cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Quyết định số 11/2015/QĐ-UBND ngày 02/02/2015 Ban hành Đề án về chính sách hỗ trợ nhân rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả, gắn với Chương trình mục tiêu quốc xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020

  • Số hiệu văn bản: 11/2015/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Cơ quan ban hành: Tỉnh Ninh Thuận
  • Ngày ban hành: 02-02-2015
  • Ngày có hiệu lực: 12-02-2015
  • Ngày bị sửa đổi, bổ sung lần 1: 21-04-2015
  • Ngày bị sửa đổi, bổ sung lần 2: 10-04-2019
  • Tình trạng hiệu lực: Đang có hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 3574 ngày (9 năm 9 tháng 19 ngày)
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 11/2015/QĐ-UBND

Phan Rang - Tháp Chàm, ngày 02 tháng 02 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH ĐỀ ÁN VỀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ NHÂN RỘNG CÁC MÔ HÌNH SẢN XUẤT CÓ HIỆU QUẢ, GẮN VỚI CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2004;

Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước năm 2002;

Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước;

Căn cứ Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới;

Căn cứ Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020;

Căn cứ Quyết định số 342/QĐ-TTg ngày 20 tháng 02 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi một số tiêu chí của Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới;

Căn cứ Quyết định số 1049/QĐ-TTg ngày 26 tháng 6 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành danh mục các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn;

Căn cứ Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg ngày 04 tháng 9 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015 - 2020;

Căn cứ Quyết định số 54/QĐ-BNN-KHCN ngày 09 tháng 01 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành các định mức tạm thời áp dụng cho các Chương trình, dự án khuyến nông thuộc lĩnh vực chăn nuôi;

Căn cứ Nghị quyết số 02 NQ/TU ngày 24 tháng 5 năm 2011 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận lần thứ XII về tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng thực hiện chủ trương xây dựng nông thôn mới đến năm 2020;

Căn cứ Nghị Quyết số 40/2014/NQ-HĐND ngày 25 tháng 12 năm 2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Đề án về chính sách hỗ trợ nhân rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả, gắn với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh đến năm 2020;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 12/TTr-SNNPTNT ngày 20 tháng 01 năm 2015,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Đề án về chính sách nhân rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả, gắn với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 (mười) ngày kể từ ngày ký ban hành.

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các sở, ban, ngành thuộc tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Xuân Hoà

 

ĐỀ ÁN

VỀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ NHÂN RỘNG CÁC MÔ HÌNH SẢN XUẤT CÓ HIỆU QUẢ, GẮN VỚI CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 11/2015/QĐ-UBND ngày 02 tháng 02 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận)

Phần I

SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

I. Sự cần thiết xây dựng Đề án

Sản xuất nông nghiệp của tỉnh trong những năm qua phát triển khá toàn diện, nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật đã ứng dụng vào sản xuất, góp phần quan trọng vào việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi của tỉnh phát triển đúng định hướng. Tuy nhiên, xét về quy mô, yêu cầu phát triển mang tính bền vững so với mục tiêu đề ra, nhất là việc đầu tư thâm canh và ứng dụng khoa học kỹ thuật chưa được nông dân coi trọng nên năng suất và hiệu quả còn thấp, người dân chưa quan tâm đầu tư sản xuất tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa. Trong đó có những nguyên nhân cơ bản sau:

1. Sự liên kết sản xuất giữa các hộ gia đình thông qua thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã, ... để cùng giúp nhau phát triển sản xuất còn nhiều hạn chế.

2. Thị trường tiêu thụ không ổn định do hợp đồng sản xuất giữa nông dân và các doanh nghiệp không thường xuyên, thiếu ổn định và phần lớn nông dân tự đầu tư sản xuất không liên kết, hợp đồng với các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm dẫn đến tình trạng tranh mua, tranh bán, sản phẩm bị ép giá và tình trạng được mùa mất giá, được giá mất mùa vẫn thường xuyên xảy ra.

3. Các chính sách về tín dụng, hỗ trợ sản xuất, xây dựng các vùng sản xuất tập trung, quảng bá thương hiệu, nhằm khuyến khích nông dân đầu tư mở rộng sản xuất các loại cây trồng còn nhiều hạn chế.

Nhằm đẩy mạnh việc ứng dụng những tiến bộ khoa học trong sản xuất nông nghiệp, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, từng bước cải thiện cuộc sống của người dân trên địa bàn tỉnh; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch nhân rộng các mô hình sản xuất, gắn với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh đến năm 2015 (Kế hoạch số 4985/KH-UBND ngày 21 tháng 10 năm 2013). Tuy nhiên, việc triển khai nhân rộng các mô hình sản xuất trong năm 2014 chỉ đạt 50% theo Kế hoạch; nguyên nhân chủ yếu là do người dân thiếu nguồn lực đầu tư; các mô hình, dự án đầu tư thiếu tập trung, chưa tạo được chuyển biến mạnh mẽ; cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất chưa đồng bộ, nông dân sử dụng giống cây trồng, vật nuôi chất lượng thấp, giá tiêu thụ nông sản không ổn định...

Tập trung phát triển, hỗ trợ nhân rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả được coi là giải pháp hàng đầu để thúc đẩy việc thực hiện các tiêu chí trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp phát triển bền vững, nhất là việc hỗ trợ nông dân các xã miền núi, đặc biệt khó khăn, hộ nghèo, để đến năm 2015 toàn tỉnh có 11 xã và đến năm 2020 có 23 xã đạt 19 tiêu chí nông thôn mới theo Kế hoạch đề ra. Vì vậy, việc ban hành Đề án về chính sách hỗ trợ nhân rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả, gắn với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020 là rất cần thiết.

II. Căn cứ pháp lý

1. Văn bản của Trung ương

- Nghị quyết số 26/NQ-TW ngày 05 tháng 8 năm 2018 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;

- Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 10/2010 của Chính phủ về khuyến nông;

- Nghị định số 42/2012/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa;

- Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới;

- Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020;

- Quyết định số 342/QĐ-TTg ngày 20 tháng 02 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi một số tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới;

- Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp;

- Quyết định số 1049/QĐ-TTg ngày 26 tháng 6 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn;

- Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg ngày 04 tháng 9 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015 - 2020;

- Thông tư liên tịch số 183/2010/TTLT-BTC-BNN ngày 15 tháng 11 năm 2010 của Bộ Tài chính - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước cấp đối với hoạt động khuyến nông;

- Thông tư số 41/2013/TT-BNNPTNT ngày 04 tháng 10 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn thực hiện bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới;

- Thông tư số 08/2014/TT-BNNPTNT ngày 20 tháng 3 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định các loại danh mục máy móc, thiết bị được hưởng chính sách theo Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ;

- Thông tư số 13/2014/TT-NHNN ngày 18 tháng 4 năm 2014 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn chi tiết thực hiện Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ;

- Quyết định số 54/QĐ-BNN-KHCN ngày 09 tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành các định mức tạm thời áp dụng cho các chương trình, dự án khuyến nông thuộc lĩnh vực chăn nuôi.

