các đối tượng không được phép tham gia đặt cược.

2. Phạt tiền từ 160.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng đối với hành vi cho người chơi vay tiền để tham gia đặt cược.

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đặt cược từ 06 tháng đến 12 tháng nếu vi phạm lần đầu; từ 12 tháng đến 24 tháng nếu vi phạm từ lần thứ hai trở lên đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đặt cược từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 2 Điều này.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính quy định tại Điều này.

Điều 13. Hành vi vi phạm quy định về nghĩa vụ của người chơi

1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi cố tình mua vé đặt cược để tham gia đặt cược khi thuộc đối tượng không được phép tham gia đặt cược theo quy định của pháp luật.

2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sửa chữa, tẩy xóa vé đặt cược để lĩnh thưởng.

3. Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Giả mạo vé đặt cược để lĩnh thưởng;

b) Dàn xếp làm sai lệch kết quả sự kiện đặt cược;

c) Giả mạo kết quả trúng thưởng.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này để hoàn trả lại cho doanh nghiệp kinh doanh đặt cược.

Điều 14. Hành vi vi phạm quy định về xây dựng, công bố Điều lệ đua và Thể lệ đặt cược

1. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Gửi Thể lệ đặt cược cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền không đúng thời hạn theo quy định của pháp luật;

b) Gửi Điều lệ đua cho Hội đồng giám sát cuộc đua không đúng thời hạn theo quy định của pháp luật.

2. Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Không công bố công khai Thể lệ đặt cược theo quy định của pháp luật;

b) Không công bố công khai Điều lệ đua theo quy định của pháp luật;

c) Không gửi Thể lệ đặt cược cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

d) Không gửi Điều lệ đua cho Hội đồng giám sát cuộc đua theo quy định của pháp luật.

3. Phạt tiền từ 180.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Không xây dựng và ban hành Thể lệ đặt cược theo quy định của pháp luật;

b) Không xây dựng và ban hành Điều lệ đua theo quy định của pháp luật.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đặt cược từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 3 Điều này.

Điều 15. Hành vi vi phạm quy định về điểm bán vé đặt cược cố định

1. Phạt tiền từ 180.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi thiết lập các điểm bán vé đặt cược cố định không đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.

2. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đặt cược từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 16. Hành vi vi phạm quy định về phương thức phân phối vé đặt cược

1. Phạt tiền từ 180.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng các phương thức phân phối vé đặt cược không được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp phép kinh doanh đặt cược theo quy định của pháp luật.

2. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đặt cược từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 17. Hành vi vi phạm quy định về tần suất tổ chức đặt cược và thời điểm nhận đặt cược

1. Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định về thời điểm nhận đặt cược.

2. Phạt tiền từ 180.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định về tần suất tổ chức đặt cược.

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đặt cược từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 2 Điều này.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Điều 18. Hành vi vi phạm quy định về vé đặt cược

1. Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi phát hành vé đặt cược không đầy đủ nội dung, thông tin theo quy định pháp luật.

2. Phạt tiền từ 180.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi phát hành vé đặt cược có mệnh giá thấp hơn mức đặt cược tối thiểu hoặc vượt quá mức đặt cược tối đa theo quy định của pháp luật.

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 2 Điều này.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Điều 19. Hành vi vi phạm quy định về đại lý bán vé đặt cược

1. Phạt tiền từ 180.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi ký hợp đồng làm đại lý bán vé đặt cược với các cá nhân, tổ chức không đủ điều kiện làm đại lý theo quy định của pháp luật.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thanh lý hợp đồng đã ký với các cá nhân, tổ chức không đáp ứng đủ điều kiện làm đại lý bán vé đặt cược theo quy định của pháp luật;

b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 20. Hành vi vi phạm quy định về trả thưởng, tỷ lệ trả thưởng và phương thức trả thưởng

1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện đúng quy định về thời gian trả thưởng cho khách hàng trúng thưởng.

