cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Nghị định số 25/1999/NĐ-CP ngày 19/04/1999 của Chính phủ Về phương thức trả nhà ở, giá cho thuê nhà ở khi chưa trả lại nhà và thủ tục xác lập quyền sở hữu nhà ở được quy định tại Nghị quyết 58/1998/NQ-UBTVQH10

  • Số hiệu văn bản: 25/1999/NĐ-CP
  • Loại văn bản: Nghị định
  • Cơ quan ban hành: Chính phủ
  • Ngày ban hành: 19-04-1999
  • Ngày có hiệu lực: 04-05-1999
  • Ngày bị sửa đổi, bổ sung lần 1: 16-11-2004
  • Tình trạng hiệu lực: Đang có hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 9334 ngày (25 năm 6 tháng 29 ngày)
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:

CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 25/1999/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 19 tháng 4 năm 1999

 

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 25/1999/NĐ-CP NGÀY 19 THÁNG 4 NĂM 1999 VỀ PHƯƠNG THỨC TRẢ NHÀ Ở, GIÁ CHO THUÊ NHÀ Ở KHI CHƯA TRẢ LẠI NHÀ VÀ THỦ TỤC XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở ĐƯỢC QUY ĐỊNH TẠI NGHỊ QUYẾT SỐ 58/1998/NQ-UBTVQH10 NGÀY 20 THÁNG 8 NĂM 1998 CỦA ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI VỀ GIAO DỊCH DÂN SỰ VỀ NHÀ Ở ĐƯỢC XÁC LẬP TRƯỚC NGÀY 01 THÁNG 7 NĂM 1991

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Nghị quyết số 58/1998/NQ-UBTVQH10 ngày 20 tháng 8 năm 1998 của ủy ban Thường vụ Quốc hội về giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 01 tháng 7 năm 1991;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng và Bộ trưởng Bộ Tài chính,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi áp dụng

1. Nghị định này quy định chi tiết phương thức trả nhà ở giữa cơ quan, tổ chức với cá nhân, giá cho thuê nhà ở khi chưa trả lại nhà và thủ tục xác lập quyền sở hữu nhà ở được quy định tại Nghị quyết số 58/1998/NQ-UBTVQH10 ngày 20 tháng 8 năm 1998 của ủy ban Thường vụ Quốc hội về giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 01 tháng 7 năm 1991 (sau đây gọi chung là Nghị quyết số 58/1998).

2. Các loại nhà ở thuộc phạm vi áp dụng của Nghị quyết số 58/1998 và Nghị định này là nhà ở đang thuộc sở hữu tư nhân đã cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, mua bán, đổi, tặng cho, thừa kế, ủy quyền cho người khác quản lý diện vắng chủ trước ngày 01 tháng 7 năm 1991.

Các loại nhà sau cũng thuộc phạm vi áp dụng của Nghị quyết số 58/1998 và Nghị định này: nhà hiện đang sử dụng vào mục đích không phải để ở nhưng tại thời điểm xác lập giao dịch dân sự trước ngày 01 tháng 7 năm 1991 là nhà ở; nhà hiện đang sử dụng vào mục đích để ở, nhưng hiện nay không xác định được tại thời điểm xác lập giao dịch dân sự trước ngày 01 tháng 7 năm 1991 nhà đó sử dụng vào mục đích gì.

Điều 2. Các loại nhà ở sau đây không thuộc phạm vi áp dụng của Nghị quyết số 58/1998 và Nghị định này:

1. Nhà ở mà người tham gia giao dịch dân sự về nhà ở đó là người Việt Nam định cư ở nước ngoài; cá nhân, tổ chức nước ngoài.

2. Nhà ở mà Nhà nước đã có quyết định quản lý hoặc tuy chưa có quyết định quản lý nhưng đã bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa về nhà đất, chính sách cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh và chính sách quản lý nhà vắng chủ, bao gồm:

a) Nhà cho thuê;

b) Nhà cho mượn, cho ở nhờ trước và trong thời gian cải tạo mà chủ nhà thuộc diện cải tạo cho thuê;

c) Nhà của các tổ chức, cá nhân thuộc bộ máy cai trị của ngụy quân, ngụy quyền và đảng phái phản động;

d) Nhà hiến hoặc đã giao Nhà nước quản lý dưới mọi hình thức;

đ) Nhà tịch thu, trưng thu, trưng mua, mua lại;

e) Nhà của những người di cư vào Nam, những người đi sinh sống ở địa phương khác trong thời kỳ chiến tranh mà Nhà nước đã quản lý hoặc bố trí sử dụng diện vắng chủ.

3. Nhà trưng dụng;

4. Nhà hiện nay đang sử dụng làm nhà ở, nhưng tại thời điểm xác lập giao dịch dân sự trước ngày 01 tháng 7 năm 1991 không phải là nhà ở.