2. Văn bản của tỉnh

- Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 24 tháng 5 năm 2011 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận lần thứ XII về tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng thực hiện chủ trương xây dựng nông thôn mới đến năm 2020;

- Nghị quyết số 19/2013/NQ-HĐND ngày 18 tháng 12/2013 của Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Thuận khóa IX về chương trình xây dựng Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh;

- Quyết định số 61/2011/QĐ-UBND ngày 08 tháng 11 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận phê duyệt Đề án xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011- 2020 tỉnh Ninh Thuận;

- Quyết định số 2255/2010/QĐ-UBND ngày 22 tháng 11 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận về việc ban hành Quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan Nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập;

- Quyết định số 693/QĐ-UBND ngày 29 tháng 3 năm 2013 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản tỉnh Ninh Thuận thời kỳ 2011 - 2020.

Phần II

QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP

I. Quan điểm phát triển

1. Phát triển ngành nông - lâm nghiệp và thủy sản đến năm 2020 phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020; phù hợp với chiến lược phát triển và chuyển đổi cơ cấu sản xuất ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản của cả nước thời kỳ 2011 - 2020 và các quy hoạch ngành, lĩnh vực.

2. Phát huy mạnh mẽ nội lực, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực khác để đầu tư vào sản xuất nhằm tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong sản xuất và đời sống ở khu vực nông thôn, nâng cao giá trị gia tăng trên 1 ha đất canh tác, tạo nhiều việc làm và tăng nhanh thu nhập cho nông dân.

3. Phát triển sản xuất nông nghiệp trên cơ sở nhu cầu của thị trường, phát huy lợi thế và điều kiện tự nhiên của từng vùng, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ để đạt năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt; xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa tập trung chuyên canh, gắn với công nghiệp chế biến để nâng cao giá trị sản phẩm và khả năng cạnh tranh thị trường.

4. Phát triển sản xuất và chuyển đổi cơ cấu sản xuất ngành nông - lâm - thủy sản gắn với chuyển đổi cơ cấu lao động trong nông nghiệp và nông thôn, điều chỉnh dân cư, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu sản xuất hàng hóa với trình độ kỹ thuật và công nghệ ngày càng cao.

5. Phát triển và chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp phải lồng ghép đồng bộ, có hiệu quả với các cơ chế chính sách, huy động được mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế, kết hợp với sự hỗ trợ của Nhà nước, để đảm bảo sản xuất có hiệu quả, bền vững và an toàn môi trường sinh thái.

II. Mục tiêu

1. Về tăng trưởng sản xuất: phấn đấu thời kỳ 2011 - 2020 tăng trưởng giá trị sản xuất toàn ngành đạt 6,5%/năm, giai đoạn 2011 - 2015 là 6,5%/năm, giai đoạn 2016 - 2020 là 6,4%/năm.

2. Về nông nghiệp: đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ, nhất là công nghệ sinh học, đa dạng hóa cây trồng, nâng cao giá trị sử dụng đất. Tốc độ tăng trưởng thời kỳ 2011 - 2020 là 5,2%/năm, giai đoạn 2011 - 2015 là 6,0%/năm, giai đoạn 2016 - 2020 là 4,4%/năm; trong đó:

- Lĩnh vực trồng trọt, đến năm 2020 ổn định 18,2 nghìn ha đất trồng lúa; 23 nghìn ha cây bắp; 2,5 nghìn ha cây nho; 01 nghìn ha cây táo;

- Phát triển chăn nuôi nông hộ: khuyến khích phát triển theo hướng trang trại, công nghiệp, bán công nghiệp gắn với công nghiệp chế biến; nâng cao chất lượng đàn gia súc, gia cầm; đến năm 2020 quy mô đàn gia súc đạt 555 nghìn con, tỷ lệ bò lai sind đạt 50%; dê, cừu lai đạt 60 - 65%; tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp chiếm 33,9%.

3. Đến năm 2015 toàn tỉnh có 11 xã đạt 19 tiêu chí trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; tỷ lệ hộ nghèo bình quân toàn tỉnh dưới 8% theo chuẩn mới; có 65% số xã có ít nhất một hợp tác xã hoạt động có hiệu quả; xây dựng các hợp tác xã tiêu thụ nông sản, phát triển làng nghề, làng nghề mới; xây dựng khu chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi thủy sản tập trung có hệ thống xử lý chất thải đảm bảo tiêu chuẩn môi trường.

4. Đến năm 2020 toàn tỉnh có 23 xã đạt 19 tiêu chí trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; tỷ lệ hộ nghèo bình quân toàn tỉnh dưới 5%; có 75% số xã có ít nhất một hợp tác xã hoạt động có hiệu quả.

Phần III

ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI ÁP DỤNG, NGUYÊN TẮC VÀ CÁC CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ

I. Đối tượng, thời gian và quy mô hỗ trợ

1. Đối tượng hỗ trợ

- Lĩnh vực trồng trọt: người sản xuất bao gồm: nông dân, chủ trang trại, thành viên tổ hợp tác, nhóm cùng sở thích và hợp tác xã;

- Lĩnh vực chăn nuôi:

+ Các hộ gia đình trực tiếp chăn nuôi bò, dê, cừu sau đây gọi là hộ chăn nuôi); các hộ chăn nuôi gia công cho các doanh nghiệp không thuộc đối tượng hỗ trợ theo Đề án này.

+ Người làm dịch vụ phối giống nhân tạo gia súc;

- Lĩnh vực cơ giới hóa trong nông nghiệp: doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hp tác, hộ gia đình, cá nhân.

2. Thời gian thực hiện: giai đoạn năm 2015 - 2020.

3. Quy mô hỗ trợ

a) Nhân rộng các mô hình trồng trọt:

- Mô hình trồng lúa “1 phải 5 giảm”: 15.000 ha.