2. Phạt tiền từ 180.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Cố ý thông tin kết quả trúng thưởng sai lệch, không đúng so với biên bản xác nhận của Hội đồng giám sát cuộc đua hoặc kết luận của Trọng tài chính điều khiển trận đấu bóng đá quốc tế hoặc kết quả đã được Ban tổ chức sự kiện công bố chính thức lần đầu;

b) Thực hiện phương thức trả thưởng trái với quy định của pháp luật;

c) Xây dựng tỷ lệ trả thưởng kế hoạch thấp hơn mức tối thiểu là 65% trên doanh thu bán vé đối với từng loại hình sản phẩm đặt cược;

d) Xác nhận tiền trúng thưởng không đúng đối tượng trúng thưởng hoặc không đúng với giá trị trúng thưởng thực tế.

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đặt cược từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 2 Điều này.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thực hiện trả thưởng cho người chơi theo đúng quy định tại Thể lệ đặt cược đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1, các điểm a, b và c khoản 2 Điều này;

b) Buộc thu hồi giấy xác nhận tiền trúng thưởng không đúng đối tượng trúng thưởng hoặc không đúng với giá trị trúng thưởng thực tế đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm d khoản 2 Điều này.

Điều 21. Hành vi vi phạm quy định về tổ chức đua ngựa, đua chó

1. Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm các quy định về ngựa đua, chó đua, nài ngựa và Trọng tài theo quy định của pháp luật.

2. Phạt tiền từ 180.000.000 đồng đến 200.000.000 đọng đối với hành vi vi phạm các điều kiện về tổ chức đua ngựa, đua chó theo quy định của pháp luật.

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đặt cược từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 2 Điều này.

Điều 22. Hành vi vi phạm quy định về công bố, cung cấp thông tin

1. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi công bố, cung cấp thông tin không đầy đủ, không chính xác theo quy định của pháp luật về kinh doanh đặt cược.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả

Buộc cải chính thông tin đã công bố, cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin theo quy định pháp luật.

Điều 23. Hành vi vi phạm quy định về giảm giá, khuyến mại, quảng cáo và chế độ quản lý tài chính

1. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm về chế độ quản lý tài chính do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành.

2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm các quy định về giảm giá, khuyến mại theo quy định của pháp luật.

3. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Quảng cáo hoạt động kinh doanh đặt cược khi chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp phép kinh doanh đặt cược theo quy định của pháp luật;

b) Nội dung và hình thức quảng cáo không đúng quy định của pháp luật về kinh doanh đặt cược.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đặt cược từ 01 tháng đến 02 tháng đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 2 và điểm b khoản 3 Điều này.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc tháo dỡ nội dung và hình thức quảng cáo không đúng quy định pháp luật đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 3 Điều này.

Điều 24. Hành vi vi phạm quy định về chế độ báo cáo

1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi gửi không đủ báo cáo cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi gửi báo cáo cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền không đúng thời hạn theo quy định của pháp luật.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp thông tin, số liệu không đầy đủ, không chính xác trong báo cáo gửi cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc gửi báo cáo, cung cấp thông tin, số liệu đầy đủ, chính xác cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này.

Mục 2. HÀNH VI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ KINH DOANH CASINO

Điều 25. Hành vi vi phạm quy định về hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh casino

1. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi tự ý sửa chữa, tẩy xóa các tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh và gia hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh casino. Riêng đối với hành vi tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung phiếu lý lịch tư pháp trong hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh casino, mức phạt tiền thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 47 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).

2. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi lập, xác nhận hồ sơ, tài liệu giả mạo hoặc có thông tin sai lệch, sai sự thật hoặc che giấu sự thật trong hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh và gia hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh casino. Riêng đối với hành vi sử dụng phiếu lý lịch tư pháp giả trong hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh casino, mức phạt tiền thực hiện theo quy định tại điểm r khoản 2 Điều 81 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là tài liệu bị sửa chữa, tẩy xóa, giả mạo hoặc có thông tin sai lệch, sai sự thật hoặc che giấu sự thật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Điều 26. Hành vi vi phạm quy định về quản lý, sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh casino

1. Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi sửa chữa, tẩy xóa làm thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh casino.

2. Phạt tiền từ 160.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng đối với hành vi cho thuê, cho mượn, chuyển nhượng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh casino.

