cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Công văn số 190/LĐTBXH-TL ngày 17/01/2006 Của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc triển khai thực hiện Nghị định số 03/2006/NĐ-CP của Chính phủ (Tình trạng hiệu lực không xác định)

  • Số hiệu văn bản: 190/LĐTBXH-TL
  • Loại văn bản: Công văn
  • Cơ quan ban hành: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
  • Ngày ban hành: 17-01-2006
  • Ngày có hiệu lực: 17-01-2006
  • Tình trạng hiệu lực: Không xác định
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:

BỘ LAO ĐỘNG,
THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 190/LĐTBXH-TL
V/v: triển khai thực hiện Nghị định số 03/2006/NĐ-CP của Chính phủ

Hà Nội, ngày 17 tháng 01 năm 2006

  

Kính gửi:

- Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ
- Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

 

Tiếp theo Công văn số 120/LĐTBXH ngày 11 tháng 01 năm 2006 về triển khai thực hiện Nghị định số 03/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ, sau khi có ý kiến phản ảnh của Uỷ ban nhân dân một số tỉnh, thành phố, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội giải thích rõ một số điểm tại Công văn số 120/LĐTBXH-TL nêu trên như sau:

1. Lao động đã qua học nghề tại tiết b, điểm 3 bao gồm:

a) Học nghề từ 01 đến 03 năm, được cấp bằng nghề, bằng trung học nghề theo quy định tại Nghị định số 90/CP ngày 24 tháng 11 năm 1993 quy định cơ cấu khung của hệ thống giáo dục quốc dân, hệ thống văn bằng, chứng chỉ về giáo dục và đào tạo; bằng nghề theo quy định tại Điều 33 Luật Giáo dục năm 1998, Nghị định số 02/2001/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Bộ luật Lao động và Luật Giáo dục về dạy nghề; bằng trung cấp nghề, bằng cao đẳng nghề theo quy định tại Điều 37 Luật Giáo dục năm 2005;

b) Học nghề dưới 01 năm, được cấp chứng chỉ nghề hoặc học nghề tại doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định số 90/CP ngày 24 tháng 11 năm 1993; Điều 33 Luật Giáo dục năm 1998, Nghị định số 02/2001/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2001; Điều 37 Luật Giáo dục năm 2005;

2. Các chế độ không được xoá bỏ hoặc cắt giảm tại tiết c, điểm 3 là các chế độ đã được pháp luật lao động quy định như: tiền lương trả khi khi làm thêm giờ; tiền lương làm việc vào ban đêm; tiền lương hoặc phụ cấp trong điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại; chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với các chức danh nghề nặng nhọc, độc hại…; còn đối với các khoản phụ cấp, trợ cấp, tiền thưởng do doanh nghiệp quy định thì thực hiện theo thoả thuận trọng hợp đồng lao động hoặc thoả ước lao động tập thể hoặc trong quy chế của doanh nghiệp./.

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG



 
Lê Duy Đồng