cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Quyết định số 06/2013/QĐ-UBND-VX ngày 16/01/2013 Phê duyệt Quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo Nghệ An giai đoạn 2012-2020

  • Số hiệu văn bản: 06/2013/QĐ-UBND-VX
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Cơ quan ban hành: Tỉnh Nghệ An
  • Ngày ban hành: 16-01-2013
  • Ngày có hiệu lực: 26-01-2013
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 20-01-2021
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 2916 ngày (7 năm 12 tháng 1 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 20-01-2021
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 20-01-2021, Quyết định số 06/2013/QĐ-UBND-VX ngày 16/01/2013 Phê duyệt Quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo Nghệ An giai đoạn 2012-2020 bị bãi bỏ, thay thế bởi Quyết định số 176/QĐ-UBND ngày 20/01/2021 Công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành hết hiệu lực thi hành toàn bộ và một phần”. Xem thêm Lược đồ.

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 06/2013/QĐ-UBND.VX

Nghệ An, ngày 16 tháng 01 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2012 - 2020

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14/6/2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25/11/2009;

Căn cứ Nghị định số 115/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục; Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020”;

Căn cứ Nghị quyết số 70/2012/NQ-HĐND ngày 13 tháng 12 năm 2012 của Hội đồng Nhân dân tỉnh về việc thông qua Quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo Nghệ An giai đoạn 2012 - 2020;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tại Công văn số 41/SGD&ĐT-KHTC ngày 7 tháng 1 năm 2013,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo Nghệ An giai đoạn 2012 - 2020, với các nội dung chính như sau:

I. Mục tiêu phát triển

1. Mục tiêu chung

a) Phát triển giáo dục và đào tạo một cách mạnh mẽ và toàn diện. Xây dựng Nghệ An trở thành Trung tâm giáo dục và đào tạo của vùng Bắc Trung bộ và cả nước. Gắn giáo dục - đào tạo với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, khu vực và cả nước; chủ động hội nhập quốc tế.

b) Phát triển giáo dục miền núi, giảm sự bất bình đẳng trong tiếp cận giáo dục giữa các nhóm dân cư và tạo cơ hội học tập suốt đời cho mỗi người dân. Tạo mọi điều kiện để huy động được nhiều trẻ khuyết tật nhẹ, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn đi học. Giáo dục hoà nhập được thực hiện ở tất cả các cấp học.

c) Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học theo hướng chuẩn hoá, đồng bộ và hiện đại. Xây dựng và mở rộng hệ thống trường mầm non, phổ thông trọng điểm, chất lượng cao. Hoàn thiện việc xây dựng, nâng cấp, mở rộng quy mô các trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú. Đến năm 2020, 100% số trường có đủ phòng học kiên cố, phòng bộ môn, thư viện, phòng thí nghiệm, thực hành; 100% trường học có công trình vệ sinh, nước sạch phù hợp.

d) Mở rộng hợp lý quy mô và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và phát triển nguồn nhân lực. Thực hiện đào tạo theo nhu cầu xã hội, gắn công tác đào tạo với nghiên cứu khoa học và đời sống xã hội.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Giáo dục mầm non:

Phấn đấu đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi trước năm 2015. Nâng tỷ lệ huy động cháu trong độ tuổi nhà trẻ đến trường lên 25% vào năm 2015 và 30% vào năm 2020. Số trẻ 3 đến 5 tuổi đi học mẫu giáo đạt tỷ lệ 95% vào năm 2020, trong đó huy động 100% trẻ 5 tuổi đến trường.

Nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ. Phổ biến rộng rãi kiến thức và phương pháp nuôi dạy trẻ cho các gia đình. Giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng trong trường mầm non xuống dưới 9% vào năm 2020.

Phấn đấu nâng tỷ lệ trường mầm non đạt chuẩn quốc gia lên 55% vào năm 2015 và 70% vào năm 2020.

b) Giáo dục phổ thông:

Giữ vững và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 1 và chất lượng phổ cập giáo dục trung học cơ sở, tiến tới phổ cập giáo dục trung học ở khu vực thành phố, thị xã, đồng bằng và núi thấp vào năm 2020. Phấn đến năm 2020 Nghệ An đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2, 100% xã, phường đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở, 80% thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ học vấn trung học phổ thông và tương đương.

