cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Nghị quyết số 122/2005/NQ-HĐND-XV ngày 17/07/2005 của Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An Về một số chính sách dân số-kế hoạch hoá gia đình (Văn bản hết hiệu lực)

  • Số hiệu văn bản: 122/2005/NQ-HĐND-XV
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Cơ quan ban hành: Tỉnh Nghệ An
  • Ngày ban hành: 17-07-2005
  • Ngày có hiệu lực: 27-07-2005
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 01-01-2013
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 2715 ngày (7 năm 5 tháng 10 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 01-01-2013
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 01-01-2013, Nghị quyết số 122/2005/NQ-HĐND-XV ngày 17/07/2005 của Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An Về một số chính sách dân số-kế hoạch hoá gia đình (Văn bản hết hiệu lực) bị bãi bỏ, thay thế bởi Nghị quyết số 52/2012/NQ-HĐND ngày 13/07/2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An Quy định chính sách dân số-kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn tỉnh Nghệ An (Văn bản hết hiệu lực)”. Xem thêm Lược đồ.

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
-------

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 122/2005/NQ.HĐND-XV

Vinh, ngày 17 tháng 7 năm 2005

 

NGHỊ QUYẾT

MỘT SỐ CHÍNH SÁCH DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HOÁ GIA ĐÌNH

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
KHOÁ XV, KỲ HỌP THỨ 4 

- Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

- Căn cứ quy chế hoạt động của HĐND được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thông qua ngày 02 tháng 4 năm 2005;

- Căn cứ pháp lệnh dân số ngày 21 tháng 3 năm 2003, Nghị định số 104/2003/NĐ/CP ngày 16 tháng 9 năm 2003 của chính phủ;

- Xét đề nghị của UBND tỉnh tại tờ trình số 3501/TT.UB ngày 08 tháng 7 năm 2005;

Sau khi xem xét báo cáo của Uỷ ban dân số gia đình và Trẻ em về công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình, báo cáo tình hình thực hiện Quyết định 3181 QĐ/UB ngày 05 tháng 8 năm 1997 của UBND tỉnh Nghệ An và ý kiến thảo luận của các vị Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh.

QUYẾT NGHỊ:

Điều I: Tán thành nội dung báo cáo của Uỷ ban nhân dân tỉnh về công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình trong thời gian vừa qua và nhấn mạnh một số điểm sau đây:

Công tác dân số - kế hoạc hoá gia đình đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Tỷ lệ phát triển dân số giảm nhanh, từ 2,4% năm 1991 đến năm 2003 chỉ còn 1,3%, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, tăng thu nhập bình quân đầu người hàng năm, xoá đói, giảm nghèo và nâng cao mức sống của người dân.

Tuy nhiên từ sau năm 2003 đến nay kết quả thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình chững lại và giảm sút trên một số lĩnh vực. Tỷ lệ phát triuển dân số, sinh con thứ 3 có xu hướng gia tăng.

Để kịp thời ngăn chặn tình trạng trên, phấn đấu thực hiện đạt mức sinh thay thế vào năm 2010, tiếp tục quán triệt quan điểm của Đảng trong công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình được nêu trong Nghị quyết 47/NQ.TW của Bộ Chính trị đòi hỏi các cấp các ngành cần tập trung đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số, kế hoạch hoá gia đình.

Điều II: Một số chính sách dân số - kế hoạch hoá gia đình

1. Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức:

a/ Tổ chức thực hiện nghiêm túc Pháp lệnh dân số Nghị định 104/2003/NĐ/CP của Chính phủ. Thực hiện mục tiêu dân số trên sơ sở chuẩn mực gia đình ít con(chỉ 1 hoặc 2 con) no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.

b/ Các cơ quan đơn vị, các phường, xã, thị trấn phải tiếp tục tổ chức cho các cặp vợ chồng và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ học tập, quán triệt và ký cam kết thực hiện các quy định về chế độ, chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình. Đối với khối, xóm, làng, bản khi xây dựng các hương ước, quy ước cần có nội dung kế hoạch hoá gia đình, không có người sinh con thứ 3 trở lên.

2. Trách nhiệm của cá nhân:

a/ Các cặp vợ chồng và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có trách nhiệm ký cam kết thực hiện kế hoạch hoá gia đình với chính quyền địa phương nơi cư trú, hoặc nơi cơ quan mình công tác. Mẫu giấy cam kết do Uỷ ban dân số, Gia đình và Trẻ em Tỉnh ban hành thống nhất trên phạm vi toàn tỉnh và phù hợp với Pháp luật hiện hành.

b/ Mọi người có trách nhiệm thực hiện và vận động con, cháu, anh em, bạn bè, đồng nghiệp, những người khác trong cộng đồng thực hiện kế hoạch hoá gia đình.