- Mô hình trồng bắp lai: 15.050 ha;

- Mô hình trồng rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP: 1.657 ha.

- Mô hình sản xuất tỏi an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP: 236 ha.

- Mô hình trồng nho an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP: 1.050 ha.

- Mô hình trồng táo an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP: 1.000 ha;

b) Mô hình cơ giới hóa trong nông nghiệp: 81 máy (kèm theo Phụ lục 1, quy mô nhân rộng mô hình trồng trọt và cơ giới hoá);

c) Nhân rộng các mô hình về chăn nuôi:

- Mô hình cải tạo đàn bò: 103.700 con.

- Mô hình cải tạo đàn dê: 14.200 con.

- Mô hình cải tạo đàn cừu: 15.900 con.

(kèm theo Phụ lục 2, quy mô nhân rộng về mô hình chăn nuôi);

d) Hoạt động tuyên truyền, quảng cáo, hội nghị đầu bờ nhân rộng mô hình sản xuất có hiệu quả ra diện rộng.

II. Nguyên tắc và điều kiện hỗ trợ

1. Nguyên tắc hỗ trợ

a) Nguồn vốn ngân sách nhà nước chỉ hỗ trợ một phần, phần còn lại do các tổ chức, cá nhân được hưởng lợi từ Đề án này tự đóng góp và vốn vay ngân hàng;

b) Các đối tượng chỉ được hưởng chính sách hỗ trợ một lần theo mức của Đề án này. Trong trường hợp các vùng, địa phương có các chương trình, dự án mà mức hỗ trợ cho người dân cao hơn mức hỗ trợ của Đề án này, thì người dân sẽ được hưởng mức hỗ trợ của chương trình, dự án đó và sẽ không được hỗ trợ từ Đề án này;

c) Khuyến khích các tổ chức, cá nhân sử dụng vốn tự có và tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ từ các chương trình, dự án khác để nhân rộng mô hình sản xuất có hiệu quả;

d) Bảo đảm đúng đối tượng, công bằng, hiệu quả, có kiểm tra, kiểm soát.

2. Điều kiện được hỗ trợ

a) Đối với sản xuất trồng trọt:

- Các loại cây trồng phải phù hợp với quy hoạch sản xuất chi tiết của xã đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và phù hợp với điều kiện về đất đai, khí hậu, nhu cầu thị trường, sản xuất theo mô hình tiên tiến, có hiệu quả, áp dụng quy trình kỹ thuật đã được cơ quan có thẩm quyền ban hành.

- Các giống cây trồng phải đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Phải chấp hành nghiêm túc lịch thời vụ, quy trình sản xuất do ngành nông nghiệp khuyến cáo;

- Các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ để nhân rộng mô hình phải cam kết sau khi kết thúc mô hình sẽ tiếp tục tự thực hiện (có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã);

b) Đối với chăn nuôi:

- Điều kiện chung:

+ Người chăn nuôi có nhu cầu, làm đơn đăng ký và được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận.

+ Cam kết thực hiện nghiêm kỹ thuật chăn nuôi an toàn theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

+ Mua loại giống phù hợp yêu cầu của địa phương; có nguồn gốc từ các cơ sở sản xuất giống vật nuôi, có lý lịch rõ ràng; có tiêu chuẩn chất lượng phù hợp theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Điều kiện cụ thể:

+ Chăn nuôi bò:

— Mỗi hộ gia đình chăn nuôi từ 10 con bò sinh sản trở lên.

— Sử dụng loại tinh theo yêu cầu của địa phương, có nhãn mác rõ ràng và tiêu chuẩn chất lượng phù hợp hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

— Mỗi hộ chỉ được hỗ trợ mua một bò đực giống.

+ Chăn nuôi dê, cừu: mỗi hộ gia đình có quy mô đàn từ 20 con dê hoặc cừu cái sinh sản trở lên thì được hỗ trợ 01 con dê hoặc cừu đực giống;

c) Đối với mô hình cơ giới hóa trong nông nghiệp:

- Các đối tượng có ký kết hp đồng liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản, dịch vụ thu hoạch với tổ hợp tác, hp tác xã hoặc nông dân.

- Các loại máy, thiết bị quy định tại khoản 2 Điều 1 Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ là máy, thiết bị mới, chất lượng phù hợp tiêu chuẩn công bố theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

- Đối tượng được nhận hỗ trợ nhân rộng mô hình cơ giới hóa phải cam kết sử dụng nguồn vốn tín dụng và hỗ trợ lãi vay đúng mục đích.

III. Định mức hỗ trợ

1. Các mô hình trồng trọt: ngân sách hỗ trợ 30% (xã đồng bằng), 40% (xã miền núi, khó khăn) chi phí mua giống lúa, bắp, rau, nho, táo, tỏi (phù hợp với điều kiện hỗ trợ theo Đề án này);

2. Mô hình chăn nuôi

a) Hỗ trợ phối giống nhân tạo hàng năm đối với bò: hỗ trợ 100% kinh phí vật tư phối giống nhân tạo (tinh đông lạnh và nitơ lỏng, găng tay, dẫn tinh quản) cho các hộ chăn nuôi để phối giống cho bò cái sinh sản; mức hỗ trợ không quá 2 liều tinh/bò thịt/năm;

b) Hỗ trợ mua bò đực giống: hỗ trợ một lần đến 50% giá trị con bò đực giống cho các hộ chăn nuôi ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và xã nghèo để thực hiện phối giống dịch vụ; mức hỗ trợ không quá 20 triệu đồng/con, đối với bò đực giống từ 12 tháng tuổi trở lên;

c) Hỗ trợ mua dê hoặc cừu đực giống: ngân sách hỗ trợ 30% (xã đồng bằng), 40% (xã miền núi, khó khăn) chi phí mua giống để cải tạo đàn dê, cừu.

3. Mô hình cơ giới hóa trong nông nghiệp

a) Chính sách nhân rộng mô hình cơ giới hóa trong nông nghiệp: được hưởng chính sách ưu đãi về tín dụng quy định tại khoản 2 Điều 1 Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ; mức vay, mức hỗ trợ lãi suất, thời gian hỗ trợ cụ thể:

- Mức vay tối đa để mua các loại máy móc, thiết bị bằng 100% giá trị hàng hóa.

