03/2013/LĐ-ST: Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (Người sử dụng lao động) Sơ thẩm Lao động
- 547
- 35
Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (Người sử dụng lao động)
Bà NĐ_Tạ Ngọc Hân vào làm việc cho BĐ_Công ty TNHH Vận Tải Hà Anh và có ký hợp đồng lao động ngày 10/07/2009; với thời gian thử việc là 3 tháng (mức lương cơ bản là 1.500.000đồng/tháng); hết thời gian thử việc công ty không ký hợp đồng lại nhưng ông vẫn làm việc với hợp đồng lao động không xác định thời hạn và mức lương tăng theo thỏa thuận là 2.300.000đồng/tháng, bà NĐ_Hân vẫn hoàn thành công việc được giao. Đến ngày 28/01/2011 Công ty ra quyết định kỷ luật và buộc thôi việc với lý do: “Buộc thôi việc với với bà NĐ_Tạ Ngọc Hân- nhân viên hướng dẫn tại Bến xe Miền Đông về việc vi phạm nội quy- quy chế của Công ty. Có biểu hiện thông đồng điều hành nhận hàng Công ty gửi ngoài nhằm tư lợi cán nhân’’
01/2013/LĐ-ST: Yêu cầu bồi thường do vi phạm hợp đồng lao động Sơ thẩm Lao động
- 7092
- 270
Yêu cầu bồi thường do vi phạm hợp đồng lao động
Tại đơn khởi kiện, các bản tự khai, biên bản hòa giải, biên bản đối chất, biên bản làm việc và tại phiên tòa nguyên đơn NĐ_Công ty TNHH Dũng Tín có bà Nguyễn Thị Thanh Trúc đại diện trình bày: Ngày 01/11/2005 ông BĐ_Konwar Pramed Sangh (gọi tắt là BĐ_KP) có ký hợp đồng lao động với Công ty trách nhiệm hữu hạn D & A (gọi tắt là Công ty), chức danh của ông BĐ_KP là giám đốc và kiêm thêm chức vụ quản lý bất động sản. Cùng ngày 01/11/2005 ông BĐ_KP và Công ty có ký kết “Cam kết bảo mật và không xung đột lợi ích” với nội dung chính như sau: “- Nhân viên cam kết rằng trong suốt thời gian làm việc cho Công ty và sau khi chấm dứt hợp đồng lao động với Công ty, Nhân viên sẽ giữ bí mật không tiết lộ cho bất kỳ tổ chức, cá nhân nào khác biết, trừ những cá nhân được Công ty thuê thực hiện công việc phục vụ cho hoạt động kinh doanh của Công ty những Thôn Tin Mật, kể cả những thông tin do nhân viên tự thu thập…(theo điều 2);
01/2013/LĐ-ST: Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (Người sử dụng lao động) Sơ thẩm Lao động
- 1439
- 19
Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (Người sử dụng lao động)
Vào ngày 16/10/2008, ông và BĐ_Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu và Dịch vụ Nam An (sau đây gọi tắt là Công ty) ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn số 03/2008/QĐ-HĐQT, công việc chính là phụ trách kế toán, mức lương thoả thuận là bậc 2/6, hệ số lương 4.66. Đến khoảng tháng 07/2009, Công ty mượn lại bản chính hợp đồng và yêu cầu ông ký lại hợp đồng số 04/HĐLĐ nhưng vẫn ghi là ký ngày 16/10/2008 với lý do là để đăng ký lên Phòng lao động thương binh xã hội, sau đó Công ty không trả lại cho ông bản chính hợp đồng số 03/2008/QĐ-HĐQT nên ông chỉ có bản phô tô. Do tin tưởng Công ty nên khi ký hợp đồng số 04/HĐLĐ ông không đọc nội dung trong đó bậc lương của ông chỉ là 1/8 và hệ số 2.34. Ông xác nhận trong hợp đồng số 03/2008/QĐ-HĐQT (bản phô tô) nộp cho tòa án thì tại Điều 3 của hợp đồng có ghi hai bậc lương: 1/8, 2/6 và hai hệ số lương: 2.34, 4.66. Lý do là khi mượn lại bản chính hợp đồng số 03/2008/QĐ-HĐQT Công ty đã tự ghi thêm vào bậc 1/8, hệ số 2.34. Đến ngày 08/12/2008 Công ty ra quyết định (không số) nâng lương cho ông lên bậc 2/6, hệ số lương 4.66. Ngày 24/3/2009, Công ty có quyết định số 11/2009/QĐ.NA về việc bổ nhiệm ông làm Phó phòng tài chính kế toán. Tuy nhiên ông vẫn nhận lương với bậc 2/6, hệ số 4.66.
