cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Nghị quyết số 33/2011/NQ-HĐND ngày 12/12/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Thọ Về chương trình huy động nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội then chốt giai đoạn 2011-2015 (Văn bản hết hiệu lực)

  • Số hiệu văn bản: 33/2011/NQ-HĐND
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Cơ quan ban hành: Tỉnh Phú Thọ
  • Ngày ban hành: 12-12-2011
  • Ngày có hiệu lực: 19-12-2011
  • Ngày bị sửa đổi, bổ sung lần 1: 21-12-2013
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 09-03-2016
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 1542 ngày (4 năm 2 tháng 22 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 09-03-2016
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 09-03-2016, Nghị quyết số 33/2011/NQ-HĐND ngày 12/12/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Thọ Về chương trình huy động nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội then chốt giai đoạn 2011-2015 (Văn bản hết hiệu lực) bị bãi bỏ, thay thế bởi Quyết định số 486/QĐ-UBND ngày 09/03/2016 Công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ hết hiệu lực toàn bộ và một phần năm 2015”. Xem thêm Lược đồ.

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ THỌ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 33/2011/NQ-HĐND

Phú Thọ, ngày 12 tháng 12 năm 2011

NGHỊ QUYẾT

VỀ CHƯƠNG TRÌNH HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC ĐẦU TƯ KẾT CẤU HẠ TẦNG KINH TẾ - XÃ HỘI THEN CHỐT GIAI ĐOẠN 2011 - 2015

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ
KHOÁ XVII, KỲ HỌP THỨ BA

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Sau khi xem xét Tờ trình số: 4271/TTr-UBND ngày 21 tháng 11 năm 2011 của UBND tỉnh, kèm theo Chương trình huy động nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội then chốt giai đoạn 2011 - 2015; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế và Ngân sách, và thảo luận,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Tán thành, thông qua Chương trình huy động nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội then chốt giai đoạn 2011 - 2015; Hội đồng nhân dân tỉnh nhấn mạnh một số vấn đề sau:

I - PHƯƠNG HƯỚNG CHUNG

Huy động tối đa các nguồn lực cho đầu tư phát triển, ưu tiên đầu tư các dự án kết cấu hạ tầng then chốt; chú trọng cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh để cải thiện môi trường thu hút đầu tư. Phấn đấu đến năm 2015 cơ bản hoàn thành các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội then chốt, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2015.

II - CÁC MỤC TIÊU CHỦ YẾU

Huy động 37.000 - 38.000 tỷ đồng đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; trong đó: Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước chiếm 76 - 77%, vốn đầu tư của doanh nghiệp và tư nhân 17 - 18%, vốn đầu tư các doanh nghiệp FDI chiếm 5 - 6%; cơ cấu vốn huy động đầu tư cho ngành, lĩnh vực như sau:

- Về giao thông: Huy động 13.800 - 14.000 tỷ đồng, ưu tiên đầu tư các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ; trọng tâm là các tuyến đường có vai trò kết nối liên thông giữa các vùng có sản xuất hàng hóa lớn với các tuyến đường hành lang kinh tế quốc gia; nâng cấp các tuyến tỉnh lộ, các tuyến đường vào các khu công nghiệp, khu đô thị, các vùng sản xuất hàng hóa tập trung.

- Hạ tầng nông, lâm nghiệp: Huy động 3.300 - 3.400 tỷ đồng, tập trung đầu tư các trung tâm sản xuất giống cây trồng, vật nuôi, nuôi trồng thủy sản, trung tâm ứng dụng tiến độ sinh học; các dự án nâng cấp, mở rộng, hoàn thiện và hiện đại hoá hệ thống thuỷ lợi theo quy hoạch, gia cố chống sạt lở bờ sông và đầu tư hạ tầng các xã đạt chuẩn nông thôn mới.

- Màng lưới điện: Huy động 2.400 - 2.500 tỷ đồng, ưu tiên đầu tư nâng công suất các trạm nguồn, lưới truyền tải, đảm bảo trên 99% số hộ được dùng điện, cung ứng đủ nhu cầu điện năng phục vụ sản xuất kinh doanh.

