cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Nghị quyết số 22/2012/NQ-HĐND ngày 07/12/2012 của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội Sửa đổi quy định thu phí, lệ phí trên địa bàn thành phố Hà Nội thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội (Văn bản hết hiệu lực)

  • Số hiệu văn bản: 22/2012/NQ-HĐND
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Cơ quan ban hành: Thành phố Hà Nội
  • Ngày ban hành: 07-12-2012
  • Ngày có hiệu lực: 17-12-2012
  • Ngày bị sửa đổi, bổ sung lần 1: 01-08-2014
  • Ngày bị sửa đổi, bổ sung lần 2: 01-01-2015
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Ngày hết hiệu lực: 00/00/0000
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Văn bản này đã hết hiệu lực.

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 22/2012/NQ-HĐND

Hà Nội, ngày 07 tháng 12 năm 2012

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ VIỆC BAN HÀNH, SỬA ĐỔI, BỔ SUNG, THAY THẾ, BÃI BỎ QUY ĐỊNH THU MỘT SỐ LOẠI PHÍ, LỆ PHÍ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI THUỘC THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
KHÓA XIV, KỲ HỌP THỨ 6

(Từ ngày 03/12 đến ngày 07/12/2012)

Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Pháp lệnh phí, lệ phí số 38/2001/PL-UBTVQH10 ngày 28/8/2001 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;

Xét Tờ trình số 71/TTr-UBND ngày 16/11/2012 của UBND Thành phố về việc ban hành, sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ một số quy định thu phí, lệ phí trên địa bàn thành phố Hà Nội thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân Thành phố; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế và Ngân sách HĐND Thành phố; ý kiến của các vị đại biểu HĐND Thành phố,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thông qua Tờ trình của UBND Thành phố về ban hành, sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ một số quy định thu phí, lệ phí trên địa bàn thành phố Hà Nội thuộc thẩm quyền quyết định của HĐND Thành phố (Có phụ lục kèm theo).

Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân Thành phố:

1. Ban hành Quyết định đối với từng khoản phí, lệ phí mới và các loại phí, lệ phí sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ tại Nghị quyết này theo đúng quy định của pháp luật và tổ chức thực hiện từ ngày 01/01/2013.

2. Xây dựng phương án để chuyển toàn bộ việc thu phí sử dụng tạm thời vỉa hè, lề đường sang thu theo mét vuông sử dụng, trình HĐND tại kỳ họp giữa năm 2013.

3. Sớm tổ chức tổng kết việc thí điểm mô hình “khoán quản” tại quận Hoàn Kiếm để làm cơ sở thực hiện thống nhất mô hình tổ chức thu phí sử dụng hè, lề đường, bến, bãi trông giữ phương tiện giao thông trên toàn địa bàn Thành phố. Có giải pháp cụ thể, quyết liệt nhằm tăng cường các biện pháp quản lý đảm bảo việc chấp hành của các tổ chức, cá nhân trông giữ phương tiện về: mức thu phí, sử dụng vé đúng quy định, nộp ngân sách... Kiên quyết thu hồi giấy phép của tổ chức, cá nhân vi phạm.

4. Tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ xây dựng các điểm đỗ xe, bãi trông giữ phương tiện công cộng; tiếp tục rà soát sắp xếp lại các điểm trông giữ phương tiện giao thông trên vỉa hè, lòng đường đảm bảo diện tích giao thông, hè cho người đi bộ, nhất là các tuyến phố chính và các tuyến phố có nhiều người đi bộ theo đúng chỉ đạo của Chính phủ; hạn chế tiến tới chấm dứt việc cấp phép trông giữ phương tiện tại các gầm cầu đường bộ.

5. Tăng cường kiểm tra việc quản lý, sử dụng nguồn thu phí để lại đảm bảo sử dụng đúng mục đích theo dự toán thu, chi; xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm.

