cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Công văn số 1464/BHXH-BT ngày 23/05/2008 Hướng dẫn thu bảo hiểm xã hội do Bảo hiểm xã hội ban hành (Tình trạng hiệu lực không xác định)

  • Số hiệu văn bản: 1464/BHXH-BT
  • Loại văn bản: Công văn
  • Cơ quan ban hành: Bảo hiểm xã hội Việt Nam
  • Ngày ban hành: 23-05-2008
  • Ngày có hiệu lực: 23-05-2008
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 01-01-2012
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 1318 ngày (3 năm 7 tháng 13 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 01-01-2012
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 01-01-2012, Công văn số 1464/BHXH-BT ngày 23/05/2008 Hướng dẫn thu bảo hiểm xã hội do Bảo hiểm xã hội ban hành (Tình trạng hiệu lực không xác định) bị bãi bỏ, thay thế bởi Quyết định số 1111/QĐ-BHXH ngày 25/10/2011 Về Quy định quản lý thu bảo hiểm xã hội, y tế; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế do Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành (Văn bản hết hiệu lực)”. Xem thêm Lược đồ.

BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----------------

Số: 1464/BHXH-BT
V/v hướng dẫn thu BHXH

Hà Nội, ngày 23 tháng 05 năm 2008

 

Kính gửi: Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương  

Thực hiện Quyết định số 902/QĐ-BHXH ngày 26/6/2007 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành Quy định về quản lý thu BHXH, BHYT bắt buộc và Quyết định số 1333/QĐ-BHXH ngày 21/02/2008 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 902/QĐ-BHXH thời gian qua BHXH một số tỉnh, thành phố vẫn còn một số vướng mắc, thực hiện chưa đúng quy định. Nay BHXH Việt Nam hướng dẫn cụ thể một số nội dung sau:

1. Đối với trường hợp người sử dụng lao động không đóng BHXH, đóng không đủ số người lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc thì phải truy đóng BHXH, cơ quan BHXH hướng dẫn người sử dụng lao động lập danh sách theo mẫu 02a-TBH kèm theo công văn gửi cơ quan BHXH, tỉnh và thu đủ 20% BHXH, 3% BHYT (nếu có). Người sử dụng lao động phải chịu trách nhiệm bồi hoàn mọi chi phí ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và chi phí khám chữa bệnh đối với người lao động trong thời gian truy đóng BHXH (nếu có).

Ví dụ 1: Doanh nghiệp A ký hợp đồng với 200 lao động từ 01/01/2006 nhưng không đăng ký đóng BHXH, trong năm 2006 có 03 lao động bị tai nạn lao động phải nghỉ việc điều trị. Năm 2007, Doanh nghiệp đăng ký đóng BHXH từ 01/01/2007 cho 100 lao động, trong số 100 lao động không tham gia BHXH có 01 lao động nữ sinh con.

Năm 2008, sau khi kiểm tra, phát hiện, Doanh nghiệp phải truy đóng BHXH kèm theo danh sách và các hồ sơ liên quan của người lao động gửi cơ quan BHXH. Cơ quan BHXH kiểm tra, đảm bảo đúng, đủ, xác định: 100 lao động chưa tham gia BHXH phải truy đóng từ 01/01/2006, 100 lao động đã tham gia từ 01/01/2007 phải truy đóng năm 2006. Mức truy đóng 20% BHXH và 3% BHYT tính trên tiền lương, tiền công ghi trong hợp đồng lao động nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu chung tại thời điểm đóng tiền truy thu.

Chi phí 03 người tai nạn lao động trong năm 2006, 01 người thai sản trong năm 2007 do người sử dụng lao động chịu trách nhiệm chi trả theo quy định của pháp luật.

2. Trường hợp người sử dụng lao động đang tham gia BHXH nhưng đóng BHXH không đúng thời gian quy định, việc thanh toán chi trả các chế độ BHXH thực hiện theo nguyên tắc đơn vị đóng đến thời gian nào thì tính và thanh toán chế độ BHXH đến thời gian đó.

Ví dụ 2: Đơn vị B đang tham gia BHXH đến tháng 4/2008, Doanh nghiệp đề nghị giải quyết chế độ ốm đau như sau:

- 01 lao động chuyển đi đơn vị khác tháng 01/2008

- 01 lao động nghỉ hưu tháng 02/2008.

- 02 lao động nghỉ thai sản tháng 3/2008.

Theo Thông báo kết quả đóng BHXH, BHYT tháng 4/2008 của đơn vị thì mới đóng BHXH cho toàn bộ số lao động đến hết tháng 01/2008, còn nợ tiền BHXH tháng 2, 3 và tháng 4. Vì vậy, Cơ quan BHXH chỉ xác nhận trên sổ BHXH cho trường hợp người lao động di chuyển đơn vị, các trường hợp còn lại tạm thời chưa giải quyết chế độ vì đơn vị mới đóng BHXH đến hết tháng 01/2008.

3. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do nhà nước quy định nhưng do chuyển xếp lương, nâng bậc, chuyển ngạch lương theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền chậm thì mức lương truy thu đóng BHXH được tính theo tiền lương tối thiểu chung của từng thời điểm.

Ví dụ 3: Doanh nghiệp Nhà nước C thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do nhà nước quy định đang tham gia BHXH tại BHXH Huyện Y. Tháng 5/2008 đơn vị lập mẫu 03a-TBH đề nghị truy đóng BHXH cho 01 trường hợp nâng lương từ tháng 7/2007, hệ số 3,5 lên 3,85.

Chênh lệch tiền lương tính truy đóng BHXH như sau:

Từ tháng 7/2007 đến 31/12/2007 (06 tháng): chênh lệch tiền lương = 450.000đ * (3,85-3,5) * 6 = 945.000đ. 

