cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Kế hoạch số 32/KH-UBND ngày 15/06/2015 Phát triển kinh tế tập thể 5 năm 2016-2020 của tỉnh Thái Bình (Tình trạng hiệu lực không xác định)

  • Số hiệu văn bản: 32/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Cơ quan ban hành: Tỉnh Thái Bình
  • Ngày ban hành: 15-06-2015
  • Ngày có hiệu lực: 15-06-2015
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 13-09-2019
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 1551 ngày (4 năm 3 tháng 1 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 13-09-2019
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 13-09-2019, Kế hoạch số 32/KH-UBND ngày 15/06/2015 Phát triển kinh tế tập thể 5 năm 2016-2020 của tỉnh Thái Bình (Tình trạng hiệu lực không xác định) bị bãi bỏ, thay thế bởi Kế hoạch số 94/KH-UBND ngày 13/09/2019 Về phát triển kinh tế tập thể năm 2020 tỉnh Thái Bình”. Xem thêm Lược đồ.

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
THÁI BÌNH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 32/KH-UBND

Thái Bình, ngày 15 tháng 06 năm 2015

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ 5 NĂM 2016-2020 CỦA TỈNH THÁI BÌNH

Thực hiện Công văn số 2046/BKHĐT-HTX ngày 10/4/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế tập thể 5 năm 2016-2020; Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế tập thể 5 năm 2016-2020 của tỉnh như sau:

PHẦN MỞ ĐẦU

I. VAI TRÒ VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ GIAI ĐOẠN 2016-2020

- Tại các nước phát triển và đang phát triển cũng như tại nước ta đều xác định vai trò quan trọng, lâu dài của thành phần kinh tế tập thể trong nền kinh tế. Sự đóng góp của khu vực kinh tế tập thể không chthể hiện ở các chỉ tiêu kinh tế thực hiện hàng năm, mà việc phát triển kinh tế tập thể còn thúc đẩy sự bình đẳng và trách nhiệm xã hội; thể hiện sự dân chủ thực sự và xây dựng cộng đồng; đóng góp cho xóa đói, giảm nghèo, tạo việc làm, phát triển cộng đồng nông thôn, góp phần ổn định xã hội;

- Qua nghiên cứu, tổng kết 10 năm (2003-2012) về kinh tế xã hội đã cho thấy, đầu tư cho khu vực hợp tác xã là kênh đầu tư mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội so với khu vực khác, cụ thể như: Cứ đầu tư 1% tài sản cố định và tài chính dài hạn thì khu vực hợp tác xã sẽ đóng góp 10,04% vào GDP, trong khi đó, khu vực doanh nghiệp nhà nước chỉ đóng góp 0,74% vào GDP, khu vực đầu tư nước ngoài đóng góp 0,7% vào GDP, khu vực doanh nghiệp tư nhân đóng góp 4,52% vào GDP (theo văn bản số 310/CV-LMHTXVN ngày 13/5/2015 của Liên minh Hợp tác xã Việt Nam).

- Thông qua Kế hoạch phát triển kinh tế tập thể 5 năm giai đoạn 2016-2020, các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về khuyến khích và trợ giúp phát triển kinh tế tập thể được công khai, minh bạch, giúp các hợp tác xã phát huy hiệu quả, năng lực của mình trong hoạt động đầu tư và phát triển kinh doanh; là công cụ đắc lực giúp Nhà nước cấp Trung ương và tỉnh theo dõi, đánh giá tình hình phát trin của khu vực kinh tế tập thể trong tỉnh. Việc thực hiện tt Kế hoạch phát triển kinh tế tập thể 5 năm giai đoạn 2016-2020 sẽ là cơ sở để thực hiện thành công Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tnh trong giai đoạn này.

II. CĂN CỨ XÂY DỰNG VÀ KẾT CẤU KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ GIAI ĐOẠN 2016-2020

1. Căn cứ xây dựng kế hoạch

- Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm giai đoạn 2011-2020;

- Kết luận số 56-KL/TW ngày 21/02/2013 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) về tiếp tục đổi mới, phát triển nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể;

- Luật Hợp tác xã ngày 20/11/2012;

- Nghị định số 193/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hợp tác xã;

- Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa;

- Nghị quyết số 22/NQ-CP ngày 05/5/2010 của Chính phủ triển khai thực hiện Nghị định 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phvề trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa;

- Quyết định số 2261/QĐ-TTg ngày 15/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã giai đoạn 2015-2020;

- Thông tri số 28-TT/TU ngày 05/3/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc đẩy mạnh thực hiện đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể;

- Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 của tỉnh.

2. Kết cấu kế hoạch

Kết cấu kế hoạch gồm 3 chương như sau:

Chương I: TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ GIAI ĐOẠN 2011-2015

I. ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Về số lượng, doanh thu và thu nhập của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hp tác

2. Về thành viên, lao động của hợp tác xã

3. Về trình độ cán bộ quản lý hợp tác xã

II. ĐÁNH GIÁ THEO LĨNH VỰC

1. Lĩnh vực hoạt động nông, lâm, ngư nghiệp, thủy sản

2. Lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

3. Lĩnh vực giao thông vận tải

4. Lĩnh vực dịch vụ điện năng

5. Lĩnh vực tín dụng

III. NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ NGUYÊN NHÂN

1. Những thuận lợi

2. Những khó khăn

3. Nguyên nhân của hạn chế

IV. KẾT QUẢ THỰC HIN PHÁP LUẬT VÀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ

1. Kết quả triển khai Luật và các văn bản hướng dẫn

2. Công tác quản lý nhà nước về kinh tế tập thể

3. Kết quả triển khai chính sách hỗ trợ, ưu đãi hợp tác xã

Chương II: KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ 5 NĂM 2016-2020

I. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ GIAI ĐOẠN 2016-2020

1. Dự báo những thuận lợi, khó khăn

2. Mục tiêu tổng quát

3. Đnh hướng chung về phát triển kinh tế tập thể

4. Một số mục tiêu cụ thể

II. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ GIAI ĐOẠN 2016-2020

1. Tiếp tục thực hiện và hoàn thiện hệ thống văn bản hướng dẫn thi hành Luật Hợp tác xã năm 2012

2. Tuyên truyền, tập huấn Luật Hợp tác xã năm 2012

3. Tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ, ưu đãi phát triển hợp tác xã theo Chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã giai đoạn 2016-2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

4. Nâng cao hiệu quả hoạt động của khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã

5. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về kinh tế tập thể

6. Huy động các lực lượng xã hội, các tổ chức đoàn thể trong nước và quốc tế tham gia thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể

Chương III: TCHỨC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

I. XÂY DỰNG CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

1. Điều kiện về mặt tổ chức, thể chế, nhân sự

2. Điều kiện và nguồn tài chính, ngân sách

II. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN LIÊN QUAN

1. Đối với các sở, ngành của tỉnh

2. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

3. Liên minh Hợp tác xã tnh

III. GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

1. Công cụ, biện pháp đánh giá

2. Chế độ báo cáo, tổng hợp

 

Chương I

TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ GIAI ĐOẠN 2011-2015

I. ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Về slượng, doanh thu và thu nhp của hợp tác xã, liên hiệp hp tác xã, tổ hp tác

a) Slượng hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác

Đến hết ngày 31/5/2015 trên địa bàn tỉnh có 550 hợp tác xã; không có liên hiệp hợp tác xã và tổ hợp tác.

Số lượng hợp tác xã chia theo ngành, lĩnh vực hoạt động chính như sau:

- Hợp tác xã nông, lâm, ngư nghiệp, thủy sản: 328 HTX

- Hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp: 26 HTX

- Hợp tác xã xây dựng: 02 HTX

- Hợp tác xã tín dụng: 85 HTX

- Hợp tác xã thương mại dịch vụ: 10 HTX

- Hợp tác xã giao thông vận tải: 11 HTX

- Hợp tác xã điện năng: 88 HTX

Trong giai đoạn 2011-2015:

- Số lượng hợp tác xã đã thành lập mới là: 01 HTX

- Số lượng hợp tác xã đã giải thể là: 01 HTX

Trong tổng số 550 hợp tác xã, chưa có hợp tác xã nào thực hiện chuyển đổi tổ chức hoạt động theo Luật Hợp tác xã năm 2012.

b) Doanh thu, lãi bình quân và đóng góp vào GDP của các hợp tác xã

- Doanh thu trung bình của hợp tác xã thực hiện giai đoạn 2011-2015 là 1.209 triệu đồng/năm, trong đó: Doanh thu trung bình đối với thành viên là 858,8 triệu đồng/năm, đạt 98,2% mục tiêu Kế hoạch; doanh thu trung bình đối với thị trường bên ngoài 350,2 triệu đồng/năm;

- Lãi bình quân của hợp tác xã thực hiện giai đoạn 2011-2015 là 81,1 triệu đồng/năm, đạt 94,3% mục tiêu Kế hoạch;

- Tỷ suất lãi bình quân/doanh thu của hợp tác xã giai đoạn 2011-2015 là 6,7%;

- Đóng góp vào GDP chiếm khoảng 9,8%; đt 98,9% mục tiêu Kế hoạch.

2. Về thành viên, lao động của hợp tác xã

Tổng số thành viên của hợp tác xã thực hiện giai đoạn 2011-2015 là 525.000 thành viên, trong đó thành viên mới gia nhập hợp tác xã 11.860 thành viên; rút khỏi hợp tác xã 792 thành viên, đạt 100% mục tiêu Kế hoạch.

Tổng số lao động thường xuyên của các hợp tác xã thực hiện giai đoạn 2011-2015 là 10.500 người, trong đó lao động đồng thời là thành viên của hợp tác xã, đạt 84% mục tiêu Kế hoạch.

Thu nhập bình quân của người lao động làm việc thường xuyên trong các hợp tác xã giai đoạn 2011-2015 là 22,9 triệu đồng, đạt 106% mục tiêu Kế hoạch.

3. Về trình độ cán bộ quản lý hợp tác xã

- Bộ máy tổ chức và công tác quản lý hoạt động của các hợp tác xã:

Tại tỉnh Thái Bình đa số các hợp tác xã tổ chức theo hình thức thành lập bộ máy quản lý và bộ máy điều hành riêng. Trưởng ban quản trị là người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã. Bộ máy quản lý của hợp tác xã được bố trí từ 3-4 cán bộ. Bộ máy điều hành thường từ 2-3 cán bộ. Các hợp tác xã đều chú trọng quan tâm đến chất lượng chuyên môn của bộ máy quản lý, điều hành, đặc biệt là trong việc lựa chọn chức danh chủ nhiệm, trưởng ban quản trị hợp tác xã. Tng số cán bộ quản lý và cán bộ điều hành của hợp tác xã trên địa bàn toàn tỉnh tại thời điểm 31/5/2015 là 2.652 người.

