cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Nghị quyết số 10/2021/NQ-HĐND ngày 14/10/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Nam Quy định về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương tỉnh Hà Nam

  • Số hiệu văn bản: 10/2021/NQ-HĐND
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Cơ quan ban hành: Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Nam
  • Ngày ban hành: 14-10-2021
  • Ngày có hiệu lực: 01-01-2022
  • Tình trạng hiệu lực: Đang có hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 1058 ngày (2 năm 10 tháng 28 ngày)
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:

HỘI ĐNG NHÂN DÂN
TỈNH HÀ NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 10/2021/NQ-HĐND

Hà Nam, ngày 14 tháng 10 năm 2021

 

NGHỊ QUYẾT

BAN HÀNH QUY ĐỊNH PHÂN CẤP NGUỒN THU, NHIỆM VỤ CHI VÀ TỶ LỆ PHẦN TRĂM (%) PHÂN CHIA CÁC KHOẢN THU GIỮA NGÂN SÁCH CÁC CẤP CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG TỈNH HÀ NAM

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM
KHÓA XIX, KỲ HỌP THỨ TƯ

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương s77/2015/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật s 47/2019/QH14;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Phí và lệ phí ngày 25 tháng 11 năm 2015;

Xét Tờ trình số 2708/TTr-UBND ngày 08 tháng 10 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đề nghị ban hành Nghị quyết về Quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương tỉnh Hà Nam; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh và ý kiến thảo luận, thống nhất của các đại biểu Hội đng nhân dân tỉnh tại Kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị quyết này Quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương tỉnh Hà Nam.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Nghị quyết này thay thế: Nghị quyết số 33/2016/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Nam ban hành Quy định phân cấp nguồn thu, tỷ lệ phần trăm từng nguồn thu, nhiệm vụ chi cho các cấp ngân sách trên địa bàn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2017-2020; Nghị quyết số 33/2018/NQ-HĐND ngày 07 tháng 12 năm 2018; Nghị quyết số 26/2017/NQ-HĐND ngày 07 tháng 12 năm 2017; Nghị quyết số 19/2020/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Nam về việc sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 33/2016/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2016; bãi bỏ mục 1, 2, 3 Điều 1 Nghị quyết số 15/2020/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Nam về tiếp tục thực hiện các Nghị quyết về cơ chế chính sách quản lý tài chính ngân sách địa phương trong thời kỳ ổn định ngân sách giai đoạn 2017-2020 đến hết năm 2021.

2. Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam tổ chức thực hiện Nghị quyết này.

3. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, các Tổ đại biểu và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Nam khóa XIX, Kỳ họp thứ tư (Kỳ họp chuyên đề) thông qua ngày 14 tháng 10 năm 2021, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2022 và các năm trong thời kỳ ổn định ngân sách mới theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Nghị quyết của Quốc hội./.

 

 

Nơi nhận:
- UBTV Quốc hội;
- Chính phủ;
- Các Bộ: Tài chính;
- Cục KT VBQPPL - BTP;
- TT Tỉnh ủy;
- TT HĐND tỉnh;
- UBND tỉnh; UBMTTQ t
nh;
- Đoàn ĐBQH tỉnh;
- Các Ban, các Tổ; ĐB HĐND tỉnh;
- Các Sở: Tài chính; Tư pháp;
- TT HĐND, UBND các huy
n, TX, TP;
- Công báo tỉnh;
- Lưu: VT.

CHỦ TỊCH




Lê Thị Thủy

 

QUY ĐỊNH

PHÂN CẤP NGUỒN THU, NHIỆM VỤ CHI VÀ TỶ LỆ PHẦN TRĂM (%) PHÂN CHIA CÁC KHOẢN THU GIỮA NGÂN SÁCH CÁC CẤP CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG TỈNH HÀ NAM
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 10/2021/NQ-HĐND ngày 14 tháng 10 năm 2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Nam)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy định này quy định về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương tỉnh Hà Nam.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Quy định này áp dụng với cơ quan quản lý nhà nước và tổ chức, cá nhân có liên quan đến thực hiện phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương tỉnh Hà Nam.