Chương 2:

PHƯƠNG THỨC TRẢ NHÀ Ở GIỮA CƠ QUAN, TỔ CHỨC VỚI CÁ NHÂN

Điều 3. Các phương thức trả lại nhà ở

1. Trong trường hợp cơ quan, tổ chức phải trả nhà ở cho bên cho thuê, bên cho mượn, thì tuỳ từng trường hợp các bên có thể thoả thuận việc trả nhà theo những phương thức sau đây:

ưa) Trả nhà mà cơ quan, tổ chức đang quản lý, sử dụng;

b) Trả bằng nhà khác;

c) Trả bằng tiền;

d) Nhà nước giao đất ở không phải trả tiền sử dụng đất.

2. Trong trường hợp nhà thuê, mượn đang được sử dụng cho cá nhân ở hoặc tuy đang được sử dụng làm trụ sở làm việc, cơ sở sản xuất, kinh doanh, công trình công cộng nhưng không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 3 điều này, thì cơ quan, tổ chức phải trả nhà đó cho bên cho thuê, bên cho mượn theo quy định của Nghị quyết số 58/1998.

3. Trong trường hợp nhà thuê, mượn đang sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng hoặc nhà thuê, mượn toạ lạc tại khu vực không được quy hoạch là nhà ở, thì việc trả nhà thực hiện theo các phương thức quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 điều này.

Tuỳ từng trường hợp và điều kiện cụ thể của địa phương, việc trả nhà có thể thực hiện bằng một trong 3 phương thức quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này hoặc kết hợp đồng thời 3 phương thức nhưng tổng giá trị (tính bằng tiền) nhà đất trả cho bên cho thuê, bên cho mượn không lớn hơn giá trị nhà đất (tính bằng tiền) cho thuê, cho mượn.

Điều 4. Cơ quan, tổ chức trả nhà ở đang thuê, mượn cho bên cho thuê, bên cho mượn

Trong trường hợp cơ quan, tổ chức trả nhà ở đang thuê, mượn cho bên cho thuê, bên cho mượn mà nhà cho thuê, cho mượn đã được đầu tư, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, làm thêm diện tích, xây dựng nhà ở mới, thì giải quyết như sau:

1. Khi nhận lại nhà, nếu bên cho thuê, bên cho mượn phải thanh toán kinh phí đầu tư, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, làm thêm diện tích, xây dựng nhà ở mới thì:

a) Nếu nguồn kinh phí của cá nhân, thì bên cho thuê, bên cho mượn phải thanh toán cho cá nhân đó;

b) Nếu nguồn kinh phí của cơ quan, tổ chức, thì bên cho thuê, bên cho mượn phải thanh toán cho cơ quan, tổ chức đó.

2. Khi trả lại nhà, nếu nhà thuê, mượn đang được sử dụng cho cá nhân ở và cá nhân đó được công nhận có quyền sở hữu đối với phần diện tích làm thêm, nhà ở xây dựng mới thì họ phải thanh toán cho bên cho thuê, bên cho mượn giá trị quyền sử dụng đất tương ứng với diện tích đất mà họ có quyền sử dụng.

Điều 5. Cơ quan, tổ chức trả bằng nhà ở khác cho bên cho thuê, bên cho mượn

1. Trong trường hợp cơ quan, tổ chức trả bằng nhà khác cho bên cho thuê, bên cho mượn, thì giá trị nhà ở, đất ở trả lại không được vượt quá giá trị nhà ở, đất ở đang thuê, đang mượn.

Trong trường hợp có chênh lệch giá trị giữa nhà ở, đất ở cho thuê, cho mượn với nhà ở, đất ở trả lại, thì các bên phải thanh toán cho nhau phần chênh lệch đó bằng tiền.

2. Giá trị nhà ở, đất ở do Hội đồng định giá của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là ủy ban nhân dân cấp tỉnh) xác định căn cứ vào giá trị còn lại của nhà ở và giá trị quyền sử dụng đất.

a) Giá trị còn lại của nhà ở được xác định như sau:

- Trong trường hợp nhà thuê, nhà mượn vẫn còn, thì giá trị còn lại của nhà được xác định bằng tỷ lệ (%) chất lượng còn lại của nhà ở tại thời điểm trả nhà nhân (x) với diện tích nhà (m2) nhân (x) với giá nhà ở xây dựng mới (đ/m2) tương ứng với cấp, hạng nhà cho thuê, cho mượn.

Tỷ lệ (%) chất lượng còn lại của nhà ở được xác định theo quy định của pháp luật.