- Trình độ năng lực quản lý của cán bộ hợp tác xã:

Tại thời điểm 31/5/2015, số cán bộ quản lý, điều hành hợp tác xã có trình độ cao đng và đại học là 1.009 người; có trình độ sơ cấp, trung cấp là 1.651 người.

Số cán bộ quản lý, điều hành trong các hợp tác xã đã được đào tạo cơ bản là yếu t rt quan trọng trong việc duy trì n định và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của các hợp tác xã trên địa bàn tỉnh.

II. ĐÁNH GIÁ THEO LĨNH VỰC

1. Lĩnh vực hoạt động nông, lâm, ngư nghiệp, thủy sản

Tại thời điểm 31/5/2015, toàn tỉnh có 328 hợp tác xã hoạt động nông, lâm, ngư nghiệp, thủy sản. Hoạt động của các hợp tác xã thực hiện tốt chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Nhiều hợp tác xã đã ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào sản xuất kinh doanh như: Áp dụng công nghệ sản xuất xanh sạch, an toàn, công nghệ xử lý bảo quản sau thu hoạch; sử dụng rộng rãi máy móc, thiết bị cơ khí trong sản xuất; chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi ngắn ngày, cho năng suất cao; xây dựng, thực hiện quy hoạch, phân vùng, bố trí sản xuất thông qua việc tổ chức tốt các khâu dịch vụ phục vụ sản xuất, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế hộ nông dân và xây dựng nông thôn mới. Công tác quản lý tài chính được củng cố kiện toàn, tài sản giao khoán cho người sử dụng để gắn trách nhiệm với lợi ích. Việc sử dụng các quỹ được thực hiện công khai và dân chủ. Công tác phòng chống thiên tai, dịch bệnh được tăng cường, do đó hạn chế được thiệt hại trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Thu nhập của người lao động trong các hợp tác xã hoạt động nông, ngư nghiệp, thủy sản bình quân đạt 1,9-2,0 triệu đồng/tháng. Tuy mức thu nhập của người lao động trong các hợp tác xã còn thấp, nhưng đây là nguồn thu nhập ổn định và quan trọng của các gia đình ở khu vực nông thôn.

2. Lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

Tại thời điểm 31/5/2015, toàn tỉnh có 26 hợp tác xã công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp hoạt động sản xuất các ngành nghề may mặc, phụ tùng xe đạp, xe máy, dụng cụ đồ dùng học sinh, hàng dệt các loại, hàng thủ công mỹ nghệ khác. Nhiều hợp tác xã phát triển mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư mua sắm máy móc thiết bị tiên tiến, đi mới công nghệ, thu hút lao động và khai thác tốt nguồn nguyên liệu tại địa phương, duy trì các sản phẩm truyền thống và đầu tư sản xuất thêm một số sản phẩm mới. Nhu cầu của các thành viên về sử dụng sản phẩm của hợp tác xã không nhiều, do đó các hợp tác xã chủ yếu tiêu thụ sản phẩm ra thị trường bên ngoài, nên hoạt động của hợp tác xã còn mang nhiều bản chất của doanh nghiệp.

Thu nhập của người lao động đạt từ 2-2,5 triệu đồng/tháng.

3. Lĩnh vực giao thông vận tải

Tại thời điểm 31/5/2015, toàn tỉnh có 11 hợp tác xã giao thông vận tải, đa số hoạt động theo mô hình dịch vụ hỗ trợ, thực hiện một số nhiệm vụ như phân bố luồng tuyến, xin giấy phép vận tải, đại diện ký hp đồng bến bãi, dịch vụ đóng các loại phí, thuế, bảo hiểm, tư vấn hỗ trợ và giải quyết các vấn đề thuộc phạm vi pháp lý. Thành viên tự quản lý phương tiện và chủ động kinh doanh theo tuyến do hợp tác xã phân định.

Các hợp tác xã tăng cường củng cố bộ máy tổ chức, chú trọng đầu tư trang thiết bị, phương tiện đáp ứng nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa của thành viên và nhân dân.

Thu nhập bình quân của người lao động đạt 2,5-3,0 triệu đồng/tháng.

4. Lĩnh vực dịch vụ điện năng

Tại thời điểm 31/5/2015, toàn tỉnh có 88 hợp tác xã hoạt động làm dịch vụ điện năng, trong đó có 02 hợp tác xã tạm ngừng hoạt động các thành viên chuyển sang hoạt động theo loại hình doanh nghiệp. Các hợp tác xã điện năng quan tâm duy tu, sửa chữa nâng cấp hệ thống máy biến áp và đường dây đến từng gia đình; chú trọng công tác sửa chữa khắc phục sự cố để cp điện ổn định cho thành viên và nhân dân trong xã. Các hợp tác xã thực hiện tốt công tác tuyên truyền trong nhân dân về kỹ thuật sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, góp phần đảm bảo sự an toàn về tính mạng, tài sản của hợp tác xã và của nhân dân, giảm thiểu sự thất thoát điện năng. Hoạt động của các hợp tác xã góp phần đẩy mạnh quá trình xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

Thu nhập của bình quân của người lao động tại các hợp tác xã đạt từ 2,1-2,5 triệu đồng/tháng.

5. Lĩnh vực tín dụng

Tại thời điểm 31/5/2015, toàn tỉnh có 85 quỹ tín dụng nhân dân, trong đó có 50 đơn vị mở rộng địa bàn sang 75 xã liền kề, hoạt động trên 160 xã, phường, thị trấn trong tỉnh. Tổng nguồn vốn hoạt động bình quân của một hợp tác xã đạt 50,8 tỷ đng. Vn huy động bình quân của một hợp tác xã đạt 44 tỷ đồng. Dư nợ cho vay bình quân một hợp tác xã đạt 44 tỷ đồng. Lợi nhuận bình quân của một hợp tác xã đạt 619,6 triệu đồng/tháng. Hoạt động của các hợp tác xã tín dụng trên địa bàn tỉnh phát triển ổn định; vốn huy động và dư nợ cho vay tăng trưởng, nợ xấu được kiểm soát ở mức thấp. Công tác qun trị điều hành của các quỹ tín dụng đã đi vào nề nếp.Tất cả các hợp tác xã tín dụng đã xây dựng ban hành các quy chế hoạt động của hội đồng quản trị, ban kiểm soát, ban điều hành, quy chế cho vay, miễn giảm lãi vay, quy chế an toàn kho quỹ, nội quy giao dịch. Bộ máy quản lý, bộ máy điều hành, ban kiểm soát được củng cố kiện toàn theo hướng chuyên sâu nghiệp vụ. Nhiều quỹ tín dụng nhân dân đã xây dựng được trụ sở làm việc kiêm kho quỹ thuận tiện cho việc giao dịch với khách hàng, đảm bảo an toàn tiền và các giấy tờ có giá. Hệ thống máy tính được nối mạng truyền tin đến Ngân hàng nhà nước đáp ứng được yêu cầu công việc.

Thu nhập bình quân của lao động làm việc thường xuyên đạt 7,8 triệu đồng/tháng là mức thu nhập khá cao so với mặt bằng thu nhập tại địa phương.

III. NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ NGUYÊN NHÂN

1. Những thuận li

- Tình hình chính trị, an ninh trật tự xã hội trên địa bàn tỉnh được ổn định và giữ vững tạo điều kiện cho các hợp tác xã yên tâm đầu tư hoạt động sản xuất kinh doanh;

- Luật Hợp tác xã năm 2012, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2013 cùng với Nghị định số 193/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hợp tác xã, có hiệu lực thi hành từ ngày 27/01/2014 đã tạo hành lang pháp lý thông thoáng cho việc thành lập và tổ chức hoạt động của các hợp tác xã;

- Thực hiện Kết luận số 56-KL/TW ngày 21/02/2013 của Bộ Chính trị về đy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) về tiếp tục đi mới, phát triển nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể; Tỉnh ủy đã ban hành Thông tri số 28-TT/TU ngày 05/3/2013 về việc đẩy mạnh thực hiện đi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể; Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành Nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội trong đó chú trọng phát triển kinh tế tập thể; Ủy ban nhân dân tỉnh, các sở, ngành quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh thực hiện các giải pháp phát triển kinh tế tập thể lng ghép với chương trình xây dựng nông thôn mới tạo ra sự phát triển bền vững trên địa bàn tnh.

2. Những khó khăn

- Sự phát triển kinh tế tập thể tăng trưởng chậm về số lượng, chưa đa dạng, trong giai đoạn 2011-2015 có 02 hợp tác xã thành lập mới; trên địa bàn tỉnh chưa có liên hiệp hợp tác xã và tổ hợp tác thành lập;

- Quy mô hoạt động của các hợp tác xã còn nhỏ; năng lực nội tại của nhiều hợp tác xã yếu kém, thể hiện như: Cán bộ quản lý và cán bộ điều hành năng lực, trình độ chuyên môn còn hạn chế, làm việc chủ yếu theo kinh nghiệm; chưa xây dựng được chiến lược sản xuất kinh doanh đa ngành nghề để đáp ứng nhu cầu đa dạng của thành viên và của thị trường; chưa xác định được mục tiêu và định hướng phát triển; thiếu vốn hoạt động, chưa huy động nhiều được tiềm năng trong thành viên và ngoài xã hội; công tác quản lý tài chính, kế toán của nhiều hợp tác xã thiếu chặt chẽ; công nợ còn dây dưa kéo dài, chậm được xử lý và dẫn đến tình trạng mất vốn; sự liên kết giữa 4 nhà (Nhà nước - Nhà doanh nghiệp - Nhà khoa học - Nhà nông) còn lỏng lẻo;

- Chất lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của nhiều hợp tác xã chưa cao, chưa có sức cạnh tranh trên thị trường, chưa có sức hấp dẫn và lôi cuốn thành viên viên;

- Việc tổ chức phối hợp giữa các sở, ngành, chính quyền địa phương trong việc tổ chức quản lý nhà nước về kinh tế tập thể còn nhiều bất cập, chưa kịp thời. Việc xử lý tài sản bảo đảm, nhất là những tài sản liên quan đến đất đai để thu hồi nợ vay còn nhiều vướng mắc, tiến độ rất chậm, ảnh hưởng đến tình hình hoạt động của các hợp tác xã.

- Việc tổ chức thực hiện các chính sách khuyến khích phát triển kinh tế tập thể ở một số nơi còn mang nhiều tính hình thức, chưa hiệu quả;

- Nhiều ngành, nhiều địa phương còn lúng túng trong việc tổ chức thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế tập thể.