3/ Khuyết khích, khen thưởng đối với các xã, phường, thị trấn:

a/ Một năm không có người sinh con thứ 3 trở lên thì được Chủ tịch UBND tỉnh khen và thưởng 2 triệu đồng.

b/ Hai năm liên tục không có người sinh con thứ 3 trở lên thì được Chủ tịch UBND tỉnh khen và thưởng 4 triệu đồng.

c/ Ba năm liên tục không có người sinh con thứ 3 trở lên thì được Chủ tịch UBND tỉnh khen và thưởng 6 triệu đồng.

d/ Bốn năm liên tục không có người sinh con thứ 3 trở lên thì được Chủ tịch UBND tỉnh khen và thưởng 8 triệu đồng.

đ/ Năm năm liên tục không có người sinh con thứ 3 trở lên thì được Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị Thủ tướng Chính phủ khen và tỉnh thưởng 10 triệu đồng.

4. Riêng khen thưởng đối với khối, xóm, làng, bản do Chủ tịch UBND huyện, thành, thị quy định.

5. Khuyến khích khen thưởng đối với cá nhân:

a/ Người sử dụng biện pháp tránh thai (đặt vòng), được các cơ sở y tế khám phụ khoa, cấp dụng cụ và một số thuốc theo quy định của Bộ y tế, đồng thời được giảm 50% ngày lao động công ích của một năm.

b/ Người sử dụng biện pháp tránh thai triệt sản được phẫu thuật miễn phí, được cấp một số thuốc, hưởng một khoản tiền bồi dưỡng và một thẻ bảo hiểm sức khoẻ theo mức quy định của Uỷ ban dân số, Gia đình và Trẻ em Việt Nam và Bộ Y tế, đồng thời được miễn số ngày lao động công ích của 1 năm.

c/ Người sử dụng các biện pháp tránh thai khác thì được hưởng các dịch vụ, các phương tiện tránh thai theo quy định của Bộ Y tế thông qua cộng tác viên, Ban dân số tại địa phương.

d/ Những người thực hiện tốt kế hoạch hoá gia đình và trong một năm vận động được 30 cặp thực hiện các biện pháp tránh thai (đình sản, đặt vòng) được thưởng 200.000 đồng và nếu trên 30 cặp, cứ 10 cặp thì được thưởng thêm 100.000 đồng.

6. Xử lý vi phạm:

a/ Cán bộ, công chức, viên chức trong biên chế vi phạm chính sách dân số KHHGĐ thì bị xem xét, xử lý nghiêm túc theo bản cam kết và Pháp luật hiện hành (các hình thức cụ thể do Chủ tịch UBND tỉnh quy định).

b/ Các đối tượng khác thì xử lý theo quy định của Pháp luật và quy ước, hương ước của địa phương, của tổ chức đoàn thể ở cơ sở và phải đóng góp một khoản tiền theo bản cam kết (có giá trị từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng) vào quỹ dân số cơ sở do uỷ ban nhân dân huyện, thành phố, thị xã quy định cụ thể.

c/Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, để thành viên của đơn vị mình vi phạm chính sách dân số kế hoạch hoá gia đình thì không được xem xét các danh hiệu thi đua của tập thể cũng như của cá nhân đơn vị đó.

6. Nguồn kinh phí đầu tư cho chương trình dân số:

a/ Hàng năm, Uỷ ban nhân dân tỉnh bố trí một khoản ngân sách thoả đáng theo kế hoạch cho trương trình dân số, gia đình của Tỉnh.

b/ Các huyện, thành thị bổ sung kinh phí cho công tác dân số, gia đình và trẻ em của địa phương và giao cho Uỷ ban dân số, Gia đình, Trẻ em cùng cấp quản lý sử dụng theo kế hoạch đã được duyệt.

c/ Cho phép cấp xã xây dựng quỹ dân số từ các nguồn hỗ trợ của nhà nước, đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh. Đồng thời giao cho trưởng ban Dân số, Gia đình và Trẻ em xã trực tiếp quản lý điều hành quỹ đúng mục đích, hiệu quả và đảm bảo nguyên tắc quản lý tài chính.

Điều III:Tổ chức thực hiện:

Giao cho Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định về một số chế độ, chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình. Đồng thời, tổ chức, chỉ đạo thực hiện tốt công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình để đạt được các mục tiêu về dân số trong giai đoạn 2006-2010.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh khoá XV, ký họp thứ tư thông qua ngày 17 tháng 7 năm 2005.