Giá nhà ở xây dựng mới được xác định theo bảng giá do ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành theo khung giá của Chính phủ;

- Trong trường hợp nhà thuê, nhà mượn đã bị phá dỡ để xây dựng nhà khác thay thế, thì giá trị còn lại của nhà ở bằng giá nhà ở xây dựng mới tương ứng với cấp, hạng nhà cho thuê, cho mượn.

b) Giá trị quyền sử dụng đất được xác định trên cơ sở bảng giá các loại đất do ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành theo khung giá của Chính phủ.

Điều 6. Cơ quan, tổ chức trả bằng tiền cho bên cho thuê, bên cho mượn

Trong trường hợp cơ quan, tổ chức trả bằng tiền cho bên cho thuê, bên cho mượn thì số tiền mà cơ quan, tổ chức phải trả không được vượt quá giá trị nhà ở, đất ở đang thuê, đang mượn.

Việc xác định giá trị nhà ở, đất ở được áp dụng theo khoản 2 Điều 5 của Nghị định này.

Điều 7. Cơ quan, tổ chức trả bằng hình thức Nhà nước giao đất ở không phải trả tiền sử dụng đất cho bên cho thuê, bên cho mượn

1. Trong trường hợp Nhà nước giao đất ở cho bên cho thuê, bên cho mượn để tạo lập nhà ở mới, thì các khoản tiền phải nộp để nhận đất theo chế độ hiện hành của Nhà nước do cơ quan, tổ chức chi trả trực tiếp cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

2. Trong trường hợp Nhà nước giao đất ở mà có chênh lệch giá trị giữa nhà ở, đất ở cho thuê, cho mượn với đất ở trả lại, thì các bên phải thanh toán cho nhau phần chênh lệch đó bằng tiền.

Điều 8. Nguồn kinh phí để thực hiện trả lại nhà ở

1. Nguồn kinh phí để thực hiện việc trả nhà ở theo các quy định tại các Điều 5, 6 và 7 của Nghị định này được ngân sách Nhà nước bố trí trong dự toán hàng năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt và bằng nguồn vốn của các doanh nghiệp Nhà nước theo đúng các nguyên tắc phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước hiện hành:

a) Đối với các cơ quan, tổ chức trực thuộc Trung ương do ngân sách Trung ương chi trả;

ưb) Đối với các cơ quan, tổ chức trực thuộc địa phương do ngân sách địa phương chi trả;

c) Đối với các doanh nghiệp Nhà nước và cơ quan, tổ chức không thụ hưởng ngân sách Nhà nước do nguồn vốn của các doanh nghiệp và cơ quan, tổ chức đó chi trả.

2. Nhà nước dành một phần kinh phí để hỗ trợ nhằm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu dân cư và tạo lập quỹ nhà ở để bán, cho thuê đối với các trường hợp phải trả nhà theo quy định tại Nghị quyết số 58/1998 mà không còn chỗ ở nào khác hoặc không có điều kiện tạo lập chỗ ở khác.

Điều 9. Hội đồng định giá

1. Hội đồng định giá nhà ở, đất ở do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập. Hội đồng có trách nhiệm xác định giá trị nhà đất để làm cơ sở thanh toán.

2. Thành phần Hội đồng bao gồm:

- Đại diện Sở Tài chính - Vật giá, Chủ tịch Hội đồng;

- Đại diện Sở Xây dựng, ủy viên;

- Đại diện Sở Địa chính - Nhà đất, ủy viên;

- Đại diện Sở Tư pháp, ủy viên;

- Đại diện ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi có nhà ở phải trả lại, ủy viên;

Hội đồng mời bên cho thuê, bên cho mượn nhà ở và các chuyên gia của các ngành có liên quan tham dự và phát biểu ý kiến trước khi Hội đồng quyết định về giá trị của nhà ở, đất ở.

Chương 3:

GIÁ CHO THUÊ NHÀ Ở KHI CHƯA TRẢ LẠI NHÀ

Điều 10. Giá cho thuê nhà ở khi chưa trả lại nhà

1. Đối với các giao dịch dân sự về thuê nhà ở giữa cá nhân với cá nhân và giữa cá nhân với cơ quan, tổ chức mà cơ quan, tổ chức đó không thụ hưởng ngân sách Nhà nước thì giá cho thuê nhà ở do các bên thỏa thuận, nếu không thoả thuận được, thì áp dụng theo bảng giá kèm theo Nghị định này (Phụ lục số 1).

2. Đối với các giao dịch dân sự về thuê nhà ở giữa cá nhân với cơ quan, tổ chức mà cơ quan, tổ chức đó thụ hưởng ngân sách Nhà nước thì giá thuê nhà ở do các bên thoả thuận nhưng không được vượt quá mức giá theo bảng giá kèm theo Nghị định này (Phụ lục số 2).

Điều 11. Nguồn kinh phí để thực hiện việc thuê nhà

1. Trong trường hợp nhà thuê dùng để ở, thì tiền thuê nhà ở do cá nhân tự trả.

2. Trong trường hợp nhà thuê dùng làm trụ sở làm việc, cơ sở sản xuất, kinh doanh, công trình công cộng thì nguồn kinh phí để thuê nhà được áp dụng theo quy định tại khoản 1 Điều 8 của Nghị định này.