3. Nguyên nhân của hạn chế

a) Nguyên nhân khách quan

- Một số cơ chế, chính sách của Nhà nước ban hành liên quan đến việc hoạt động của thành phần kinh tế tập thể nói chung, với hợp tác xã nói riêng chưa được đồng bộ, chưa đầy đủ, nhiều văn bản ban hành chậm hoặc chưa được chđạo điều chỉnh, bổ sung kịp thời, do vậy nhiều đơn vị kinh tế tập thể khó tiếp cận;

- Sự phục hồi chậm của nền kinh tế thế giới và trong nước trong thời gian dài đã tác động làm giảm sự phát triển kinh tế tập thể;

- Sự gia tăng cạnh tranh của các doanh nghiệp tổ chức quản lý và hoạt động theo quy định thông thoáng của Luật Doanh nghiệp tạo ra nhiều khó khăn trở ngại cho việc tổ chức thành lập và hoạt động của các hợp tác xã.

b) Nguyên nhân chủ quan

- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương một số nơi chưa được quan tâm đúng mức. Tỉnh chưa thành lập Ban Chỉ đạo phát triển kinh tế tập thể;

- Việc thực hiện kiểm tra, giám sát thực hiện cơ chế chính sách về phát triển kinh tế tại nhiều nơi, nhiều lúc chưa được kịp thời dẫn đến hiệu quả thực hiện cơ chế chính sách chưa cao;

- Đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế tập thể còn kiêm nhiệm, năng lực còn hạn chế, nhiều khi còn chưa tâm huyết, gn bó với hợp tác xã;

- Công tác tổng kết và xây dựng các điển hình, mô hình hợp tác xã tiên tiến tại nhiều địa phương còn chậm và mang tính hình thức;

- Nguồn thu ngân sách của tnh hàng năm rất eo hẹp, do đó việc bố trí kinh phí của tnh giành cho việc hỗ trợ phát triển các hợp tác xã còn hạn chế.

IV. KẾT QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VÀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ

1. Kết quả triển khai Luật và các văn bản hướng dẫn

1.1. Ở cấp Trung ương

Luật Hợp tác xã năm 2012 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2013 thay thế Luật Hợp tác xã năm 2003; Chính phủ ban hành Nghị định số 193/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 quy định chi tiết một số điều của Luật Hợp tác xã, có hiệu lực thi hành từ ngày 27/01/2014; Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Thông tư số 03/2014/TT-BKHĐT ngày 26/5/2014 hướng dẫn về đăng ký hợp tác xã và chế độ báo cáo tình hình hoạt động của các hợp tác xã có hiệu lực thi hành từ ngày 01/8/2014.

Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2011; Chính phủ ban hành Nghị định số 69/2005/NĐ-CP ngày 26/5/2005 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 48/2001/NĐ-CP ngày 13/8/2001 về tổ chức và hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân; Ngân hàng nhà nước ban hành Thông tư số 06/2007/TT-NHNN ngày 06/11/2007 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 08/2005/TT-NHNN ngày 30/12/2005 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thực hiện Nghị định số 48/2001/NĐ-CP ngày 13/8/2001 về tổ chức và hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân và Nghị định số 69/2005/NĐ-CP ngày 26/5/2005 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 48/2001/NĐ-CP ngày 13/8/2001 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân.

Chính phủ ban hành Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 về việc trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2261/QĐ-TTg ngày 15/12/2014 phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã giai đoạn 2015-2020.

Hệ thống các văn bản pháp luật và các chính sách đã ban hành nêu trên cùng với hệ thống các văn bản pháp luật chuyên ngành khác do các Bộ, ngành ban hành đã tạo khung pháp lý cho việc tổ chức thành lập, quản lý hoạt động và trợ giúp phát triển kinh tế tập thể.

1.2. Ở cấp địa phương

Tỉnh đã tích cực thể chế hóa các quy định của Luật Hợp tác xã, các nghị định của Chính phủ và các Thông tư hướng dẫn của các Bộ chuyên ngành bằng việc nghiên cứu ban hành và tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tập thể tại địa phương như sau:

- Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành các văn bản: Đề án số 29-ĐA/TU ngày 24/5/2002 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể; Đề án số 26-ĐA/TU ngày 08/4/2002 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đào tạo cán bộ xã, phường, thị trấn có trình độ cao đẳng, đại học; Thông báo số 85-TB/TU ngày 11/8/2006 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp giai đoạn 2006 - 2010; Thông báo số 186-TB/TU ngày 11/6/2007 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về sơ kết 6 năm thực hiện Chỉ thị số 57 của Bộ Chính trị về cng cố, hoàn thiện và phát triển hệ thống quỹ tín dụng nhân dân; Thông báo số 215-TB/TU ngày 05/9/2007 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy kết luận về việc tiếp tục thực hiện đào tạo cán bộ xã, phường, thị trấn có trình độ cao đẳng, đại học; Thông tri số 07-TT/TU ngày 28/02/2008 của Ban Thường vụ Tnh ủy về việc triển khai quán triệt, tổ chức thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa X) về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể; Thông báo số 492-TB/TU ngày 07/5/2009 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy kết luận về Đề án đẩy mạnh cơ giới hóa trong nông nghiệp giai đoạn 2009-2015; Thông báo số 594-TB/TU ngày 27/8/2009 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy kết luận về Đề án đầu tư tín dụng ngân hàng đối với khu vực nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2009-2015; Thông báo số 611-TB/TU ngày 05/4/2010 của Thường trực Tỉnh ủy về Đề án tăng cường, củng cố, hoàn thiện và phát triển hệ thống quỹ tín dụng nhân dân; Thông báo số 645-TB/TU ngày 18/8/2010 của Thường trực Tỉnh ủy về hỗ trợ kinh phí đào tạo cán bộ quỹ tín dụng nhân dân; Thông tri số 28-TT/TU ngày 05/3/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về một số chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển hợp tác xã.

- Ủy ban nhân dân tỉnh đã phê duyệt Đề án tăng cường năng lực hoạt động của hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp giai đoạn 2006-2010 và ban hành Chỉ thị vchuyển đổi, đăng ký hợp tác xã phi nông nghiệp; ban hành 50 quyết định điều chỉnh trực tiếp và liên quan đến hoạt động của khu vực kinh tế tập thể, trong đó có 5 quyết định đào tạo cán bộ hợp tác xã; 07 quyết định về chính sách ưu đãi sử dụng đất làm trụ sở, cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ; 07 quyết định về miễn thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế môn bài và các loại thuế khác; 01 quyết định về phê duyệt đề án phát triển hệ thống quỹ tín dụng nhân dân; 03 quyết định về hỗ trợ hoạt động xúc tiến thương mại; 13 quyết định về hỗ trợ ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, đi mới công nghệ, khuyến công, khuyến nông, khuyến ngư; 10 quyết định hỗ trợ hợp tác xã đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, đời sống cộng đồng và tham gia các chương trình phát triển kinh tế xã hội; 03 quyết định về thực hiện chính sách bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với cán bộ và người lao động trong hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp; 01 quyết định về chuyển đổi mô hình quản lý điện nông thôn; Công văn chđạo số 1265/UBND-TM ngày 05/8/2005 của Ủy ban nhân dân tnh về hoạt động tín dụng nội bộ trong hợp tác xã; Ủy ban nhân dân tỉnh đã tập trung chỉ đạo cải cách thủ tục hành chính trong tất cả các lĩnh vực tại các ngành, các cp trong tỉnh, xây dựng và thực hiện cơ chế một cửamột cửa liên thông đgiải quyết các thủ tục hành chính, trong đó có các thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động đầu tư và đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; xóa bỏ những can thiệp hành chính không cần thiết của cơ quan nhà nước vào hoạt động sản xuất kinh doanh của các hợp tác xã; chỉ đạo xây dựng và ban hành quyết định công bố các thủ tục hành chính vđăng ký liên hiệp hợp tác xã, hợp tác xã theo quy định của Luật Hợp tác xã, Nghị định của Chính phủ, Thông tư của các Bộ ngành để thống nhất áp dụng thực hiện trên địa bàn tỉnh.

- Công tác tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và cơ chế chính sách phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh được đẩy mạnh. Các cấp, các ngành đã tổ chức nhiều lớp học tập, quán triệt, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng bằng nhiều hình thức giúp cho cán bộ, nhân dân hiu rõ hơn vvị trí, vai trò, tác dụng của kinh tế tập thể, hình thức tổ chức và các phương thức hoạt động của mô hình hợp tác xã kiu mi. Các cơ quan Báo Thái Bình, Đài Phát thanh và Truyền hỉnh Thái Bình và các đơn vị làm công tác tuyên truyền đã tích cực thực hiện truyền tải thông tin pháp luật về kinh tế tập thể. Trường Chính trị Thái Bình, Trường Đại học Thái Bình có nội dung giảng dạy những kiến thức pháp luật về hợp tác xã, những vấn đề về lý luận và những vấn đề thực tin về kinh tế tập thể hiện nay. SKế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Liên minh Hợp tác xã tỉnh đã tổ chức nhiều khóa đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về Luật Hợp tác xã năm 2012, Nghị định số 193/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hợp tác xã, Thông tư số 03/2014/TT-BKHĐT ngày 26/5/2014 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về đăng ký hợp tác xã và chế độ báo cáo tình hình hoạt động của các hợp tác xã cho các cán bộ quản lý, điều hành của các hợp tác xã trên địa bàn tỉnh.

2. Công tác quản lý nhà nước về kinh tế tập thể

Ủy ban nhân dân tỉnh đã cụ thể hóa các Nghị quyết, Đề án của Trung ương và của Tỉnh ủy về phát triển kinh tế tập thể thành quy hoạch, kế hoạch, chính sách để thực hiện phát triển kinh tế tập thể như: Chuyển đi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; dồn đin đi thửa; giao thông thủy lợi, nội đng; xây dựng cánh đng đạt giá trị thu nhập cao, vùng nuôi trng thủy sản, khu chăn nuôi tập trung; quy hoạch các khu, cụm công nghiệp, phát triển nghề và làng nghề; ban hành các chính sách hút đầu tư phát triển công nghiệp, khuyến khích phát triển nông nghiệp, tín dụng, thương mại, thu hút lao động có tay nghề, trình độ, cán bộ có năng lực vào làm việc trong các tổ chức kinh tế tập thể; phân cấp việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã;

Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các sở, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, các địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các Nghị quyết, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế tập thể bằng nhiều hình thức; tạo mọi điều kiện thuận lợi cho hợp tác xã tham gia các chương trình xây dựng nông thôn mới và các chương trình phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương; thực hiện tng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể; thực hiện đánh giá kết quả triển khai thực hiện Kết luận 56-KL/TW ngày 21/02/2013 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh để đề ra những mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện quản lý và phát triển kinh tế tập thể trong giai đoạn tiếp theo.