3. Phạt tiền từ 180.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Kinh doanh casino khi chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp phép kinh doanh casino theo quy định của pháp luật;

b) Kinh doanh casino trong thời gian bị thu hồi hoặc tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh casino.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh casino từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 2 Điều này.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc nộp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh casino đã bị tẩy xóa, sửa chữa đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

Điều 27. Hành vi vi phạm quy định về việc bố trí Điểm kinh doanh

1. Phạt tiền từ 180.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Bố trí Điểm kinh doanh không đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật;

b) Tổ chức kinh doanh casino không đúng địa điểm được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp phép kinh doanh casino theo quy định của pháp luật.

2. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh casino từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;

b) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh casino từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc khôi phục Điểm kinh doanh đáp ứng đầy đủ các điều kiện và theo đúng địa điểm được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp phép kinh doanh.

Điều 28. Hành vi vi phạm quy định về số lượng máy trò chơi, bàn trò chơi và chủng loại, loại hình trò chơi có thưởng

1. Phạt tiền từ 160.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh không đúng chủng loại, loại hình trò chơi có thưởng theo quy định của pháp luật.

2. Phạt tiền từ 180.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức kinh doanh vượt quá số lượng máy trò chơi, bàn trò chơi được phép kinh doanh theo quy định của pháp luật.

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh casino từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc tiêu hủy hoặc tái xuất các máy trò chơi, bàn trò chơi vượt quá số lượng, không đúng chủng loại, loại hình trò chơi có thưởng đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này;

b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Điều 29. Hành vi vi phạm quy định về xây dựng và công bố Thể lệ trò chơi

1. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi gửi Thể lệ trò chơi cho cơ quan quản lý nhà nước không đúng thời hạn theo quy định của pháp luật.

2. Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Không gửi Thể lệ trò chơi cho cơ quan quản lý nhà nước theo quy định pháp luật;

b) Không công bố công khai Thể lệ trò chơi tại Điểm kinh doanh.

3. Phạt tiền từ 180.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi không xây dựng Thể lệ trò chơi theo quy định của pháp luật.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh casino từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 3 Điều này.

Điều 30. Hành vi vi phạm quy định về theo dõi, quản lý đối tượng được ra, vào Điểm kinh doanh

1. Phạt tiền từ 130.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi không mở sổ theo dõi hoặc cấp thẻ điện tử để kiểm soát các đối tượng được ra, vào Điểm kinh doanh.

2. Phạt tiền từ 180.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Cho phép đối tượng ra, vào Điểm kinh doanh không đúng quy định của pháp luật;

b) Không theo dõi đầy đủ các đối tượng ra, vào Điểm kinh doanh.

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh casino từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh casino từ 06 tháng đến 12 tháng nếu vi phạm lần đầu; từ 12 tháng đến 24 tháng nếu vi phạm từ lần thứ hai trở lên đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 2 Điều này.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc mở sổ theo dõi hoặc cấp thẻ điện tử để theo dõi, quản lý đầy đủ đối tượng ra, vào Điểm kinh doanh đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 2 Điều này.

Điều 31. Hành vi vi phạm quy định về nghĩa vụ của người chơi

1. Phạt cảnh cáo đối với cá nhân vi phạm một trong các hành vi sau:

a) Không tuân thủ Thể lệ trò chơi do doanh nghiệp công bố;

b) Không tuân thủ nội quy Điểm kinh doanh do doanh nghiệp công bố;

c) Không tuân thủ các quy định quản lý nội bộ do doanh nghiệp công bố.

2. Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi gian lận trong quá trình tham gia các trò chơi có thưởng tại Điểm kinh doanh.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 2 Điều này để hoàn trả lại cho doanh nghiệp kinh doanh casino.

Điều 32. Hành vi vi phạm quy định về quản lý đồng tiền quy ước

1. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng đồng tiền quy ước không đáp ứng đầy đủ các điều kiện kỹ thuật theo quy định.

2. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký đồng tiền quy ước với cơ quan quản lý nhà nước theo quy định.

3. Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 130.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng đồng tiền quy ước của doanh nghiệp khác hoặc không đúng với đồng tiền quy ước đã đăng ký với các cơ quan quản lý nhà nước.

4. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng đối với hành vi không sử dụng tiền đồng Việt Nam để đổi đồng tiền quy ước và đổi đồng tiền quy ước ra đồng Việt Nam trong trường hợp chơi không hết hoặc trúng thưởng đối với người Việt Nam chơi tại Điểm kinh doanh.

5. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu toàn bộ đồng tiền quy ước đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này.

Điều 33. Hành vi vi phạm quy định về quản lý máy trò chơi, bàn trò chơi và thiết bị trò chơi

1. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi không mở sổ quản lý máy trò chơi, bàn trò chơi và thiết bị trò chơi.

2. Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu thiết bị dự phòng, quản lý thiết bị dự phòng không đúng quy định của pháp luật.

3. Phạt tiền từ 180.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Kinh doanh máy trò chơi, bàn trò chơi không đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật;

b) Không có tài liệu của nhà sản xuất, cung cấp máy trò chơi, bàn trò chơi hoặc tổ chức kiểm định độc lập máy trò chơi, bàn trò chơi chứng minh máy trò chơi, bàn trò chơi đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu toàn bộ máy trò chơi, bàn trò chơi và thiết bị trò chơi vi phạm đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này;

b) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh casino từ 01 tháng đến 02 tháng đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 2 Điều này;

c) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh casino từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 3 Điều này.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

Điều 34. Hành vi vi phạm quy định về kiểm soát nội bộ, người quản lý, điều hành Điểm kinh doanh

1. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Gửi Quy chế quản lý nội bộ cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền không đúng thời hạn theo quy định của pháp luật;

b) Thông báo đến cơ quan quản lý nhà nước không đúng thời hạn theo quy định của pháp luật khi thay đổi người quản lý, điều hành Điểm kinh doanh theo danh sách đã đăng ký trong hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh casino.

2. Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Không xây dựng và ban hành Quy chế quản lý nội bộ theo quy định của pháp luật;

b) Không thành lập bộ phận kiểm soát nội bộ theo quy định của pháp luật.

3. Phạt tiền từ 180.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi bố trí người quản lý, điều hành Điểm kinh doanh không đáp ứng đầy đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh casino từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 3 Điều này.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc thành lập bộ phận kiểm soát nội bộ và bố trí người quản lý, điều hành Điểm kinh doanh đáp ứng đầy đủ điều kiện theo đúng quy định đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm b khoản 2 và khoản 3 Điều này.

Điều 35. Hành vi vi phạm quy định về trả thưởng và xác nhận tiền trúng thưởng

1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi cố tình kéo dài thời gian trả thưởng cho người chơi mà không có lý do chính đáng.

2. Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 130.000.000 đồng đối với hành vi xác nhận tiền trúng thưởng không đúng đối tượng hoặc không đúng với giá trị trúng thưởng thực tế.

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh casino từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 2 Điều này.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thực hiện trả thưởng cho người chơi theo đúng quy định tại Thể lệ trò chơi đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Buộc thu hồi giấy xác nhận tiền trúng thưởng không đúng đối tượng trúng thưởng hoặc không đúng với giá trị trúng thưởng thực tế đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 2 Điều này.

Điều 36. Hành vi vi phạm quy định về giảm giá, khuyến mại, quảng cáo và chế độ quản lý tài chính

1. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm về chế độ quản lý tài chính do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành.

2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm các quy định về giảm giá, khuyến mại theo quy định của pháp luật.

3. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Quảng cáo hoạt động kinh doanh casino khi chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp phép kinh doanh casino theo quy định của pháp luật;

b) Nội dung và hình thức quảng cáo không đúng quy định của pháp luật về kinh doanh casino.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh casino từ 01 tháng đến 02 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 và điểm b khoản 3 Điều này.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc tháo dỡ nội dung và hình thức quảng cáo không đúng quy định pháp luật đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 3 Điều này.

Điều 37. Hành vi vi phạm quy định về công bố, cung cấp thông tin

1. Phạt tiền từ 40.000.000 đến 50.000.000 đối với hành vi công bố, cung cấp thông tin không đầy đủ, chính xác theo quy định của pháp luật về kinh doanh casino.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc cải chính thông tin đã công bố, cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin theo quy định pháp luật.