6. Tiếp tục xây dựng đủ các loại phí, lệ phí theo quy định; rà soát, điều chỉnh những loại phí đang bất hợp lý, những loại phí, lệ phí thay đổi do chính sách của các Bộ, ngành Trung ương, kịp thời trình HĐND Thành phố quyết định theo thẩm quyền.

Điều 3. Giao Thường trực HĐND Thành phố, các Ban của HĐND và đại biểu HĐND Thành phố đôn đốc và giám sát thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội Khóa XIV thông qua tại kỳ họp thứ 6./.

 

 

Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Chính phủ;
- Ban công tác đại biểu Quốc hội;
- VP Quốc hội; VP Chính phủ;
- Các Bộ: Tài chính, Tư pháp; Tổng cục Thuế;
- Thường trực Thành ủy;
- Đoàn đại biểu Quốc hội Hà Nội;
- TT HĐND TP; UBND TP; UBMTTQ TP;
- Đại biểu HĐND TP; Các Ban HĐND TP;
- VPTU, các Ban Đảng Thành ủy;
- VPĐĐBQH&HĐNDTP; VPUBNDTP;
- Các Sở, ban, ngành TP liên quan;
- TT HĐND, UBND các quận, huyện, thị xã;
- Công báo Thành phố;
- Lưu: VT, Ban KT&NS.

CHỦ TỊCH




Ngô Thị Doãn Thanh

 

DANH MỤC

CÁC KHOẢN PHÍ VÀ LỆ PHÍ
(Phụ lục kèm theo Nghị quyết số 22/2012/NQ-HĐND ngày 07/12/2012 của Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội)

A. Các khoản phí, lệ phí bãi bỏ do căn cứ pháp lý ban hành hết hiệu lực, được thay thế và áp dụng trực tiếp bởi văn bản quy phạm pháp luật mới do cơ quan cấp trên ban hành.

1. Phí dự thi, dự tuyển

Bãi bỏ nội dung phí dự thi, dự tuyển quy định tại khoản 19 - Mục I - Danh mục các khoản phí, lệ phí kèm theo Nghị quyết số 23/2008/NQ-HĐND ngày 12/12/2008 của HĐND Thành phố.

II. Phí thẩm định kết quả đấu thầu

Bãi bỏ nội dung phí thẩm định kết quả đấu thầu quy định tại khoản 9 - Mục I - Danh mục các khoản phí, lệ phí kèm theo Nghị quyết số 23/2008/NQ-HĐND ngày 12/12/2008 của HĐND Thành phố.

III. Lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cung cấp thông tin về đăng ký kinh doanh

Bãi bỏ nội dung lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cung cấp thông tin về đăng ký kinh doanh quy định tại khoản 10 - Mục II - Danh mục các khoản phí, lệ phí kèm theo Nghị quyết số 23/2008/NQ-HĐND ngày 12/12/2008 của HĐND Thành phố.

B. Các khoản phí ban hành mới do có sự thay đổi về chính sách tại các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan cấp trên.

I. Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản

1. Tên gọi: Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản

2. Phạm vi áp dụng: Trên địa bàn thành phố Hà Nội.

3. Đối tượng nộp phí: Các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản trên địa bàn Hà Nội.

4. Mức thu phí:

Số TT

Loại khoáng sản

Đơn vị tính

Mức thu (đồng)

1

Đá làm vật liệu xây dựng thông thường

Tấn

3.000

2

Các loại đá khác (Đá làm xi măng, puzolan, khoáng chất công nghiệp...)

Tấn

3.000

3

Các loại cát khác (Cát san lấp, cát xây dựng...) trừ cát vàng, cát làm thủy tinh.

m3

4.000

4

Đất khai thác để san lấp, xây dựng công trình

m3

2.000

5

Đất sét, đất làm gạch, ngói

m3

2.000

6

Đất làm cao lanh

m3

7.000

7

Nước khoáng thiên nhiên

m3

3.000

8

Than bùn

Tấn

6.000

Trường hợp các tổ chức, cá nhân khai thác các loại khoáng sản kim loại và không kim loại khác không có quy định mức thu cụ thể tại biểu mức thu trên thì áp dụng mức thu tối đa quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 74/2011/NĐ-CP ngày 25/5/2011 của Chính phủ quy định về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản.

