cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Nghị quyết số 85/2014/NQ-HĐND ngày 16/07/2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tĩnh Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số loại phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

  • Số hiệu văn bản: 85/2014/NQ-HĐND
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Cơ quan ban hành: Tỉnh Hà Tĩnh
  • Ngày ban hành: 16-07-2014
  • Ngày có hiệu lực: 26-07-2014
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 28-02-2019
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 1678 ngày (4 năm 7 tháng 8 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 28-02-2019
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 28-02-2019, Nghị quyết số 85/2014/NQ-HĐND ngày 16/07/2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tĩnh Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số loại phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh bị bãi bỏ, thay thế bởi Quyết định số 642/QĐ-UBND ngày 28/02/2019 Công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh kỳ 2014-2018”. Xem thêm Lược đồ.

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH HÀ TĨNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 85/2014/NQ-HĐND

Hà Tĩnh, ngày 16 tháng 7 năm 2014

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ VIỆC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG VÀ BÃI BỎ MỘT SỐ LOẠI PHÍ, LỆ PHÍ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HÀ TĨNH
KHÓA XVI, KỲ HỌP THỨ 9

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;

Căn cứ Pháp lệnh Phí và lệ phí số 38/2001/PL-UBTVQH10 ngày 28 tháng 8 năm 2001;

Căn cứ Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ quy định thi hành Pháp lệnh Phí và lệ phí; Nghị định số 24/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 3 năm 2006 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 57/2002/NĐ-CP;

Căn cứ Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24 tháng 7 năm 2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về phí, lệ phí; Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25 tháng 5 năm 2006 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 63/2002/TT-BTC;

Căn cứ Thông tư số 02/2014/TT-BTC ngày 02 tháng 01 năm 2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

 Xét đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh tại Tờ trình số 246/TTr-UBND ngày 27 tháng 6 năm 2014 về việc quy định bổ sung, điều chỉnh, bãi bỏ một số loại phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh; Báo cáo thẩm tra của các ban Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Quy định bổ sung, sửa đổi và bãi bỏ một số loại phí, lệ phí áp dụng trên địa bàn tỉnh như sau:

I. Các loại phí, lệ phí quy định bổ sung mới:

1. Phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn:

a) Đối tượng chịu phí: Chất thải rắn thông thường, chất thải rắn nguy hại phát sinh từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc các hoạt động khác, trong đó:

+ Chất thải rắn nguy hại là chất thải rắn có tên trong Danh mục các chất thải rắn nguy hại do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành;

+ Chất thải rắn thông thường là chất thải rắn không có tên trong Danh mục các chất thải rắn nguy hại do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.

b) Đối tượng nộp phí bao gồm:

Các tổ chức, cá nhân thải chất thải rắn thông thường, chất thải rắn nguy hại từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc các hoạt động khác.

c) Đối tượng không phải nộp phí bao gồm:

- Cá nhân, hộ gia đình thải chất thải rắn thông thường phát thải trong sinh hoạt của cá nhân, hộ gia đình;

- Tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng nộp phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn theo quy định trên nhưng tự xử lý hoặc ký hợp đồng dịch vụ xử lý chất thải rắn đảm bảo tiêu chuẩn môi trường theo quy định của pháp luật, cụ thể:

+ Đối với trường hợp tự xử lý chất thải rắn đảm bảo quy chuẩn, tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường phải có thuyết minh rõ giải pháp công nghệ xử lý chất thải rắn; giải pháp công nghệ xử lý nước rác và nước thải từ hoạt động xử lý chất thải rắn; hiệu quả của công nghệ xử lý chất thải rắn; các biện pháp bảo đảm an toàn trong quá trình vận hành; giải pháp xử lý các tình huống sự cố môi trường và các nội dung khác về xử lý chất thải rắn theo đúng quy định của pháp luật về quản lý chất thải rắn.

+ Đối với trường hợp ký hợp đồng dịch vụ xử lý chất thải rắn đảm bảo quy chuẩn, tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường phải có hợp đồng dịch vụ xử lý (hoặc hợp đồng dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý) chất thải rắn với chủ xử lý chất thải rắn được phép hoạt động theo quy định của pháp luật về quản lý chất thải rắn.

d) Đơn vị tổ chức thu phí:

- Đối với chất thải rắn nguy hại: Sở Tài nguyên và Môi trường.

- Đối với chất thải rắn thông thường phát sinh từ hoạt động của cơ quan, cơ sở kinh doanh, dịch vụ, cơ sở sản xuất công nghiệp, làng nghề: Các Công ty môi trường đô thị và các Hợp tác xã, tổ đội vệ sinh môi trường thực hiện thu phí và nộp ngân sách theo quy định.

- Đối với những địa bàn chưa có các Công ty, Hợp tác xã, tổ hợp tác, tổ đội vệ sinh môi trường thực hiện thu phí thì giao cho Ủy ban nhân dân xã thực hiện thu phí và nộp ngân sách theo quy định.

Sở Tài nguyên và Môi trường được ủy quyền cho Chi cục Bảo vệ môi trường thực hiện thu phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn nguy hại.

đ) Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn:

TT

Nội dung

Mức thu (đồng/tấn)

1

Phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn thông thường phát sinh từ hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

40.000

2

Phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn nguy hại

6.000.000

e) Tỷ lệ phần trăm (%) trích để lại cho đơn vị thu:

Đơn vị tổ chức thu phí được để lại 20% số phí thu được để trang trải chi phí cho việc thu phí: Chi phí phân tích mẫu đối chứng và kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất làm cơ sở xác định tính chất và khối lượng của chất thải; tiền lương, tiền công, phụ cấp lương, văn phòng phẩm, vật tư văn phòng, trang thiết bị, thông tin liên lạc, nhiên liệu, điện, nước, công tác phí, khen thưởng.

Phần còn lại (80%) nộp về ngân sách tỉnh, được dùng chi cho các nội dung theo quy định tại Khoản 2, Điều 7, Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2007 của Chính phủ.

2. Lệ phí cấp giấy phép hoạt động điện lực:

a) Đối tượng nộp lệ phí:

Các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động điện lực thuộc các lĩnh vực (Điểm 3, Điều 17, Thông tư số 25/2013/TT-BCT ngày 29 tháng 10 năm 2013 của Bộ Công Thương); cụ thể:

- Hoạt động phát điện đối với nhà máy điện có quy mô công suất dưới 3MW;

- Hoạt động phân phối điện nông thôn;

- Hoạt động bán lẻ điện đến cấp điện áp 0,4kV;

- Tư vấn chuyên ngành điện lực, bao gồm:

+ Tư vấn đầu tư xây dựng công trình đường dây và trạm biến áp có cấp điện áp đến 35 kV, đăng ký kinh doanh tại địa phương.