- Hỗ trợ 100% lãi suất vốn vay trong hai năm đầu, 50% trong năm thứ ba.

b) Về chủng loại máy móc, thiết bị: được quy định tại Thông tư số 08/2014/TT-BNNPTNT ngày 20 tháng 3 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

4. Tập huấn, hội thảo đầu bờ và tổng kết mô hình

a) Hội nghị tập huấn, hội thảo đầu bờ, tổng kết mô hình thực hiện theo Quyết định số 2255/2010/QĐ-UBND ngày 22 tháng 11 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận về việc ban hành Quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan Nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập;

b) Nhân rộng mô hình: hỗ trợ kinh phí thông tin, tuyên truyền, quảng cáo, hội nghị đầu bờ. Mức chi 15 triệu đồng/mô hình; trong đó, mức hỗ trợ cho người tham gia triển khai mô hình, giảng viên, hướng dẫn viên thực hành thao tác kỹ thuật: áp dụng theo quy định tại điểm 1.3, khoản 1, Điều 5 Thông tư liên tịch số 183/2010/TTLT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2010 của Bộ Tài chính - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước cấp đối với hoạt động khuyến nông và các quy định nhà nước khác có liên quan.

(kèm theo Phụ lục số 3, chi tiết về định mức hỗ trợ)

IV. Kinh phí thực hiện Đề án

1. Tổng nhu cầu nguồn vốn hỗ trợ giai đoạn 2015 - 2020 trên địa bàn tỉnh là 95.881,37 triệu đồng. Trong đó:

- Nguồn vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án: 18.085,30 triệu đồng;

- Nguồn vốn ngân sách địa phương: 23.971,09 triệu đồng;

- Nguồn vốn của Trung ương: 53.824,98 triệu đồng.

2. Phân kỳ nguồn vốn:

a) Năm 2015: 19.837,86 triệu đồng; trong đó:

- Vốn từ các chương trình, dự án: 2.494,45 triệu đồng (trong đó: vốn các chương trình, dự án do Ban Dân tộc quản lý: 640,80 triệu đồng; vốn Chương trình 30a: 1.853,65 triệu đồng);

- Nguồn vốn ngân sách địa phương: 3.303 triệu đồng (trong đó: vốn ngân sách: 1.500 triệu đồng; vốn Chương trình xây dựng nông thôn mới: 1.803 triệu đồng);

- Nguồn vốn của Trung ương: 14.040,18 triệu đồng (cải tạo đàn bò: 2.208,18 triệu đồng; vốn vay: 11.832 triệu đồng).

b) Giai đoạn 2016 - 2020: 76.043,51 triệu đồng; trong đó:

- Vốn từ các chương trình, dự án: 15.590,85 triệu đồng (trong đó: vốn các chương trình, dự án do Ban Dân tộc quản lý: 4.778,40 triệu đồng; vốn Chương trình 30a: 10.812,45 triệu đồng);

- Nguồn vốn ngân sách địa phương: 20.667,86 triệu đồng;

- Nguồn vốn của Trung ương: 39.784,8 triệu đồng (cải tạo đàn bò: 13.906,44 triệu đồng; vốn vay: 25.878,36 triệu đồng).

(kèm theo Phụ lục 4, phân kỳ và xác định nguồn vốn)

V. Hiệu quả của Đề án

1. Về xã hội: giúp người dân nâng cao nhận thức thông qua việc tiếp cận, ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, thay đổi tập quán canh tác lạc hậu; sản xuất theo hướng tập trung hàng hóa để nâng cao sức cạnh tranh.

2. Về môi trường: việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới sẽ tiết kiệm được lượng giống gieo, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; sản xuất theo hướng an toàn, sạch hơn và chăn nuôi theo hướng sinh học sẽ làm giảm đáng kể tình trạng ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khỏe cho người sản xuất, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng; giữ vững thương hiệu một số nông sản chủ lực, đặc thù của địa phương trên thị trường.

3. Hiệu quả kinh tế:

- Nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi thông qua áp dụng công nghệ sản xuất mới, sử dụng giống cây, con có chất lượng, có thị trường tiêu thụ ổn định;

- Ứng dụng, mở rộng mô hình cơ giới hóa trong nông nghiệp sẽ tiết kiệm chi phí sản xuất, giảm áp lực công lao động vào thời điểm thu hoạch tập trung, chuyển dịch lao động nông thôn sang làm dịch vụ nâng cao thu nhập; tổ chức sản xuất đồng loạt để thực hiện việc điều tiết nguồn nước tưới và quản lý dịch hại trên cây trồng, vật nuôi;

- Khái toán Đề án sau khi triển khai mang lại lợi nhuận ròng trong giai đoạn 6 năm là 492.331,78 triệu đồng.

(kèm theo Phụ lục 5, chi tiết về hiệu quả kinh tế)

Phần IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. Trình tự lập kế hoạch, phân bổ và giải ngân kinh phí

1. Trình tự lập kế hoạch: trên cơ sở nhu cầu nhân rộng mô hình có hiệu quả phù hợp với quy hoạch chi tiết sản xuất cấp xã đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Ủy ban nhân dân cấp xã tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân huyện, thành phố trước tháng 10 năm trước; Ủy ban nhân dân huyện, thành phố tổng hợp nhu cầu kinh phí cần hỗ trợ theo từng mô hình thuộc phạm vi điều chỉnh của Đề án này, gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước tháng 11 năm trước để tổng hợp và cùng với Sở Tài chính, các ngành, địa phương liên quan tổ chức thẩm định, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định bổ sung nguồn vốn cho ngân sách huyện, thành phố trong dự toán thu, chi ngân sách hằng năm.

2. Phân bổ kế hoạch: căn cứ kinh phí được phân bổ, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố phân bổ vào dự toán kế hoạch kinh phí được hỗ trợ cho Ủy ban nhân dân cấp xã. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm công khai rộng rãi để các đối tượng có nhu cầu nhân rộng mô hình sản xuất, mua máy móc, thiết bị biết để làm đơn đề nghị hỗ trợ gửi Ban quản lý thôn, khu phố xác nhận trước khi gửi Ủy ban nhân dân cấp xã.

3. Thủ tục giải ngân kinh phí

a) Kiểm tra, nghiệm thu nhân rộng mô hình sản xuất, máy móc đã mua sắm để giải ngân kinh phí hỗ trợ:

- Căn cứ vào danh sách đối tượng thực hiện mô hình, Ủy ban nhân dân cấp xã thành lập Hội đồng kiểm tra, nghiệm thu và giải ngân kinh phí hỗ trợ cho các đối tượng. Thành phần kiểm tra, nghiệm thu gồm: đại diện Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (hoặc Phòng Kinh tế), Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện, thành phố; Hội Nông dân, Ủy ban nhân dân cấp xã; Ban quản lý thôn, khu phố và đối tượng được hỗ trợ.

