cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Nghị quyết số 3e/2000/NQ-HĐND4 ngày 27/07/2000 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế Về đẩy mạnh thực hiện công tác dân số-kế hoạch hóa gia đình trong giai đoạn mới (2001-2010) (Văn bản hết hiệu lực)

  • Số hiệu văn bản: 3e/2000/NQ-HĐND4
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Cơ quan ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế
  • Ngày ban hành: 27-07-2000
  • Ngày có hiệu lực: 27-07-2000
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 21-08-2011
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 4042 ngày (11 năm 27 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 21-08-2011
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 21-08-2011, Nghị quyết số 3e/2000/NQ-HĐND4 ngày 27/07/2000 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế Về đẩy mạnh thực hiện công tác dân số-kế hoạch hóa gia đình trong giai đoạn mới (2001-2010) (Văn bản hết hiệu lực) bị bãi bỏ, thay thế bởi Nghị quyết số 03/2011/NQ-HĐND ngày 11/08/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế Xử lý kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật từ ngày 01 tháng 01 năm 2000 đến ngày 31 tháng 12 năm 2010”. Xem thêm Lược đồ.

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3e /2000/NQ-HĐND4

Huế, ngày 27 tháng 7 năm 2000

 
NGHỊ QUYẾT

VỀ VIỆC ĐẨY MẠNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH TRONG GIAI ĐỌAN MỚI (2001 -2010)

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

- Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 21 tháng 6 năm 1994;

- Sau khi xem xét đề án của UBND tỉnh về việc đẩy mạnh thực hiện công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình trong giai đoạn mới (2001 - 2010); báo cáo thẩm tra của Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh và ý kiến thảo luận của các đại biểu tại kỳ họp,

QUYẾT NGHỊ

I. Tán thành và thông qua đề án “đẩy mạnh thực hiện công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình trong giai đoạn mới (2001 - 2010)” do UBND tỉnh trình trước HĐND tỉnh (có điều chỉnh, bổ sung).

II. HĐND tỉnh nhấn mạnh một số vấn đề chủ yếu sau:

1- Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình của tỉnh ta thời gian qua đã đạt được những kết quả quan trọng: tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm từ 2,48% năm 1991 xuống còn 1,83% năm 1999; tỷ suất sinh giảm từ 30,6%0 năm 1991 xuống còn 24,6%0 năm 1999; số người thực hiện kế hoạch hóa gia đình liên tục tăng; nhận thức trong cán bộ và nhân dân chuyển biến tốt... Những kết quả đó đã góp phần tích cực vào sự tăng trưởng kinh tế, ổn định xã hội và cải thiện đời sống nhân dân. Tuy vậy, tỷ lệ sinh của tỉnh ta vẫn còn cao so với cả nước; kết quả đạt được chưa thực sự vững chắc, chưa đảm bảo tính đồng đều giữa các địa phương, đơn vị; tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên còn ở mức cao. Năng lực quản lý và tổ chức thực hiện có mặt còn khó khăn, lúng túng; một số cấp ủy Đảng, chính quyền, thủ trưởng cơ quan, ban, ngành chưa quan tâm và nhận thức đúng mức về công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình. Đội ngũ chuyên trách và cộng tác viên không ổn định, không đồng đều về trình độ văn hóa và chuyên môn nghiệp vụ. Việc thực hiện các mô hình dân số - kế hoạch hóa gia đình hiệu quả chưa cao; chưa có giải pháp đồng bộ và chưa kết hợp chặt chẽ các biện pháp tuyên truyền, vận động, giáo dục, hành chính, kinh tế; vẫn còn trường hợp khoán trắng nhiệm vụ này cho bộ máy làm công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình các cấp.

Thực hiện tốt công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình là một trong những nhiệm vụ chiến lược của quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, là giải pháp tích cực để xóa đói, giảm nghèo và là yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người dân, từng gia đình và của toàn xã hội.

2- Các chỉ tiêu cụ thể giai đoạn 2001 - 2010:

a/ Các chỉ tiêu đến năm 2005.