+ Tư vấn giám sát thi công công trình đường dây và trạm biến áp có cấp điện áp đến 35 kV, đăng ký kinh doanh tại địa phương.

b) Đơn vị thu lệ phí: Sở Công thương.

c) Mức thu lệ phí:

TT

Nội dung

Mức thu

1.

Lệ phí cấp giấy phép hoạt động điện lực

400.000
(đồng/1 giấy phép)

2.

Trường hợp gia hạn, sửa đổi, bổ sung

50% mức thu trên

d) Tỷ lệ phần trăm (%) trích để lại cho đơn vị thu: Đơn vị thu nộp 100% tổng số lệ phí thu được vào ngân sách tỉnh.

II. Sửa đổi, bổ sung nội dung, bãi bỏ quy định một số loại phí, lệ phí:

1. Về phí:

1.1. Phí khai thác và sử dụng tài liệu đất đai:

a) Đối tượng nộp phí:

Tổ chức, cá nhân có nhu cầu khai thác và sử dụng tài liệu về đất đai của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý hồ sơ, tài liệu về đất đai.

b) Đơn vị tổ chức thu phí: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất (thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường).

c) Mức thu phí: 250.000 đồng/ 1 hồ sơ.

d) Tỷ lệ phần trăm (%) trích để lại cho đơn vị:

Để lại cho đơn vị thu bằng 50% trên tổng số phí thu được. Phần còn lại (50%) nộp vào ngân sách tỉnh.

1.2. Phí tham quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa (tại các khu di tích: Nguyễn Du; Ngã ba Đồng Lộc; Đền thờ Chế thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu; Đền Chợ Củi; Miếu Ao; Chùa Hương):

a) Đối tượng nộp phí: Khách tham quan tại các di tích.

b) Đơn vị tổ chức thu phí:

- Tại khu di tích Nguyễn Du: Ban Quản lý di tích Nguyễn Du tổ chức thực hiện thu phí;

- Tại di tích Ngã ba Đồng Lộc: Ban Quản lý di tích Ngã ba Đồng Lộc tổ chức thực hiện thu phí;

- Tại di tích Đền thờ Chế thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu: Ban Quản lý di tích Đền thờ Chế Thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu tổ chức thực hiện thu phí;

- Tại di tích Đền Chợ Củi: Ủy ban nhân dân huyện Nghi Xuân thực hiện quản lý và tổ chức thu phí;

- Tại di tích Miếu Ao: Ủy ban nhân dân xã Thạch Trị tổ chức thực hiện thu phí;

- Tại di tích Chùa Hương: Ban Quản lý di tích Chùa Hương tổ chức thực hiện thu phí;

c) Mức thu phí và tỷ lệ phần trăm (%) trích để lại cho đơn vị:

* Đối với di tích Chùa Hương:

- Mức thu phí:

+ Người lớn: 20.000 đồng/lần/người;

+ Trẻ em: 10.000 đồng/lần/người.

- Tỷ lệ phần trăm (%) trích để lại cho đơn vị: Đơn vị tổ chức thu phí nộp 100% số phí thu được vào ngân sách huyện.

* Đối với các di tích còn lại:

- Mức thu phí:

+ Người lớn: 10.000 đồng/lần/người;

+ Trẻ em: 5.000 đồng/lần/người.

- Tỷ lệ phần trăm (%) trích để lại đơn vị: Đơn vị tổ chức thu phí được để lại 90% phí thu được. Phần còn lại (10%) nộp vào ngân sách huyện.

1.3. Phí trông giữ xe đạp, xe máy, ô tô:

a) Đối tượng nộp phí: Chủ phương tiện, người sử dụng phương tiện xe đạp, xe máy, ô tô gửi trong bãi để xe.

b) Đơn vị tổ chức thu phí: Đơn vị quản lý các bến bãi.

c) Mức thu phí:

TT

Nội dung

Mức thu
(đồng/lượt)

1

Trông giữ xe máy

3.000

-

Nếu gửi cả ngày và đêm

5.000

2

Trông giữ xe đạp, xe đạp điện

1.000

3

Trông giữ ô tô

 

-

Phí trông giữ ô tô

20.000

-

Nếu gửi cả ngày và đêm

30.000

-

Riêng tại các danh lam thắng cảnh; công trình văn hóa; di tích lịch sử; đền; chùa:

 

+

Ô tô đến 7 chỗ ngồi

20.000

 

Nếu gửi cả ngày và đêm

30.000

+

Ô tô trên 7 chỗ ngồi

30.000

 

Nếu gửi cả ngày và đêm

40.000

- Bãi bỏ thu phí xe điện của Ban Quản lý di tích Chùa Hương tại Điểm 4, Khoản III, Điều 1, Nghị quyết số 37/2012/NQ-HĐND ngày 19 tháng 7 năm 2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh.

d) Tỷ lệ phần trăm (%) trích để lại cho đơn vị:

Đơn vị tổ chức thu phí được để lại 90% phí thu được. Phần còn lại (10%) nộp vào ngân sách huyện, thị xã, thành phố.

1.4. Phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường:

a) Đối tượng nộp phí:

Chủ đầu tư các dự án nộp hồ sơ đề nghị thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án thuộc thẩm quyền thẩm định và phê duyệt ở cấp tỉnh (Khoản 3, Điều 30, Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường).

b) Đơn vị tổ chức thu phí: Sở Tài nguyên và Môi trường.

c) Mức thu phí:

- Đối với phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường:

Đơn vị tính: Triệu đồng

Tổng vốn đầu tư

Tên nhóm (tỷ VNĐ)

≤ 50

> 50 và ≤ 100

> 100 và ≤ 200

> 200 và ≤ 500

> 500

Nhóm 1

Dự án xử lý chất thải và cải thiện môi trường

4,0

5,2

9,6

10,5

11,9

Nhóm 2

Dự án công trình dân dụng

5,5

6,8

12,0

12,5

17,5

Nhóm 3

Dự án hạ tầng kỹ thuật

6,0

7,6

13,6

14

17,5

Nhóm 4

Dự án nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản

6,3

7,6

13,6

14

16,8

Nhóm 5

Dự án Giao thông

6,5

8,0

14,4

15

17,5

Nhóm 6

Dự án Công nghiệp

6,7

8,4

15,2

16

18,2

Nhóm 7

Dự án khác (không thuộc các nhóm trên)

4,0

4,8

8,64

9,5

10,92

- Đối với phí thẩm định lại báo cáo đánh giá tác động môi trường: Mức thu bằng 50% mức thu áp dụng đối với báo cáo đánh giá môi trường chính thức.

d) Tỷ lệ phần trăm (%) trích để lại cho đơn vị thu:

Để lại cho đơn vị thu 80% trên tổng số phí thu được. Phần phí còn lại (20%) nộp vào ngân sách tỉnh để sử dụng cho công tác bảo vệ môi trường, bổ sung vốn hoạt động cho Quỹ bảo vệ môi trường.