Chương 4:

THỦ TỤC CHUYỂN QUYỀN SỞ HỮU TRONG CÁC TRƯỜNG HỢP MUA BÁN NHÀ Ở, TẶNG CHO NHÀ Ở, ĐỔI NHÀ Ở

Điều 12. Thủ tục chuyển quyền sở hữu theo hợp đồng mua bán nhà ở

1. Trong trường hợp không có tranh chấp về hợp đồng mua bán nhà ở và thủ tục chuyển quyền sở hữu chưa hoàn tất theo quy định tại khoản 1 Điều 5 của Nghị quyết số 58/1998, thì bên mua có quyền làm thủ tục chuyển quyền sở hữu nhà ở mà không cần sự có mặt của bên bán.

Hồ sơ xin chuyển quyền sở hữu nhà ở bao gồm:

ưa) Đơn xin chuyển quyền sở hữu nhà ở có xác nhận của ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có nhà ở (sau đây gọi chung là ủy ban nhân dân cấp xã) về việc không có tranh chấp về hợp đồng mua bán nhà ở sau khi đã niêm yết công khai 07 ngày tại trụ sở ủy ban nhân dân cấp xã và tại nhà ở đó;

b) Hợp đồng mua bán nhà (bản chính). Trong trường hợp không có hợp đồng bằng văn bản, thì bên mua phải chứng minh được là giữa 2 bên đã thực hiện việc mua bán nhà ở;

c) Trích lục bản đồ thửa đất có nhà ở và bản vẽ sơ đồ nhà do cơ quan có tư cách pháp nhân xác nhận;

d) Xác nhận của ủy ban nhân dân cấp xã về hộ khẩu thường trú của bên mua.

2. Trong trường hợp có tranh chấp về hợp đồng mua bán nhà ở và thủ tục chuyển quyền sở hữu chưa hoàn tất, nhưng hợp đồng không bị huỷ bỏ hoặc không bị Toà án tuyên bố là vô hiệu theo quy định tại khoản 2 và 5 Điều 5 của Nghị quyết số 58/1998, thì các bên mua bán nhà ở phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ theo hợp đồng và phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu nhà ở.

Hồ sơ xin chuyển quyền sở hữu nhà ở bao gồm:

a) Hợp đồng mua bán nhà ở (bản chính). Trong trường hợp không có hợp đồng bằng văn bản thì các bên mua bán nhà ở phải chứng minh được là giữa họ đã thực hiện việc mua bán nhà ở;

b) Trích lục bản án hoặc quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật;

c) Giấy xác nhận của cơ quan thi hành án dân sự về việc bên mua đã thi hành xong phần nghĩa vụ của mình theo bản án hoặc quyết định của Toà án;

d) Trích lục bản đồ thửa đất có nhà ở và bản vẽ sơ đồ nhà do cơ quan có tư cách pháp nhân xác nhận;

đ) Xác nhận của ủy ban nhân dân cấp xã về hộ khẩu thường trú của các bên mua bán nhà ở.

Điều 13. Thủ tục chuyển quyền sở hữu theo hợp đồng tặng cho nhà ở

Trong trường hợp không có tranh chấp về hợp đồng tặng cho nhà ở và thủ tục chuyển quyền sở hữu chưa hoàn tất theo quy định tại khoản 1 Điều 7 của Nghị quyết số 58/1998 hoặc có tranh chấp về hợp đồng tặng cho nhà ở và thủ tục chuyển quyền sở hữu chưa hoàn tất, nhưng bên được tặng cho nhà ở đã nhận nhà ở theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 7 của Nghị quyết số 58/1998, thì bên được tặng cho nhà ở có quyền làm thủ tục chuyển quyền sở hữu nhà ở mà không cần sự có mặt của bên tặng cho.

Hồ sơ xin chuyển quyền sở hữu nhà ở bao gồm:

1. Đơn xin chuyển quyền sở hữu nhà ở. Đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 7 của Nghị quyết số 58/1998 thì đơn phải có xác nhận của ủy ban nhân dân cấp xã về việc không có tranh chấp về hợp đồng tặng cho nhà ở sau khi đã niêm yết công khai 07 ngày tại trụ sở ủy ban nhân dân cấp xã và tại nhà ở đó.

Đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 7 của Nghị quyết số 58/1998 thì phải có trích lục bản án hoặc quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật;

2. Hợp đồng tặng cho nhà ở (bản chính). Trong trường hợp không có hợp đồng bằng văn bản, thì bên được tặng cho phải chứng minh được là giữa 2 bên đã thực hiện việc tặng cho nhà ở;

3. Trích lục bản đồ thửa đất có nhà ở và bản vẽ sơ đồ nhà do cơ quan có tư cách pháp nhân xác nhận;

4. Xác nhận của ủy ban nhân dân cấp xã về hộ khẩu thường trú của bên được tặng cho nhà;

5. Trong trường hợp hợp đồng tặng cho có điều kiện, thì phải có xác nhận của các bên về việc các điều kiện đó đã xẩy ra hoặc đã được thực hiện.

Điều 14. Thủ tục chuyển quyền sở hữu theo hợp đồng đổi nhà ở

1. Trong trường hợp không có tranh chấp về hợp đồng đổi nhà ở và thủ tục chuyển quyền sở hữu chưa hoàn tất theo quy định tại khoản 1 Điều 6 của Nghị quyết số 58/1998, thì các bên đổi nhà ở phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu nhà ở.

Hồ sơ xin chuyển quyền sở hữu nhà ở bao gồm:

a) Hợp đồng đổi nhà ở (bản chính). Trong trường hợp không có hợp đồng bằng văn bản, thì các bên đổi nhà ở phải chứng minh được là giữa họ đã thực hiện việc đổi nhà ở;

b) Xác nhận của ủy ban nhân dân cấp xã về việc không có tranh chấp về hợp đồng đổi nhà ở sau khi đã niêm yết công khai 07 ngày tại Trụ sở Uỷ ban nhân dân cấp xã và tại 2 nhà ở đó;

c) Trích lục bản đồ thửa đất có nhà ở và bản vẽ sơ đồ nhà do cơ quan có tư cách pháp nhân xác nhận;

d) Xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã về hộ khẩu thường trú của các bên đổi nhà ở.

2. Trong trường hợp có tranh chấp về hợp đồng đổi nhà ở và thủ tục chuyển quyền sở hữu chưa hoàn tất, nhưng hợp đồng không bị huỷ bỏ hoặc không bị Toà án tuyên bố là vô hiệu, thì các bên đổi nhà ở phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ theo hợp đồng và làm thủ tục chuyển quyền sở hữu.

Hồ sơ xin chuyển quyền sở hữu nhà ở bao gồm:

ưa) Hợp đồng đổi nhà ở (bản chính). Trong trường hợp không có hợp đồng bằng văn bản, thì các bên đổi nhà ở phải chứng minh được là giữa họ đã thực hiện việc đổi nhà ở;

b) Trích lục bản án hoặc quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật;

c) Giấy xác nhận của cơ quan thi hành án dân sự về việc các bên đổi nhà ở đã thực hiện xong phần nghĩa vụ của mình theo bản án hoặc quyết định của Toà án;

d) Trích lục bản đồ thửa đất có nhà ở và bản vẽ sơ đồ nhà do cơ quan có tư cách pháp nhân xác nhận;

đ) Xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã về hộ khẩu thường trú của các bên đổi nhà ở.

Chương 5:

THỦ TỤC XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU ĐỐI VỚI NHÀ Ở DO THỪA KẾ VÀ NHÀ Ở VẮNG CHỦ DO CÁ NHÂN QUẢN LÝ, SỬ DỤNG

Điều 15. Thủ tục xác lập quyền sở hữu cho những người được thừa kế nhà ở

Những người được công nhận có quyền thừa kế quyền sở hữu nhà ở theo quy định tại Điều 9 của Nghị quyết số 58/1998 thì phải làm thủ tục xác lập quyền sở hữu.

Hồ sơ xin xác lập quyền sở hữu nhà ở bao gồm:

1. Đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở có chứng nhận của ủy ban nhân dân cấp xã về việc người làm đơn có quyền thừa kế hợp pháp đối với nhà ở đó. Nếu có tranh chấp, thì phải có trích lục bản án hoặc quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật;

2. Trích lục bản đồ thửa đất có nhà ở và bản vẽ sơ đồ nhà do cơ quan có tư cách pháp nhân xác nhận;

3. Xác nhận của ủy ban nhân dân cấp xã về hộ khẩu thường trú của những người thừa kế.

Điều 16. Thủ tục xác lập quyền sở hữu cho những người có quyền thừa kế nhà ở vắng chủ

Những người được công nhận có quyền thừa kế quyền sở hữu đối với nhà ở vắng chủ theo quy định tại điểm a khoản 2 và khoản 4 Điều 10 của Nghị quyết số 58/1998 phải làm thủ tục để được xác lập quyền sở hữu.