- Mức phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản tận thu bằng 60% mức phí của loại khoáng sản tương ứng quy định tại biểu mức thu phí trên.

II. Phí đấu giá, phí tham gia đấu giá tài sản

1. Tên gọi: Phí đấu giá, phí tham gia đấu giá tài sản.

2. Phạm vi áp dụng: Trên địa bàn thành phố Hà Nội.

3. Đối tượng nộp phí:

3.1. Phí đấu giá tài sản: Tổ chức, cá nhân có tài sản bán đấu giá theo quy định tại Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 4/3/2010 của Chính phủ về bán đấu giá tài sản phải nộp phí đấu giá tài sản cho tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp trừ trường hợp bán đấu giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu sung công quỹ nhà nước, đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất và các trường hợp do Hội đồng bán đấu giá tài sản thực hiện.

3.2. Phí tham gia đấu giá tài sản: Tổ chức, cá nhân tham gia đấu giá theo quy định tại Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 4/3/2010 của Chính phủ về bán đấu giá tài sản phải nộp phí tham gia đấu giá tài sản cho tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp hoặc Hội đồng bán đấu giá tài sản.

4. Mức thu phí:

4.1. Mức thu phí đấu giá tài sản

a. Trường hợp bán đấu giá tài sản thành thì mức thu phí được tính trên giá trị tài sản bán được của một cuộc bán đấu giá, cụ thể như sau:

STT

Giá trị tài sản bán được của một cuộc bán đấu giá

Mức thu

1

Dưới 50 triệu đồng

5% giá trị tài sản bán được.

2

Từ 50 triệu đến 1 tỷ đồng

2,5 triệu đồng + 1,5% giá trị tài sản bán được quá 50 triệu đồng.

3

Từ trên 1 tỷ đến 10 tỷ đồng

16,75 triệu đồng + 0,2% giá trị tài sản bán được vượt 01 tỷ đồng.

4

Từ trên 10 tỷ đến 20 tỷ đồng

34,75 triệu đồng + 0,15% giá trị tài sản bán được vượt 10 tỷ đồng.

5

Từ trên 20 tỷ đồng

49,75 triệu đồng + 0,1% giá trị tài sản bán được vượt 20 tỷ đồng. Tổng số phí không quá 300 triệu đồng/cuộc đấu giá.

b. Trường hợp bán đấu giá tài sản không thành thì trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày kết thúc phiên đấu giá, người có tài sản bán đấu giá, cơ quan thi hành án, cơ quan tài chính thanh toán cho tổ chức bán đấu giá tài sản, Hội đồng bán đấu giá tài sản các chi phí thực tế, hợp lý quy định tại Điều 43 Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 04/3/2010 của Chính phủ, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.

4.2. Mức thu phí tham gia đấu giá tài sản

Mức thu phí tham gia đấu giá tài sản được quy định tương ứng với giá khởi điểm của tài sản bán đấu giá, cụ thể như sau:

TT

Giá khởi điểm của tài sản

Mức thu (đồng/hồ sơ)

1

Từ 20 triệu đồng trở xuống

50.000

2

Từ trên 20 triệu đồng đến 50 triệu đồng

100.000

3

Từ trên 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng

150.000

4

Từ trên 100 triệu đồng đến 500 triệu đồng

200.000

5

Trên 500 triệu đồng

500.000

5. Cơ quan thu phí:

- Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản;

- Hội đồng bán đấu giá tài sản;

- Các doanh nghiệp bán đấu giá tài sản.