1.5. Phí thẩm định đề án báo cáo thăm dò, khai thác, sử dụng nước dưới đất:

a) Đối tượng nộp phí: Các tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ xin cấp giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng nước dưới đất.

b) Đơn vị tổ chức thu phí: Sở Tài nguyên và Môi trường (hoặc đơn vị được Sở Tài nguyên và Môi trường ủy quyền).

c) Mức thu phí:

TT

Nội dung

Mức thu
(đ/1 đề án, báo cáo)

1

Đối với đề án thiết kế giếng có lưu lượng nước dưới 200 m3/ngày đêm

300.000

2

Đối với đề án, báo cáo thăm dò có lưu lượng nước từ 200 m3 đến dưới 500 m3/ngày đêm

900.000

3

Đối với đề án, báo cáo thăm dò có lưu lượng nước từ 500 m3 đến dưới 1.000 m3/ngày đêm

2.000.000

4

Đối với đề án, báo cáo thăm dò có lưu lượng nước từ 1.000 m3 đến dưới 3.000 m3/ngày đêm

4.000.000

5

Trường hợp thẩm định gia hạn, bổ sung

50% mức thu trên

d) Tỷ lệ phần trăm (%) trích để lại cho đơn vị thu:

Đơn vị tổ chức thu phí được để lại 80% phí thu được. Phần còn lại (20%) nộp vào ngân sách tỉnh.

1.6. Phí thẩm định đề án, báo cáo khai thác sử dụng nước mặt:

 a) Đối tượng nộp phí: Các tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ xin cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt.

 b) Đơn vị tổ chức thu phí: Sở Tài nguyên và Môi trường (hoặc đơn vị được Sở Tài nguyên và Môi trường ủy quyền).

 c) Mức thu phí:

TT

Nội dung

Mức thu
(đồng/1 đề án,báo cáo)

1

Đối với đề án, báo cáo khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp với lưu lượng dưới 0,1 m3/giây; hoặc để phát điện với công suất dưới 50 kw; hoặc cho các mục đích khác với lưu lượng dưới 500 m3/ngày đêm

480.000

2

Đối với đề án, báo cáo khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp với lưu lượng từ 0,1 m3 đến dưới 0,5 m3/giây; hoặc để phát điện với công suất từ 50 kw đến dưới 200 kw; hoặc cho các mục đích khác với lưu lượng từ 500 m3 đến dưới 3.000 m3/ngày đêm

1.400.000

3

Đối với đề án, báo cáo khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp với lưu lượng từ 0,5 m3 đến dưới 1 m3/giây; hoặc để phát điện với công suất từ 200 kw đến dưới 1.000 kw; hoặc cho các mục đích khác với lưu lượng từ 3.000 m3 đến dưới 20.000 m3/ngày đêm

3.500.000

4

Đối với đề án, báo cáo khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp với lưu lượng từ 1 m3 đến dưới 2 m3/giây; hoặc để phát điện với công suất từ 1.000 kw đến dưới 2.000 kw; hoặc cho các mục đích khác với lưu lượng từ 20.000 m3 đến dưới 50.000 m3/ngày đêm

6.700.000

5.

Trường hợp thẩm định gia hạn, bổ sung

50% mức thu trên

d) Tỷ lệ phần trăm (%) trích để lại cho đơn vị thu:

Đơn vị tổ chức thu phí được để lại 80% phí thu được. Phần còn lại (20%) nộp vào ngân sách tỉnh.

1.7. Phí thẩm định đề án, báo cáo xả nước thải vào nguồn nước, công trình thủy lợi:

a) Đối tượng nộp phí: Các tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ xin cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước, công trình thủy lợi.

b) Đơn vị tổ chức thu phí: Sở Tài nguyên và Môi trường (hoặc đơn vị được ủy quyền).

c) Mức thu phí:

TT

Nội dung

Mức thu
(đồng/1 đề án, báo cáo)

1.

Đối với đề án, báo cáo có lưu lượng nước dưới 100 m3/ngày đêm

480.000

2.

Đối với đề án, báo cáo có lưu lượng nước từ 100 m3 đến dưới 500 m3/ngày đêm

1.400.000

3.

Đối với đề án, báo cáo có lưu lượng nước từ 500 m3 đến dưới 2.000 m3/ngày đêm

3.500.000

4.

Đối với đề án, báo cáo có lưu lượng nước từ 2.000 m3 đến dưới 5.000 m3/ngày đêm

6.700.000

5.

Trường hợp thẩm định gia hạn, bổ sung

50% mức thu trên

d) Tỷ lệ phần trăm (%) trích để lại cho đơn vị thu:

Đơn vị tổ chức thu phí được để lại 80% phí thu được. Phần còn lại (20%) nộp vào ngân sách tỉnh.

1.8. Phí thẩm định báo cáo kết quả thăm dò, đánh giá trữ lượng nước dưới đất:

a) Đối tượng nộp phí: Các tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ xin cấp giấy phép thăm dò, đánh giá trữ lượng nước dưới đất.

b) Đơn vị tổ chức thu phí: Sở Tài nguyên và Môi trường (hoặc đơn vị được Sở Tài nguyên và Môi trường ủy quyền).

c) Mức thu phí:

TT

Nội dung

Mức thu
(đồng/1 báo cáo)

1.

Đối với báo cáo kết quả thi công giếng thăm dò có lưu lượng dưới 200 m3/ngày đêm

300.000

2.

Đối với báo cáo kết quả thăm dò có lưu lượng từ 200 m3 đến dưới 500 m3/ngày đêm

1.100.000

3.