- Ngay sau khi được xác nhận đầy đủ thủ tục, đúng theo quy định hiện hành (biên bản kiểm tra, nghiệm thu), Ủy ban nhân dân cấp xã lưu hồ sơ, thủ tục, đồng thời cấp kinh phí trực tiếp cho đối tượng được hỗ trợ (kinh phí tạm ứng từ ngân sách cấp huyện). Nếu thủ tục hỗ trợ chưa đầy đủ, thì hướng dẫn cho đối tượng tiến hành bổ sung;

b) Hồ sơ để thực hiện giải ngân:

- Dự toán kinh phí được cấp thẩm quyền phê duyệt.

- Hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ hoặc văn bản ký kết giữa người mua và người bán có xác nhận của xã.

- Biên bản nghiệm thu thanh lý hợp đồng kèm bảng kê chứng từ thanh toán.

- Các chứng từ khác có liên quan.

Chính sách và mức hỗ trợ tập huấn nhân rộng mô hình sản xuất áp dụng theo điểm 3.2, khoản 3 và 4, Điều 5 Thông tư liên tịch số 183/TTLT-BTC-BNN ngày 15 tháng 11 năm 2010 của Bộ Tài chính - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước cấp đối với hoạt động khuyến nông.

- Đối với giống cây trồng, vật nuôi và những hàng hoá khác mua của dân (không có hoá đơn) thì giá cả phải phù hợp với mặt bằng chung của thị trường trên địa bàn cùng thời điểm; chứng từ thanh toán là giấy biên nhận mua bán của các hộ dân, có xác nhận của Trưởng thôn nơi giao dịch mua bán và được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận;

- Đối với các nguồn vốn khác lồng ghép trên địa bàn thanh toán theo chế độ hiện hành của nguồn vốn đó.

II. Trách nhiệm của các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

a) Là cơ quan đầu mối chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương và đơn vị liên quan tham mưu, trình Ủy ban nhân dân tỉnh quy định cụ thể một số chính sách nhân rộng mô hình sản xuất có hiệu quả gắn với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới theo Đề án này.

b) Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc theo chức năng, nhiệm vụ được giao, xây dựng quy trình nhân rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả; phối hợp tổ chức tập huấn; hướng dẫn các loại biểu mẫu, giúp các đối tượng được hỗ trợ lập hồ sơ, thủ tục, tạo sự thống nhất trong quản lý, thực hiện.

c) Phối hợp với các sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân huyện, thành phố nghiên cứu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện.

d) Tổng hợp, gửi báo cáo định kỳ (06 tháng, cả năm) về Ủy ban nhân dân tỉnh.

2. Sở Tài chính: phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các ngành liên quan phân bổ kinh phí thực hiện hàng năm. Hướng dẫn, kiểm tra việc sử dụng và thanh, quyết toán của các địa phương, đơn vị bảo đảm theo quy định hiện hành.

3. Ngân hàng Nhà nuớc chi nhánh tỉnh Ninh Thuận: chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh thực hiện cho vay theo Đề án này và cho vay mua máy móc, thiết bị đúng theo danh mục tại Thông tư số 08/2014/TT-BNNPTNT ngày 20 tháng 3 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Thông tư số 13/2014/TT-NHNN ngày 18 tháng 4 năm 2014 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn chi tiết thực hiện Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp.

4. Sở Khoa học và Công nghệ: chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để lồng ghép kinh phí chuyển giao công nghệ, hỗ trợ ngành nông nghiệp thực hiện chính sách nhân rộng mô hình sản xuất nông nghiệp có hiệu quả.

5. Sở Công Thương: chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các ngành, địa phương và đơn vị liên quan nghiên cứu các chính sách xúc tiến thương mại; tổ chức quảng bá, giới thiệu sản phẩm của địa phương thông qua hội chợ triển lãm, trang thông tin điện tử, ... để tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản.

6. Ban Dân tộc: phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức lồng ghép nguồn vốn thực hiện các chương tình, dự án khác trên địa bàn, nhằm tăng hiệu quả sử dụng nguồn vốn ngân sách đầu tư cho sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân.

7. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:

a) Triển khai việc rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch chi tiết sản xuất nông nghiệp; cơ cấu sản xuất chuyển dịch theo hướng tập trung phát triển cây trồng, vật nuôi, nuôi trồng thuỷ sản có lợi thế của địa phương, có tính cạnh tranh cao, phù hợp với quy hoạch phát triển và nhu cầu thị trường. Nghiên cứu, xây dựng, nhân rộng mô hình sản xuất có hiệu quả;

b) Tổ chức triển khai thực hiện Đề án này tại địa phương; lồng ghép và sử dụng các nguồn vốn khác (Trung ương, các tổ chức phi chính phủ, vốn ngân sách phân bổ hàng năm từ nguồn sự nghiệp kinh tế, ...) để hỗ trợ cho công tác tổ chức tập huấn, tuyên truyền nhằm chuyển giao và nhân rộng mô hình trên địa bàn; mời, gọi các doanh nghiệp tham gia đầu tư, liên kết tiêu thụ nông sản; phối hợp với ngành nông nghiệp xây dựng cánh đồng mẫu lớn;

c) Tập trung mọi nguồn lực địa phương, lồng ghép các chương trình, dự án; đồng thời tăng cường kêu gọi các doanh nghiệp, tổ chức đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; nhất là việc đầu tư nhân rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả trên địa bàn tỉnh;

d) Củng cố Ban chỉ đạo cấp huyện, cấp xã; chỉ đạo các phòng, ban chức năng phối hợp với các tổ chức đoàn thể tuyên truyền, giúp bà con thực hiện có hiệu quả chính sách hỗ trợ nhân rộng mô hình sản xuất có hiệu quả trên địa bàn.

e) Phân công trách nhiệm cho các cơ quan, ban, ngành, các tổ chức đoàn thể, … tại địa phương thực hiện nhiệm vụ liên quan đến việc tổ chức hướng dẫn cho các hộ vay vốn, sử dụng vốn vay có hiệu quả và trả nợ vay đúng hạn;

g) Hàng năm, đề xuất kế hoạch nhân rộng mô hình sản xuất có hiệu quả trên địa bàn quản lý; kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện sử dụng nguồn vốn ngân sách, vốn vay tại địa phương, tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo định kỳ 6 tháng và cả năm;

h) Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức giám sát, đánh giá quá trình tổ chức thực hiện để đảm bảo sử dụng kinh phí hỗ trợ đúng mục đích, đúng đối tượng, có hiệu quả.