Thực hiện phân luồng học sinh sau tốt nghiệp trung học cơ sở, thu hút từ 20% đến 30% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở vào học trung cấp chuyên nghiệp và học nghề.

Không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, tăng cường giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh được phát triển thể chất, kỹ năng và sở trường của bản thân. Đến năm 2015 có 90% học sinh tiểu học, 30% học sinh trung học cơ sở, 25% học sinh trung học phổ thông được học 2 buổi/ngày; năm 2020 có 100% học sinh tiểu học, 50% học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông được học 2 buổi/ngày. Nâng cao chất lượng giáo dục vùng miền núi nhằm rút ngắn khoảng cách về chất lượng giáo dục giữa miền núi và miền xuôi.

Phấn đấu đến năm 2020 có 95% trường tiểu học; 65% trường trung học cơ sở; 50% trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia.

c) Giáo dục thường xuyên:

Tạo cơ hội cho mọi người học tập suốt đời phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của mỗi người, thúc đẩy xã hội học tập. Tổ chức đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng ngắn hạn định kỳ và thường xuyên theo các chương trình giáo dục cho đội ngũ lao động.

Củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của các Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện, thành, thị, trong đó có trung tâm thực hiện cả 3 nhóm nhiệm vụ: giáo dục thường xuyên, hướng nghiệp và dạy nghề phù hợp với điều kiện thực tế địa phương. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm học tập cộng đồng.

d) Trung cấp chuyên nghiệp:

Đẩy mạnh đào tạo theo nhu cầu xã hội, phát triển quy mô đào tạo một cách hợp lý để cùng với hệ thống đào tạo trên cả nước đảm bảo nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, các vùng lân cận và trong nước. Đến năm 2015 Nghệ An có khoảng 350 sinh viên/1 vạn dân, đến năm 2020 có khoảng 400 - 450 sinh viên/vạn dân, trên 75% lao động qua đào tạo.

II. Mạng lưới trường, lớp, quy mô phát triển giáo dục và đào tạo (có phụ lục kèm theo)

1. Giáo dục mầm non

Củng cố mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non, đảm bảo mỗi xã (phường, thị trấn) có một trường mầm non công lập. Khuyến khích đầu tư xây dựng các trường mầm non ngoài công lập ở những vùng có điều kiện thuận tiện. Những xã thuộc vùng khó khăn, nếu số nhóm, lớp vượt quá so với quy mô cho tối đa cho phép, có thể có 2 trường mầm non công lập.

Đến năm 2020, toàn tỉnh có 528 trường mầm non với khoảng 4,6 vạn cháu nhà trẻ và 14 vạn học sinh mẫu giáo.

2. Giáo dục tiểu học

Tiếp tục rà soát, điều chỉnh mạng lưới trường, lớp theo hướng mỗi xã (phường, thị trấn) có 01 trường tiểu học. Những xã có quy mô quá lớn (trên 30 lớp) hoặc địa hình quá phức tạp, có thể xem xét để 02 trường tiểu học.

Đến năm 2020, toàn tỉnh có 531 trường tiểu học với khoảng 25 vạn học sinh.

3. Giáo dục trung học cơ sở

Tiếp tục thực hiện sáp nhập đối với những trường trung học cơ sở có quy mô quá nhỏ. Giảm sỹ số học sinh/lớp để tạo điều kiện nâng cao chất lượng dạy học.

Đến năm 2020, toàn tỉnh có 384 trường trung học cơ sở với khoảng 18 vạn học sinh, trong đó có 6 trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở, 42 trường phổ thông dân tộc bán trú.

4. Giáo dục trung học phổ thông

Ổn định mạng lưới trường trung học phổ thông. Giảm sỹ số học sinh/lớp để tạo điều kiện nâng cao chất lượng dạy học. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở vật trường trung học phổ thông dân tộc nội trú số 2 Nghệ An, trường trung học phổ thông chuyên Phan Bội Châu.