Các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình, chính sách hỗ trợ, ưu đãi đối với hợp tác xã, củng cố, kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế tập thể; thanh tra, kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của hợp tác xã, của cá nhân và tổ chức có liên quan theo quy định của pháp luật. Thực hiện giải quyết kịp thời những vướng mắc trong việc thực hiện các chính sách về hoạt động và đầu tư của các hợp tác xã. Thực hiện phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các thành viên Mặt trận tổ chức thi hành pháp luật về hợp tác xã, tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia xây dựng và phát triển hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; phối hợp trong việc triển khai các chương trình, dự án phát triển hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tham gia xây dựng chính sách và giám sát thi hành pháp luật về hợp tác xã.

Các cơ quan hành chính trong tỉnh thực hiện đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong tất cả các lĩnh vực, trong đó có các lĩnh vực liên quan đến việc đăng ký kinh doanh, hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh của các hợp tác xã.

Tuy nhiên, công tác quản lý nhà nước về kinh tế tập thể tại một số nơi còn bất cập như: Chưa kịp thời tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật phát triển kinh tế tập thể; chưa coi trọng việc hướng dẫn xây dựng, theo dõi hoạt động của các hợp tác xã; chưa cụ thể hóa các chính sách khuyến khích phát triển kinh tế tập thể của Trung ương và của tnh; chưa coi trọng việc xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế tập thể; giải quyết những tồn tại, khó khăn, vướng mắc của các hợp tác xã theo thẩm quyền còn chậm, kéo dài; còn tồn tại khuynh hướng cấp ủy, chính quyền buông lỏng hoặc can thiệp quá sâu vào hoạt động của các hợp tác xã.

3. Kết quả triển khai chính sách htrợ, ưu đãi hợp tác xã

3.1. Chính sách hỗ trợ, khuyến khích thành lập mới, bồi dưỡng, đào tạo cán bộ hợp tác xã, tổ hợp tác

a) Hỗ trợ trong việc thành lập và đăng ký kinh doanh

Sở Kế hoạch và Đầu tư đã thực hiện rà soát các thủ tục hành chính về đăng ký hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở và các thủ tục hành chính vđăng ký hợp tác xã thuộc thm quyn giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện, chuyn Sở Tư pháp thm định trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quyết định công bố, công khai và triển khai thực hiện từ ngày 01/8/2014 theo quy định của Luật hợp tác xã năm 2012, Nghị định số 193/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hợp tác xã và Thông tư số 03/2014/TT-BKHĐT ngày 26/5/2014 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về đăng ký hợp tác xã và chế độ báo cáo tình hình hoạt động của các hợp tác xã. Trong đó các thủ tục hành chính đăng ký thay đổi hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã tại Phòng Đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch và Đu tư được rút ngn từ 7 ngày làm việc (theo Luật Hợp tác xã năm 2003) và 5 ngày làm việc (theo Luật Hợp tác xã năm 2012) xung còn 4 ngày làm việc, giảm 20 - 40% thời gian giải quyết thủ tục hành chính. Thực hiện tư vấn về thành lập, đăng ký hoạt động và cung cấp miễn phí các biểu mẫu hồ sơ đăng ký hợp tác xã. Trung tâm xúc tiến và tư vấn đầu tư của Sở Kế hoạch và Đầu tư đã bố trí những cán bộ có nhiều kinh nghiệm thực hiện tư vấn cho các hợp tác xã trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh và đầu tư.

b) Chính sách cán bộ và đào tạo nguồn nhân lực

Tỉnh khuyến khích phát triển các cơ sở dạy nghề, thực hiện hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho các hợp tác xã và các doanh nghiệp một lần từ 350-700 ngàn đồng/học viên. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công thương đã thực hiện triển khai kế hoạch bồi dưỡng nguồn nhân lực cho các hợp tác xã về các kiến thức Luật Hợp tác xã về lập hồ sơ đăng ký thành lập hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; về kiến thức quản trị hợp tác xã cho các đối tượng là Chủ tịch Hội đng quản trị, Chủ nhiệm, Giám đc, Kế toán, Kim soát viên của các hợp tác xã. Số lượng học viên được bồi dưỡng, đào tạo hàng năm từ 1000-1300 người. Tổng kinh phí hỗ trợ bồi dưỡng hàng năm t1-1,5 tỷ đồng được sử dụng từ các nguồn hỗ trợ của Trung ương và nguồn kinh phí khuyến công, khuyến nông, khuyến thương của tỉnh.

3.2. Chính sách htrợ hoạt động xúc tiến thương mại

Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo cho các sở, ngành xây dựng và thực hiện kế hoạch xúc tiến thương mại nhằm thu hút đầu tư, quảng bá các sản phẩm dịch vụ của các đơn vị sản xuất kinh doanh trong tỉnh, trong đó có các hợp tác xã.

Trung tâm tư vấn và xúc tiến đầu tư của Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện vấn đầu tư, hỗ trợ hợp tác xã, tổ chức, cá nhân trong tỉnh về các thông tin cần thiết trong việc lập dự án đầu tư và lập hồ sơ đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trên địa bàn tỉnh.

Trung tâm xúc tiến thương mại Sở Công Thương tổ chức quảng bá sản phẩm dịch vụ và trợ giúp việc tìm hiểu, nắm bắt và tiếp cận thị trường phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các hợp tác xã thông qua các hội chợ thương mại tổ chức trong và ngoài tỉnh. Hàng năm, Trung tâm xúc tiến thương mại Sở Công thương chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện tổ chức từ 8-15 hội chợ thương mại trong và ngoài tỉnh để quảng bá sản phẩm dịch vụ cho các doanh nghiệp và hợp tác xã.

Liên minh các hợp tác xã tỉnh thực hiện hỗ trợ quảng bá sản phẩm dịch vụ của các hợp tác xã thành viên tại Hội chợ Giảng Võ hàng Thủ công mỹ nghệ năm 2012 là 30 triệu đồng; tại Hội nghị liên kết tiêu thụ hàng thủy sản Thái Bình tại Diêm Đin năm 2014 là 40 triệu đồng; tại Hội chợ mỗi xã phường một sản phẩm Quảng Ninh năm 2015, địa đim tại thành phố Hạ Long, tỉnh Qung Ninh là 40 triệu đồng.

3.3. Chính sách tín dụng

Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo triển khai thực hiện chính sách của Nhà nước tạo điều kiện cho kinh tế tập thể, kinh tế hộ tiếp cận và được thừa hưởng các ưu đãi về đầu tư (như dùng tài sản hình thành từ vốn vay để thế chấp vay vốn, thuê bao tài chính). Ưu tiên cho các hợp tác xã tiếp cận và thụ hưởng các nguồn vốn, quỹ quốc gia, giải quyết việc làm, xóa đói, giảm nghèo.

Các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh thực hiện cho các hợp tác xã vay vốn với lãi suất vay ưu đãi bằng lãi suất của Ngân hàng Chính sách xã hội. Cho vay không phải bảo đảm bằng tài sản tối đa đến 500 triệu đồng. Các hợp tác xã trên địa bàn nông thôn còn nhận được những cơ chế chính sách phù hợp (theo Nghị định 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng nông nghiệp, nông thôn; Thông tư số 08/2014/TT-NHNN ngày 17/3/2014 của Ngân hàng Nhà nước quy định trần lãi suất cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam đối với những hợp đồng mới phát sinh trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn), thông qua việc đơn giản hóa thủ tục, cùng với các chương trình khoanh nợ, xóa nợ, gia hạn nợ, miễn giảm lãi vay... tạo điều kiện cho hợp tác xã trên địa bàn nông thôn dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn tín dụng ngân hàng, góp phần giải quyết khó khăn về vốn, giảm chi phí vốn vay, phát triển sản xuất, thúc đẩy kinh tế tập thể phát triển. Dư nợ cho vay của hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh đối với các hợp tác xã tại thời điểm 31/12/2013 là 3.154,05 triệu đồng, tại thời điểm 31/12/2014 là 3.260,6 triệu đồng.

Từ năm 2011 đến 2014, Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh thực hiện Đề án hỗ trợ hệ thống quỹ tín dụng nhân dân cơ sở trên địa bàn tỉnh, đã được ngân sách tỉnh hỗ trợ đầu tư, trang bị cơ sở vật chất, máy móc, thiết bị, tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ của các quỹ tín dụng với tổng số tiền 7.423 triệu đồng.

3.4. Chính sách hỗ trợ ứng dụng đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ, khuyến nông, khuyến ngư và khuyến công

Tinh đã ban hành chính sách chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, hỗ trợ vốn, cây, con giống có năng suất, chất lượng cao, thời gian sinh trưởng ngắn ngày; hỗ trợ chuyển đổi mới máy móc thiết bị kỹ thuật; hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật để phát triển kinh tế tập thể. Chỉ đạo thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng hiệu quả công tác khuyến công, khuyến nông, khuyến ngư, khuyến thương. Thực hiện khuyến khích các hợp tác xã mạnh dạn ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh.

Giai đoạn 2011-2015, Sở Khoa học và Công nghệ thực hiện hỗ trợ từ nguồn vốn phát triển khoa học công nghệ cho 125 hợp tác xã với tổng kinh phí hỗ trợ 2.350 triệu đồng về nghiên cứu khoa học đưa các giống cây giống con có giá trị kinh tế cao vào sản xuất nông nghiệp.

Năm 2013, Ủy ban nhân dân tỉnh giao Sở Tài chính hỗ trợ giống cho 62 hợp tác xã chăn nuôi do dịch bệnh với tổng số tiền hỗ trợ 308,8 triệu đồng.

3.5. Chính sách hỗ trợ về đất đai

Giai đoạn 2011-2015, Ủy ban nhân dân tỉnh cho 04 hợp tác xã thuê đất với tổng diện tích 13.977,9 m2 để xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh. Thực hiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 03 hợp tác xã với tổng diện tích 9.820,7 m2

3.6. Chính sách hỗ trợ hợp tác xã đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, đời sống của cộng đồng xã viên và tham gia các chương trình phát triển kinh tế - xã hội

Ủy ban nhân dân tỉnh chú trọng đầu tư xây dựng hệ thống công trình thủy lợi (kênh mương, trạm bơm, nạo vét sông trục sông dẫn) phục vụ các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp. Thực hiện hỗ trợ giải phóng mặt bằng, lấp trũng; hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng cụm công nghiệp, vùng nuôi thủy sản, khu chăn nuôi tập trung, trang bị kho lạnh bảo quản giống cây trồng, vật nuôi; hỗ trợ di dời cơ sở sản xuất trong nội thành, gần khu dân cư vào khu, cụm công nghiệp.

3.7. Chính sách thuế

Trong các năm 2012 và 2013, Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện miễn giảm thuế môn bài cho 36 hợp tác xã với tng số tiền thuế miễn gim là 36 triệu đồng, miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho 26 hợp tác xã với tổng số tiền thuế miễn giảm là 606,6 triệu đồng.