Hồ sơ xin xác lập quyền sở hữu nhà ở bao gồm:

1. Đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, có chứng nhận của ủy ban nhân dân cấp xã về việc người làm đơn là người thừa kế hợp pháp của người có quyền sở hữu đối với nhà ở vắng chủ đó sau khi đã niêm yết công khai 07 ngày tại trụ sở ủy ban nhân dân cấp xã nơi có nhà ở đó và tại nhà ở đó. Nếu có tranh chấp, thì phải có trích lục bản án hoặc quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật;

2. Trích lục bản đồ thửa đất có nhà ở và bản vẽ sơ đồ nhà do cơ quan có tư cách pháp nhân xác nhận;

3. Xác nhận của ủy ban nhân dân cấp xã về hộ khẩu thường trú của những người thừa kế.

Đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 10 của Nghị quyết số 58/1998 thì phải có giấy uỷ quyền quản lý nhà ở vắng chủ (bản chính).

Điều 17. Thủ tục xác lập quyền sở hữu cho những người là bố, mẹ, vợ, chồng, con của chủ sở hữu nhà ở vắng chủ

Bố, mẹ, vợ, chồng, con (theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình) của chủ sở hữu nhà ở vắng chủ được công nhận có quyền sở hữu đối với nhà vắng chủ theo quy định tại điểm b khoản 2 và khoản 3 Điều 10 của Nghị quyết số 58/1998 phải làm thủ tục để được xác lập quyền sở hữu.

Hồ sơ xin xác lập quyền sở hữu nhà ở bao gồm:

1. Đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở;

2. Trích lục bản đồ thửa đất có nhà ở và bản vẽ sơ đồ nhà do cơ quan có tư cách pháp nhân xác nhận;

3. Xác nhận của ủy ban nhân dân cấp xã về hộ khẩu thường trú của những người là bố, mẹ, vợ, chồng, con của chủ sở hữu nhà ở vắng chủ đó.

Đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 10 của Nghị quyết số 58/1998 thì phải có giấy uỷ quyền quản lý nhà ở đó (bản chính).

Điều 18. Thủ tục xác lập quyền sở hữu cho người đang quản lý, sử dụng nhà ở vắng chủ

Người đang quản lý, sử dụng liên tục nhà ở vắng chủ từ 30 năm trở lên được công nhận có quyền sở hữu đối với nhà ở vắng chủ đó theo quy định tại điểm c khoản 2, khoản 3 và 4 Điều 10 của Nghị quyết số 58/1998 phải làm thủ tục để được xác lập quyền sở hữu đối với nhà ở vắng chủ đó.

Hồ sơ xin xác lập quyền sở hữu nhà ở bao gồm:

1. Đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, có xác nhận của ủy ban nhân dân cấp xã về việc người đó đã quản lý, sử dụng nhà vắng chủ liên tục 30 năm trở lên kể từ ngày bắt đầu quản lý, sử dụng đến ngày Nghị quyết số 58/1998 có hiệu lực (ngày 01 tháng 01 năm 1999) sau khi đã niêm yết công khai 07 ngày tại trụ sở ủy ban nhân dân cấp xã và tại nhà ở đó;

2. Trích lục bản đồ thửa đất có nhà ở và bản vẽ sơ đồ nhà do cơ quan có tư cách pháp nhân xác nhận;

3. Xác nhận của ủy ban nhân dân cấp xã về hộ khẩu thường trú của những người đang quản lý, sử dụng nhà ở vắng chủ.

Điều 19. Nhà ở vắng chủ thuộc Nhà nước

Trong các trường hợp nhà ở vắng chủ thuộc Nhà nước theo quy định tại điểm c khoản 2, khoản 3 và 4 Điều 10 của Nghị quyết số 58/1998, thì nhà ở đó phải được giao cho cơ quan nhà đất địa phương quản lý. Người đang quản lý, sử dụng nhà ở vắng chủ thuộc Nhà nước phải ký hợp đồng thuê hoặc được quyền ưu tiên mua theo quy định của pháp luật.

Chương 6:

THỦ TỤC XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU ĐỐI VỚI NHÀ Ở DO CƠ QUAN, TỔ CHỨC THUÊ, MƯỢN CỦA CÁ NHÂN

Điều 20. Thủ tục xác lập quyền sở hữu đối với nhà ở khác do cơ quan, tổ chức trả cho bên cho thuê, bên cho mượn

Trong trường hợp cơ quan, tổ chức trả bằng nhà ở khác cho bên cho thuê, bên cho mượn theo quy định tại khoản 2 Điều 14 của Nghị quyết số 58/1998, thì nhà ở đó thuộc quyền sở hữu của bên cho thuê, bên cho mượn. Cơ quan tổ chức phải làm thủ tục để xác lập quyền sở hữu nhà ở đó cho bên cho thuê, bên cho mượn.