8. Ủy ban nhân dân cấp xã: căn cứ quy hoạch chi tiết sản xuất của địa phương đã được phê duyệt để chỉ đạo triển khai tổ chức sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi) đảm bảo phù hợp, phát huy lợi thế từng vùng, nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất; xác nhận, nghiệm thu chi hỗ trợ cho nông dân và nghiệm thu quyết toán theo đúng quy định; hướng dẫn thành lập các tổ, nhóm hộ, các tổ chức liên kết, liên minh sản xuất nông nghiệp đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế, quy định của pháp luật, nhằm thu hút các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác liên kết với nông dân trong sản xuất và bao tiêu sản phẩm theo mô hình “cánh đồng lớn”.

9. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Hội Nông dân, Hội liên hiệp Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Liên minh Hợp tác xã tỉnh, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh: tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng về quan điểm, mục tiêu nhân rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả, gắn với Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới./.

 

PHỤ LỤC 1.

HỖ TRỢ NHÂN RỘNG CÁC MÔ HÌNH TRỒNG TRỌT GIAI ĐOẠN 2015 - 2020

Năm

Địa phương

Nhân rộng mô hình theo diện tích canh tác cây trồng (ha)

Cơ giới hóa trong thu hoạch

(ha)

Hỗ trợ giống lúa mô hình 1 phải 5 giảm

Hỗ trợ nhân rộng theo hướng an toàn

Tổng diện tích chuyên lúa

(ha)

Diện tích mô hình hỗ trợ

Cụ thể

Vụ Đông Xuân

Vụ Hè Thu

Bắp lai

Rau an toàn

Tỏi

Nho

Táo

2015

Toàn tỉnh

15.000

2.046

1.023

1.023

2.310

187

 

 

 

3.858

Ninh Sơn

3.400

440

220

220

600

31

-

20

20

1.078

Ninh Hải

2.200

280

140

140

-

20

10

20

20

6

Ninh Phước

4.600

606

303

303

660

26

5

50

50

645

Thuận Bắc

1.600

210

105

105

240

36

8

-

10

725

Thuận Nam

1.500

230

115

115

60

10

-

20

20

200

Bác Ái

700

150

75

75

750

10

-

-

-

1.188

Phan Rang-TC

1.000

130

65

65

-

54

10

20

20

17

2016

Toàn tỉnh

15.674

2.370

1.185

1.185

2.320

248

35

130

140

4.630

Ninh Sơn

3.409

470

235

235

600

35

-

20

20

1.294

Ninh Hải

2.179

300

150

150

-

20

11

20

20

8

Ninh Phước

4.679

650

325

325

660

26

5

50

50

774

Thuận Bắc

1.748

250

125

125

240

37

8

-

10

869

Thuận Nam

1.578

250

125

125

70

45

-

20

20

240

Bác Ái

1.081

200

100

100

750

25

-

-

-

1.425

Phan Rang-TC

1.000

250

125

125

-

60

11

20

20

21

2017

Toàn tỉnh

15.674

2.404

1.202

1.202

2.310

255

37

130

140

5.093

Ninh Sơn

3.409

540

270

270

600

42

-

20

20

1.423

Ninh Hải

2.179

350

175

175

-

20

12

20

20

8

Ninh Phước

4.679

650

325

325

660

26

5

50

50

851

Thuận Bắc

1.748

280

140

140

240

37

8

-

10

956

Thuận Nam

1.578

250

125

125

60

40

-

20

20

264

Bác Ái

1.081

174

87

88

750

25

-

-

-

1.568

Phan Rang-TC

1.000

160

80

80

-

65

12

20

20

23

2018

Toàn tỉnh

15.674

2.680

1.340

1.340

2.310

300

37

150

140

5.401

Ninh Sơn

3.409

580

290

290

600

50

-

20

20

1.509

Ninh Hải

2.179

300

150

150

-

20

12

20

20

9

Ninh Phước

4.679

650

325

325

660

26

5

60

50

903

Thuận Bắc

1.748

300

150

150

240

40

8

-

10

1.014

Thuận Nam

1.578

300

150

150

60

45

-

20

20

280

Bác Ái

1.081

300

150

150

750

29

-

-

-

1.663

Phan Rang-TC

1.000

250

125

125

-

90

12

30

20

24

2019

Toàn tỉnh

15.674

2.700

1.350

1.350

2.700

326

39

240

190

5.864

Ninh Sơn

3.409

550

275

275

700

55

-

30

30

1.639

Ninh Hải

2.179

350

175

175

-

20

13

30

30

10

Ninh Phước

4.679

650

325

325

770

26

5

80

80

980

Thuận Bắc

1.748

300

150

150

280

40

8

-

10

1.101

Thuận Nam

1.578

300

150

150

70

45

-

50

20

304

Bác Ái

1.081

300

150

150

880

40

-

-

-

1.805

Phan Rang-TC

1.000

250

125

125

-

100

13

50

20

26

2020

Toàn tỉnh

15.674

2.800

1.400

1.400

3.100

341

55

270

250

6.173

Ninh Sơn

3.409

500

250

250

800

60

-

40

40

1.725

Ninh Hải

2.179

350

175

175

-

20

18

50

40

10

Ninh Phước

4.679

650

325

325

880

26

5

80

100

1.032

Thuận Bắc

1.748

350

175

175

320

40

15

-

10

1.159

Thuận Nam

1.578

330

165

165

100

45

-

50

30

320

Bác Ái

1.081

320

160

160

1.000

40

-

-

-

1.900

Phan Rang-TC

1.000

300

150

150

-

110

17

50

30

28

Tổng diện tích hỗ trợ giống (ha)

15.000

7.500

7.500

15.050

1.657

236

1.050

1.000

 

 

PHỤ LỤC 2.