6. Quản lý, sử dụng tiền phí thu được:

6.1. Đối với đơn vị thu phí là doanh nghiệp kinh doanh bán đấu giá tài sản (trừ đấu giá quyền sử dụng đất): Phí đấu giá, phí tham gia đấu giá thu được là khoản thu không thuộc ngân sách nhà nước, tiền phí thu được là doanh thu của đơn vị thu phí. Đơn vị thu phí có nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật đối với số phí thu được và có quyền quản lý, sử dụng số tiền thu phí sau khi đã nộp thuế theo quy định của pháp luật. Hàng năm, đơn vị thu phí phải thực hiện quyết toán thuế đối với số tiền phí thu được với cơ quan thuế theo quy định của pháp luật về thuế hiện hành.

6.2. Hội đồng bán đấu giá tài sản được sử dụng số tiền phí thu được của người tham gia đấu giá để trang trải các chi phí hợp lý cho hội đồng đấu giá tài sản, nếu thừa nộp vào ngân sách nhà nước.

6.3. Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản quản lý và sử dụng Phí đấu giá, phí tham gia đấu giá thu được như sau:

Đơn vị thu phí nộp 10 phần trăm (10%) vào ngân sách nhà nước và để lại 90 phần trăm (90%) số tiền phí đấu giá, phí tham gia đấu giá thu được để trang trải chi phí cho việc tổ chức bán đấu giá và thu phí theo đúng hướng dẫn tại các Thông tư của Bộ Tài chính hướng dẫn về quản lý và sử dụng phí, lệ phí.

C. Các khoản phí cần sửa đổi, bổ sung để phù hợp với tình hình thực tiễn và quản lý nhà nước.

I. Phí tham quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử (bổ sung)

1. Tên gọi: Phí tham quan Khu trung tâm Hoàng Thành Thăng Long.

2. Đối tượng nộp phí: Các tổ chức, cá nhân tham quan Khu Trung tâm Hoàng Thành Thăng Long phải nộp phí tham quan, trừ các đối tượng không phải nộp phí tại điểm 3 dưới đây.

3. Đối tượng không phải nộp phí:

- Trẻ em dưới 15 tuổi;

- Người có công với cách mạng quy định tại khoản 1- Điều 2 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.

4. Mức thu phí:

- Người lớn: 30.000 đồng/lượt.

- Học sinh, sinh viên từ 15 tuổi trở lên (nếu có thẻ học sinh, sinh viên); Người cao tuổi theo quy định tại Điều 2 Luật người cao tuổi là công dân Việt Nam đủ từ 60 tuổi trở lên (xuất trình chứng minh thư hoặc bất kỳ giấy tờ khác chứng minh là người cao tuổi): 15.000 đồng/lượt.

5. Đơn vị thu phí: Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long-Hà Nội

6. Quản lý, sử dụng tiền phí thu được:

- Đơn vị thu phí nộp vào ngân sách Nhà nước mười phần trăm (10%) trên số tiền thực thu theo đúng chương, loại, khoản và mục lục ngân sách Nhà nước quy định.

- Đơn vị thu phí được trích chín mươi phần trăm (90%) trên tổng số thu được để chi phục vụ công tác thu phí tham quan di tích.

II. Phí sử dụng hè, lề đường, bến bãi, mặt nước (sửa đổi)

1. Điều chỉnh mức thu phí sử dụng hè, lề đường, bến bãi để trông giữ phương tiện.

Nội dung, địa bàn thu phí

Mức thu

I. Sử dụng tạm thời hè, lề đường để trông giữ xe ô tô:

(đ/m2/tháng)

1. Khu vực đô thị lõi (khu bảo tồn cấp I) tại quận Hoàn Kiếm:

- Các tuyến phố: Nguyễn Xí, Đinh Lễ, Lý Thái Tổ, Trần Hưng Đạo, Lý Thường Kiệt; hè đường các tuyến phố: Hai Bà Trưng, Hàng Đường, Hàng Đào, Hàng Ngang, Hàng Giấy, Phủ Doãn, Quán Sứ.