Điều 3. Ngân sách các cấp chính quyền địa phương

1. Ngân sách cấp tỉnh

2. Ngân sách cấp huyện: Bao gồm ngân sách cấp huyện, thị xã, thành phố (gọi chung là ngân sách cấp huyện)

3. Ngân sách các xã, phường, thị trấn (gọi chung là ngân sách cấp xã).

Chương II

PHÂN CẤP NGUỒN THU, NHIỆM VỤ CHI VÀ TỶ LỆ PHẦN TRĂM PHÂN CHIA CÁC KHOẢN THU GIỮA NGÂN SÁCH CÁC CẤP CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG TỈNH HÀ NAM

Mục 1. PHÂN CẤP NGUỒN THU NGÂN SÁCH CÁC CẤP CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG TỈNH HÀ NAM

Điều 4. Các khoản thu ngân sách cấp tỉnh hưởng 100%

1. Lệ phí trước bạ tài sản khác thuộc cấp tỉnh quản lý (trừ lệ phí trước bạ phương tiện và lệ phí trước bạ nhà, đất);

2. Phí thu từ các hoạt động dịch vụ do các cơ quan nhà nước cấp tỉnh quản lý thực hiện (bao gồm cả phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, khí thải công nghiệp);

3. Lệ phí do các cơ quan nhà nước cấp tỉnh quản lý thực hiện;

4. Tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính, phạt, tịch thu khác theo quy định của pháp luật do các cơ quan nhà nước cấp tỉnh thực hiện;

5. Các khoản thu hồi vốn của ngân sách địa phương đầu tư tại các tổ chức kinh tế; thu cổ tức, lợi nhuận được chia tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có vốn góp của Nhà nước do Ủy ban nhân dân tỉnh đại diện chủ sở hữu; thu phần lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ của doanh nghiệp nhà nước do Ủy ban nhân dân tỉnh đại diện chủ sở hữu;

6. Tiền cho thuê và bán nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước do cấp tỉnh quản lý;

7. Thu từ bán tài sản nhà nước (không kể thu tiền sử dụng đất gắn với tài sản trên đất nếu có) do các cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp tỉnh quản lý;

8. Thu từ xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân do các cơ quan, đơn vị, tổ chức cấp tỉnh xử lý;

9. Thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, cấp quyền khai thác tài nguyên nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp phép;

10. Thu từ hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất thuộc cấp tỉnh quản lý;

11. Thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa;

12. Tiền thuê đất thuộc thẩm quyền Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân tỉnh cho thuê nộp tiền thuê đất một lần;

13. Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết kể cả hoạt động xổ số điện toán;

14. Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức quốc tế, các tổ chức khác, các cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho ngân sách cấp tỉnh;

15. Huy động đóng góp từ các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật; đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân cho ngân sách cấp tỉnh;

16. Thu từ Quỹ dự trữ tài chính địa phương;

17. Thu kết dư ngân sách cấp tỉnh;

18. Các khoản thu khác nộp vào ngân sách cấp tỉnh theo quy định của pháp luật;

19. Thu bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương (nếu có);

20. Thu chuyển nguồn của ngân sách cấp tỉnh từ năm trước chuyển sang.

Điều 5. Các khoản thu ngân sách cấp huyện hưởng 100%

1. Thuế sử dụng đất nông nghiệp do tổ chức, doanh nghiệp nộp thuế;

2. Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp do tổ chức, doanh nghiệp nộp thuế;

3. Thu từ hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất thuộc cấp huyện quản lý;

4. Tiền thuê đất thuộc thẩm quyền Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho thuê nộp tiền thuê đất hàng năm;

5. Tiền cho thuê và bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước do cấp huyện quản lý;

6. Thu từ bán tài sản nhà nước (không kể thu tiền sử dụng đất gắn với tài sản trên đất nếu có) do các cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp huyện quản lý;

7. Thu từ xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân do các cơ quan, đơn vị, tổ chức cấp huyện xử lý;

8. Lệ phí môn bài do tổ chức, doanh nghiệp nộp;

9. Lệ phí trước bạ phương tiện;

10. Phí thu từ các hoạt động dịch vụ do các cơ quan nhà nước cấp huyện thực hiện; Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt do các tổ chức, doanh nghiệp nộp;

11. Lệ phí do các cơ quan nhà nước cấp huyện thực hiện;

12. Tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính; phạt, tịch thu khác theo quy định của pháp luật do các cơ quan nhà nước cấp huyện thực hiện;

13. Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức quốc tế, các tổ chức khác, cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho ngân sách cấp huyện;

14. Huy động đóng góp từ các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật; đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân cho ngân sách cấp huyện;

15. Thu kết dư ngân sách cấp huyện;

16. Các khoản thu khác nộp vào ngân sách cấp huyện theo quy định của pháp luật;

17. Thu bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp tỉnh;

18. Thu chuyển nguồn của ngân sách cấp huyện từ năm trước chuyển sang;

Điều 6. Các khoản thu ngân sách cấp xã hưởng 100%

1. Thuế sử dụng đất nông nghiệp không kể thuế sử dụng đất nông nghiệp thuộc tổ chức, doanh nghiệp nộp thuế;

2. Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp không kể thuế sử dụng đất phi nông nghiệp thuộc tổ chức, doanh nghiệp nộp thuế;