Hồ sơ xin xác lập quyền sở hữu nhà ở bao gồm:

1. Văn bản trả nhà ở do cơ quan, tổ chức lập, có chữ ký của 2 bên;

2. Trích lục bản đồ thửa đất có nhà ở và bản vẽ sơ đồ nhà do cơ quan có tư cách pháp nhân xác nhận;

3. Xác nhận của ủy ban nhân dân cấp xã về hộ khẩu thường trú của bên cho thuê, cho mượn.

Điều 21. Thủ tục xác lập quyền sở hữu đối với nhà ở mà cơ quan, tổ chức thuê, mượn của cá nhân

Trong trường hợp cơ quan, tổ chức thuê, mượn nhà của cá nhân nhưng chủ sở hữu đã được lấy lại nhà bằng nhà khác, bằng tiền hoặc được Nhà nước giao đất ở theo quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 14 của Nghị quyết số 58/1998, thì việc xác lập quyền sở hữu đối với nhà ở mà cơ quan, tổ chức đang thuê, mượn được thực hiện như sau:

1. Trong trường hợp kinh phí để thực hiện việc trả lại nhà ở là nguồn vốn ngân sách Nhà nước, thì nhà mà cơ quan, tổ chức đang thuê, mượn của cá nhân được chuyển thành sở hữu toàn dân. Cơ quan, tổ chức được tiếp tục quản lý, sử dụng nhà đó theo đúng quy định của pháp luật;

2. Trong trường hợp kinh phí để thực hiện việc trả lại nhà ở không phải là nguồn vốn ngân sách Nhà nước, thì nhà mà cơ quan, tổ chức đang thuê, mượn của cá nhân thuộc quyền sở hữu của cơ quan, tổ chức đó. Cơ quan, tổ chức phải làm thủ tục để được xác lập quyền sở hữu.

Hồ sơ xin xác lập quyền sở hữu nhà ở bao gồm:

a) Đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở;

b) Văn bản trả nhà (bản chính) theo quy định tại khoản 1 Điều 20 của Nghị định này;

c) Trích lục bản đồ thửa đất có nhà ở và bản vẽ sơ đồ nhà do cơ quan có tư cách pháp nhân xác nhận.

Trong trường hợp nhà thuê, mượn đã bị phá dỡ và cơ quan, tổ chức đã xây dựng nhà mới thay thế, thì phải kèm theo hồ sơ thiết kế kỹ thuật nhà xây dựng mới.

Chương VII

THỦ TỤC XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU ĐỐI VỚI DIỆN TÍCH LÀM THÊM, NHÀ Ở XÂY DỰNG MỚI

Điều 22. Diện tích làm thêm, nhà ở xây dựng mới

Diện tích làm thêm, nhà ở xây dựng mới là phần diện tích nhà ở mà bên thuê, bên mượn, bên ở nhờ, người quản lý, sử dụng nhà ở vắng chủ đã xây dựng trong khuôn viên nhà thuê, mượn, ở nhờ.

Diện tích làm thêm, nhà ở xây dựng mới được xem là có thể sử dụng để ở một cách riêng biệt với nhà cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, nhà vắng chủ nếu diện tích làm thêm, nhà ở mới đó được xây dựng liền kề hoặc độc lập với nhà cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, nhà vắng chủ có chiếm diện tích trong khuôn viên và không làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của bên cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ hoặc bên được công nhận có quyền sở hữu đối với nhà vắng chủ.

Điều 23. Thủ tục xác lập quyền sở hữu đối với diện tích làm thêm, nhà ở xây dựng mới

Người được công nhận có quyền sở hữu đối với diện tích làm thêm, nhà ở xây dựng mới theo quy định tại Điều 11 và Điều 16 của Nghị quyết số 58/1998 phải làm thủ tục để được xác lập quyền sở hữu.

Hồ sơ xin xác lập quyền sở hữu nhà ở bao gồm:

1. Đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở có chứng nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có nhà ở đó sau 07 ngày niêm yết công khai tại Uỷ ban nhân dân cấp xã và tại diện tích xây thêm, nhà ở xây dựng mới đó về việc không có khiếu kiện gì tính đến ngày 01 tháng 7 năm 1996 về diện tích làm thêm, nhà ở xây dựng mới đó; Trong trường hợp có khiếu kiện thì phải có trích lục bản án hoặc quyết định của Toà án đã có hiêụ lực pháp luật về việc công nhận quyền sở hữu đối với diện tích làm thêm, nhà ở xây dựng mới cho bên thuê, bên mượn, bên ở nhờ, bên quản lý nhà ở vắng chủ và chứng nhận của cơ quan thi hành án dân sự về việc họ đã thi hành xong nghĩa vụ của mình theo bản án hoặc quyết định của Toà án;

2. Trích đo bản đồ thửa đất có diện tích làm thêm, nhà ở xây dựng mới và bản vẽ sơ đồ diện tích làm thêm, nhà ở xây dựng mới do cơ quan có tư cách pháp nhân xác nhận;

3. Xác nhận của ủy ban nhân dân cấp xã về hộ khẩu thường trú của người được công nhận có quyền sở hữu đối với diện tích làm thêm, nhà ở xây dựng mới.