Đến năm 2020, toàn tỉnh có 91 trường trung học phổ thông với khoảng 10 vạn học sinh trong đó có 02 trường phổ thông dân tộc nội trú trung học phổ thông, 01 trường trung học phổ thông chuyên.

5. Giáo dục thường xuyên

Toàn tỉnh có 21 trung tâm giáo dục thường xuyên, trong đó có 02 trung tâm tỉnh và 19 trung tâm huyện. Mỗi xã, phường, thị trấn có 01 trung tâm học tập cộng đồng.

Củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng các trung tâm ngoại ngữ, tin học đáp ứng nhu cầu người học. Khuyến khích hình thức học từ xa, học qua mạng.

6. Trung cấp chuyên nghiệp

Cũng cố mạng lưới các trường Trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng. Mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng của các cơ sở đào tạo trong tỉnh nhằm thu hút ngày càng nhiều học sinh, sinh viên người Nghệ An vào học tại các cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh.

Đến năm 2020, toàn tỉnh có 03 trường trung cấp chuyên nghiệp. Ngoài ra đào tạo trung cấp chuyên nghiệp còn được thực hiện ở các trường cao đẳng.

7. Các trường Cao đẳng và đại học

Định hướng quy hoạch mạng lưới các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn tỉnh Nghệ An phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, gồm 6 trường cao đẳng và 13 trường đại học.

III. Các giải pháp phát triển

1. Nhóm giải pháp về quản lý

a) Đổi mới tư duy quản lý theo hướng quản lý chiến lược, quy hoạch và kế hoạch. Tăng cường công tác xây dựng quy hoạch phát triển đến từng địa phương, từng cơ sở giáo dục; nâng cao tính pháp lý trong xây dựng và thực hiện quy hoạch nhằm đảm bảo phát triển đúng hướng và hiệu quả. Coi giáo dục và đào tạo là một ngành không chỉ đóng vai trò công ích mà còn cung cấp dịch vụ đáp ứng nhu cầu của xã hội.

b) Hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách, công cụ quản lý giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo. Tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở đào tạo ngoài công lập phát triển, đồng thời quản lý chặt chẽ chất lượng giáo dục đào tạo, bảo đảm quyền lợi của người học. Xây dựng cơ chế chính sách đối với trường trọng điểm để phát triển các mô hình chất lượng cao mang tính đột phá, trong đó cụ thể hóa chính sách huy động xã hội hóa giáo dục đối với loại hình trường này.

c) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trong nội bộ ngành. Thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành về công tác tuyển dụng cán bộ, giáo viên; công tác quản lý tài chính và xây dựng cơ sở vật chất. Cải tiến và tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành, các chủ thể tham gia quản lý giáo dục và đào tạo trên địa bàn.

2. Nhóm giải pháp về tổ chức dạy học

a) Thực hiện có hiệu quả việc đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ mới, tiên tiến đặc biệt là công nghệ thông tin trong dạy học. Tích cực xây dựng và củng cố hệ thống trường đạt chuẩn quốc gia.

b) Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác kiểm định; tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục. Kết quả kiểm định phải phản ánh được đúng thực tế.

c) Tập trung chỉ đạo để nâng cao chất lượng giáo dục miền núi, dân tộc. Xây dựng, củng cố và phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú theo hướng trường đạt chuẩn chuẩn hóa và hiện đại hóa. Đưa hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú thành những trường hàng đầu về chất lượng giáo dục vùng miền núi, dân tộc.

d) Triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm giảm tỷ lệ học sinh yếu kém, khắc phục tình trạng học sinh bỏ học. Tiếp tục mở rộng và nâng cao chất lượng dạy học 2 buổi/ngày ở những nơi có điều kiện, nhất là ở cấp tiểu học. Tăng cường và nâng cao chất lượng giáo dục tin học, ngoại ngữ.