3. Thu từ quỹ đất công ích và hoa lợi công sản khác do cấp xã quản lý theo quy định của pháp luật;

4. Thu từ hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất nộp ngân sách cấp xã theo chế độ quy định;

5. Tiền thuê đất thuộc thẩm quyền UBND cấp xã cho thuê (đất thầu, khoán).

6. Tiền cho thuê và bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước do cấp xã quản lý;

7. Thu từ bán tài sản nhà nước (không kể thu tiền sử dụng đất gắn với tài sản trên đất nếu có) do cấp xã quản lý;

8. Thu từ xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân do cấp xã xử lý;

9. Lệ phí môn bài thu từ cá nhân, hộ kinh doanh trên địa bàn xã, thị trấn;

10. Các khoản phí, lệ phí giao cho cấp xã tổ chức thu theo quy định;

11. Tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính, phạt, tịch thu khác theo quy định của pháp luật do cấp xã thực hiện;

12. Các khoản huy động đóng góp từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân gồm: các khoản huy động đóng góp theo quy định của pháp luật, các khoản đóng góp theo nguyên tắc tự nguyện để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho ngân sách cấp xã;

13. Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức quốc tế, các tổ chức khác, các cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho ngân sách cấp xã;

14. Thu kết dư ngân sách cấp xã năm trước;

15. Thu chuyển nguồn ngân sách cấp xã năm trước chuyển sang;

16. Các khoản thu khác của ngân sách cấp xã theo quy định của pháp luật;

17. Thu bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp huyện;

Điều 7. Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa các cấp ngân sách địa phương (đối với các khoản thu ngân sách địa phương được hưởng 100%).

Đơn vị tính: %

STT

Khoản thu

Phân chia tỷ lệ % cho các cấp NSĐP

Phần ngân sách địa phương được hưởng

Trong đó

Ngân sách cấp tỉnh  (Trong đó, trích bổ sung quỹ phát triển đất tỉnh 5%)

Ngân sách cấp huyện (Trong đó đã bao gồm bao gồm các chi phí: GPMB, chi ĐTXD CSHT và các chi phí khác liên quan đi với khu đất đu giá)

Ngân sách cấp xã

1

Thuế tài nguyên

100%

50%

50%

 

2

Lệ phí trước bạ nhà, đất

 

 

 

 

a

Thu trên địa bàn xã, thị trấn

100%

 

30%

70%

b

Thu trên địa bàn phường

100%

 

70%

30%

3

Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản

 

 

 

 

a

Tổ chức, doanh nghiệp nộp phí

100%

70%

30%

 

b

Cá nhân, hộ kinh doanh nộp phí

100%

 

30%

70%

4

Lệ phí môn bài thu từ cá nhân, hộ kinh doanh trên địa bàn phường

100%

 

70%

30%

5

Thu tiền sử dụng đất

 

 

 

 

5.1

Thu tiền sử dụng đất khi giao đất

 

 

 

 

a

Hộ gia đình, cá nhân được giao đất ở (trừ trường hợp đất thuộc tổ chức kinh tế bàn giao một phần diện tích đất thương phm cho UBND các huyện, thị xã, thành phố để tổ chức bán đu giá). Trong đó, ngân sách cấp huyện đã bao gồm các chi phí: GPMB, chi ĐTXD cơ sở hạ tầng và các chi phí khác liên quan đối với khu đất đấu giá.

 

 

 

 

 

Đất trên địa bàn xã, thị trấn

100%

30%

60%

10%

 

Đất trên địa bàn phường

100%

30%

70%

 

b

Tổ chức kinh tế được giao đất đthực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê; xây dựng công trình hỗn hợp cao tầng, trong đó có diện tích nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê (kể cả trường hợp tổ chức kinh tế bàn giao một phần diện tích đất thương phẩm cho UBND các huyện, thị xã, thành phố để tổ chức bán đu giá):

 

 

 

 

 

Đất trên địa bàn xã, thị trấn

100%

60%

30%

10%

 

Đất trên địa bàn phường

100%

60%

40%

 

c

Tổ chức kinh tế được giao đất thực hiện dự án đầu tư hạ tầng nghĩa trang, nghĩa địa để chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với hạ tầng (sau đây gọi tt là đất nghĩa trang, nghĩa địa)

 

 

 

 

 

Đất trên địa bàn xã, thị trấn

100%

30%

60%

10%

 

Đất trên địa bàn phường

100%

30%

70%

 

5.2

Tiền chuyển mục đích sử dụng đất: Đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp (không phải là đất ở) có nguồn gốc được giao không thu tiền sử dụng đất hoặc có thu tiền sử dụng đất chuyển sang đất ở hoặc đất nghĩa trang, nghĩa địa:

 

 

 

 

a

Hộ gia đình được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển sang sử dụng làm đất ở

 

 

 

 

 

Đất trên địa bàn xã, thị trấn

100%

30%

60%

10%

 

Đất trên địa bàn phường

100%

30%

70%

 

b

Tổ chức kinh tế được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển sang sử dụng làm đất ở

 

 

 

 

 

Đất trên địa bàn xã, thị trấn

100%

60%

30%

10%

 

Đất trên địa bàn phường

100%

60%

40%

 

c

Tổ chức kinh tế được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển sang sử dụng làm đất nghĩa trang, nghĩa địa

 

 

 

 

 

Đất trên địa bàn xã, thị trấn

100%

30%

60%

10%

 

Đất trên địa bàn phường

100%

30%

70%

 

5.3

Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất làm nhà ở, đất phi nông nghiệp được Nhà nước công nhận có thời hạn lâu dài trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 khi được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

 

 

 

 

 

Đất trên địa bàn xã, thị trấn

100%

30%

60%

10%

 

Đất trên địa bàn phường

100%

30%

70%

 

5.4

Thu tiền sử dụng đất từ quỹ đất 20% để xây dựng nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh theo quy định tại khoản 4, Điều 1, Nghị định số 49/2021/NĐ-CP của Chính phủ (Khoản thu này không trích bổ sung quỹ phát triển đất, toàn bộ nguồn thu để xây dựng nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh theo quy định)

100%

100%

 

 

5.5

Cơ chế đặc thù thu tiền sử dụng đất: Trường hợp địa phương phải thực hiện các công trình, dự án trọng điểm, mang tính chất liên kết vùng, lan tỏa, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, địa phương xác định quỹ đất (các dự án nhà ở, đô thị, đu giá, quyền sử dụng đất...) báo cáo và trình Hội đồng nhân dân tỉnh có cơ chế đặc thù riêng để tạo nguồn vốn đầu tư các công trình, dự án tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và của tỉnh.

Điều 8. Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương (phần ngân sách địa phương được hưởng được coi như 100% phân chia cho ngân sách các cấp địa phương)

1. Thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản và tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước do cơ quan trung ương cấp phép phần ngân sách địa phương được hưởng 30% theo quy định điều tiết cho ngân sách cấp tỉnh 100% (phần còn lại 70% điều tiết cho ngân sách trung ương theo quy định tại Nghị định số 203/2013/NĐ-CP ngày 28/11/2013 quy định Phương thức nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản; Thông tư 61/2021/TT-BTC ngày 26/7/2021 của Bộ Tài chính Hướng dẫn phân chia tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước và khoáng sản)

2. Các khoản thu thuế

Đơn vị tính: %

STT

Khoản thu

Phân chia tỷ lệ % cho các cấp NSĐP

Phần ngân sách địa phương được hưởng coi như 100%

Trong đó

Ngân sách cấp tỉnh

Ngân sách cấp huyện

Ngân sách cấp xã

1

Thuế giá trị gia tăng (không kể thuế GTGT thu từ hàng hóa nhập khẩu và hoạt động thăm dò, khai thác dầu, khí)

 

 

 

 

a

Tổ chức, doanh nghiệp nộp thuế

100%

100%

 

 

b

Cá nhân, hộ kinh doanh nộp thuế

100%

 

70%

30%

2

Thuế thu nhập doanh nghiệp (không kể thuế thu nhập doanh nghiệp từ hoạt động thăm dò, khai thác dầu, khí) kcả doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc

100%

100%

 

 

3

Thuế tiêu thụ đặc biệt (không kể thuế tiêu thụ đặc biệt thu từ hàng hóa nhập khẩu) thuộc tổ chức, doanh nghiệp nộp thuế

 

 

 

 

a

Tổ chức, doanh nghiệp nộp thuế

100%

100%

 

 

b

Cá nhân, hộ kinh doanh nộp thuế

100%

 

30%

70%

4

Thuế thu nhập cá nhân

100%

 

 

 

a

Thuế thu nhập cá nhân (không kể thuế thu nhập cá nhân từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản; hoạt động sản xuất kinh doanh của cá nhân trên địa bàn xã, phường, thị trấn)

100%

100%

 

 

b

Thuế thu nhập cá nhân từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản; hoạt động sản xuất kinh doanh của cá nhân trên địa bàn xã, phường, thị trấn

100%

 

70%

30%

5

Thuế bảo vệ môi trường (không kể thuế bảo vệ môi trường thu từ hàng hóa nhập khẩu)