Đối với báo cáo kết quả thăm dò có lưu lượng nước từ 500 m3 đến dưới 1.000 m3/ngày đêm

2.700.000

4.

Đối với báo cáo kết quả thăm dò có lưu lượng nước từ 1.000 m3 đến dưới 3.000 m3/ngày đêm

4.800.000

5.

Trường hợp thẩm định gia hạn, bổ sung

50% mức thu trên

d) Tỷ lệ phần trăm (%) trích để lại cho đơn vị thu:

Đơn vị tổ chức thu phí được để lại 80% phí thu được. Phần còn lại (20%) nộp vào ngân sách tỉnh.

1.9. Phí thẩm định hồ sơ, điều kiện hành nghề khoan nước dưới đất:

a) Đối tượng nộp phí: Các tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ xin cấp giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất.

b) Đơn vị tổ chức thu phí: Sở Tài nguyên và Môi trường (hoặc đơn vị được Sở Tài nguyên và Môi trường ủy quyền).

c) Mức thu phí:

TT

Nội dung

Mức thu
(đồng/ hồ sơ)

1.

Phí thẩm định hồ sơ, điều kiện hành nghề khoan nước dưới đất

1.100.000

2.

Trường hợp thẩm định gia hạn, bổ sung

50% mức thu trên

d) Tỷ lệ phần trăm (%) trích để lại cho đơn vị thu:

Đơn vị tổ chức thu phí được để lại 80% phí thu được. Phần còn lại (20%) nộp vào ngân sách tỉnh.

1.10. Phí bình tuyển, công nhận cây đầu dòng, cây mẹ, vườn giống cây lâm nghiệp, rừng giống:

a) Đối tượng nộp phí:

Tổ chức, cá nhân có nhu cầu đăng ký bình tuyển, công nhận cây mẹ, cây đầu dòng, vườn giống cây lâm nghiệp, rừng giống.

b) Đơn vị tổ chức thu phí: Các đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Cụ thể:

- Chi cục Bảo vệ thực vật: Phí bình tuyển cây đầu dòng cây ăn quả;

- Chi cục Lâm Nghiệp: Phí bình tuyển cây đầu dòng cây lâm nghiệp, cây mẹ, vườn giống cây lâm nghiệp, rừng giống.

c) Mức thu phí:

TT

Nội dung

Mức thu

1

Bình tuyển, công nhận cây mẹ, cây đầu dòng (đồng/1 lần bình tuyển, công nhận)

2.400.000

2

 

Bình tuyển, công nhận, vườn giống cây lâm nghiệp, rừng giống (đồng/1 lần bình tuyển, công nhận)

6.000.000

d) Tỷ lệ phần trăm (%) trích để lại cho đơn vị thu:

Trích 80% trên tổng số phí thu được cho đơn vị thu quản lý, sử dụng. Phần còn lại (20%) nộp vào ngân sách tỉnh.

1.11. Phí dự thi, dự tuyển:

Bổ sung quy định phí tuyển sinh đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp (đối với các trường thuộc địa phương quản lý): Thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 21/2010/TTLT-BTC-BGDĐT ngày 11 tháng 02 năm 2010 của Liên tịch Bộ Tài chính - Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chế độ thu và sử dụng phí dự thi, dự tuyển (lệ phí tuyển sinh) đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp; Thông tư liên tịch số 25/2013/TTLT-BTC-BGDĐT ngày 08 tháng 3 năm 2013 của Liên tịch Bộ Tài chính - Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 21/2010/TTLT-BTC-BGDĐT.

1.12. Phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm:

a) Đối tượng nộp phí:

Tổ chức, cá nhân yêu cầu cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm, hợp đồng, tài sản kê biên; cung cấp bản sao văn bản chứng nhận nội dung đăng ký giao dịch bảo đảm, hợp đồng, thông báo việc kê biên tài sản thi hành án;

b) Đơn vị tổ chức thu phí: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất (thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường).

c) Mức thu phí:

TT

Nội dung

Mức thu
(đồng/trường hợp)

1

Cung cấp thông tin cơ bản (Danh mục giao dịch bảo đảm, tài sản cho thuê tài chính; sao đơn yêu cầu đăng ký)

25.000

2

Cung cấp thông tin chi tiết (Văn bản tổng hợp thông tin về các giao dịch bảo đảm)

25.000

d) Tỷ lệ phần trăm (%) trích để lại cho đơn vị thu:

Để lại cho đơn vị thu bằng 50% trên tổng số phí thu được. Phần còn lại (50%) nộp vào ngân sách tỉnh.

1.13. Phí chợ:

a) Chợ thành phố Hà Tĩnh:

- Mức thu:

TT

Nội dung

Mức thu tối đa

Tỷ lệ (%) trích lại đơn vị thu

1

Điểm kinh doanh cố định trong đình và các ốt tại chợ

40.000 đ/m2/tháng

80%

2

Hộ kinh doanh không cố định ngoài đình chợ

5.000 đồng/lượt

80%

- Tỷ lệ phần trăm (%) trích lại đơn vị thu:

Đơn vị tổ chức thu phí được để lại 80% số phí thu được để trang trải cho chi phí hoạt động: Chi tiền lương và các khoản trích theo lương và các khoản chi thường xuyên hợp lý khác.

Phần còn lại (20%) nộp vào ngân sách thành phố Hà Tĩnh.

b) Chợ thị xã Hồng Lĩnh:

- Mức thu:

TT

Nội dung

Mức thu tối đa

Tỷ lệ (%) trích lại đơn vị thu

1

Điểm kinh doanh trong đình chợ

 

 

-

Hộ kinh doanh thường xuyên (đ/m2/tháng)

20.000

70%

-

Hộ kinh doanh không thường xuyên (đ/lượt)

3.000

70%

2

Điểm kinh doanh ngoài đình chợ

 

 

-

Hộ kinh doanh thường xuyên (đ/m2/tháng)

10.000

70%

-

Hộ kinh doanh không thường xuyên (đ/lượt)

2.000

70%

- Tỷ lệ phần trăm (%) trích lại đơn vị thu:

Đơn vị tổ chức thu phí được để lại 70% số phí thu được. Phần còn lại (30%) nộp vào ngân sách thị xã Hồng Lĩnh.

c) Đối với các chợ còn lại trên địa bàn tỉnh:

- Mức thu:

TT

Nội dung

Mức thu tối đa

Tỷ lệ (%) trích lại đơn vị thu

1

Chợ loại 2

 

 

a

Điểm kinh doanh trong đình chợ

 

 

-

Hộ kinh doanh thường xuyên (đ/m2/tháng)

20.000

35%

-

Hộ kinh doanh không thường xuyên (đ/lượt)

3.000

35%

b

Điểm kinh doanh ngoài đình chợ

 

 

-

Hộ kinh doanh thường xuyên (đ/m2/tháng)

8.000

35%

-

Hộ kinh doanh không thường xuyên (đ/lượt)

2.000

35%

2

Chợ loại 3

 

 

a

Điểm kinh doanh trong đình chợ

 

 

-

Hộ kinh doanh thường xuyên (đ/m2/tháng)

10.000

25%

-

Hộ kinh doanh không thường xuyên (đ/lượt)

2.000

25%

b

Điểm kinh doanh ngoài đình chợ

 

 

-

Hộ kinh doanh thường xuyên (đ/m2/tháng)

5.000

25%

- Căn cứ mức thu tối đa, Ủy ban nhân dân tỉnh quy định mức thu cụ thể cho phù hợp với điều kiện của từng huyện, thị xã, thành phố.

- Tỷ lệ phần trăm (%) trích lại đơn vị thu:

Trích để lại 35% (đối với chợ loại 2); 25% (đối với chợ loại 3) trên tổng số phí thu được cho đơn vị thu quản lý, sử dụng. Phần còn lại nộp về ngân sách xã, phường, thị trấn theo quy định.

2. Về lệ phí:

2.1. Lệ phí hộ tịch:

a) Đối tượng nộp lệ phí:

- Đối tượng nộp các khoản lệ phí hộ tịch bao gồm: Cá nhân khi có yêu cầu đến cơ quan nhà nước thực hiện đăng ký một trong những việc hộ tịch sau: Khai sinh; Kết hôn; Khai tử; Nhận cha, mẹ, con; Cấp bản sao giấy tờ hộ tịch từ sổ hộ tịch; Cấp bản sao giấy tờ hộ tịch từ bản gốc; Xác nhận các giấy tờ hộ tịch; Các việc đăng ký hộ tịch khác; Cấp lại bản chính giấy khai sinh; Xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, điều chỉnh hộ tịch; Nhận con ngoài giá thú.

- Đối tượng được miễn lệ phí hộ tịch: Miễn lệ phí hộ tịch khi đăng ký lần đầu, cấp mới, thay mới theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với: Khai sinh, kết hôn, khai tử, thay đổi cải chính hộ tịch cho người dưới 14 tuổi, bổ sung hộ tịch.

- Lệ phí hộ tịch đối với việc đăng ký nuôi con nuôi thực hiện theo quy định tại Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi và các văn bản hướng dẫn khác (nếu có).

b) Đơn vị thu lệ phí:

- Ủy ban nhân dân cấp xã thu các khoản lệ phí hộ tịch tại cơ quan mình: Khai sinh; Kết hôn; Khai tử; Nhận cha, mẹ, con; Cấp bản sao giấy tờ hộ tịch từ sổ hộ tịch; Xác nhận các giấy tờ hộ tịch; Các việc đăng ký hộ tịch khác.

- Ủy ban nhân dân cấp huyện thu các khoản lệ phí hộ tịch tại cơ quan mình: Cấp lại bản chính giấy khai sinh; Cấp bản sao giấy tờ hộ tịch từ sổ hộ tịch; Xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, điều chỉnh hộ tịch.

- Sở Tư pháp thu các khoản lệ phí hộ tịch tại cơ quan mình: Khai sinh, Kết hôn, Khai tử, Nhận con ngoài giá thú, Cấp bản sao giấy tờ hộ tịch từ bản gốc, Xác nhận các giấy tờ hộ tịch, Các việc đăng ký hộ tịch khác.

c) Mức thu:

TT

Nội dung

Mức thu

1

Đăng ký hộ tịch tại Ủy ban nhân dân cấp xã

 

-

Khai sinh

5.000 đồng

-

Kết hôn

25.000 đồng

-

Khai tử

5.000 đồng

-

Nhận cha, mẹ, con

12.000 đồng

-

Cấp bản sao giấy tờ hộ tịch từ sổ hộ tịch

2.000 đ/1 bản sao

-

Xác nhận các giấy tờ hộ tịch

5.000 đồng

-

Các việc đăng ký hộ tịch khác

5.000 đồng

2

Đăng ký hộ tịch tại Ủy ban nhân dân cấp huyện

 

-

Cấp lại bản chính giấy khai sinh

10.000 đồng

-

Cấp bản sao giấy tờ hộ tịch từ sổ hộ tịch

5.000 đ/1 bản sao

-

Xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, điều chỉnh hộ tịch

22.000 đồng

3

Đăng ký hộ tịch tại Sở Tư pháp, Ủy ban nhân dân tỉnh

 

-

Khai sinh

60.000 đồng

-

Kết hôn

900.000 đồng

-

Khai tử

60.000 đồng

-

Nhận con ngoài giá thú

900.000 đồng

-

Cấp bản sao giấy tờ hộ tịch từ bản gốc

5.000 đ/1 bản sao

-

Xác nhận các giấy tờ hộ tịch

12.000 đồng

-

Các việc đăng ký hộ tịch khác

60.000 đồng

d) Tỷ lệ (%) trích để lại đơn vị thu:

Để lại 30% trên tổng số lệ phí thu cho đơn vị thu. Phần còn lại (70%) nộp vào ngân sách nhà nước và được phân chia như sau:

+ Đối với lệ phí do Ủy ban nhân dân cấp xã thu: Ngân sách cấp xã hưởng 100%.

+ Đối với lệ phí do Ủy ban nhân dân cấp huyện thu: Ngân sách cấp huyện hưởng 100%.

+ Đối với lệ phí do Sở Tư pháp thu: Ngân sách tỉnh hưởng 100%.

2.2. Lệ phí đăng ký cư trú:

a) Lệ phí đăng ký cư trú là khoản thu đối với người đăng ký, quản lý cư trú với cơ quan đăng ký, quản lý cư trú theo quy định của pháp luật về cư trú.

b) Các trường hợp không thu lệ phí đăng ký cư trú:

- Bố, mẹ, vợ (hoặc chồng) của liệt sĩ, con dưới 18 tuổi của liệt sĩ; thương binh, con dưới 18 tuổi của thương binh; Bà mẹ Việt Nam anh hùng; hộ gia đình thuộc diện xóa đói giảm nghèo; công dân thuộc xã, thị trấn vùng cao theo quy định của Ủy ban Dân tộc;

- Khi cấp mới sổ hộ khẩu, tạm trú theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền:

+ Miễn thu lệ phí khi cấp mới sổ tạm trú.