Điều 38. Hành vi vi phạm quy định về chế độ báo cáo

1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi gửi không đủ báo cáo cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi gửi báo cáo cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền không đúng thời hạn theo quy định của pháp luật.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp thông tin, số liệu không đầy đủ, không chính xác trong báo cáo gửi cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc gửi báo cáo, cung cấp thông tin, số liệu đầy đủ, chính xác cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

Mục 3. HÀNH VI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ KINH DOANH TRÒ CHƠI ĐIỆN TỬ CÓ THƯỞNG DÀNH CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI

Điều 39. Hành vi vi phạm quy định về hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng

1. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi tự ý sửa chữa, tẩy xóa các tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh và gia hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng.

2. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi lập, xác nhận hồ sơ, tài liệu giả mạo hoặc có thông tin sai lệch, sai sự thật hoặc che giấu sự thật trong hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh và gia hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng.

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là tài liệu bị sửa chữa, tẩy xóa, giả mạo hoặc có thông tin sai lệch, sai sự thật hoặc che giấu sự thật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Điều 40. Hành vi vi phạm quy định về quản lý, sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng

1 . Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi sửa chữa, tẩy xóa làm thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng.

2. Phạt tiền từ 160.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng đối với hành vi cho thuê, cho mượn, chuyển nhượng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng.

3. Phạt tiền từ 180.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng khi chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp phép kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng theo quy định của pháp luật;

b) Kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng trong thời gian bị thu hồi hoặc tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 2 Điều này.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc nộp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng đã bị tẩy xóa, sửa chữa đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

Điều 41. Hành vi vi phạm quy định về việc bố trí Điểm kinh doanh, khu vực bố trí Điểm kinh doanh trong cơ sở lưu trú du lịch

1. Phạt tiền từ 180.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Bố trí Điểm kinh doanh không đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật;

b) Tổ chức kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng không đúng địa điểm được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp phép kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng theo quy định của pháp luật.

2. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;

b) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc khôi phục Điểm kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng đáp ứng đầy đủ các điều kiện và theo đúng địa điểm được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp phép kinh doanh đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 42. Hành vi vi phạm quy định về số lượng, chủng loại, loại hình trò chơi điện tử có thưởng

1. Phạt tiền từ 160.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh không đúng chủng loại máy, loại hình trò chơi có thưởng theo quy định của pháp luật.

2. Phạt tiền từ 180.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức kinh doanh vượt quá số lượng máy trò chơi điện tử có thưởng được phép kinh doanh theo quy định của pháp luật.

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc phải tiêu hủy hoặc tái xuất các máy trò chơi điện tử có thưởng vượt quá số lượng, không đúng chủng loại máy, loại hình trò chơi điện tử có thưởng đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này;

b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Điều 43. Hành vi vi phạm quy định về xây dựng, gửi và công bố Thể lệ trò chơi

1. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi gửi Thể lệ trò chơi cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền không đúng thời hạn theo quy định của pháp luật.

2. Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Không gửi Thể lệ trò chơi cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

b) Không công bố công khai Thể lệ trò chơi tại Điểm kinh doanh.

3. Phạt tiền từ 180.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi không xây dựng Thể lệ trò chơi theo quy định của pháp luật.

4. Hình thức phạt bổ sung:

Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 3 Điều này.

Điều 44. Hành vi vi phạm quy định về theo dõi, quản lý đối tượng được phép chơi và ra, vào Điểm kinh doanh

1. Phạt tiền từ 130.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi không mở sổ theo dõi hoặc cấp thẻ điện tử để kiểm soát các đối tượng được ra, vào Điểm kinh doanh.

2. Phạt tiền từ 180.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Cho phép đối tượng ra, vào Điểm kinh doanh không đúng quy định của pháp luật;

b) Không theo dõi đầy đủ các đối tượng ra, vào Điểm kinh doanh.