Chương 8:

CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT Ở

Điều 24. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở

1. Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại nội thành, nội thị xã, thị trấn do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp theo mẫu quy định tại Nghị định số 60/CP ngày 05 tháng 7 năm 1994 của Chính phủ.

2. Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại nông thôn do Uỷ ban nhân dân huyện cấp theo mẫu quy định tại Nghị định số 60/CP ngày 05 tháng7 năm 1994 của Chính phủ.

Điều 25. Thời hạn cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày người được công nhận có quyền sở hữu nhà ở nộp đủ hồ sơ và thực hiện xong các nghĩa vụ tài chính theo quy định tại Nghị định này, ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quy định tại Điều 24 của Nghị định này cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở cho đương sự. Trong trường hợp kéo dài thời hạn nêu trên thì phải thông báo bằng văn bản cho đương sự biết lý do và thời hạn kéo dài không được quá 30 ngày.

Điều 26. Nghĩa vụ tài chính

Người được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở phải thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước và đối với các bên có liên quan theo quy định của pháp luật.

Chương 9:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 27. Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.

Những quy định trước đây trái với Nghị định này đều bãi bỏ.

Điều 28. Nguồn kinh phí thuộc ngân sách Nhà nước để thực hiện Nghị định này do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Điều 29. Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chính trong phạm vi chức năng quản lý ngành có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Nghị định này.

Điều 30. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

 

Phan Văn Khải

(Đã ký)


PHỤ LỤC SỐ 1
GIÁ CHO THUÊ NHÀ Ở ÁP DỤNG GIỮA CÁ NHÂN VỚI CÁ NHÂN VÀ GIỮA CÁ NHÂN VỚI CƠ QUAN, TỔ CHỨC KHÔNG THỤ HƯỞNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
(Ban hành kèm theo Nghị định số 25/1999/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 1999 của Chính phủ)

1. Giá chuẩn:

ĐVT: đ/m2 sử dụng/tháng

Biệt thự (hạng)

Nhà ở (cấp)

I

II

III

IV

I

II

III

IV

4.900

5.500

6.800

7.800

3.600

3.300

2.800

2.100

4

2. Hệ số điều chỉnh giá chuẩn: (1 + S Ki)

i=1

a) Hệ số cấp đô thị (K1):

Cấp đô thị

Hệ số

I

II

III

IV

V

Trị số K1

+ 0,20

+ 0,10

0,00

- 0,10

- 0,15

b) Hệ số vị trí xét theo các khu vực (K2):

Khu vực

Hệ số

Trung tâm

Cận trung tâm

Ven nội

Trị số K2

0,00

- 0,10

- 0,20

c) Hệ số tầng cao (K3):

Tầng nhà

Hệ số

I

II

III

IV

V

VI trở lên

Trị số K3

+ 0,25

+ 0,05

0,00

- 0,10

- 0,20

- 0,3

d) Hệ số điều kiện giao thông (K4):

Điều kiện giao thông

Hệ số

Có đường xe thô sơ đến tận ngôi nhà

Có đường ô tô đến tận ngôi nhà

Trị số K4

0,00

+ 0,20

 

 

PHỤ LỤC SỐ 2
GIÁ CHO THUÊ NHÀ Ở ÁP DỤNG GIỮA CÁ NHÂN VỚI CƠ QUAN, TỔ CHỨC ĐƯỢC THỤ HƯỞNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
(Ban hành kèm theo Nghị định số 25/1999/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 1999 của Chính phủ)

1. Giá chuẩn:

ĐVT: đ/m2 sử dụng/tháng

Biệt thự (hạng)

Nhà ở (cấp)

I

II

III

IV

I

II

III

IV

2.500

3.000

3.500

5.500

1.500

1.400

1.350

900

4

2. Hệ số điều chỉnh giá chuẩn: (1 + S Ki)

i=1

a) Hệ số cấp đô thị (K1):

Cấp đô thị

Hệ số

I

II

III

IV

V

Trị số K1

0,00

- 0,05

- 0,10

- 0,15

- 0,20

b) Hệ số vị trí xét theo các khu vực (K2):

Khu vực

Hệ số

Hệ số

Trung tâm

Cận trung tâm

Ven nội

Trị số K2

0,00

- 0,10

- 0,20

c) Hệ số tầng cao (K3):

Tầng nhà

Hệ số

I

II

III

IV

V

VI trở lên

Trị số K3

+ 0,15

+ 0,05

0,00

- 0,10

- 0,20

- 0,30

d) Hệ số điều kiện giao thông (K4):

Điều kiện giao thông

Hệ số

Có đường xe thô sơ đến tận ngôi nhà

Có đường ô tô đến tận ngôi nhà

Trị số K4

0,00

+ 0,10