+ Miễn thu lệ phí khi cấp mới sổ hộ khẩu thuộc một trong các trường hợp sau:

Trước đây chưa được cấp sổ hộ khẩu do không xác định được nơi đăng ký thường trú hoặc đã đăng ký thường trú nhưng chưa được cấp sổ hộ khẩu nay được cấp sổ hộ khẩu theo quy định của Luật Cư trú; tách sổ hộ khẩu.

Chuyển nơi đăng ký thường trú ra ngoài phạm vi quận, huyện, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương, ra ngoài phạm vi huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, ra ngoài phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh và được cấp sổ hộ khẩu mới (trừ trường hợp chuyển cả hộ gia đình);

c) Đơn vị tổ chức thu lệ phí:

+ Công an thị xã, thành phố tổ chức việc thu phí đối với các trường hợp phát sinh trên địa bàn thị xã, thành phố.

+ Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức việc thu phí đối với các trường hợp phát sinh trên địa bàn cấp xã thuộc huyện.

d. Mức thu:

TT

Nội dung

Mức thu

1

Đối với việc đăng ký và quản lý cư trú tại các phường của thành phố, thị xã

 

-

Đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú cả hộ hoặc một người nhưng không cấp sổ hộ khẩu, sổ tạm trú

15.000 đồng/lần cấp

-

Cấp mới, cấp lại, đổi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú

20.000 đồng/lần cấp

+

Cấp đổi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú theo yêu cầu của chủ hộ vì lý do Nhà nước thay đổi địa giới hành chính, tên đường phố, số nhà

10.000 đồng/lần cấp

-

Đính chính các thay đổi trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú (không thu lệ phí đối với trường hợp đính chính lại địa chỉ do nhà nước thay đổi địa giới hành chính, tên đường phố, số nhà, xóa tên trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú)

8.000 đồng/lần đính chính

2

Đối với việc đăng ký và quản lý cư trú ở các khu vực khác

50% mức thu trên

đ) Tỷ lệ phần trăm (%) trích để lại cho đơn vị thu:

- Trích 70% trên tổng số lệ phí thu được cho đơn vị thu quản lý, sử dụng đối với việc cấp chứng nhận đăng ký và quản lý cư trú tại các phường của thành phố, thị xã.

- Để lại 100% (đối với các xã, thị trấn miền núi, biên giới); 90% (đối với các xã, thị trấn còn lại) trên tổng số lệ phí thu được cho đơn vị thu quản lý, sử dụng đối với việc đăng ký và quản lý cư trú tại các xã, thị trấn miền núi, biên giới.

- Phần còn lại nộp vào ngân sách huyện, thành phố, thị xã để quản lý, sử dụng.

2.3. Lệ phí chứng minh nhân dân:

a) Lệ phí chứng minh nhân dân là khoản thu đối với người được cơ quan công an cấp chứng minh nhân dân.

b) Không thu lệ phí chứng minh nhân dân đối với các trường hợp:

- Bố, mẹ, vợ (hoặc chồng) của liệt sỹ, con dưới 18 tuổi của liệt sĩ; thương binh, con dưới 18 tuổi của thương binh; công dân thuộc xã, thị trấn vùng cao theo quy định của Ủy ban Dân tộc.

- Miễn lệ phí cấp chứng minh nhân dân khi đăng ký lần đầu, cấp mới, thay mới theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

c) Đơn vị tổ chức thu lệ phí:

+ Công an thị xã, thành phố tổ chức việc thu phí đối với các trường hợp phát sinh trên địa bàn thị xã, thành phố.

+ Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức việc thu phí đối với các trường hợp phát sinh trên địa bàn cấp xã thuộc huyện.

d) Mức thu:

TT

Nội dung

Mức thu

 

Lệ phí cấp CMND theo mẫu cũ (9 số)

 

1

Cấp chứng minh nhân dân (không bao gồm tiền ảnh của người được cấp chứng minh nhân dân) tại các phường nội thành phố, thị xã

 

-

Cấp lại, đổi

9.000 đồng/lần cấp

2

Đối với việc cấp chứng minh nhân dân tại các xã, thị trấn miền núi, biên giới, hải đảo và các khu vực khác.

 

-

Cấp lại, đổi

50% mức thu trên

đ) Tỷ lệ phần trăm (%) trích để lại cho đơn vị thu:

- Trích 50% trên tổng số lệ phí thu được cho đơn vị thu quản lý, sử dụng đối với việc cấp chứng minh nhân dân tại các phường của thành phố, thị xã.

- Để lại 100% (đối với các xã, thị trấn miền núi, biên giới); 90% (đối với các xã, thị trấn còn lại) trên tổng số lệ phí thu được cho đơn vị thu quản lý, sử dụng đối với việc cấp chứng minh nhân dân tại các xã, thị trấn.

- Phần còn lại nộp vào ngân sách huyện, thành phố, thị xã để quản lý, sử dụng.

2.4. Lệ phí cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh:

a) Đối tượng nộp lệ phí:

Tổ chức, cá nhân sử dụng lao động phải nộp khi làm thủ tục để được cơ quan quản lý nhà nước cấp giấy phép lao động và cấp lại giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức mình hoạt động trên địa bàn tỉnh.

b) Đơn vị tổ chức thu lệ phí: Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (hoặc đơn vị được Sở Lao động, Thương binh và Xã hội ủy quyền).

c) Mức thu:

TT

Nội dung

Mức thu
(đồng/1 giấy phép)

1

Cấp mới giấy phép lao động

480.000

2

Cấp lại giấy phép lao động

360.000

3

Gia hạn giấy phép lao động

Bãi bỏ

d) Tỷ lệ phần trăm (%) trích để lại cho đơn vị thu:

Trích 30% trên tổng số phí thu được cho đơn vị thu quản lý, sử dụng. Phần còn lại (70%) nộp vào ngân sách tỉnh.