3.8. Chính sách hỗ trợ thủy lợi phí

Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo Sở Tài chính thực hiện hỗ trợ miễn thu thủy lợi phí cho các hợp tác xã nông, lâm nghiệp trong toàn tỉnh với tổng số tiền 120 tỷ đồng/năm.

Chương II

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ 5 NĂM 2016-2020

I. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ GIAI ĐOẠN 2016-2020

1. Dự báo những thuận lợi, khó khăn

1.1. Thuận lợi

- Đảng và Nhà nước ngày càng quan tâm khu vực kinh tế tập thể, đã ban hành nhiu văn bản thhiện chủ trương, chính sách ưu tiên hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể; việc thực hiện có hiệu quả các giải pháp kiềm chế lạm phát, bình ổn giá, xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước tiếp tục tạo tiền đề cho kinh tế tập thể phát triển.

- Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể được tổng kết trong tất cả các cấp, các ngành với sự phân tích đánh giá ưu, nhược điểm và những bài học kinh nghiệm được rút ra, giúp cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện phát triển kinh tế tập thể tại địa phương đạt hiệu quả hơn;

- Luật Hợp tác xã năm 2012, Nghị định số 193/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hợp tác xã cùng với Thông tư số 03/2014/T-BKHĐT ngày 26/5/2014 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về đăng ký hợp tác xã và chế độ báo cáo tình hình hoạt động của hợp tác xã đã có hiệu lực thi hành tạo hành lang pháp lý thông thoáng cho việc tổ chức thành lập và hoạt động của các hợp tác xã;

- Nền kinh tế của tỉnh đang có dấu hiệu phục hồi sẽ tạo ra các điều kiện tốt hơn cho các hợp tác xã hoạt động và phát triển;

- Khu vực kinh tế tập thể tại tỉnh vẫn phát triển khá bền vững đối với từng hợp tác xã về quy mô và chất lượng hoạt động.

1.2. Khó khăn

- Các doanh nghiệp tổ chức và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp với hành lang pháp lý rất thông thoáng. Quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư phụ thuộc vào tỷ lệ sở hữu vốn góp trong doanh nghiệp, do đó tác động làm hạn chế đến việc thành lập các tổ chức kinh tế tập thể;

- Một số cơ chế, chính sách của Nhà nước ban hành liên quan đến tổ chức và hoạt động về kinh tế tập thể hiện nay thiếu đồng bộ, chưa sửa đổi, bổ sung kịp thời, chưa khuyến khích được phát triển kinh tế tập thể;

- Các nguồn lực của tỉnh dùng hỗ trợ cho việc phát triển kinh tế tập thể có hạn, trong khi nhu cầu cần hỗ trợ của các hợp tác xã rất lớn, do đó phải sử dụng giàn trải các nguồn lực, hiệu quả mang lại không cao;

- Tâm lý của nhiều người dân chưa thiết tha với việc phát triển các loại hình kinh tế tập thể;

- Bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế tập thể tại các địa phương phần lớn tổ chức theo hướng kiêm nhiệm. Trình độ năng lực của một số cán bộ còn yếu chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn;

- Đội ngũ cán bộ của các hợp tác xã năng lực còn hạn chế, nhiều khi còn chưa tâm huyết gắn bó lâu dài với hợp tác xã.

2. Mục tiêu tổng quát

Phát triển kinh tế tập thể với nòng cốt là hợp tác xã nhanh và bền vững, góp phần xây dựng xã hội hợp tác, đoàn kết, cùng chia sẻ sự thịnh vượng và quản lý một cách dân chủ, góp phn đy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đặc biệt là đối với nông nghiệp và nông thôn.

Xây dựng và phát triển kinh tế tập thể phải gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới và các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Phấn đấu đưa kinh tế tập thể thực sự là một trong các thành phần kinh tế quan trọng của nn kinh tế quốc dân, đảm bảo an sinh xã hội, ổn định chính trị ở cơ sở và đóng góp vào phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

3. Định hướng chung về phát triển kinh tế tập thể

- Phát triển kinh tế tập thể phải gắn với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, quy hoạch vùng sản xuất và gn với công nghiệp chế biến, chuyn dịch cơ cu kinh tế, bảo vệ tài nguyên, môi trường và an sinh xã hội của địa phương phù hợp với tiến trình hội nhập nn kinh tế thế giới và khu vực, xây dựng nông thôn mới;

- Phát triển kinh tế tập thể phải đảm bảo các nguyên tắc tự nguyện, dân chủ và cùng có lợi; phù hợp với điều kiện, tập quán cụ thể từng vùng, từng địa phương;

- Tạo mọi điều kiện để hợp tác xã tiếp cận dễ dàng hơn với các nguồn lực của địa phương để phát triển hợp tác xã, đặc biệt là khu vực nông nghiệp, nông thôn và ven biển;

- Phát triển kinh tế tập thể không chỉ chú trọng hiệu quả về mặt kinh tế mà phải chú trọng hiệu quả về mặt chính trị, đạo đức xã hội và an ninh quốc phòng của tỉnh; nâng cao hiệu quả đóng góp của khu vực kinh tế tập thể vào tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo một cách bền vững;

- Thực hiện chuyển đổi 100% số hợp tác xã thành lập và hoạt động theo Luật hợp tác xã năm 2003 sang hoạt động theo Luật Hợp tác xã năm 2012.

4. Mt số mục tiêu cụ thể

- Đóng góp vào GDP chiếm khoảng 10,25%;

- Số lượng hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác được thành lập mới: 20 HTX;

- Số lượng thành viên hợp tác xã, thành viên tổ hợp tác: 545.000 thành viên;

- Doanh thu bình quân của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác: 1.320 triệu đồng;

- Lãi bình quân một hợp tác xã đạt: 95 triệu đồng/năm;

- Thu nhập bình quân của người lao động thường xuyên trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác: 33 triệu đồng/năm;

- Tỷ lệ cán bộ hợp tác xã đạt trình độ sơ cấp, trung cấp: 55,4%;

- Tỷ lệ cán bộ hợp tác xã đạt trình độ cao đẳng, đại học: 44,6%.

II. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ GIAI ĐOẠN 2016-2020

1. Tiếp tục thực hiện và hoàn thiện hệ thống văn bản hướng dẫn thi hành Luật Hợp tác xã năm 2012

- Thực hiện đề xuất với cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung những nội dung chưa phù hợp với thực tin gây khó khăn trong việc áp dụng đi với các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Hợp tác xã năm 2012;

- Tiếp tục rà soát các thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực đăng ký và đầu tư của hợp tác xã để đề xuất loại bỏ những thủ tục không cần thiết, giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực đăng ký thành lập và hoạt động kinh doanh của hợp tác xã.

2. Tuyên truyền, tập huấn Luật Hợp tác xã năm 2012

- Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành tiếp tục đẩy mnh tuyên truyền quan điểm Nghị quyết Trung ương 5 (Khóa IX) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể; tuyên truyền về vị trí, vai trò của kinh tế tập thể trong nn kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa đến đông đảo cán bộ nhân dân trong tnh; tuyên truyền và đăng tải trên Cng thông tin điện tử của tỉnh vcác nội dung: Luật Hợp tác xã năm 2012; Nghị định số 193/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hợp tác xã; Thông tư số 03/2014/TT-BKHĐT ngày 26/5/2014 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về đăng ký hợp tác xã và chế độ báo cáo tình hình hoạt động của hợp tác xã; nội dung các thủ tục hành chính về đăng ký hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã theo quy định của Luật Hợp tác xã năm 2012.

- Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với Liên minh Hợp tác xã tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức Luật Hợp tác xã năm 2012 cho các cán bộ của các hợp tác xã trong toàn tnh bằng nguồn kinh phí hỗ trợ đào tạo, tập huấn từ ngân sách Trung ương và ngân sách tỉnh.

3. Tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ, ưu đãi phát triển hợp tác xã theo Chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã giai đoạn 2016-2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

- Ủy ban nhân dân tỉnh cân đối bố trí các nguồn lực cần thiết hàng năm từ ngân sách địa phương và đề nghị sự giúp đỡ của các cơ quan Trung ương về kinh phí hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể; tăng cường hiệu quả hoạt động của các cơ quan được giao nhiệm vụ hoạt động trợ giúp các tổ chức kinh tế tập thể;

- Xóa bỏ triệt để những can thiệp hành chính không cần thiết của cơ quan Nhà nước vào quá trình đăng ký và tổ chức hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh của các hợp tác xã;

- Chủ động tạo và phân bổ nguồn kinh phí đào tạo hàng năm cho các đơn vị có chức năng tổ chức đào tạo, bồi dưỡng theo kế hoạch; tăng cường phối hợp với các trung tâm đào tạo, bồi dưỡng của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và các Bộ, ngành Trung ương đđa dạng các hình thức, chuyên ngành đào tạo, bồi dưỡng cho các cán bộ hợp tác xã; khuyến khích và xây dựng chế độ đãi ngộ đối với các sinh viên đã tốt nghiệp tại các trường cao đẳng, đại học về công tác tại hợp tác xã;

- Ưu tiên cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với các hợp tác xã sử dụng nhiều lao động, các hợp tác xã thực hiện các chương trình mục tiêu kinh tế mũi nhọn của tnh và các chương trình mục tiêu quốc gia trên cơ sở quy hoạch sử dụng đất chung của tỉnh;

- Chi nhánh Ngân hàng Hợp tác xã tỉnh Thái Bình xây dựng cơ chế cho vay phù hợp với đặc điểm của từng vùng, từng lĩnh vực hoạt động của các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. Thực hiện đơn giản hóa thủ tục cho vay và tăng cường giám sát việc sử dụng vốn vay đối với các tổ chức kinh tế tập thể;

- Tổ chức hỗ trợ quảng bá, giới thiệu sản phẩm của các hợp tác xã tại các hội chợ thương mại tổ chức trong tỉnh, trong nước và quốc tế. Cơ quan chức năng Nhà nước cần làm tốt công tác dự báo và cung cấp thông tin kinh tế trong nước và quốc tế một cách chính xác, kịp thời trên các phương tiện thông tin đại chúng, để các tổ chức kinh tế tập thể có thể nắm bắt phục vụ cho sản xuất kinh doanh của mình;

- Ưu tiên, khuyến khích hỗ trợ những hợp tác xã mạnh dạn ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh, sử dụng ging cây, giống con cho ra những sản phẩm cho năng suất, thời gian sinh trưởng ngắn ngày, chất lượng cao đạt tiêu chuẩn xuất khẩu nhưng giá thành sản xuất hạ;

- Tăng cường phối kết hợp việc phát triển kinh tế tập thể với chương trình xây dựng nông thôn mới.