Từ 01/01/2008 đến 30/4/2008 (04 tháng): chênh lệch tiền lương = 540.000đ * (3,85-3,5) * 4 = 756.000đ.

4. Hàng tháng người sử dụng lao động được giữ lại 2% tính trên quỹ tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH của người lao động để chi trả kịp thời cho người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ ốm đau, thai sản theo quy định.

4.1. Trường hợp số tiền người sử dụng lao động đóng BHXH lớn hơn 18% thì được tính là số tiền BHXH đóng trước cho kỳ sau.

4.2. Hàng tháng, khi tính số tiền BHXH chậm đóng để tính lãi thì phải trừ số tiền 2% đơn vị được giữ lại. Hàng quý sau khi quyết toán, nếu số tiền 2% người sử dụng lao động được giữ lại lớn hơn số tiền được quyết toán thì số tiền chênh lệch người sử dụng lao động phải đóng vào tháng quyết toán, nếu quá hạn chưa đóng thì phải tính lãi như đối với khoản tiền BHXH khác theo quy định.

Ví dụ 4.1: Đơn vị K đang tham gia đóng BHXH tại BHXH Quận X, số tiền BHXH 20% tháng 01, 02, 03 năm 2008 lần lượt là 50 triệu; 50 triệu; 50 triệu đồng. Diễn biến số tiền 2% được giữ lại, số tiền phải đóng cho cơ quan BHXH; số tiền đã đóng và số tiền đóng thừa, thiếu hàng tháng như sau:

(đơn vị tính: nghìn đồng)

Tháng

20%

2%

18%

3% BHYT

21% (4+5)

Đã đóng

Thừa, thiếu

Thừa (7-6)

Thiếu (6-7)

1

2

3

4

5

6

7

8

9

Tháng 1

50.000

5.000

45.000

7.500

52.500

57.500

5.000

 

Tháng 2

50.000

5.000

45.000

7.500

52.500

58.000

5.500

 

Tháng 3

50.000

5.000

45.000

7.500

52.500

58.000

5.500

 

Cộng

150.000

15.000

135.000

22.500

157.500

173.500

16.000

0

Tháng 4/2008, đơn vị quyết toán số tiền 2% ốm đau, thai sản quí I với cơ quan BHXH, số tiền được quyết toán là 17 triệu, lớn hơn số tiền 2% quý I được giữ lại nên đơn vị được cơ quan BHXH chuyển bù phần thiếu: 17.000.000đ – 15.000.000đ = 2.000.000đ. Số tiền đơn vị đã đóng thừa quí (16.000.000 đ) được tính là số tiền đóng BHXH cho các tháng tiếp theo.

Ví dụ 4.2: Đơn vị H đang tham gia đóng BHXH tại BHXH Quận Y, số tiền BHXH 20% tháng 01, 02, 03 năm 2008 lần lượt là: 50 triệu; 50 triệu; 50 triệu đồng. Diễn biến số tiền 2% được giữ lại, số tiền phải đóng cho cơ quan BHXH; số tiền đã đóng và số tiền đóng thừa, thiếu hàng tháng như sau:

(đơn vị tính: nghìn đồng)

Tháng

20%

2%

3% BHYT

23% (2+4)

Đã đóng

Thừa, thiếu

Thừa
(6-5)

Thiếu
(5-6)

1

2

3

4

5

6

7

8

Tháng 1

50.000

5.000

7.500

57.500

0

 

57.500

Tháng 2

50.000

5.000

7.500

57.500

15.000

 

42.500

Tháng 3

50.000

5.000

7.500

57.500

10.000

 

47.500

Cộng

150.000

15.000

22.500

157.500

21.000

 

147.500

Tại thời điểm đầu tháng 3, tổng hợp kết quả đóng BHXH đến hết tháng 2 của đơn vị có:

Nợ tháng 1 chuyển sang tháng 2:     57.500.000 đ

Phát sinh tháng 2:                           57.500.000 đ

Tổng cộng số phải đóng:                115.000.000 đ

Đã đóng trong tháng 2:                    15.000.000 đ

Nợ chuyển sang tháng 3:               100.000.000 đ

Tính số tiền BHXH chậm đóng phải tính lãi như sau:

- Số tiền đóng trong tháng 2 tính cho BHYT đến hết tháng 2: 15.000.000 đ

- Như vậy, đến hết tháng 2, đơn vị nợ hoàn toàn số tiền BHXH của tháng 1 và tháng 2 = 100.000.000 đ.

- Số tiền BHXH chậm đóng phải tính lãi = 100.000.000 đ – 50.000.000 đ – 5.000.000 đ = 45.000.000 đ (bằng toàn bộ số tiền BHXH phải đóng tháng 1 sau khi đã trừ số tiền 2% quỹ ốm đau, thai sản đơn vị được giữ lại).

Tại thời điểm tháng 4/2008, giả định sau khi quyết toán 2% quỹ ốm đau, thai sản của Quí I/2008, số tiền được quyết toán là 10.000.000 đ, nhỏ hơn số tiền 2% được giữ lại là 5.000.000 đ, số tiền này đơn vị phải nộp trả cơ quan BHXH vào tháng 4/2008. Đến hết tháng 5 nếu đơn vị chưa nộp thì số tiền này phải tính lãi chậm nộp BHXH.

Đề nghị Giám đốc BHXH các tỉnh, thành phố chỉ đạo, tổ chức thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước và của Ngành./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Tổng Giám đốc, các Phó TGĐ (để báo cáo);
- TT Công nghệ TT (để phối hợp);
- Lưu: VP – BT(3b).  

TL. TỔNG GIÁM ĐỐC
TRƯỞNG BAN THU BHXH




Kiều Văn Minh