cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Nghị định số 134/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ Điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện (Văn bản hết hiệu lực)

  • Số hiệu văn bản: 134/2008/NĐ-CP
  • Loại văn bản: Nghị định
  • Cơ quan ban hành: Chính phủ
  • Ngày ban hành: 31-12-2008
  • Ngày có hiệu lực: 01-02-2009
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 15-02-2016
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 2570 ngày (7 năm 15 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 15-02-2016
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 15-02-2016, Nghị định số 134/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ Điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện (Văn bản hết hiệu lực) bị bãi bỏ, thay thế bởi Nghị định số 134/2015/NĐ-CP ngày 29/12/2015 của Chính phủ Hướng dẫn Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện”. Xem thêm Lược đồ.

CHÍNH PHỦ
---------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------------

Số: 134/2008/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2008

 

NGHỊ ĐỊNH

ĐIỀU CHỈNH THU NHẬP THÁNG ĐÃ ĐÓNG BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Bảo hiểm xã hội ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính,

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1. Điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo loại hình bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Điều 2. Đối tượng áp dụng là người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện từ ngày 01 tháng 01 năm 2008 trở đi và sau đó hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, bảo hiểm xã hội một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Điều 3.

1. Mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội áp dụng đối với đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này được tính trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm do Tổng cục Thống kê thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố hàng năm và được xác định bằng công thức sau:


Mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng BHXH của năm t


=

Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm của năm liền kề trước năm người lao động hưởng BHXH tính theo gốc so sánh bình quân của năm 2008 bằng 100%

Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm của năm t tính theo gốc so sánh bình quân của năm 2008 bằng 100%

Trong đó:

- t là năm bất kỳ trong giai đoạn điều chỉnh;

- Mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội của năm t được lấy tròn hai số lẻ và mức thấp nhất bằng một.

2. Đối với đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này, nếu có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương, tiền công tháng đã đóng bảo hiểm xã hội được điều chỉnh theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số 83/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2008 của Chính phủ.

Điều 4. Kinh phí thực hiện điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động quy định tại Điều 2 Nghị định này do quỹ bảo hiểm xã hội bảo đảm.

Điều 5.

1. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành Nghị định này.

2. Hàng năm, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định cụ thể mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo loại hình bảo hiểm xã hội tự nguyện sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Tài chính về mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội được tính theo quy định tại Điều 3 Nghị định này.

3. Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức thực hiện các quy định tại Nghị định này.

Điều 6.

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau ngày 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

2. Các quy định tại Nghị định này được thực hiện từ ngày 01 tháng 01 năm 2008.

Điều 7. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- Văn phòng BCĐTW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh; thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KGVX (5b).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỞNG




Nguyễn Tấn Dũng