3. Nhóm giải pháp về nhân lực

a) Quy hoạch đội ngũ giáo viên giai đoạn 2012 - 2020 và những năm tiếp theo đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu.

b) Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm để đảm bảo 100% giáo viên các cấp học đạt chuẩn đạt chuẩn đào tạo; nâng tỷ lệ giáo viên được đào tạo trên chuẩn lên 65% đối với giáo viên mầm non, 90% đối với giáo viên tiểu học, 90% đối với giáo viên trung học cơ sở, 35% đối với giáo viên trung học phổ thông vào năm 2015 và đến năm 2020 có 75% giáo viên mầm non có trình độ cao đẳng trở lên; 95% giáo viên tiểu học có trình độ cao đẳng trở lên, 95% giáo viên THCS có trình độ đại học, 60% giáo viên trung học có trình độ thạc sỹ trở lên. Bồi dưỡng tăng cường năng lực và tạo điều kiện cho giáo viên có cơ hội tự nghiên cứu và học tập suốt đời.

c) Đào tạo, bồi dưỡng và bố trí giáo viên dạy học các bộ môn khoa học bằng tiếng nước ngoài ở một số trường trọng điểm.

d) Tiếp tục thực hiện các biện pháp giải quyết giáo viên dôi dư. Thực hiện việc tuyển dụng và quản lý viên chức theo đúng quy định. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc tuyển dụng, hợp đồng, quản lý và sử dụng cán bộ, viên chức. Xử lý nghiêm những đơn vị, cá nhân vi phạm.

4. Tăng cường hỗ trợ phát triển giáo dục đối với các vùng khó khăn, dân tộc thiểu số và đối tượng chính sách xã hội

a) Thực hiện các chính sách nhằm đảm bảo bình đẳng về cơ hội học tập, hỗ trợ và ưu tiên phát triển giáo dục và đào tạo nhân lực cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng khó khăn; thực hiện miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và chính sách tín dụng hỗ trợ học sinh, sinh viên nghèo theo quy định.

b) Đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở vật chất trường trung học phổ thông dân tộc nội trú số 2 Nghệ An, hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở thuộc 5 huyện miền núi cao và huyện Quỳ Hợp, hệ thống trườngởphor thông dân tộc bán trú trung học cơ sở thuộc các xã đặc biệt khó khăn nhằm từng bước nâng cao chất lượng giáo dục vùng miền núi, dân tộc, rút ngắn khoảng cách về chất lượng giữa các vùng miền, các đối tượng.

5. Nhóm giải pháp về cơ sở vật chất, tài chính

a) Các địa phương ưu tiên bố trí quỹ đất, đảm bảo cho các cơ sở giáo dục và đào tạo có đủ diện tích khuôn viên theo quy định, đặc biệt là ở bậc học mầm non, hệ thống trường chuyên biệt và trọng điểm.

b) Trên cơ sở đảm bảo vai trò chủ đạo của ngân sách nhà nước đầu tư cho giáo dục đào tạo, có chính sách và biện pháp huy động sự đóng góp từ phía người sử dụng lao động thông qua việc thành lập quỹ hỗ trợ Giáo dục do các tổ chức, cá nhân, các doanh nghiệp đóng góp.

c) Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phù hợp khả năng huy động nguồn lực và cơ chế chính sách phát triển của Trung ương, của tỉnh theo hướng giai đoạn 1 (từ nay đến năm 2015) ưu tiên đầu tư xây dựng kiên cố hóa và chuẩn hóa; giai đoạn 2 (2016-2020) tiếp tục đầu tư xây dựng chuẩn hóa trên diện rộng và hiện đại hóa ở một số cơ sở trọng điểm, điển hình.

6. Nhóm giải pháp về xã hội hóa giáo dục

a) Tuyên truyền sâu rộng chủ trương chính sách về xã hội hoá giáo dục để các cấp uỷ đảng, chính quyền các cấp, các cơ sở giáo dục và nhân dân có nhận thức đúng, đầy đủ, thực hiện có hiệu quả chủ trương xã hội hoá giáo dục.

b) Phát huy vai trò, tác dụng tích cực của Ban đại diện cha mẹ học sinh, Hội đồng giáo dục các cấp; xây dựng mối quan hệ giữa nhà trường, cộng đồng và xã hội trong việc tham gia làm chuyển biến chất lượng, phát triển giáo dục.

c) Đẩy mạnh phong trào tự làm và sử dụng thiết bị dạy học, đồ chơi trẻ em.

d) Xây dựng cơ chế huy động xã hội hóa xây dựng cơ sở vật chất trường lớp học, đặc biệt là đối với các trường trọng điểm, chất lượng cao. Ban hành và triển khai có hiệu quả đề án “Xây dựng xã hội học tập ở Nghệ An giai đoạn 2012 - 2020”.