- Tỷ suất sinh: 20,1%0 , giảm bình quân hàng năm 0,7%0;

- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên: 1,47%, giảm bình quân hàng năm 0,06%;

- Tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai tăng bình quân hàng năm 1,6%;

- Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên xuống còn 20,7% .

 b/ Định hướng các chỉ tiêu đến năm 2010.

 - Tỷ suất sinh: 17,6%0 , giảm bình quân hàng năm 0,5%0;

- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên: 1,36%, giảm bình quân hàng năm 0,03%;

- Tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai tăng bình quân hàng năm 1%;

- Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên: 13,2% .

3/ Để công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình đạt được kết quả tốt, tạo thuận lợi cho việc thực hiện thành công kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới, cần tập trung thực hiện các biện pháp sau:

a. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, thủ trưởng các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, chính quyền các cấp, đặc biệt ở cấp cơ sở để thực hiện có kết quả công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình.

b. Củng cố và kiện toàn hệ thống tổ chức làm công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình, bao gồm cả năng lực cán bộ, tổ chức bộ máy và cơ chế hoạt động của bộ máy nhằm đảm bảo chức năng quản lý và điều phối hoạt động dân số - kế hoạch hóa gia đình ở các cấp; cần có chế độ phù hợp đối với cán bộ chuyên trách ở xã, phường, thị trấn vàỡ cộng tác viên dân số ở thôn, bản để làm tốt nhiệm vụ tuyên truyền, vận động, phân phối các phương tiện tránh thai phổ thông và theo dõi tình hình dân số - kế hoạch hóa gia đình.

c. Đẩy mạnh công tác giáo dục, truyền thông, tư vấn và lồng ghép các nội dung về dân số - phát triển vào họat động của các chương trình, dự án của các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội; thực hiện tuyên truyền đến từng đối tượng cụ thể chú trọng ở các địa bàn trọng điểm, kết hợp truyền thông thường xuyên với việc thực hiện lồng ghép dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhân dân. Tiếp tục đẩy mạnh việc giáo dục dân số trong nhà trường; gắn chặt chẽ cuộc vận động dân số - kế hoạch hóa gia đình với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa, huy động toàn xã hội tham gia công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình.

d. Tăng cường và mở rộng cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện có; tiếp tục đầu tư có trọng điểm các phương tiện kỹ thuật, xây dựng các trung tâm tư vấn và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình; nâng cao chất lượng các dịch vụ kỹ thuật nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đa dạng về dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, sức khỏe sinh sản, sức khỏe vị thành niên, đảm bản an toàn và thuận lợi.

e. Bố trí sung ngân sách địa phương nhằm đáp ứng những nhu cầu cơ bản nhất các hoạt động của chương trình : kinh phí truyền thông cho công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình tối thiểu 750 triệu đồng/năm; kinh phí khen thưởng cho tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình từ 200 - 300 triệu đồng/năm và nghiên cứu tăng mức thù lao cho cộng tác viên dân số .

III. HĐND tỉnh giao UBND nghiên cứu, ban hành các quy định cụ thể để tổ chức thực hiện Nghị quyết này.

Giao cho Thường trực HĐND, các Ban và các đại biểu HĐND tỉnh triển khai, giám sát việc thực hiện Nghị quyết theo các lĩnh vực và phạm vi trách nhiệm Luật định.

Nghị quyết này đã được HĐND tỉnh khóa IV, kỳ họp thứ 3 thông qua lúc 3 giờ 40 ngày 27 tháng 07 năm 2000.

 

 

Nơi nhận:
- UBTV Quốc hội;
- VP: CT nước, Quốc hội, Chính phủ;
- Thường vụ Tỉnh ủy;
- CT, Phó chủ tịch HĐND &UBND tỉnh;
- Các vị đại biểu HĐND tỉnh;
- VP. UBND tỉnh : Lãnh đạo&các CV;
- Giám đốc các Sở, thủ trưởng các ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh;
- HĐND,UBND các huyện, thành phố ;
- Lưu VT,TH, LT.

CHỦ TỌA KỲ HỌP
CHỦ TỊCH HĐND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ




Hồ Xuân Mãn