2.5. Lệ phí địa chính:

a) Đối tượng nộp lệ phí:

Tổ chức, cá nhân có nhu cầu đăng ký biến động, khai thác dữ liệu đất đai hoặc thực hiện việc cấp lại, đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

b) Đơn vị tổ chức thu lệ phí: Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất (thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường).

c) Mức thu:

TT

Nội dung

Mức thu

1

Đối với hộ gia đình, cá nhân tại các phường nội thành thuộc thành phố hoặc thị xã trực thuộc tỉnh

 

-

Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất

 

+

Cấp mới

100.000 đồng/giấy

+

Cấp lại, cấp đổi, xác nhận bổ sung vào giấy chứng nhận

50.000 đồng/giấy

-

Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (không chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất)

 

+

Cấp mới

25.000 đồng/giấy

+

Cấp lại, cấp đổi, xác nhận bổ sung vào giấy chứng nhận

15.000 đồng/giấy

-

Chứng nhận đăng ký biến động về đất đai

25.000 đồng/lần

-

Trích lục bản đồ địa chính, văn bản, số liệu hồ sơ địa chính

15.000 đồng/lần

2

Mức thu áp dụng đối với hộ gia đình, cá nhân tại các khu vực khác

50% mức thu trên

3

Mức thu áp dụng đối với tổ chức

 

-

Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất

400.000 đồng/giấy

-

Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (không chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất)

80.000 đồng/giấy

-

Chứng nhận đăng ký biến động về đất đai

25.000 đồng/lần

-

Trích lục bản đồ địa chính, văn bản, số liệu hồ sơ địa chính

25.000 đồng/lần

-

Cấp lại, cấp đổi, xác nhận bổ sung vào giấy chứng nhận

40.000 đồng/lần

d) Tỷ lệ phần trăm (%) trích để lại cho đơn vị thu:

Đơn vị tổ chức thu lệ phí được để lại 20% số lệ phí thu được để trang trải chi phí: văn phòng phẩm, vật tư văn phòng, trang thiết bị, thông tin liên lạc, nhiên liệu, điện, nước, công tác phí. Phần còn lại (80%) nộp vào ngân sách tỉnh.

2.6. Lệ phí cấp giấy phép xây dựng:

a) Đối tượng nộp lệ phí:

Tổ chức, cá nhân khi được cơ quan có thẩm quyền tại địa phương cấp giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật.

b) Đơn vị tổ chức thu lệ phí:

- Sở Xây dựng cấp giấy phép xây dựng đối với các công trình xây dựng cấp đặc biệt, cấp I, cấp II; công trình tôn giáo; công trình di tích lịch sử - văn hóa; công trình tượng đài, tranh hoành tráng thuộc địa giới hành chính do mình quản lý; những công trình trên các tuyến, trục đường phố chính trong đô thị; công trình thuộc dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; công trình thuộc dự án và các công trình khác do Ủy ban nhân dân tỉnh quy định.

- Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép xây dựng các công trình còn lại và nhà ở riêng lẻ ở đô thị thuộc địa giới hành chính do mình quản lý, trừ các đối tượng quy định trên.

- Ủy ban nhân dân cấp xã cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ tại những điểm dân cư nông thôn đã có quy hoạch xây dựng được duyệt thuộc địa giới hành chính do mình quản lý.

c) Mức thu:

TT

Nội dung

Mức thu
(đồng/1 giấy phép)

-

Cấp phép xây dựng nhà ở riêng lẻ của nhân dân (thuộc đối tượng phải có giấy phép)

60.000

-

Cấp phép xây dựng các công trình khác

130.000

-

Trường hợp gia hạn giấy phép xây dựng

15.000

d) Tỷ lệ phần trăm (%) trích để lại cho đơn vị thu:

Trích 75% trên tổng số lệ phí thu được cho đơn vị thu quản lý, sử dụng. Phần còn lại (25%) nộp vào ngân sách tỉnh.

2.7. Lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cung cấp thông tin về đăng ký kinh doanh:

Bổ sung quy định về phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 106/2013/TT-BTC ngày 09 tháng 8 năm 2013 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 176/2012/TT-BTC ngày 23 tháng 10 năm 2012 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh và phí cung cấp thông tin doanh nghiệp.

2.8. Lệ phí cấp giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng nước dưới đất:

a) Đối tượng nộp lệ phí: Các tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ xin cấp giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng nước dưới đất.

b) Đơn vị tổ chức thu lệ phí: Sở Tài nguyên và Môi trường (hoặc đơn vị được Sở Tài nguyên và Môi trường ủy quyền).

c) Mức thu:

TT

Nội dung

Mức thu

1.

Lệ phí cấp giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng nước dưới đất

90.000
(đồng/1 giấy phép)

2.

Trường hợp gia hạn điều chỉnh nội dung giấy phép

50% mức thu trên

d) Tỷ lệ phần trăm (%) trích để lại cho đơn vị thu:

Đơn vị tổ chức thu được để lại 80% trên tổng số lệ phí thu được. Phần còn lại (20%) nộp vào ngân sách tỉnh.

2.9. Lệ phí cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt:

a) Đối tượng nộp lệ phí: Các tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ xin cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt.

b) Đơn vị tổ chức thu lệ phí: Sở Tài nguyên và Môi trường (hoặc đơn vị được Sở Tài nguyên và Môi trường ủy quyền).

c) Mức thu:

TT

Nội dung

Mức thu

1.

Lệ phí cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt

100.000
(đồng/1 giấy phép)

2.

Trường hợp gia hạn điều chỉnh nội dung giấy phép

50% mức thu trên

d) Tỷ lệ phần trăm (%) trích để lại cho đơn vị thu:

Đơn vị tổ chức thu được để lại 80% trên tổng số lệ phí thu được. Phần còn lại (20%) nộp vào ngân sách tỉnh.

2.10. Lệ phí cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước:

a) Đối tượng nộp lệ phí: Các tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ xin cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước.

b) Đơn vị tổ chức thu phí: Sở Tài nguyên và Môi trường (hoặc đơn vị được Sở Tài nguyên và Môi trường ủy quyền).

c) Mức thu:

TT

Nội dung

Mức thu

1.

Lệ phí cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước

100.000
(đồng/1 giấy phép)

2.

Trường hợp gia hạn điều chỉnh nội dung giấy phép

50.000

d) Tỷ lệ phần trăm (%) trích để lại cho đơn vị thu:

Đơn vị tổ chức thu được để lại 80% trên tổng số lệ phí thu được. Phần còn lại (20%) nộp vào ngân sách tỉnh.