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng từ 06 tháng đến 12 tháng nếu vi phạm lần đầu; từ 12 tháng đến 24 tháng nếu vi phạm từ lần thứ hai trở lên đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 2 Điều này.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc mở sổ theo dõi hoặc cấp thẻ điện tử để theo dõi, quản lý đầy đủ đối tượng được phép chơi và ra, vào Điểm kinh doanh đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này;

b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 2 Điều này.

Điều 45. Hành vi vi phạm quy định về nghĩa vụ của người chơi

1. Phạt cảnh cáo đối với cá nhân vi phạm một trong các hành vi sau:

a) Không tuân thủ Thể lệ trò chơi do doanh nghiệp công bố;

b) Không tuân thủ nội quy Điểm kinh doanh do doanh nghiệp công bố;

c) Không tuân thủ các quy định quản lý nội bộ do doanh nghiệp công bố.

2. Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi gian lận trong quá trình tham gia các trò chơi có thưởng tại Điểm kinh doanh.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 2 Điều này để hoàn trả lại cho doanh nghiệp kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài.

Điều 46. Hành vi vi phạm quy định về quản lý đồng tiền quy ước

1. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng đồng tiền quy ước không đáp ứng đầy đủ các điều kiện kỹ thuật theo quy định.

2. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký đồng tiền quy ước với cơ quan quản lý nhà nước theo quy định.

3. Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng đồng tiền quy ước của doanh nghiệp khác hoặc không đúng với đồng tiền quy ước đã đăng ký với các cơ quan quản lý nhà nước.

4. Hình thức phạt bổ sung:

Tịch thu toàn bộ các đồng tiền quy ước đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này.

Điều 47. Hành vi vi phạm quy định về quản lý máy, thiết bị trò chơi điện tử có thưởng

1. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không mở sổ quản lý máy trò chơi điện tử có thưởng.

2. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu máy, thiết bị dự phòng, quản lý máy, thiết bị dự phòng không đúng quy định của pháp luật.

3. Phạt tiền từ 180.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Kinh doanh máy trò chơi điện tử có thưởng không đáp ứng đủ các điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật;

b) Không có tài liệu của nhà sản xuất máy trò chơi điện tử có thưởng hoặc tổ chức kiểm định độc lập máy trò chơi điện tử có thưởng chứng minh máy trò chơi điện tử có thưởng đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật.

4. Hình thức phạt bổ sung:

a) Tịch thu toàn bộ máy, thiết bị trò chơi điện tử có thưởng vi phạm đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này;

b) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh từ 01 tháng đến 02 tháng đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 2 Điều này;

c) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 3 Điều này.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

Điều 48. Hành vi vi phạm quy định về kiểm soát nội bộ, người quản lý, điều hành Điểm kinh doanh

1. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Gửi Quy chế quản lý nội bộ cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền không đúng thời hạn theo quy định của pháp luật;

b) Thông báo đến cơ quan quản lý nhà nước không đúng thời hạn theo quy định của pháp luật khi thay đổi người quản lý, điều hành Điểm kinh doanh theo danh sách đã đăng ký trong hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng.

2. Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Không xây dựng và ban hành Quy chế quản lý nội bộ theo quy định của pháp luật;

b) Không thành lập bộ phận kiểm soát nội bộ theo quy định của pháp luật.

3. Phạt tiền từ 180.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi bố trí người quản lý, điều hành Điểm kinh doanh không đáp ứng đầy đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 3 Điều này.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc thành lập bộ phận kiểm soát nội bộ và bố trí người quản lý, điều hành Điểm kinh doanh đáp ứng đầy đủ điều kiện theo đúng quy định đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm b khoản 2 và khoản 3 Điều này.

Điều 49. Hành vi vi phạm quy định về trả thưởng và xác nhận tiền trúng thưởng

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi cố tình kéo dài thời gian trả thưởng cho người chơi mà không có lý do chính đáng.

2. Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi xác nhận tiền trúng thưởng không đúng đối tượng hoặc không đúng với giá trị trúng thưởng thực tế.

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 2 Điều này.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thực hiện trả thưởng cho người chơi theo đúng quy định tại Thể lệ trò chơi đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Buộc thu hồi giấy xác nhận tiền trúng thưởng không đúng đối tượng trúng thưởng hoặc không đúng với giá trị trúng thưởng thực tế đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 2 Điều này.