01/2013/LĐ-ST: Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (Người sử dụng lao động) Sơ thẩm Lao động
- 1768
- 22
Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (Người sử dụng lao động)
Ông vào làm việc tại BĐ_Công ty hàng da Levan ngày 18/9/1996, sau thời gian thử việc 02 tháng, Công ty ký hợp đồng lao động có thời hạn nhận ông vào làm việc, công việc được giao là tài xế. Một thời gian sau Công ty ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn (tất cả các hợp đồng Công ty không giao cho ông), công việc ông được giao vẫn là tài xế đưa đón nhân viên và thỉnh thoảng đưa đón chuyên gia (ngoài giờ hành chính), mức lương 5.235.000 đồng/tháng. Quá trình làm việc ông hoàn thành công việc, tuy nhiên thỉnh thoảng có vi phạm nội quy bị Công ty nhắc nhở. Ngày 16/4/2012 do không đưa đón chuyên gia đúng giờ nên Công ty có họp kỷ luật ông. Sau đó điều động ông qua bộ phận may đế giày. Do công việc này không đúng chuyên môn nên ông không nhận nhiệm vụ. Ngày 07/5/2012 ông nhận quyết định xử lý kỷ luật của Công ty, ngày 26/5/2012 ông nhận trợ cấp thôi việc với số tiền 32.719.000 đồng. Mặc dù đã nhận trợ cấp thôi việc nhưng Công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với ông là trái quy định pháp luật nên ông yêu cầu huỷ quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động và yêu cầu Công ty phải nhận ông trở lại làm việc, thanh toán tiền lương trong những ngày không được làm việc (từ 25/4/2012 đến khi được nhận trở lại làm việc) với mức lương 5.235.000 đồng. Bồi thường 02 tháng tiền lương và thanh toán các khoản tiền bảo hiểm theo quy định. Tổng cộng khoảng 51.000.000 đồng.
37/2014/KDTM-ST: Tranh chấp hợp đồng tín dụng Sơ thẩm Kinh doanh thương mại
- 3420
- 93
NHẬN THẤY: Theo nội dung đơn khởi kiện ngày 28 tháng 5 năm 2014 và các lời khai tiếp theo, người đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn ông Tô Phi Hùng trình bày: Ngày 27/9/2010 Ngân hàng và ông BĐ_Lê Văn Phụng - Chủ Doanh nghiệp tư nhân Pháp Đức có ký hợp đồng tín dụng số: 100265/HĐTD để vay số tiền là: 3.500.000.000 đồng (ba tỷ năm trăm triệu đồng); Mục đích vay: Bổ sung vốn lưu động phục vụ nhu cầu kinh doanh vận tải và quần áo may sẵn; Thời hạn vay: 12 tháng (kể từ ngày 28/9/2010 đến ngày 28/9/2011); Lãi suất ban đầu: 1,4%/tháng; Lãi suất hiện tại: 1,517%/tháng, áp dụng kể từ ngày 27/10/2010 cho đến nay theo thông báo số: 2776/CV – QHKH DN.10 ngày 23/12/2010; Lãi suất nợ quá hạn bằng 150% lãi suất cho vay trong hạn; Ngày chuyển nợ quá hạn: 19/10/2011; Phương thức trả nợ: Lãi trả hàng tháng, gốc trả cuối kỳ.