- Thông tin và truyền thông: Phấn đấu huy động 1.300 - 1.400 tỷ đồng, tập trung đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển các dịch vụ hành chính công và nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp, nhân dân.

- Thương mại, dịch vụ: Huy động 2.800 - 2.900 tỷ đồng, tập trung đầu tư hạ tầng các du lịch, dịch vụ trọng điểm như: Khu du lịch Đền Hùng, Công viên Văn Lang, nước khoáng nóng Thanh Thuỷ, Vườn quốc gia Xuân Sơn...; nâng cấp hệ thống khách sạn, nhà hàng, xây dựng các trung tâm thương mại, siêu thị và chợ đầu mối ở các đô thị và các huyện, thành, thị.

- Hạ tầng các cụm, khu công nghiệp: Huy động 1.200 - 1.300 tỷ đồng, tập trung đầu tư hạ tầng các khu, cụm công nghiệp trọng điểm, trọng tâm là hoàn thiện hạ tầng các khu công nghiệp Thụy Vân, Trung Hà, Phú Hà, Tam Nông; triển khai đầu tư hạ tầng một số khu công nghiệp mới theo quy hoạch đến năm 2020.

- Hạ tầng đô thị: Huy động 5.700 - 5.800 tỷ đồng, tập trung đầu tư các tuyến đường giao thông đô thị thành phố Việt Trì, các điểm vui chơi, quảng trường, các khu đô thị mới và cơ sở hạ tầng thiết yếu khu trung tâm huyện lỵ.

- Các lĩnh vực xã hội: Huy động 7.100 - 7.200 tỷ đồng, tập trung đầu tư Trường Đại học Hùng Vương, nâng cấp các trường đại học, cao đẳng, trung cấp nghề trên địa bàn theo quy hoạch. Xây dựng mới Bệnh viện đa khoa vùng, các bệnh viện chuyên khoa và tiếp tục đầu tư nâng cấp các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, tuyến huyện. Chú trọng đầu tư, nâng cấp hệ thống thiết chế văn hoá, thể thao, ưu tiên dự án Khu di tích lịch sử Đền Hùng.

III - NHIỆM VỤ VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Nâng cao chất lượng công tác xây dựng, quản lý và tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội

- Nâng cao chất lượng xây dựng các quy hoạch phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội theo hướng sát với thực tế, có tầm nhìn xa, làm cơ sở để đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng một cách đồng bộ và hiệu quả.

- Điều chỉnh, rà soát tổng thể quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh, huyện, các chương trình, dự án trọng điểm bảo đảm phù hợp với quy hoạch vùng, ngành trên địa bàn; chú trọng xây dựng chương trình, dự án gắn quy hoạch, bảo đảm có sự lựa chọn, có trọng điểm, có khả năng thu hút và đáp ứng nhu cầu về nguồn lực đầu tư.

- Công khai các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, lĩnh vực, quy hoạch các khu, cụm công nghiệp; danh mục các dự án trọng điểm đầu tư thuộc các nguồn vốn.

- Xây dựng cơ chế chính sách thu hút đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng; gắn quy hoạch xây dựng các tuyến giao thông mới với quy hoạch quỹ đất 2 bên đường để tạo nguồn vốn đầu tư hạ tầng.

2. Tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng then chốt nhằm cải thiện vị trí địa lý kinh tế và môi trường đầu tư

- Tập trung đầu tư các dự án trọng điểm về giao thông, đô thị, điện, hạ tầng du lịch, giáo dục, y tế, môi trường...; xác định thứ tự ưu tiên đầu tư; xây dựng cơ chế lồng ghép các nguồn vốn thuộc các cấp ngân sách và vốn huy động khác trong triển khai đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng.

- Nghiên cứu xây dựng kế hoạch cân đối vốn cụ thể cho toàn bộ thời gian thực hiện dự án để triển khai thực hiện đúng tiến độ các dự án thuộc danh mục đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giai đoạn 2011 - 2015.