QUY MÔ HỖ TRỢ NHÂN RỘNG MÔ HÌNH CHĂN NUÔI ĐẾN 2020

TT

Địa bàn thực hiện

Quy mô thực hiện

(con)

Mức hỗ trợ (%)

Vật tư hỗ trợ

Kinh phí thực hiện

(nghìn đồng)

Đực giống

Tinh đông lạnh

Nitơ lỏng

Găng tay,ống gen

Đồng bằng

Vùng khó khăn

Số lượng

(con)

Đơn giá

(nghìn đồng)

Số lượng

(liều)

Đơn giá

(nghìn đồng)

Số lượng

(lít)

Đơn giá

(nghìn đồng)

Đơn giá

(nghìn đồng)

Số lượng

(bộ)

Đơn giá

(nghìn đồng)

I

CẢI TẠO ĐÀN DÊ

14.280

 

 

243

 

 

 

 

 

 

 

 

1.215.600

1

Ninh Sơn

3.030

30%

 

45

5.000

 

 

 

 

 

 

 

227.250

2

Ninh Hải

2.188

30%

 

33

5.000

 

 

 

 

 

 

 

164.100

3

Ninh Phước

3.008

30%

 

45

5.000

 

 

 

 

 

 

 

225.600

4

Thuận Bắc

2.300

 

40%

46

5.000

 

 

 

 

 

 

 

230.000

5

Thuận Nam

3.484

 

40%

70

5.000

 

 

 

 

 

 

 

348.400

6

Bác Ái

-

 

 

0

 

 

 

 

 

 

 

 

-

7

Phan Rang-TC

270

 

 

4

5.000

 

 

 

 

 

 

 

20.250

II

CẢI TẠO ĐÀN CỪU

15.958

 

 

262

 

 

 

 

 

 

 

 

1.178.269

1

Ninh Sơn

3.725

30%

 

56

4.500

 

 

 

 

 

 

 

251.438

2

Ninh Hải

2.470

30%

 

37

4.500

 

 

 

 

 

 

 

166.725

3

Ninh Phước

3.155

30%

 

47

4.500

 

 

 

 

 

 

 

212.963

4

Thuận Bắc

2.333

 

40%

47

4.500

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Thuận Nam

3.550

 

40%

71

4.500

 

 

 

 

 

 

 

319.500

6

Bác Ái

463

 

 

-

 

 

 

 

 

 

 

 

-

7

Phan Rang-TC

263

30%

 

4

4.500

 

 

 

 

 

 

 

17.719

III

CẢI TẠO ĐÀN BÒ

103.710

 

 

 

 

178.416

32

178.416

 

30

178.416

 

16.114.620

1

Ninh Sơn

3.910

100%

 

 

 

47.820

32

47.820

8

30

47.820

8

3.347.400

2

Ninh Hải

8.580

100%

 

 

 

17.160

32

17.160

8

30

17.160

8

1.201.200

3

Ninh Phước

20.925

100%

 

 

 

41.850

32

41.850

8

30

41.850

8

2.929.500

4

Thuận bắc

16.014

100%

 

 

 

32.028

32

32.028

8

30

32.028

8

2.241.960

5

Thuận Nam

18.219

100%

 

 

 

36.438

32

36.438

8

30

36.438

8

2.550.660

6

Bác Ái

14.502

 

50%

181

20.000

 

 

 

 

30

 

 

3.625.500

7

Phan Rang-TC

1.560

100%

 

 

 

3.120

32

3.120

8

30

3.120

8

218.400

 

TỔNG

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

18.508.489

 

PHỤ LỤC 3.

ĐỊNH MỨC, CHI TIẾT HỖ TRỢ CÁC MÔ HÌNH NHÂN RỘNG TRONG GIAI ĐOẠN 2015 - 2020

STT

Hạng mục

Đơn giá

Định mức

Mức hỗ trợ (%)

Kinh phí hỗ trợ 2015 - 2020 (1000 đồng)

Miền núi

Đồng bằng

2015

2016

2017

2018

2019

2020

Tổng cộng

 

Tổng kinh phí các mô hình

 

 

 

19.441.960

20.691.716

21.820.070

9.254.475

10.321.452

11.624.381

93.154.054

I

Trồng trọt

(nghìn đồng/ kg)

kg/ha

 

 

3.605.805

3.881.400

4.059.300

4.506.600

5.292.900

6.158.100

27.504.105

1

Mô hình 1 phải 5 giảm

12

150

40

30

853.200

1.045.800

1.015.200

1.485.000

1.495.800

1.564.200

7.459.200

2

Bắp lai

60

20

40

30

957.600

962.400

1.108.800

957.600

1.142.400

1.286.400

6.415.200

3

Mô hình rau an toàn

200

5

40

30

56.205

74.400

76.500

90.000

102.300

102.300

501.705

4

Mô hình tỏi an toàn

100

1000

 

30

990000

1050000

1110000

1110000

1170000

1650000

7080000

5

Mô hình nho an toàn

9.6

2000

 

30

748.800

748.800

748.800

864.000

1.382.400

1.555.200

6.048.000

6

Mô hình táo an toàn

11

1333

 

30

-

-

-

-

-

-

-

II

Mô hình chăn nuôi

 

kg/con

 

 

2.432.305

2.645.426

2.903.600

3.176.025

3.456.702

3.894.431

18.508.489

1

Cải tạo đàn bò

3.475

300

50% giống

2.208.180

2.382.720

2.563.092

2.749.296

2.941.332

3.270.000

16.114.620

2

Dê (con giống)

5.130

30

40%

30%

133.000

136.200

173.580

214.340

252.480

306.000

1.215.600

3

Cừu (con giống)

4650

30

40%

30%

91.125

126.506

166.928

212.389

262.890

318.431

1.178.269

III

Cơ giới hóa (81 cái)

triệu đồng/cái

ha/cái

 

 

11.832.000

12.593.040

13.285.320

-

-

-

37.710.360

1

Thu hoạch bắp (60 cái)

375

120

 

 

7.716.000

8.220.000

8.625.000

-

-

-

24.561.000

2

Thu hoạch lúa (21 cái)

570

120

 

 

4.116.000

4.373.040

4.660.320

 

 

 

13.149.360

IV

Tập huấn tuyên truyền hỗ trợ mức 100%/mô hình (cho tất cả mô hình nhân rộng)

 

 

 

 

 

Tập huấn và sơ, tổng kết mô hình

 

 

1.571.850

1.571.850

1.571.850

1.571.850

1.571.850

1.571.850

9.431.100

 

Bác Ái (270 mô hình)

14.970

45

100%

673.650

673.650

673.650

673.650

673.650

673.650

4.041.900

 

05 huyện, thành phố (360 mô hình)

14.970

60

898.200

898.200

898.200

898.200

898.200

898.200

5.389.200

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú:

- Hỗ trợ chênh lệch lãi suất 4,8%/năm (100% cho 2 năm đầu, 50% năm thứ 3);

- Tập huấn, truyền truyền và sơ, tổng kết mỗi mô hình được tính cho 06 năm (2015-2020) như sau:

+ 5 huyện, thành phố gồm: huyện Ninh Sơn, Ninh Phước, Ninh Hải, Thuận Nam, Thuận Bắc và thành phố Phan Rang - Tháp Chàm; mỗi mô hình (tập huấn và sơ, tổng kết).