100%

100%

 

 

Điều 9. Tiền chậm nộp

1. Đối với khoản thu tiền chậm nộp được hạch toán riêng theo từng tiểu mục: Thực hiện điều tiết cho các cấp ngân sách theo khoản thu phát sinh tiền chậm nộp. Riêng tiền chậm nộp thuế giá trị gia tăng từ hàng hóa sản xuất kinh doanh trong nước khác còn lại (Tiểu mục 4931) và tiền chậm nộp thuế tiêu thụ đặc biệt hàng hóa sản xuất kinh doanh trong nước khác còn lại (Tiểu mục 4934) thu từ cá nhân, hộ kinh doanh điều tiết cho ngân sách cấp huyện 100%.

2. Đối với khoản thu tiền chậm nộp nhưng không được hạch toán riêng (chưa có tiểu mục để hạch toán riêng tiền chậm nộp) thực hiện điều tiết cho các cấp ngân sách theo nguyên tắc: Số thu tiền chậm nộp từ khoản thu gắn với chính quyền cấp nào quản lý thì điều tiết cho ngân sách cấp đó 100%. Riêng khoản thu tiền chậm nộp do đơn vị thuộc cấp trung ương quản lý nhưng địa phương được hưởng thì điều tiết cho ngân sách cấp tỉnh 100%.

Mục 2. NHIỆM VỤ CHI NGÂN SÁCH CÁC CẤP CHÍNH QUYỀN

Điều 10. Nhiệm vụ chi của ngân sách cấp tỉnh

1. Chi đầu tư phát triển

a) Đầu tư cho các dự án thuộc phạm vi tỉnh quản lý: các dự án đầu tư công do các Sở, ban, ngành, đơn vị của tỉnh quản lý, sử dụng; dự án liên quan đến quy hoạch vùng; dự án sử dụng liên huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh; dự án có ý nghĩa chiến lược và trọng điểm; dự án sử dụng vốn ODA và dự án do doanh nghiệp làm chủ đầu tư có sử dụng vốn đầu tư công;

b) Đầu tư và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp cung cấp sn phẩm, dịch vụ công ích do Nhà nước đặt hàng, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của tỉnh theo quy định của pháp luật;

c) Chi cho hoạt động quy hoạch theo quy định của Luật quy hoạch số 21/2017/QH14;

d) Cấp vốn điều lệ cho quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách; cấp bù lãi suất tín dụng ưu đãi; hỗ trợ phát triển doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; hỗ trợ hợp tác xã theo quy định của Luật Hợp tác xã.

e) Các khoản chi đầu tư khác theo quy định của pháp luật.

2. Chi thường xuyên

a) Sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề: Chi giáo dục phổ thông trung học, hướng nghiệp nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên và sự nghiệp giáo dục khác do tỉnh quản lý. Chi đào tạo cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề, bồi dưỡng lý luận chính trị, đào tạo lại và bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ công chức, viên chức, đào tạo ngắn hạn và các hình thức đào tạo khác do tỉnh quản lý; thực hiện các chế độ, chính sách của ngành giáo dục theo quy định.

b) Sự nghiệp khoa học và công nghệ: Chi nghiên cứu, thực hiện chương trình, đề tài khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đo lường chất lượng, phát triển công nghệ và các hoạt động khoa học công nghệ khác theo quy định;

c) Chi quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội thuộc cấp tỉnh quản lý: Các nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, trật tự; an toàn xã hội do ngân sách cấp tỉnh thực hiện theo quy định tại Nghị định của Chính phủ về quản lý, sử dụng ngân sách và tài sản của Nhà nước đối với một số hoạt động thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh;

d) Sự nghiệp y tế, dân số và gia đình:

- Chi công tác phòng bệnh, khám chữa bệnh của bệnh viện tuyến tỉnh, trung tâm y tế các huyện, khối y tế cơ sở; công tác chăm sóc sức khỏe cán bộ; công tác điều dưỡng phục hồi chức năng; an toàn thực phẩm; dân số kế hoạch hóa gia đình và các hoạt động y tế khác thuộc tỉnh quản lý;

- Chi hỗ trợ mua thẻ BHYT cho các đối tượng theo quy định.