80.000

2. Các tuyến phố còn lại của quận Hoàn Kiếm (trừ khu vực ngoài đê sông Hồng).

60.000

3. Các tuyến phố trên đường vành đai 1 và các tuyến phố phía trong đường vành đai 1 (trừ quận Hoàn Kiếm): Khu vực từ Yên Phụ dọc theo đường đê sông Hồng xuống Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật, Trần Khánh Dư, xuống đê Nguyễn Khoái sang Trần Khát Chân, Đại Cồ Việt, Đê La Thành, Nguyễn Chí Thanh, Liễu Giai, Văn Cao, Hoàng Hoa Thám lên Thanh Niên đến Yên Phụ đi qua địa bàn các quận: Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng.

60.000

4. Các tuyến đường, phố trên đường vành đai 2 đến vành đai 1 (bên bờ hữu sông Hồng): khu vực từ cầu Vĩnh Tuy - Minh Khai - Đại La - Ngã Tư Vọng - đường Trường Chinh - Ngã Tư Sở - đường Láng - Cầu Giấy - Bưởi - Nhật Tân đi qua địa bàn các quận: Hai Bà Trưng, Đống Đa, Ba Đình, Tây Hồ, Cầu Giấy.

45.000

5. Các tuyến đường, phố trên đường vành đai 3 đến vành đai 2 (bên bờ hữu sông Hồng): khu vực từ đường cao tốc Bắc Thăng Long - Nội Bài, đường Phạm Văn Đồng, đường Khuất Duy Tiến, đường Nghiêm Xuân Yêm, cầu cạn Pháp Vân đến đầu cầu Thanh Trì đi qua địa bàn các quận: Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Tây Hồ và huyện Từ Liêm.

40.000

6. Các tuyến phố còn lại của các Quận và huyện Từ Liêm

30.000

7. Thị xã Sơn Tây và các huyện ngoại thành (trừ huyện Từ Liêm)

20.000

II. Sử dụng tạm thời bến bãi (đất công) để trông giữ phương tiện giao thông.

Áp dụng mức thu quy định tương ứng với các tuyến đường, phố trên nhân với hệ số: k = 0,6.

III. Tại các quận, huyện, thị xã (trừ các tuyến phố thuộc địa bàn quận Hoàn Kiếm) Công ty Khai thác điểm đỗ xe được cấp có thẩm quyền cho phép sử dụng tạm thời hè, lề đường, bến bãi để tạm dừng, đỗ, trông giữ xe đạp, xe máy, ô tô (Trường hợp xác định được doanh thu).

Nộp vào ngân sách nhà nước mức phí bằng 3% trên doanh thu phục vụ tạm dừng, đỗ xe và trông giữ xe.

2. Điều chỉnh quy định về quản lý, sử dụng tiền phí

a. Sở Giao thông Vận tải: Nộp ngân sách nhà nước 95% tổng số phí thu được; 5% số phí thu được để lại cho đơn vị thu phí.

b. Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã, các xã, phường, thị trấn (theo phân cấp): nộp ngân sách nhà nước 90% tổng số phí thu được; 10% số phí thu được để lại cho đơn vị thu phí.

c. Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm: được để lại 10% tổng số phí thu được của các tổ chức, cá nhân tham gia thí điểm mô hình “khoán quản”; 90% nộp ngân sách nhà nước để sử dụng phục vụ cho công tác giữ gìn trật tự đô thị theo đề án khoán quản và chi trả tiền công cho lực lượng chuyên trách giữ gìn trật tự đô thị trên địa bàn Quận.

Các đơn vị thu phí sử dụng số tiền phí được để lại theo đúng hướng dẫn tại các Thông tư quy định về quản lý, sử dụng tiền phí, lệ phí hiện hành của Bộ Tài chính.

d. Tại các địa bàn quận, huyện, thị xã (trừ quận Hoàn Kiếm): Công ty khai thác điểm đỗ xe trực tiếp nộp phí sử dụng hè, lề đường bến bãi để trông giữ xe đạp, xe máy ô tô vào ngân sách nhà nước.

Các nội dung khác vẫn tiếp tục thực hiện theo Quyết định số 23/2009/QĐ-UBND ngày 09/01/2009 và Quyết định số 07/2010/QĐ-UBND ngày 25/01/2010 của UBND Thành phố.