3. Tăng cường phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương, huy động sự tham gia các doanh nghiệp để thu hút mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển

- Đối với nguồn vốn ngân sách nhà nước: Chủ động nắm bắt các chủ trương, chính sách mới của Nhà nước; chuẩn bị tốt các dự án; phối hợp với các Bộ, ngành chủ quản, làm tốt công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, nhất là các các dự án về giao thông, thủy lợi, lưới điện quốc gia... để tranh thủ các nguồn vốn của Trung ương.

Khai thác có hiệu quả nguồn vốn đầu tư tập trung, nguồn vốn tự có và các nguồn vốn Nhà nước giao cho các doanh nghiệp quản lý; bảo đảm nguồn vốn từ ngân sách tỉnh để làm tốt công tác chuẩn bị đầu tư, xây dựng dự án, hướng vào các ngành, lĩnh vực ưu tiên, trọng điểm để kêu gọi đầu tư. Triển khai kế hoạch thu hồi vốn đầu tư dự án năng lượng nông thôn II, dự án phát triển chè AFD, dự án cấp nước Việt Trì,... nhằm đảm bảo khả năng cân đối hoàn trả vốn vay nhà tài trợ, tạo cơ sở vay vốn các chương trình, dự án khác; thành lập Quỹ phát triển đô thị để thu hút các nguồn vốn đầu tư cho hạ tầng đô thị.

- Đối với nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp, tư nhân: Tạo môi trường ổn định, thông thoáng cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước bỏ vốn đầu tư kinh doanh. Thực hiện các biện pháp để đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong đầu tư phát triển; huy động các nguồn vốn của các thành phần kinh tế bằng các cơ chế và hình thức thích hợp như: Xây dựng - chuyển giao (BT), xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (BTO), xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT), hợp tác công tư (PPP)…

Đổi mới căn bản phương thức xúc tiến đầu tư, lựa chọn đối tác có trọng tâm, trọng điểm; khắc phục tình trạng hành chính hóa trong xúc tiến đầu tư. Quảng bá và có chính sách cụ thể trong việc thu hút các dự án đầu tư phát triển hạ tầng: Khu, cụm công nghiệp, hạ tầng dịch vụ, du lịch; các khu đô thị, các lĩnh vực xã hội.

- Đối với nguồn vốn đầu tư nước ngoài: Nghiên cứu xây dựng kế hoạch vận động các dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) thời kỳ 2011 - 2015; chuẩn bị tốt công tác lập, giới thiệu dự án, quy trình thủ tục, năng lực cán bộ quản lý thực hiện ở các cấp và đối tượng thụ hưởng; hướng trọng tâm thu hút vào các dự án: Hạ tầng đô thị, các dự án thuỷ lợi vùng, cải thiện điều kiện môi trường, phát triển nguồn nhân lực...

Tổng kết đánh giá toàn bộ tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên địa bàn; nghiên cứu, bổ sung các chính sách, bảo đảm nâng cao hiệu quả đầu tư, áp dụng linh hoạt các hình thức đầu tư BOT, BTO, BT, PPP; mở rộng tìm kiếm đối tác đầu tư, hướng trọng tâm vào các tập đoàn có năng lực tài chính, kinh nghiệm đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, du lịch...

4. Tăng cường công tác chỉ đạo, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng

- Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, công khai hóa các thủ tục, quy trình, thực hiện tốt cơ chế “một cửa liên thông”, nâng cao vai trò, trách nhiệm của từng tổ chức, cá nhân nhằm rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục đầu tư.

- Thực hiện kế hoạch hoá về đầu tư phát triển, gắn kế hoạch đầu tư phát triển với việc lập dự toán ngân sách nhà nước hằng năm của các cấp. Làm tốt công tác chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án và kiểm tra, giám sát, quản lý chất lượng công trình; xác định rõ trách nhiệm của cấp quyết định đầu tư đối với việc tuân thủ các quy hoạch kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành.

- Củng cố các cơ quan quản lý đầu tư, các ban quản lý dự án đầu tư theo hướng chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, bảo đảm đội ngũ cán bộ có đủ năng lực chuyên môn, năng lực điều hành. Thẩm định chặt chẽ năng lực các đơn vị tư vấn; xem xét, giải thể, thu hồi giấy phép hoạt động của các tổ chức, cá nhân không đủ năng lực hoạt động trong lĩnh vực này.