e) Sự nghiệp văn hóa thông tin: Công tác bảo tồn, bảo tàng, thư viện, biểu diễn nghệ thuật; hoạt động thông tin truyền thông, xuất bản báo chí; kinh phí trùng tu, tôn tạo và phát huy di tích, tổ chức lễ hội và sự kiện, hoạt động phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, thực hiện các hoạt động về gia đình và hoạt động văn hóa khác do tỉnh quản lý;

f) Sự nghiệp phát thanh, truyền hình: Hoạt động của Đài phát thanh, truyền hình tỉnh và các hoạt động phát thanh, truyền thanh khác do tỉnh quản lý;

g) Sự nghiệp thể dục, thể thao: Bồi dưỡng, đào tạo huấn luyện vận động viên các đội tuyển cấp tỉnh; các giải thi đấu cấp tỉnh; quản lý các cơ sở thi đấu thể dục, thể thao thuộc tỉnh và các hoạt động thể dục, thể thao khác thuộc tỉnh quản lý;

h) Sự nghiệp bảo vệ môi trường: Hoạt động hệ thống quan trắc và phân tích môi trường; kiểm soát ô nhiễm; quản lý, điều tra, đánh giá chất thải; phân loại, xử lý rác thải sinh hoạt, bảo tồn đa dạng sinh học; hoạt động hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu môi trường; các Đề án, dự án nhiệm vụ và các hoạt động bảo vệ môi trường khác theo quy định thuộc tỉnh quản lý;

i) Chi các hoạt động kinh tế

- Sự nghiệp giao thông: Duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa cầu đường và các công trình giao thông khác; lập biển báo, các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông của các tuyến đường do tỉnh quản lý và các nhiệm vụ khác về hoạt động giao thông của tỉnh;

- Sự nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, thủy lợi và phát triển nông thôn: Chi đảm bảo các nhiệm vụ về thủy lợi và phòng chống thiên tai của tỉnh; chi cho các hoạt động nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thủy sản; công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư; Bảo vệ, phòng; chống cháy rừng; bảo vệ nguồn lợi thủy sản; xây dựng nông thôn mới và các hoạt động phát triển nông thôn khác do tỉnh quản lý;

- Sự nghiệp tài nguyên: Quản lý đất đai; đo đạc và bản đồ; địa chất và khoáng sản; tài nguyên nước; khí tượng thủy văn và giám sát biến đổi khí hậu; viễn thám đa dạng sinh học; các nhiệm vụ khác liên quan đến sự nghiệp tài nguyên theo quy định do tỉnh quản lý.

- Lĩnh vực quy hoạch, xúc tiến đầu tư, thương mại du lịch: Thực hiện các nhiệm vụ theo Đề án được phê duyệt, chương trình phát triển du lịch của tỉnh, các hoạt động xúc tiến thương mại; Chi quy hoạch thực hiện nhiệm vụ chi đánh giá quy hoạch theo quy định của Luật quy hoạch số 21/2017/QH14;

- Các sự nghiệp kinh tế khác thuộc tỉnh quản lý.

j) Hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam thuộc cấp tỉnh; Ủy ban Mặt trận tổ quốc tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh;

k) Hỗ trợ hoạt động các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp thuộc tỉnh theo quy định của pháp luật;

l) Sự nghiệp bảo đảm xã hội: Chi thực hiện các chính sách bảo trợ xã hội, công tác cứu tế xã hội, cứu đói, xóa đói giảm nghèo, phòng chống tệ nạn xã hội, chương trình quản lý cai nghiện và phòng chống mại dâm, thăm hỏi tặng quà các đối tượng chính sách xã hội nhân ngày lễ tết, chế độ chăm sóc trẻ em, người cao tui, người có công điều trị điều dưỡng và các hoạt động đảm bảo xã hội khác do tỉnh thực hiện.

m) Chi hỗ trợ thực hiện một số nhiệm vụ:

- Ngân sách tỉnh hỗ trợ cho các đơn vị thuộc cấp trên quản lý đóng trên địa bàn trong trường hợp cần khẩn trương huy động lực lượng cấp trên khi xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh và các trường hợp cấp thiết khác để bảo đảm ổn định tình hình kinh tế - xã hội, an ninh và trật tự, an toàn xã hội của tỉnh;

- Các đơn vị cấp trên quản lý đóng trên địa bàn khi thực hiện chức năng của mình, kết hợp thực hiện một số nhiệm vụ theo yêu cầu của cấp dưới;

- Hỗ trợ các địa phương khác khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa nghiêm trọng.

n) Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.

3. Chi trả nợ lãi, phí và các chi phí phát sinh từ các khoản tiền do chính quyền cấp tỉnh vay.

4. Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính tỉnh.

5. Chi chuyển nguồn sang năm sau của ngân sách cấp tỉnh.

6. Chi bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu cho ngân sách cấp huyện.

Điều 11. Nhiệm vụ chi của ngân sách cấp huyện

1. Chi đầu tư phát triển

a) Đầu tư cho các dự án do cấp huyện quản lý: các dự án đầu tư công do các phòng ban, đơn vị thuộc cấp huyện quản lý sử dụng; dự án liên xã, phường, thị trấn trên địa bàn bao gồm trụ sở làm việc, đường giao thông, công trình thủy lợi, văn hóa, thể thao, điện chiếu sáng và các công trình công cộng khác thuộc huyện quản lý.