4. Nâng cao hiệu quả hoạt động của khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã

- Hướng dẫn các hợp tác xã tổ chức lại theo Luật Hợp tác xã năm 2012;

- Tuyên truyền vận động các hợp tác xã kết nạp thành viên mới;

- Tăng vốn góp của các thành viên vào hợp tác xã;

- Tăng cường năng lực tổ chức điều hành, hoạt động kinh doanh cho các hp tác xã;

- Các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; xúc tiến thương mại; đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất, chế biến sản phẩm.

5. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về kinh tế tập thể

- Trong năm 2015, thành lập Ban chỉ đạo phát triển kinh tế tập thể của tỉnh do một đồng chí Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh làm trưởng ban, Lãnh đạo một số sở, ngành làm thành viên để thực hiện tập trung chỉ đạo việc phát triển kinh tế tập thể của tỉnh;

- Kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế tập thể, thực hiện phân công, phân cấp, quy trách nhiệm một cách cụ thể và xây dựng quy chế phối kết hợp giữa các sở, ngành, các địa phương của tỉnh trong việc quản lý nhà nước vkinh tế tập th; thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế tập thể theo hướng sp xếp, bố trí theo chuyên môn, nghiệp vụ được đào tạo; lựa chọn những cán bộ có kinh nghiệm và tâm huyết với kinh tế tập thể để quản lý, hướng dẫn, tư vấn tháo gỡ những khó khăn cho các hợp tác xã trong quá trình tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh;

- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp đối với các tổ chức kinh tế tập thể;

- Tăng cường hoạt động và phối hợp của các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh đối với các tổ chức kinh tế tập thể;

- Tập trung sửa đổi kịp thời những cơ chế chính sách còn bất cập đối với việc phát triển kinh tế tập thể;

- Thực hiện đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và các thủ tục đầu tư, cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động đối với các tổ chức kinh tế tập thể;

- Chính quyền địa phương tổ chức hội nghị gặp gỡ đối thoại hàng năm với các tổ chức kinh tế tập thể hoạt động trên địa bàn để lắng nghe, tiếp thu ý kiến đề xuất kiến nghị và có biện pháp chỉ đạo kịp thời tháo gỡ khó khăn, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các tổ chức kinh tế tập thể hoạt động;

- Ưu tiên quy hoạch những khu, cụm công nghiệp và làng nghề trong đó các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác là những vệ tinh sản xuất kinh doanh phụ trợ cho các doanh nghiệp lớn đồng thời tạo điều kiện để xử lý tốt rác thải và nước thải ra môi trường.

6. Huy động các lực lượng xã hội, các tổ chức đoàn thể trong nước và quốc tế tham gia thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể

- Khuyến khích hỗ trợ các đoàn thể chính trị xã hội, hội nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh tham gia thúc đẩy thành lập hợp tác xã;

- Huy động và cân đối các nguồn lực của địa phương tham gia hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể;

- Huy động các nguồn lực và sự hỗ trợ của các cá nhân, các tổ chức quốc tế để thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

I. XÂY DỰNG CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

1. Điều kiện về mặt tchức, thể chế, nhân sự

- Ủy ban nhân dân tỉnh giao và ủy quyền cho Sở Kế hoạch và Đầu tư làm cơ quan đầu mối xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch và có trách nhiệm theo dõi, giám sát, tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch của các sở, ngành, huyện, thành phố trong tnh, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ;

- Các sở, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, Thành phố giao cho một đồng chí Phó Giám đốc (hoặc Phó Chủ tịch) trực tiếp phụ trách đôn đốc việc xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch thuộc lĩnh vực đơn vị mình phụ trách gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

2. Điều kiện và nguồn tài chính, ngân sách

- Tnh dành khoảng 0,1% tổng dự toán chi Ngân sách nhà nước hàng năm để trợ giúp phát triển kinh tế tập thể của tỉnh;

- Huy động nguồn vốn ODA, vốn của doanh nghiệp, vốn của nhà tài trợ thành lập Quỹ chung của tỉnh để thực hiện Kế hoạch.

II. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN LIÊN QUAN

1. Đối với các sở, ngành của tỉnh

- Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan thực hiện: Triển khai xây dựng và thực hiện điều chỉnh, bổ sung hàng năm Kế hoạch phát triển kinh tế tập thể của tỉnh; tham mưu với Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng, rà soát, bổ sung các chính sách thu hút đầu tư; phối hợp với Sở Công Thương, Sở Tài nguyên và Môi trường và các huyện, Thành phố quy hoạch các khu, cụm công nghiệp trong tỉnh trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tiến hành công khai các quy hoạch để cho các hợp tác xã dễ tiếp cận; phối hợp với Liên minh Hợp tác xã tnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Thái Bình xây dựng và triển khai các kế hoạch và chương trình trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho các hợp tác xã; phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Tư pháp tiến hành rà soát, kiến nghị việc cải cách các thủ tục hành chính trong lĩnh vực đăng ký hợp tác xã và trong lĩnh vực đầu tư kinh doanh, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét phê duyệt; xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch và chương trình xúc tiến đầu tư trong nước và ngoài nước;

- Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Liên minh Hợp tác xã tỉnh và các sở, ngành liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo phát triển hợp tác xã tỉnh trong năm 2015;

- Các sở: Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch và chương trình khuyến công, khuyến thương, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư đối với các hợp tác xã; Sở Công Thương tổ chức thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại hàng năm để trợ giúp mở rộng thị trường nguyên liệu, sản phẩm hàng hóa dịch vụ cho các hợp tác xã đóng trên địa bàn tỉnh;

- Sở Tài chính chủ trì và phối hợp với các Ủy ban nhân dân huyện, thành phố và các sở, ngành có liên quan cân đối nguồn ngân sách, tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí dự toán chi ngân sách trợ giúp phát triển kinh tế tập thể trình Hội đồng nhân dân tỉnh phê duyệt;

- Các cơ quan báo, đài, các cơ quan làm nhiệm vụ tuyên truyền tích cực phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên ở các cấp, các tổ chức xã hội khác trong việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; xây dựng các chuyên đề để truyền tải các kế hoạch, chương trình, chính sách trợ giúp phát triển kinh tế tập thể của tỉnh và của các địa phương trong tỉnh.

2. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

- Chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về kinh tế tập thể trên địa bàn;

- Chỉ đạo tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch hỗ trợ phát triển hợp tác xã trên địa bàn;

- Thực hiện công tác tuyên truyền, vận động nhân dân, tổ chức tham gia và thành lập hợp tác xã;

- Ban hành các biện pháp, chính sách hỗ trợ hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo thẩm quyền;

- Tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tham gia các chương trình mục tiêu, chương trình phát triển kinh tế - xã hội;

- Phối hợp, hỗ trợ Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên ở các cấp, các tổ chức xã hội trên địa bàn trong việc: Tổ chức thi hành pháp luật vhợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; triển khai các chương trình, dự án phát triển hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; khuyến khích thành viên của tổ chức mình tham gia hợp tác xã.

3. Liên minh Hợp tác xã tỉnh

- Tích cực tuyên truyền, vận động phát triển hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác trên địa bàn tỉnh;

- Tổ chức tư vấn, hỗ trợ và cung cấp dịch vụ, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ cho việc hình thành và phát triển của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;

- Thực hiện các chương trình, dự án, dịch vụ công hỗ trợ phát triển hợp tác xã được Ủy ban nhân dân tỉnh giao;

- Chủ động tham gia xây dựng các chính sách về hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã của tỉnh.

III. GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

1. Công cụ, biện pháp đánh giá

- Thông qua các báo cáo tổng hợp hàng năm của các sở, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố về tình hình hoạt động và phát triển kinh tế tập thể thuộc lĩnh vực đơn vị quản lý.

- Hàng năm, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố phối hợp với các sở, ngành có liên quan thông qua công tác hậu kiểm, công tác thanh tra, kiểm tra, công tác thống kê sự phát triển và hoạt động của khu vực kinh tế tập thể tại địa phương để giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế tập thể 5 năm giai đoạn 2016-2020 của tỉnh.

2. Chế độ báo cáo, tổng hợp

Báo cáo giám sát, đánh giá thực hiện Kế hoạch được thực hiện sơ kết hàng năm và được tổng kết sau 5 năm giai đoạn 2016-2020 theo biểu mẫu và khung báo cáo thống nhất do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành, Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp báo cáo Chính phủ./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Vụ Hợp tác xã - Bộ KH và ĐT;
- Liên minh Hợp tác xã Việt Nam;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các sở, ngành của tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- NHNN Chi nhánh tỉnh Thái Bình;
- Lãnh đạo VPUB;
- Lưu: VT, KHTC.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ
CHỦ TỊCH




Phạm Văn Xuyên

 

PHỤ LỤC 1

TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ GIAI ĐOẠN 2011-2015
(Kèm theo Kế
hoạch số 32/KH-UBND ngày 15/6/2015 của UBND tỉnh Thái Bình)

STT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Mục tiêu KH 2011-2015

TH 2011

TH 2012

TH 2013

TH 2014

Ước TH 2015

Ước TH 2011-2015

So với mục tiêu 2011-2015

I

Hợp tác xã

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Tỷ trọng đóng góp vào GDP

%

9,9

9,3

9,3

10,1

10,25

10,25

9,8

98,9%

2

Tng số hợp tác xã

HTX

559

550

551

551

550

551

551

98,0%

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Shợp tác xã thành lập mới

HTX

12

0

1

0

0

1

2

16,6%

Shợp tác xã giải thể

HTX

3

0

0

0

1

0

1

33,3%

Shợp tác xã chuyển đổi theo Luật 2012

HTX

0

0

0

0

0

5

5

 

3

Tổng số thành viên

người

525.000

512.348

512.400

514.500

520.261

525.000

525.000

100%

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Sthành viên mới

người

12.800

92

52

2.100

5.761

4.739

12.744

99,5%

4

Tổng số lao động thường xuyên trong hợp tác xã

người

12.500

12.214

10.685

10.455

10.458

10.500

10.500

84%

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Số lao động thường xuyên mới

người

75

1.714

0

215

0

45

2.049

 

S lao động là thành viên hợp tác xã

người

10.500

8.488

9.514

10.190

10.190

10.500

10.500

100%

5

Doanh thu bình quân một hợp tác xã

triệu đồng/năm

1.230

1.128

1.132

1.167

1.307

1.310

1.209

98,2%

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Doanh thu của HTX với thành viên

triệu đồng/năm

851,4

730

734

910

960

960

858,8

100,8%

6

Lãi bình quân một hợp tác xã

triệu đồng/năm

86,0

80,4

75,7

74,7

84,9

90

81,1

94,3%

7

Thu nhập bình quân của lao động thường xuyên trong hợp tác xã

triệu đồng/năm

21,6

24

20

21

24,8

25

22,9

106%

8

Tổng số cán bộ quản lý HTX

người

3.709

3.162

3162

2.655

2.652

2.660

2.858

77%

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Số cán bộ quản lý HTX đã qua đào tạo đạt trình độ sơ cấp, trung cấp

người

 

