cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Công văn số 3472/UB-NC ngày 17/09/1997 Thực hiện Pháp lệnh và Nghị định bảo vệ bí mật Nhà nước do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành (Tình trạng hiệu lực không xác định)

  • Số hiệu văn bản: 3472/UB-NC
  • Loại văn bản: Công văn
  • Cơ quan ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
  • Ngày ban hành: 17-09-1997
  • Ngày có hiệu lực: 17-09-1997
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 31-10-2001
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 1505 ngày (4 năm 1 tháng 15 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 31-10-2001
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 31-10-2001, Công văn số 3472/UB-NC ngày 17/09/1997 Thực hiện Pháp lệnh và Nghị định bảo vệ bí mật Nhà nước do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành (Tình trạng hiệu lực không xác định) bị bãi bỏ, thay thế bởi Quyết định số 101/2001/QĐ-UB ngày 31/10/2001 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh Bãi bỏ các văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân thành phố ban hành từ ngày 01 tháng 01 năm 1997 đến ngày 31 tháng 12 năm 1999, đã hết hiệu lực thi hành (Văn bản hết hiệu lực)”. Xem thêm Lược đồ.

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: 3472/UB-NC
Về việc thực hiện Pháp lệnh và Nghị định bảo vệ bí mật Nhà nước

TP.Hồ Chí Minh, ngày 17 tháng 9 năm 1997

 

Kính gửi:

- Giám đốc các Sở-Ngành thuộc Ủy ban nhân dân thành phố,
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố, và các Đoàn thể chính trị cấp thành phố,
- Chủ tịch UBND các Quận-Huyện.

 

Ngày 15 tháng 12 năm 1992, Ủy ban nhân dân thành phố đã có Chỉ thị số 57/CT-UB về việc triển khai thực hiện Pháp lệnh bảo vệ bí mật Nhà nư­ớc ban hành ngày 08-ll-199l và Nghị đinh số 84/HĐBT ngày 09-3-1992 của Hội đồng Bộ trưởng, nay là Thủ t­ướng Chính phủ.

Qua thời gian thực hiện Pháp lệnh bảo vệ bí mật Nhà n­ước, đã có những chuyển biến tích cực; tuy nhiên một số cơ quan vẫn xảy ra tình trạng để lộ, lọt bí mật Quốc gia, mất tài liệu, . . . gây dư­ luận, ảnh h­ưởng không tốt đến an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, gây thiệt hại nghiêm trọng trên một số lĩnh vực.

Ngày 24-4-1997, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 267/TTg về việc tăng cường trách nhiệm thực hiện Pháp lệnh bảo vệ bí mật Nhà nước trong tình hình mới.

Nay, Ủy ban nhân dân thành phố hướng dẫn việc thực hiện Pháp lệnh bảo vệ bí mật Nhà nước, Nghị định 84/HĐBT ban hành quy chế bảo vệ bí mật Nhà nước:

1. Thực hiện Chỉ thị 267/TTg của Thủ t­ướng Chính phủ, ban hành ngày 24-4-1997, các cơ quan đơn vị sau đây sơ kết tình hình thực hiện Pháp lệnh bảo vệ bí mật Nhà n­ước trong thời gian 5 năm (1992-1997):

- Các sở-ngành thuộc Ủy ban nhân dân thành phố.

- Mặt trận Tổ quốc thành phố và các đoàn thể chính trị cấp thành phố.

- Ủy ban nhân dân các quận - huyện.

Nội dung sơ kết căn cứ theo quy định của Pháp lệnh, quy chế bảo vệ bí mật Nhà n­ước và tình hình thực hiện để đánh giá những việc đã làm đư­ợc, những thiếu sót, tồn tại và nguyên nhân, nhất là nguyên nhân chủ quan; đồng thời đề ra kế hoạch, biện pháp tiếp tục thực hiện Pháp lệnh có hiệu quả trong cơ quan, đơn vị mình.

Báo cáo sơ kết kèm theo:

- Bản thống kê những tài liệu bị lộ, lọt hoặc mất (có mẫu thống kê 0l).

- Danh mục bí mật Nhà n­ước của cơ quan, đơn vị.

Thời gian gửi báo cáo sơ kết: chậm nhất vào ngày 10-10-1997.

2. Những đơn vị, ban-ngành chư­a có danh mục bí mật Nhà n­ước cần tham khảo danh mục bí mật Nhà nư­ớc của cơ quan ngành dọc Trung ư­ơng để dự thảo danh mục bí mật Nhà n­ước của đơn vị, ban-ngành mình.

Các cơ quan cấp sở (hoặc ngang sở) cần lập Tổ dự thảo danh mục bí mật Nhà n­ước theo Thông t­ư số 06/TT-BNV (A11) ngày 28-8-1992 của Bộ Nội vụ.

a) Tổ dự thảo danh mục bí mật Nhà n­ước của cơ quan, đơn vị do thủ tr­ưởng chịu trách nhiệm chính và có các bộ phận tham gia như­:

- Cán bộ trong Ban bảo vệ chính trị nội bộ của cơ quan, đơn vị.

- Cán bộ văn thư­ của cơ quan, đơn vị.

- Cán bộ kỹ thuật giỏi (ở đơn vị sản xuất) nắm giữ các quy trình công nghệ, công thức sản xuất.

Những cán bộ trên phải có đủ độ tin cậy về chính trị và trình độ kiến thức về bảo đảm bí mật quốc gia.

b) Tổ dự thảo danh mục bí mật Nhà n­ước có nhiệm vụ:

- Dự thảo danh mục bí mật Nhà n­ước của cơ quan, đơn vị mình.

- Xây dựng quy chế ban hành, bảo vệ tài liệu mật, quy chế sử dụng tài liệu mật, hủy tài liệu mật để phục vụ cho việc thực thi Pháp lệnh bảo vệ bí mật Nhà nước.

- Hư­ớng dẫn cấp d­ưới ngành dọc thực hiện và kiểm tra việc thực hiện.

- Sơ kết tình hình, đê xuất bổ sung, chỉnh lý danh mục bí mật Nhà n­ước không còn phù hợp với thực tế công tác chuyên môn.

c) Hồ sơ dự thảo danh mục bí mật Nhà nư­ớc của cơ quan, đơn vị gồm:

- Bản dự thảo danh mục bí mật Nhà n­ước của sở-ngành, cơ quan, đơn vị.

- Biên bản ghi nhận làm việc của Tổ dự thảo danh mục bí mật Nhà nư­ớc.

- Tờ trình danh mục bí mật Nhà nư­ớc của sở-ngành đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố quyết định.

Chậm nhất là đến ngày 20-10-1997 toàn bộ hồ sơ trên do thủ tr­ưởng đơn vị ký tên, đóng dấu và chuyển về Hội đồng thẩm định danh mục bí mật Nhà n­ước thành phố đã đ­ược Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố quyết định ngày 24-7-1997 và có văn phòng tại trụ sở Công an thành phố, số 268, đ­ường Trần H­ưng Đạo, quận l (điện thoại 8324428 - 8387453, Fax 8352951).

Thời gian nộp dự thảo danh mục bí mật Nhà n­ước chậm nhất là ngày 20 tháng 10 năm 1997.

 

 

T/M ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
K/T CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH/THƯỜNG TRỰC




Lê Thanh Hải