- Rà soát các nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước; đẩy mạnh phân cấp hợp lý giữa tỉnh và huyện, chú ý lồng ghép nguồn vốn trong từng dự án. Nghiên cứu ban hành cơ chế phân cấp quản lý, sử dụng các dự án đầu tư giai đoạn 2011- 2015, bảo đảm nguyên tắc chỉ quyết định đầu tư khi đã xác định rõ về nguồn vốn và khả năng cân đối vốn ở từng cấp ngân sách.

5. Tăng cường công tác kiểm tra, phát huy vai trò giám sát của các tổ chức đoàn thể, nhân dân trong tổ chức thực hiện dự án trên địa bàn

- Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát, thanh tra đầu tư; nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư; kiểm soát, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm cơ chế quản lý đầu tư, cơ chế thu hút đầu tư các dự án đầu tư nước ngoài, tỉnh ngoài bằng chế tài cụ thể để lập lại trật tư kỷ cương trong việc thu hút, sử dụng các nguồn vốn đầu tư trên địa bàn.

- Triển khai và thực hiện tốt quy chế dân chủ ở xã, phường, thị trấn và các cơ quan hành chính, các doanh nghiệp; tăng cường vai trò giám sát của hội đồng nhân dân, các tổ chức đoàn thể và nhân dân đối với hoạt động đầu tư từ công tác quy hoạch, lập dự án, bố trí vốn và thực hiện các dự án đầu tư.

Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao:

- Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết;

- Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh khoá XVII, kỳ họp thứ ba thông qua ngày 09 tháng 12 năm 2011.

 

 

CHỦ TỊCH




Nguyễn Doãn Khánh

 

Biểu số 01

KẾ HOẠCH HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG 2011 - 2015

(Phân theo nguồn vốn)

Đơn vị tính: Triệu đồng

SỐ TT

NGUỒN VỐN

Kế hoạch 2011 - 2015

Ghi chú

Đầu tư phát triển

Tr. đó: KCHT then chốt

 

TỔNG SỐ

68 229 000

38 344 495

 

1

Ngân sách Nhà nước

41 229 000

29 802 995

 

a

Đầu tư qua tỉnh

22 979 000

14 138 282

 

-

Vốn NSNN

19 403 000

 

 

-

Vốn tín dụng, vốn vay

2 076 000

 

 

-

Vốn ODA

1 500 000

 

 

b

Đầu tư qua các bộ ngành trên địa bàn, DNNN

18 250 000

12 904 213

 

c

Vốn khác

 

2 760 500

 

2

Đầu tư của doanh nghiệp và tư nhân

17 150 000

6 541 500

 

3

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

9 850 000

2 000 000

 

 

Biểu số 2

KẾ HOẠCH HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN  KẾT CẤU HẠ TẦNG 2011 - 2015

(Phân theo ngành kinh tế - kỹ thuật)

Đơn vị tính: Triệu đồng

Số TT

Ngành KT - KT

Kế hoạch 2011 - 2015

Ghi chú

 

TỔNG SỐ

38 344 495

 

a

Công nghiệp xây dung

24 908 818

 

b

Nông lâm nghiệp

3 346 900

 

c

Các ngành dịch vụ, du lịch

10 088 777

 

 

Trong đó: Đầu tư trong các ngành và lĩnh vực

38 344 495

 

1

Điện

2 448 000

 

2

Hạ tầng khu, cụm công nghiệp

1 283 000

 

3

Nông lâm nghiệp, thủy sản

3 346 900

 

4

Thương mại, dịch vụ

2 860 000

 

5

Giao thông

13 997 984

 

6

Hạ tầng đô thị

5 800 000

 

7

Thông tin, truyền thông

1 379 834

 

8

Giáo dục và Đào tạo

3 434 000

 

9

Y tế

1 636 000

 

10

Văn hóa, thể thao và du lịch An - QP

2 158 777