Điều 50. Hành vi vi phạm quy định về giảm giá, khuyến mại, quảng cáo và chế độ quản lý tài chính

1. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm về chế độ quản lý tài chính do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành.

2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm các quy định về giảm giá, khuyến mại theo quy định của pháp luật.

3. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Quảng cáo hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng khi chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp phép kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng theo quy định của pháp luật;

b) Nội dung và hình thức quảng cáo không đúng quy định của pháp luật về kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng từ 01 tháng đến 02 tháng đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 2 và điểm b khoản 3 Điều này.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc tháo dỡ nội dung và hình thức quảng cáo không đúng quy định pháp luật đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 3 Điều này.

Điều 51. Hành vi vi phạm quy định về công bố, cung cấp thông tin

1. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi công bố, cung cấp thông tin không đầy đủ, chính xác theo quy định của pháp luật về kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc cải chính thông tin đã công bố, cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin theo quy định pháp luật.

Điều 52. Hành vi vi phạm quy định về chế độ báo cáo

1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi gửi không đủ báo cáo cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi gửi báo cáo cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền không đúng thời hạn theo quy định của pháp luật.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp thông tin, số liệu không đầy đủ, không chính xác trong báo cáo gửi cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc gửi báo cáo, cung cấp thông tin, số liệu đầy đủ, chính xác cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

Mục 4. HÀNH VI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ PHÒNG, CHỐNG RỬA TIỀN; PHÒNG CHỐNG KHỦNG BỐ

Điều 53. Hành vi vi phạm quy định về nhận biết, cập nhật thông tin khách hàng; nhận biết, phân loại khách hàng theo mức độ rủi ro

1. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi không cập nhật thông tin nhận biết khách hàng theo quy định tại Điều 8, Điều 10 Luật Phòng, chống rửa tiềnĐiều 34 Luật Phòng, chống khủng bố.

2. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không áp dụng các biện pháp nhận biết khách hàng, biện pháp đánh giá tăng cường theo quy định tại khoản 2, 3 và 4 Điều 12 Luật Phòng, chống rửa tiền, Điều 34 Luật Phòng, chống khủng bố.

3. Phạt tiền từ 180.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi không có hệ thống quản lý rủi ro để xác định khách hàng nước ngoài là cá nhân có ảnh hưởng chính trị theo quy định tại khoản 2 và 3 Điều 13 Luật Phòng, chống rửa tiền.

Điều 54. Hành vi vi phạm quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền

Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

1. Không ban hành quy trình quản lý rủi ro các giao dịch liên quan tới công nghệ mới theo quy định tại Điều 15 Luật Phòng, chống rửa tiền.

2. Không xây dựng quy định về phân loại khách hàng trên cơ sở rủi ro theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Luật Phòng, chống rửa tiền.

3. Không xây dựng và tuân thủ quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền theo quy định của pháp luật.

Điều 55. Hành vi vi phạm quy định về báo cáo giao dịch có giá trị lớn, giao dịch đáng ngờ, báo cáo hành vi tài trợ khủng bố

1. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Không báo cáo các giao dịch có giá trị lớn;

b) Không báo cáo các giao dịch đáng ngờ trong lĩnh vực đặt cược và trò chơi có thưởng theo quy định tại khoản 6 Điều 22 Luật Phòng, chống rửa tiền.

2. Phạt tiền từ 180 000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi không giám sát đặc biệt đối với các giao dịch có giá trị lớn bất thường hoặc phức tạp; giao dịch với tổ chức, cá nhân tại quốc gia, vùng lãnh thổ nằm trong danh sách do Lực lượng đặc nhiệm tài chính công bố nhằm chống rửa tiền hoặc danh sách cảnh báo theo quy định tại Điều 16 Luật Phòng, chống rửa tiền, không thường xuyên kiểm tra, làm rõ ngay khi có nghi ngờ giao dịch của người chơi có liên quan đến tài trợ khủng bố.