1825

1.830

1.839

1.830

1.651

1.651

 

Số cán bộ quản lý HTX đã qua đào tạo đạt trình độ cao đẳng, đại học trở lên

người

 

552

558

816

822

1.009

1.009

 

II

Liên hiệp hợp tác xã

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Tổng số liên hiệp hợp tác xã

LHHTX

0

0

0

0

0

0

0

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Số liên hiệp HTX thành lập mới

LHHTX

0

0

0

0

0

0

0

 

Số liên hiệp HTX giải thể

LHHTX

 

 

 

0

0

0

0

 

2

Tổng số hợp tác xã thành viên

 

0

0

0

0

0

0

0

 

3

Tổng số lao động trong liên hiệp HTX

 

0

0

0

0

0

0

0

 

III

Tổ hợp tác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Tng s thợp tác

THT

0

0

0

0

0

0

0

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

S thợp tác thành lập mới

THT

0

0

0

0

0

0

0

 

Số tổ hợp tác có đăng ký hoạt động với chính quyền xã/phường/thị trấn

THT

0

0

0

0

0

0

0

 

2

Tổng số thành viên tổ hợp tác

thành viên

0

0

0

0

0

0

0

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Sthành viên mới thu hút

thành viên

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Doanh thu bình quân một thợp tác

triệu đồng/năm

0

0

0

0

0

0

0

 

4

Lãi bình quân một tổ hợp tác

triệu đồng/năm

0

0

0

0

0

0

0

 

 

PHỤ LỤC 2

SỐ LƯỢNG HỢP TÁC XÃ, LIÊN HIỆP HỢP TÁC XÃ, TỔ HỢP TÁC PHÂN LOẠI THEO NGÀNH NGHỀ GIAI ĐOẠN 2011-2015
(Kèm theo Kế
hoạch số 32/KH-UBND ngày 15/6/2015 của UBND tỉnh Thái Bình)

STT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Thực hiện KH 2011-2015

KH 2011

KH 2012

KH 2013

KH 2014

KH 2015

So với Mục tiêu 2011 - 2015

I

HP TÁC XÃ

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Tổng số hợp tác xã

HTX

551

552

560

650

563

559

98,5%

 

Chia ra:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hợp tác xã nông, lâm, ngư nghiệp

HTX

328

321

322

328

328

328

100%

 

Hợp tác xã công nghiệp, tiu thủ công nghiệp

HTX

26

26

29

60

37

31

83,8%

 

Hợp tác xã xây dựng

HTX

2

2

2

5

2

2

100%

 

Hợp tác xã tín dụng

HTX

85

86

86

86

85

85

100%

 

Hợp tác xã thương mại

HTX

12

10

14

36

11

36

33,33%

 

Hợp tác xã vận tải

HTX

11

17

17

25

12

11

100%

 

Hợp tác xã khác

HTX

88

90

90

110

88

86

102,3%

II

LIÊN HIP HP TÁC XÃ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số LH hợp tác xã

LHHTX

0

0

0

0

0

0

 

 

Chia ra:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

LH hợp tác xã nông, lâm, ngư nghiệp

LHHTX

0

0

0

0

0

0

 

 

LH hợp tác xã công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

LHHTX

0

0

0

0

0

0

 

 

LH hợp tác xã xây dựng

LHHTX

0

0

0

0

0

0

 

 

LH hợp tác xã tín dụng

LHHTX

0

0

0

0

0

0

 

 

LH hợp tác xã thương mại

LHHTX

0

0

0

0

0

0

 

 

LH hợp tác xã vận tải

LHHTX

0

0

0

0

0

0

 

 

LH hợp tác xã khác

LHHTX

0

0

0

0

0

0

 

III

THỢP TÁC

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số tổ hợp tác

THT

0

0

0

0

0

0

 

 

Chia ra:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổ hợp tác nông, lâm, ngư nghiệp

THT

0

0

0

0

0

0

 

 

Thợp tác công nghiệp, tiu thủ công nghiệp

THT

0

0

0

0

0

0

 

 

Tổ hợp tác xây dựng

THT

0

0

0

0

0

0

 

 

Thợp tác tín dụng

THT

0

0

0

0

0

0

 

 

Tổ hợp tác thương mại

THT

0

0

0

0

0

0

 

 

Thợp tác vận tải

THT

0

0

0

0

0

0

 

 

Tổ hợp tác khác

THT

0

0

0

0

0

0

 

 

PHỤ LỤC 3

KẾT QUẢ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ GIAI ĐOẠN 2011-2015
(Theo Nghị định số 88/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển hợp tác xã)
(Kèm theo Kế
hoạch số 32/KH-UBND ngày 15/6/2015 của UBND tỉnh Thái Bình)

STT

Nội dung hỗ trợ

Đơn vị tính

Mục tiêu KH 2011- 2015

TH 2011

TH 2012

TH 2013

TH 2014

Ước TH 2015

Ước TH 2011-2015

So với mục tiêu 2011-2015

I

Hỗ trợ thành lập mới

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Shợp tác xã được hỗ trợ

HTX

15

 

1

 

 

1

2

13,3%

Tổng kinh phí hỗ trợ

triệu đồng

4,5

 

0,3

 

 

0,3

0,6

13,3%

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngân sách Trung ương

triệu đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngân sách địa phương

triệu đồng

 

 

0,3

 

 

0,3

0,6

 

II

Hỗ trợ đào to, bồi dưỡng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Đào to

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Sơ cấp, trung cấp

Người

700

100

100

100

300

100

700

100%

Tng kinh phí hỗ trợ

triệu đồng

701,5

100

360

40,5

81

120

701,5

100%

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngân sách Trung ương

triệu đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngân sách địa phương

triệu đồng

 

100

360

40,5

81

120

701,5

 

- Cao đng

Người

 

 

87

 

 

 

87

 

Tng kinh phí hỗ trợ

triệu đồng

 

 

550

 

 

 

550

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngân sách Trung ương

triệu đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngân sách địa phương

triệu đồng

 

 

550

 

 

 

550

 

- Đi hc

Người

 

 

92

 

 

 

92

 

Tổng kinh phí hỗ trợ

triệu đồng

 

 

550

 

 

 

550

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngân sách Trung ương

triệu đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngân sách địa phương

triệu đồng

 

 

550

 

 

 

550

 

2

Bồi dưỡng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Cán bộ HTX nông nghiệp

Người

1.100

200

100

262

375

255

1.192

108,3%

 

Tổng kinh phí hỗ trợ

triệu đồng

1.800

350

250

400

400

425

1.825

101,4%

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngân sách Trung ương

triệu đồng

 

300

200

250

250

250

1.250

 

 

Ngân sách địa phương

triệu đồng

 

50

50

150

150

175

575

 

 

- Cán bộ HTX phi nông nghiệp

Người

2.260

200

280

695

639

450

2.264

100,1%

 

Tổng kinh phí hỗ trợ

triệu đồng

1.550

250

300

400

300

325

1.575

101,6%

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngân sách Trung ương

triệu đồng

 

200

250

350

250

200

1.250

 

 

Ngân sách địa phương

triệu đồng

 

50

50

50

50

125

325

 

 

- Ttrưởng thợp tác

Người

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng kinh phí hỗ trợ

triệu đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngân sách Trung ương

triệu đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngân sách địa phương

triệu đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

III

Hỗ trợ đất đai

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Giao đất không thu tiền thuê đất

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

S HTX được giao đất

HTX

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tng diện tích đất được giao

m2

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Thuê đất

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Số HTX được thuê đất

HTX

5

 

3

 

1

 

4

80%

 

Tng diện tích đất được thuê

m2

4.766,5

 

5.103,8

 

8.874,1

 

13.977,9

293,2%

3

Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

S HTX được cấp giấy

HTX

 

 

1

1

1

 

3

 

 

Tổng diện tích đất được cấp giy

m2

 

 

5.780,4

2.500,3

1.540

 

9.820,7

 

IV

Hỗ trthuế

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Ưu đãi thuế

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- S HTX được ưu đãi thuế

HTX

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Tng s tin thuế được ưu đãi

triệu đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Miễn thuế

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Số HTX được miễn thuế

HTX

 

13

62

62

 

 

62

 

 

- Tổng số tiền thuế được miễn

triệu đồng

 

19

308,8

333,8

 

 

661,6

 

V

Hỗ trợ tín dụng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Số HTX được hỗ trợ

HTX

85

85

85

85

85

85

85

 

 

- Tổng số vốn được vay

triệu đồng

3.900.000

691.268

675.031

787471

891.762

900.000

3.945.532

101,1%

VI

Hỗ trợ xúc tiến thương mại

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Số HTX được hỗ trợ

HTX

192

15

40

40

50

50

192

100%

 

Tổng kinh phí hỗ trợ

triệu đồng

2.000

200

500

500

400

400

2.000

100%

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngân sách Trung ương

triệu đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngân sách địa phương

triệu đồng

 

400

500

500

400

400

2.000

 

VII

Htrợ về khoa học công nghệ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- S HTX được hỗ trợ

HTX

46

8

30

1

3

4

46

100%

 

Tng kinh phí hỗ trợ

triệu đồng

2.350

250

450

250

600

800

2.350

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngân sách Trung ương

triệu đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngân sách địa phương

triệu đồng

 

250

450

250

600

800

2.350

 

VIII

Hỗ trợ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- S HTX được hỗ trợ

HTX

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng kinh phí hỗ trợ

triệu đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngân sách Trung ương

triệu đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngân sách địa phương

triệu đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

IX

Hỗ trợ tuyên truyền về kinh tế tập th

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- S HTX được hỗ trợ

HTX

550

321

400

551

550

550

550

100%

 

Tng kinh phí hỗ trợ

triệu đồng

1.110

160

200

250

250

250

1.110

100%

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngân sách Trung ương

triệu đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngân sách địa phương

triệu đồng

 

160

250

250

250

250

1.110

 

X

Hỗ trợ khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Số HTX được hỗ trợ

HTX

325

325

325

472

325

325

472

100%

 

Tổng kinh phí hỗ trợ

triệu đồng

630.955,8

120.000

121.520

123.988,8

145.447

120.000

630.955,8

100%

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngân sách Trung ương

triệu đồng

 

 

1.520

2.160

 

 

3.680

 

 

Ngân sách địa phương

triệu đồng

 

120.000

120.000

121.828,8

145.447

120.000

627.275,8

 

 

PHỤ LỤC 4

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Kèm theo Kế
hoạch số 32/KH-UBND ngày 15/6/2015 của UBND tỉnh Thái Bình)