Tổng số mô hình: 10 mô hình (trồng trọt: 1 phải 5 giảm trên cây lúa, bắp, rau, tỏi, nho và táo an toàn; chăn nuôi: bò, dê, cừu và cơ giới hóa)

+ Cấp xã: mỗi mô hình (tập huấn, sơ kết và tổng kết) hàng năm ở 09 xã của huyện Bác Ái cho 06 năm (2015 - 2020)

Tổng số mô hình: 05 mô hình (03 trồng trọt: 1 phải 5 giảm trên cây lúa, bắp, rau, tỏi, nho và táo an toàn; 01 chăn nuôi: bò; mô hình cơ giới hóa)

 

PHỤ LỤC 4.

PHÂN KỲ, XÁC ĐỊNH NGUỒN VỐN HỖ TRỢ NHÂN RỘNG MÔ HÌNH GIAI ĐOẠN 2015 - 2020

STT

Hạng mục

Kinh phí hỗ trợ 2015 - 2020 (1.000đồng)

2015

2016

2017

2018

2019

2020

Tổng cộng

 

Tổng kinh phí các mô hình

19.837.861

21.087.617

22.215.971

9.650.376

10.805.331

12.284.216

95.881.372

A

Vốn các chương trình, dự án

2.494.450

2.706.850

2.822.650

3.145.250

3.351.850

3.564.250

18.085.300

I

Vốn Ban dân tộc

640.800

748.200

910.800

1.002.600

1.042.200

1.074.600

5.419.200

1

Mô hình 1 phải 5 giảm trên cây lúa

583.200

685.800

702.000

945.000

955.800

988.200

4.860.000

2

Mô hình bắp lai

57.600

62.400

208.800

57.600

86.400

86.400

559.200

II

Vốn 30a

1.853.650

1.958.650

1.911.850

2.142.650

2.309.650

2.489.650

12.666.100

1

Tập huấn và sơ, tổng kết mô hình (huyện Bác Ái)

673.650

673.650

673.650

673.650

673.650

673.650

4.041.900

2

Hỗ trợ mô hình trồng trọt huyện Bác Ái

1.180.000

1.285.000

1.238.200

1.469.000

1.636.000

1.816.000

8.624.200

B

Vốn từ các nguồn: ngân sách địa phương,

vốn Khoa học công nghệ, nông thôn mới

3.303.231

3.405.007

3.544.909

3.755.830

4.512.149

5.449.966

23.971.092

I

Kinh phí nhân rộng mô hình (2015 - 2020)

2.405.031

2.506.807

2.646.709

2.857.630

3.613.949

4.551.766

18.581.892

1

Mô hình rau an toàn

46.205

49.400

51.500

61.000

62.300

62.300

286.500

2

Mô hình tỏi an toàn

990.000

1.050.000

1.110.000

1.110.000

1.170.000

1.650.000

6.090.000

3

Mô hình nho an toàn

748.800

748.800

748.800

864.000

1.382.400

1.555.200

5.299.200

4

Mô hình táo an toàn

395.901

395.901

395.901

395.901

483.879

659.835

2.727.318

5

Mô hình cải tại dàn dê (con giống)

133.000

136.200

173.580

214.340

252.480

306.000

1.082.600

6

Mô hình cải tạo đàn cừu (con giống)

91.125

126.506

166.928

212.389

262.890

318.431

1.087.144

II

Tập huấn chuyển giao, sơ tổng kết mô hình

898.200

898.200

898.200

898.200

898.200

898.200

5.389.200

 

Tập huấn và sơ, tổng kết mô hình

898.200

898.200

898.200

898.200

898.200

898.200

5.389.200

C

Vốn Trung ương

14.040.180

14.975.760

15.848.412

2.749.296

2.941.332

3.270.000

53.824.980

I

Cải tạo đàn bò

2.208.180

2.382.720

2.563.092

2.749.296

2.941.332

3.270.000

16.114.620

II

Vốn tín dụng

11.832.000

12.593.040

13.285.320

-

-

-

37.710.360

Ghi chú: Khái toán nguồn vốn ngân sách địa phương:

- Vốn ngân sách cấp hàng năm: 1,5 tỷ.

- Vốn chương trình nông thôn mới: 1,5 tỷ/năm; riêng năm 2015: 1,8 tỷ.

- Vốn khoa học công nghệ hỗ trợ nông nghiệp: 3,5 tỷ /6 năm.

 

PHỤ LỤC 5.

HIỆU QUẢ THỰC HIỆN NHÂN RỘNG MÔ HÌNH GIAI ĐOẠN 2015 - 2020

STT

Các mô hình

Đơn vị tính

Quy mô thực hiện mô hình

Tổng giá trị lợi nhuận

(1.000 đồng)

Chênh lệch (tăng) so với ngoài mô hình

(1.000 đồng)

Trong mô hình

Ngoài mô hình

1

Mô hình 1 phải 5 giảm trên cây lúa

ha

15.000

339.630.000

249.030.000

90.600.000

2

Mô hình bắp lai

ha

15.050

303.377.900

226.923.900

76.454.000

3

Mô hình rau an toàn

ha

1.657

61.864.095

49.113.480

12.750.615

4

Mô hình tỏi an toàn

ha

236

21.850.060

20.022.240

1.827.820

5

Mô hình nho an toàn

ha

1.050

100.768.500

91.938.000

8.830.500

6

Mô hình táo an toàn

ha

1.000

80.050.000

73.300.000

6.750.000

7

Mô hình cơ giới hóa

cái

81

337.163

264.263

72.900

8

Mô hình cải tạo đàn cừu

con

15.958

52.146.078

46.558.998

5.587.080

9

Mô hình cải tạo đàn dê

con

14.280

55.019.866

49.124.880

5.894.986

10

Mô hình cải tạo đàn bò

con

103.710

1.228.776.822

945.212.940

283.563.882

 

Tổng cộng các mô hình nhân rộng giai đoạn 2015-2020

2.243.820.483

1.751.488.701

492.331.782