Riêng thị xã Duy Tiên và thành phố Phủ Lý được phân cấp nhiệm vụ chi đầu tư xây dựng các trường phổ thông công lập gồm: mầm non, tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn phường; điện chiếu sáng; cấp thoát nước; giao thông nội thị; an toàn giao thông; vệ sinh đô thị và các công trình phúc lợi công cộng khác giao cho thị xã và thành phố quản lý.

b) Đầu tư và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích do Nhà nước đặt hàng, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của huyện, thị xã, thành phố theo quy định của pháp luật.

c) Cấp vốn điều lệ cho quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách do cấp huyện quản lý; cấp bù lãi suất tín dụng ưu đãi; hỗ trợ phát triển doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; hỗ trợ hợp tác xã theo quy định của Luật Hợp tác xã.

d) Các khoản chi đầu tư khác theo quy định của pháp luật.

2. Chi thường xuyên:

a) Sự nghiệp giáo dục, đào tạo và dạy nghề: Giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học, trung học cơ sở, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục thường xuyên của huyện. Hoạt động của trung tâm chính trị, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên thuộc cấp huyện quản lý. Thực hiện các chế độ, chính sách của ngành giáo dục theo quy định.

b) Quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội: Nội dung nhiệm vụ chi của ngân sách huyện cho an ninh, quốc phòng theo quy định tại Nghị định của Chính phủ về quản lý, sử dụng ngân sách và tài sản của Nhà nước đối với một số hoạt động thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh;

c) Sự nghiệp y tế, dân số và gia đình: Hoạt động của Hội chữ thập đỏ; hỗ trợ kinh phí mua thẻ bo hiểm y tế cho các đối tượng theo quy định,...;

d) Sự nghiệp văn hóa thông tin: Hoạt động trung tâm văn hóa, nhà văn hóa, thư viện, công tác duy tu bảo dưỡng các thiết chế văn hóa; tổ chức lễ hội và sự kiện, hoạt động phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa;... thuộc cấp huyện quản lý theo quy định;

đ) Sự nghiệp phát thanh, truyền thanh: Hoạt động phát thanh; truyền thanh và các hoạt động thông tin khác thuộc cấp huyện;

e) Sự nghiệp thể dục, thể thao: Công tác bồi dưỡng, tập huấn, tổ chức các giải thi đấu thể dục, thể thao và các hoạt động thể dục, thể thao phong trào thuộc cấp huyện quản lý;

f) Chi sự nghiệp bảo vệ môi trường: Thu gom, vận chuyển và xử lý chôn lấp rác thải sinh hoạt, hỗ trợ trang thiết bị thu gom rác thải sinh hoạt, vệ sinh môi trường khu dân cư nơi công cộng, làng nghề, khai thông cống rãnh, thoát nước và các nhiệm vụ khác về bảo vệ môi trường thuộc cấp huyện quản lý;

g) Các hoạt động kinh tế gồm:

- Sự nghiệp giao thông: Duy tu, sửa chữa đường và các công trình giao thông khác, lập biển báo, các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông trên các tuyến đường do cấp huyện quản lý và các nhiệm vụ khác về hoạt động giao thông của huyện;

- Sự nghiệp nông nghiệp, thủy sản, thủy lợi và phát triển nông thôn: Chi các nhiệm vụ về thủy lợi, thủy sản và phòng chống thiên tai của huyện; chi cho các hoạt động nông nghiệp, ngư nghiệp; công tác khuyến nông, khuyến ngư; xây dựng nông thôn mới và các hoạt động phát triển nông nghiệp thôn khác do huyện quản lý;

- Sự nghiệp tài nguyên: Quản lý đất đai; đo đạc và bản đồ; địa chất và khoáng sản; tài nguyên nước; khí tượng thủy văn và giám sát biến đổi khí hậu; các nhiệm vụ khác liên quan đến sự nghiệp tài nguyên theo quy định do huyện quản lý.