STT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Thực hiện KH 2011-2015

KH 2016

KH 2017

KH 2018

KH 2019

KH 2020

Mục tiêu KH 2016-2020

I

Hp tác xã

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Tỷ trọng đóng góp vào GDP

%

10,25

10,25

10,25

10,25

10,25

10,25

10,25

2

Tổng số hợp tác xã

HTX

551

554

557

561

566

571

571

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

Số hợp tác xã thành lập mới

HTX

2

3

3

4

5

5

20

Shợp tác xã giải th

HTX

1

0

0

0

0

0

0

Số hợp tác xã chuyển đổi theo Luật 2012

HTX

5

323

222

0

0

5

550

3

Tổng số thành viên

người

525.000

529.000

533.000

537.000

541.000

545.000

545.000

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

Sthành viên mới

người

12.744

4.000

4.000

4.000

4.000

4.000

20.000

4

Tng slao động thường xuyên trong hợp tác xã

người

10.500

11.000

11.500

12.000

12.500

13.000

13.000

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

S lao động thường xuyên mới

người

2.049

500

500

500

500

500

2.500

Số lao động là thành viên hợp tác xã

người

10.500

11.000

11.500

12.000

12.500

13.000

13.000

5

Doanh thu bình quân một hợp tác xã

triệu đồng/năm

1.209

1.300

1.310

1.320

1.330

1.340

1.320

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

Doanh thu của HTX vi thành viên

triệu đồng/năm

858,8

730

734

910

960

960

858,8

6

Lãi bình quân một hợp tác xã

triệu đồng/năm

81,1

85

90

95

100

105

95

7

Thu nhập bình quân của lao động thường xuyên trong hợp tác xã

triệu đồng/năm

22,9

25

29

33

37

40

33

8

Tổng số cán bộ quản lý HTX

người

2.858

2.873

2.880

2.900

2.920

2.940

2.940

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Số cán bộ quản lý HTX đã qua đào tạo đạt trình độ sơ cấp, trung cấp

người

1.651

1.713

1.650

1.640

1.635

1.630

1.630

 

Số cán bộ quản lý HTX đã qua đào tạo đạt trình độ cao đẳng, đại học trở lên

người

1.009

1.160

1.230

1.260

1.285

1.310

1.310

II

Liên hiệp hợp tác xã

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Tổng số liên hiệp hợp tác xã

LHHTX

0

0

0

0

0

0

0

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Số liên hiệp HTX thành lập mới

LHHTX

0

0

0

0

0

0

0

 

Số liên hiệp HTX giải thể

LHHTX

0

 

 

0

0

0

0

2

Tổng số hợp tác xã thành viên

 

0

0

0

0

0

0

0

3

Tng số lao động trong liên hiệp HTX

 

0

0

0

0

0

0

0

III

Thợp tác

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Tổng số tổ hợp tác

THT

0

0

0

0

0

0

0

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Số tổ hợp tác thành lập mới

THT

0

0

0

0

0

0

0

 

Số tổ hợp tác có đăng ký hoạt động với chính quyền xã/phường/thị trấn

THT

0

0

0

0

0

0

0

2

Tổng số thành viên tổ hợp tác

thành viên

0

0

0

0

0

0

0

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Số thành viên mới thu hút

thành viên

 

 

 

 

 

 

 

3

Doanh thu bình quân một thợp tác

triệu đồng/năm

0

0

0

0

0

0

0

4

Lãi bình quân một tổ hợp tác

triệu đồng/năm

0

0

0

0

0

0

0

 

PHỤ LỤC 5

SỐ LƯỢNG HỢP TÁC XÃ, LIÊN HIỆP HỢP TÁC XÃ, TỔ HỢP TÁC PHÂN LOẠI THEO NGÀNH NGHỀ GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Kèm theo Kế
hoạch số 32/KH-UBND ngày 15/6/2015 của UBND tỉnh Thái Bình)

STT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Thực hiện KH 2011-2015

KH 2016

KH 2017

KH 2018

KH 2019

KH 2020

Mục tiêu KH 2016-2020

I

HỢP TÁC XÃ

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Tổng số hợp tác xã

HTX

551

554

557

561

566

571

571

 

Chia ra:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hợp tác xã nông, lâm, ngư nghiệp

HTX

328

 

 

 

 

 

328

 

Hợp tác xã công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

HTX

26

1

2

1

1

2

33

 

Hợp tác xã xây dựng

HTX

2

 

 

1

 

 

3

 

Hợp tác xã tín dụng

HTX

85

 

 

1

1

 

87

 

Hợp tác xã thương mại

HTX

11

2

 

1

2

1

17

 

Hợp tác xã vận tải

HTX

11

 

1

 

1

1

14

 

Hợp tác xã khác

HTX

88

 

 

 

 

 

88

II

LIÊN HIỆP HỢP TÁC XÃ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số LH hợp tác xã

LHHTX

0

0

0

0

0

0

0

 

Chia ra:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

LH hợp tác xã nông, lâm, ngư nghiệp

LHHTX

0

0

0

0

0

0

0

 

LH hợp tác xã công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

LHHTX

0

0

0

0

0

0

0

 

LH hợp tác xã xây dựng

LHHTX

0

0

0

0

0

0

0

 

LH hợp tác xã tín dụng

LHHTX

0

0

0

0

0

0

0

 

LH hợp tác xã thương mại

LHHTX

0

0

0

0

0

0

0

 

LH hợp tác xã vận tải

LHHTX

0

0

0

0

0

0

0

 

LH hợp tác xã khác

LHHTX

0

0

0

0

0

0

0

III

T HP TÁC

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số thợp tác

THT

0

0

0

0

0

0

0

 

Chia ra:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổ hợp tác nông, lâm, ngư nghiệp

THT

0

0

0

0

0

0

0

 

Tổ hợp tác công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

THT

0

0

0

0

0

0

0

 

Tổ hợp tác xây dựng

THT

0

0

0

0

0

0

0

 

Thợp tác tín dụng

THT

0

0

0

0

0

0

0

 

Tổ hợp tác thương mại

THT

0

0

0

0

0

0

0

 

Thợp tác vận tải

THT

0

0

0

0

0

0

0

 

Tổ hợp tác khác

THT

0

0

0

0

0

0

0

 

PHỤ LỤC 6

KẾ HOẠCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Theo nghị định số 193/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hợp tác xã)
(Kèm theo Kế
hoạch số 32/
KH-UBND ngày 15/6/2015 của UBND tỉnh Thái Bình)

STT

Nội dung hỗ trợ

Đơn vị tính

Thực hiện KH 2011-2015

KH 2016

KH 2017

KH 2018

KH 2019

KH 2020

Mục tiêu KH 2016-2020

I

HTRỢ CHUNG ĐI VỚI CÁC HTX

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Sngười được cử đi đào tạo

Người

897

200

200

200

200

200

1.000

 

Tng kinh phí hỗ trợ

triệu đồng

1.801.5

400

400

400

400

400

2.000

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngân sách Trung ương

triệu đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngân sách địa phương

triệu đồng

1.801.5

400

400

400

400

400

2.000

 

- Số người được tham gia bồi dưỡng

Người

3.456

700

700

700

700

700

3.500

 

Tng kinh phí hỗ tr

triệu đồng

3.400

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngân sách Trung ương

triệu đồng

2.500

500

500

500

500

500

2.500

 

Ngân sách địa phương

triệu đồng

900

200

200

200

200

200

1.000

2

Htrợ về xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- S HTX được hỗ trợ

HTX

192

50

50

50

50

50

250

 

Tng kinh phí hỗ trợ

triệu đồng

2.000

750

750

750

750

750

3.750

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngân sách Trung ương

triệu đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngân sách địa phương

triệu đồng

2.000

750

750

750

750

750

3.750

3

Hỗ trợ về ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- S HTX được hỗ trợ

HTX

46

15

15

15

15

15

95

 

Tng kinh phí hỗ trợ

triệu đồng

2.350

750

750

750

750

750

3.750

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngân sách Trung ương

triệu đồng

 

300

300

300

300

300

1.500

 

Ngân sách địa phương

triệu đồng

2.350

450

450

450

450

450

2.250

4

Hỗ trợ về tiếp cận vốn và quỹ hỗ trợ phát trin hợp tác xã

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Số HTX được hỗ trợ

HTX

85

100

110

120

130

140

140

 

Tổng số vốn được vay

triệu đồng

3.945.532

5.000.000

5.500.000

6.000.000

6.500.000

7.000.000

7.000.000

5

Tạo điều kiện tham gia các chương trình mục tiêu, chương trình phát triển kinh tế - xã hội

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- S HTX được hỗ trợ

HTX

550

554

557

561

566

571

571

6

Hỗ trợ thành lập mi

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- S HTX được hỗ trợ

HTX

2

3

3

4

5

5

20

 

Tổng kinh phí hỗ trợ

triệu đồng

0,6

3

3

4

5

5

20

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngân sách Trung ương

triệu đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngân sách địa phương

triệu đồng

2

3

3

4

5

5

20

II

H TR RIÊNG ĐI VỚI HTX NÔNG, LÂM, NGƯ, DIÊM NGHIỆP

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Hỗ trđầu tư phát triển kết cấu hạ tầng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- S HTX được hỗ trợ

HTX

 

 

 

 

 

 

 

 

Tng kinh phí hỗ tr

triệu đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngân sách Trung ương

triệu đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngân sách địa phương

triệu đồng

 

 

 

 

 

 

 

2

Hỗ trợ giao đất, cho thuê đất

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Số HTX được hỗ trợ giao đất

HTX

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng diện tích đất được giao

m2

 

 

 

 

 

 

 

 

- Số HTX được hỗ trợ cho thuê đất

HTX

4

1

1

1

1

1

5

 

Tổng diện tích đất được cho thuê

m2

13.977,9

5.000

5.000

5.000

5.000

5.000

25.000

3

Ưu đãi về tín dụng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Số HTX được hỗ trợ

HTX

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số vốn được ưu đãi

triệu đồng

 

 

 

 

 

 

 

4

Hỗ trợ vốn giống khi gặp khó khăn do thiên tai, dịch bệnh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Số HTX được hỗ trợ

HTX

 

60

60

60

60

60

300

 

Tổng kinh phí hỗ trợ

triệu đồng

 

1.500

1.500

1.500

1.500

1.500

1.500

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngân sách trung ương

triệu đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngân sách địa phương

triệu đồng

 

1.500

1.500

1.500

1.500

1.500

1.500

5

Hỗ trợ về chế biến sản phẩm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Số HTX được hỗ trợ

HTX

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng kinh phí hỗ trợ

triệu đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngân sách trung ương

triệu đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngân sách địa phương

triệu đồng