Điều 56. Hành vi vi phạm quy định về các hành vi bị cấm trong phòng, chống rửa tiền, phòng, chống tài trợ khủng bố

1. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với hành vi cản trở việc cung cấp thông tin phục vụ công tác phòng, chống rửa tiền, phòng, chống tài trợ khủng bố.

2. Phạt tiền từ 180.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Tổ chức hoặc tạo điều kiện thực hiện hành vi rửa tiền mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

b) Không tố giác hành vi tài trợ khủng bố.

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 2 Điều này.

Chương III

THẨM QUYỀN XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH, ÁP DỤNG BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ VÀ THỦ TỤC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH

Điều 57. Thẩm quyền của Thanh tra

1. Thanh tra viên Tài chính các cấp đang thi hành công vụ có quyền phạt cảnh cáo.

2. Chánh Thanh tra Sở Tài chính có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 200.000.000 đồng;

d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.

3. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Tài chính có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 140.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 280.000.000 đồng;

d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.

4. Chánh Thanh tra Bộ Tài chính có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 200.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

d) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh có thời hạn theo quy định tại Nghị định này;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.

Điều 58. Thẩm quyền của Công an nhân dân

1. Chiến sĩ Công an nhân dân, Trưởng Công an cấp xã đang thi hành công vụ có quyền phạt cảnh cáo.

2. Trưởng Công an cấp huyện, Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục quản lý xuất nhập cảnh; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm: Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Trưởng phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Trưởng phòng quản lý xuất nhập cảnh, Trưởng phòng An ninh kinh tế có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 80.000.000 đồng;

d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các khoản 4, 5, 6 và 7 Điều 4 Nghị định này.

3. Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.

4. Cục trưởng Cục An ninh kinh tế, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 200.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.

Điều 59. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

1. Phạt cảnh cáo.

2. Phạt tiền đến 200.000.000 đồng.

3. Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

4. Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh có thời hạn theo quy định tại Nghị định này.

5. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.

Điều 60. Lập biên bản vi phạm hành chính

1. Khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đặt cược và trò chơi có thưởng, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ quy định tại Điều 57, Điều 58 và Điều 59 Nghị định này phải kịp thời lập biên bản vi phạm hành chính.

2. Biên bản vi phạm hành chính phải được lập đúng nội dung, hình thức, thủ tục theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính và là căn cứ ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

3. Ngoài những chức danh có thẩm quyền xử phạt quy định tại Điều 57, Điều 58 và Điều 59 Nghị định này, những người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của các cơ quan khác theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao mà phát hiện các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đặt cược và trò chơi có thưởng thuộc lĩnh vực hoặc địa bàn quản lý của mình thì có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính.

Điều 61. Khiếu nại, tố cáo

Việc khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực đặt cược và trò chơi có thưởng được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 62. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.

2. Nghị định này bãi bỏ một phần văn bản quy phạm pháp luật sau đây:

a) Chương VII Nghị định số 06/2017/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ về kinh doanh đặt cược đua ngựa, đua chó và bóng đá quốc tế;

b) Chương VII Nghị định số 03/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ về kinh doanh casino;

c) Chương VII Nghị định số 86/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ về kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài;

d) Khoản 13, khoản 14 và khoản 15 Điều 1 Nghị định số 175/2016/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều quy định tại Nghị định số 86/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ về kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài.

Điều 63. Điều khoản chuyển tiếp

1. Đối với hành vi vi phạm xảy ra trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực mà bị phát hiện hoặc xem xét ra quyết định xử phạt khi Nghị định này đã có hiệu lực thì áp dụng quy định của Nghị định này nếu Nghị định này không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn.

2. Đối với các quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đặt cược và trò chơi có thưởng đã được ban hành hoặc được thi hành xong trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành mà cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính còn khiếu nại thì áp dụng quy định của Nghị định số 06/2017/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ về kinh doanh đặt cược đua ngựa, đua chó và bóng đá quốc tế, Nghị định số 03/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ về kinh doanh casino và Nghị định số 86/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ về kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài để giải quyết.

Điều 64. Trách nhiệm thi hành

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, KTTH (2).

TM. CHÍNH PHỦ
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Lê Minh Khái