- Sự nghiệp thị chính: Duy tu, bảo dưỡng hệ thống đèn chiếu sáng, vỉa hè, giao thông nội thị, hệ thống cấp thoát nước, tiền điện thắp sáng trên đường phố, cây xanh và các hoạt động sự nghiệp thị chính khác do cấp huyện quản lý;

- Các sự nghiệp kinh tế khác do cấp huyện quản lý.

h) Hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam thuộc cấp huyện; Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc, Hội Cựu chiến binh, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thuộc cấp huyện;

i) Hỗ trợ các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp thuộc cấp huyện theo quy định của pháp luật;

j) Sự nghiệp bảo đảm xã hội: Chi thực hiện các chính sách bảo trợ xã hội, công tác cứu tế xã hội, cứu đói, xóa đói giảm nghèo, chúc thọ, mừng thọ, thăm hỏi ngày lễ tết các đối tượng chính sách; hỗ trợ mai táng phí cho các đối tượng theo quy định và các hoạt động đảm bảo xã hội khác do huyện thực hiện;

k) Chi hỗ trợ thực hiện một số nhiệm vụ:

- Ngân sách cấp huyện hỗ trợ cho các đơn vị thuộc cấp trên quản lý đóng trên địa bàn trong trường hợp cần khẩn trương huy động lực lượng cấp trên khi xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh và các trường hp cấp thiết khác để bảo đảm ổn định tình hình kinh tế - xã hội, an ninh và trật tự, an toàn xã hội của huyện, thị xã, thành phố;

- Các đơn vị cấp trên quản lý đóng trên địa bàn khi thực hiện chức năng của mình, kết hợp thực hiện một số nhiệm vụ theo yêu cầu của cấp dưới;

- Chi hỗ trợ các địa phương khác khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa nghiêm trọng.

l) Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.

3. Chi chuyển nguồn sang năm sau của ngân sách cấp huyện.

4. Chi bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung mục tiêu cho ngân sách cấp xã.

Điều 12. Nhiệm vụ chi ngân sách cấp xã

1. Chi đầu tư phát triển

1.1. Đối với các xã, thị trấn

a) Đầu tư cho các dự án do cấp xã quản lý: Các dự án đầu tư công trong phạm vi xã, thị trấn, do cấp xã quản lý, sử dụng: Trụ sở làm việc, trường học mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trạm y tế, nước sạch và các công trình giao thông, thủy lợi văn hóa, thể thao và các công trình phúc lợi công cộng khác;

b) Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật.

1.2. Đối với các phường: Các phường có nguồn tăng thu tiết kiệm chi, sau khi đã đảm bảo đầy đủ các nhiệm vụ chi thường xuyên thì được sử dụng để đầu tư cho các dự án đầu tư công do phường quản lý: Trụ sở làm việc, trường học mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trạm y tế, và các công trình giao thông, thủy lợi văn hóa, thể thao và các công trình phúc lợi công cộng khác.

2. Chi thường xuyên

a) Sự nghiệp giáo dục đào tạo và dạy nghề: Hỗ trợ hoạt động giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học, trung học cơ sở. Hỗ trợ cán bộ công chức cấp xã, người hoạt động không chuyên trách đi học tập, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn;

b) Quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội: Nội dung nhiệm vụ chi của ngân sách xã cho an ninh, quốc phòng theo quy định tại Nghị định của Chính phủ về quản lý, sử dụng ngân sách và tài sản của Nhà nước đối với một số hoạt động thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh;

c) Sự nghiệp y tế, dân số và gia đình;

d) Sự nghiệp văn hóa thông tin;

đ) Sự nghiệp phát thanh, truyền thanh;

e) Sự nghiệp thể dục, thể thao;

f) Sự nghiệp bảo vệ môi trường;

g) Các hoạt động kinh tế bao gồm: Hoạt động bảo trì, quản lý sử dụng, khai thác kết cấu hạ tầng giao thông phân cấp cho cấp xã quản lý; hoạt động bảo vệ, nuôi trồng, chăm sóc, bảo dưỡng, sửa chữa, vận hành, khai thác trong nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, thủy lợi và phát triển nông thôn thuộc thẩm quyền quản lý của cấp xã; hoạt động quản lý sử dụng, khai thác đất đai; tài nguyên; đo đạc, bản đồ và các hoạt động kinh tế khác phân cấp cho cấp xã thực hiện;

h) Hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam thuộc xã, phường, thị trấn; Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc, Hội Cựu chiến binh, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh thuộc xã, thị trấn; Phụ cấp cho những người hoạt động không chuyên trách thuộc cấp xã, thôn, tổ dân phố theo quy định.

i) Hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp thuộc cấp xã theo quy định.

j) Sự nghiệp bảo đảm xã hội: Chi phụ cấp hàng tháng cán bộ xã nghỉ việc theo Quyết định 130-CP ngày 20/6/1975 và Quyết định 111-HĐBT ngày 13/10/1981 của Hội đồng Bộ trưởng; chi thăm hỏi các đối tượng chính sách; cứu tế xã hội và thực hiện các chính sách bảo trợ xã hội khác theo quy định của pháp luật.

k) Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.

3. Chi chuyển nguồn sang năm sau của ngân sách cấp xã./.