2.11. Lệ phí cấp giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi:

a) Đối tượng nộp lệ phí: Các tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ xin cấp giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi.

b) Đơn vị tổ chức thu lệ phí: Sở Tài nguyên và Môi trường (hoặc đơn vị Sở Tài nguyên và Môi trường được ủy quyền).

c) Mức thu:

TT

Nội dung

Mức thu

1

Lệ phí cấp giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi

130.000
(đồng/1 giấy phép)

2

Trường hợp gia hạn điều chỉnh nội dung giấy phép

50% mức thu trên

d. Tỷ lệ phần trăm (%) trích để lại cho đơn vị thu:

Đơn vị tổ chức thu được để lại 80% trên tổng số lệ phí thu được. Phần còn lại (20%) nộp vào ngân sách tỉnh.

2.12. Lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm:

a) Đối tượng nộp lệ phí:

Tổ chức, cá nhân yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm, hợp đồng, thông báo việc kê biên tài sản thi hành án;

b) Đơn vị tổ chức thu lệ phí: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất (thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường).

c) Mức thu:

TT

Nội dung

Mức thu (đồng/hồ sơ)

-

Đăng ký giao dịch bảo đảm

65.000

-

Đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm

55.000

-

Đăng ký thay đổi nội dung giao dịch bảo đảm đã đăng ký

50.000

-

Xóa đăng ký giao dịch bảo đảm

15.000

d) Tỷ lệ phần trăm (%) trích để lại cho đơn vị thu:

Đơn vị tổ chức thu được để lại 50% trên tổng số lệ phí thu được. Phần còn lại (50%) nộp vào ngân sách tỉnh.

Điều 2. Các quy định tại Điều 1 thay thế:

1. Các nội dung: Phí danh lam thắng cảnh; Phí chợ; Phí bến bãi, trông giữ xe ban ngày, ban đêm theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh Khóa XIV Kỳ họp thứ 10 ngày 18 tháng 12 năm 2003 về việc điều chỉnh, bổ sung mức thu một số loại phí, học phí, tiền xây dựng trường học.

2. Điểm e, Điểm g, Khoản 1, Điều 1, Nghị quyết số 37/2006/NQ-HĐND ngày 15 tháng 12 năm 2006 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ một số loại phí, lệ phí và bãi bỏ quy định phụ thu sản phẩm Titan.

3. Mục 3, 9, 10, 14, 16, Khoản Lệ phí chứng minh nhân dân Mục 13, Khoản 1, 3, 4, 5 Mục 18 Phụ lục kèm theo Nghị quyết số 61/2007/NQ-HĐND ngày 19 tháng 7 năm 2007 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc điều chỉnh, bổ sung mức thu, tỷ lệ phần trăm trích để lại cho đơn vị thu một số loại phí, lệ phí; phân bổ phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản và chế độ công tác phí, chế độ chi tiêu tổ chức hội nghị, chế độ đón tiếp khách nước ngoài đối với các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh.

4. Khoản 2; Điểm 2, Khoản 3, Nội dung chợ thị trấn các huyện, chợ nông thôn, các chợ ngoại thành thành phố Hà Tĩnh, Khoản 5 Điều 1, Nghị quyết số 80/2008/NQ-HĐND ngày 23 tháng 7 năm 2008 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc quy định bổ sung, sửa đổi một số loại phí, lệ phí, học phí; giá thu một phần viện phí Phòng khám đa khoa khu vực, Trạm y tế xã, phường, thị trấn và chính sách huy động, sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân trên địa bàn tỉnh.

5. Khoản 3, Điều 1, Nghị quyết số 97/2008/NQ-HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2008 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc quy định bổ sung một số loại phí, lệ phí; tỷ lệ điều tiết ngân sách và phụ cấp cho giáo viên mầm non ngoài biên chế trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.

6. Khoản 1, Khoản 3, Điều 1, Nghị quyết số 24/2011/NQ-HĐND ngày 16 tháng 12 năm 2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc bổ sung, điều chỉnh và bãi bỏ một số loại phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.

7. Điểm 2, Điểm 4, Khoản III, Điều 1, Nghị quyết số 37/2012/NQ-HĐND ngày 19 tháng 7 năm 2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc quy định bổ sung, điều chỉnh giá dịch vụ khám, chữa bệnh trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của nhà nước và một số loại phí áp dụng trên địa bàn tỉnh;

8. Khoản 3, 4, 5, 6, 7, 8, Điều 1, Nghị quyết số 44/2012/NQ-HĐND ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc bổ sung, điều chỉnh và bãi bỏ một số loại phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.

9. Khoản 2, Điều 1, Nghị quyết số 57/2013/NQ-HĐND ngày 13 tháng 7 năm 2013 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc bổ sung, điều chỉnh và bãi bỏ một số loại phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.

10. Khoản 3, 4, 8, 9, 10, 11, 12, Điều 1, Nghị quyết số 67/2013/NQ-HĐND ngày 18 tháng 12 năm 2013 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ một số loại phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh;

Các quy định trước đây của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh trái với Nghị quyết này đều bãi bỏ.

Điều 3. Thời gian tổ chức thực hiện từ ngày 01 tháng 9 năm 2014.

Giao Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, tổ chức thực hiện Nghị quyết và ban hành quy định thống nhất chế độ thu nộp, miễn giảm, quản lý, sử dụng đối với từng loại phí, lệ phí.

Thường trực Hội đồng nhân dân, các ban Hội đồng nhân dân và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.

Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tĩnh Khóa XVI, Kỳ họp thứ 9 thông qua./.

 

 

Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Ban Công tác đại biểu UBTVQH;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ, Website Chính phủ;
- Kiểm toán nhà nước khu vực II;
- Vụ Pháp chế Bộ Tài chính;
- Bộ Tư lệnh Quân khu IV;
- Cục kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- TT Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ tỉnh;
- Đại biểu Quốc hội đoàn Hà Tĩnh;
- Đại biểu HĐND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh;
- Văn phòng Tỉnh ủy;
- Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh;
- Văn phòng UBND tỉnh;
- TT HĐND, UBND các huyện, thành phố, thị xã;
- Trung tâm T.Tin VP Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh;
- Trung tâm Công báo - tin học VP UBND tỉnh;
- Trang thông tin điện tử tỉnh;
- Lưu.

CHỦ TỊCH




Nguyễn Thanh Bình