IV. Tổ chức thực hiện

1. Sở Giáo dục và Đào tạo: Là cơ quan thường trực giúp UBND tỉnh tổ chức chỉ đạo triển khai thực hiện qui hoạch. Chủ trì, phối hợp với các cấp, các ngành và cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch, giải pháp cụ thể cho từng năm và giai đoạn để chỉ đạo, tổ chức thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ Quy hoạch. Tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các văn bản quản lý nhà nước nhằm tạo những hành lang pháp lý cho triển khai thực hiện quy hoạch. Tổ chức thanh tra, kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện Quy hoạch để bổ sung, điều chỉnh cũng như đề ra giải pháp, chính sách đồng bộ, đảm bảo thực hiện tốt Quy hoạch, Kế hoạch, phù hợp với thực tiễn.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Phối hợp với các ngành và các địa phương đưa quy hoạch, kế hoạch phát triển giáo dục - đào tạo vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm của tỉnh và huyện, thành, thị; chủ trì phối hợp với Sở Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo tranh thủ các nguồn tài trợ của Trung ương, các doanh nghiệp và các tổ chức Quốc tế cho đầu tư cơ bản nhằm phát triển giáo dục và đào tạo của tỉnh. Tham mưu bố trí nguồn kinh phí hàng năm thực hiện các mục tiêu của quy hoạch.

3. Sở Tài chính: Chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nhằm xác định tỷ lệ hợp lý ngân sách hàng năm chi cho giáo dục và đào tạo theo các mục tiêu đã xác định. Phối hợp với Sở Giáo dục tham mưu cho Uỷ ban Nhân dân tỉnh cơ chế chính sách xã hội hoá đối với hoạt động giáo dục và đào tạo.

4. Sở Nội vụ: Phối hợp với sở Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban Nhân dân các huyện, thành phố, thị xã trong quản lý biên chế; tham mưu các chính sách đối với học sinh, sinh viên, cán bộ giáo viên ngành giáo dục và tập thể, cá nhân tham gia xã hội hóa giáo dục; chính sách đối với nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển giáo dục và đào tạo.

5. Ban dân tộc: Phối hợp thực hiện các chế độ chính sách nhằm tạo điều kiện nâng cao chất lượng giáo dục dân tộc, vùng miền núi. Tham mưu phối kết hợp, lồng ghép các chương trình, dự án thực hiện mục tiêu phát triển giáo dục miền núi, tạo điều kiện rút ngắn khoảng cách về chất lượng giáo dục giữa miền núi với miền xuôi.

6. Sở Tài nguyên và Môi trường

Chủ trì phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Giáo dục và Đào tạo, và các huyện, thành, thị bảo đảm quỹ đất và trình tỉnh cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; giao, cho thuê đất để xây dựng trường học theo đúng tiêu chuẩn của Nhà nước đã quy định.

7. Sở Xây dựng: Hướng dẫn, kiểm tra công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng các cơ sở giáo dục; hướng dẫn các cơ sở giáo dục lập quy hoạch chi tiết tổng thể mặt bằng xây dựng.

8. Sở Khoa học và Công Nghệ: Phối hợp, giúp đỡ Sở Giáo dục và đào tạo để triển khai các đề tài khoa học thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

9. Sở Thông tin và truyền thông: Chủ trì phối hợp với Sở Giáo dục và đào tạo tăng cường công tác tuyên truyền về quy hoạch phát triển giáo dục, các mục tiêu phát triển; Tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ chuyên trách CNTT của ngành GD&ĐT được tham gia các lớp tập huấn về CNTT, tư vấn và cung cấp các phần mềm sử dụng trong quản lý và đổi mới phương pháp dạy học. Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo trong thực hiện đề án đưa tin học vào nhà trường.

10. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã: Ủy ban nhân dân các huyện, thành, thị căn cứ vào Quy hoạch phát triển Giáo dục - Đào tạo của tỉnh, xây dựng quy hoạch, kế hoạch tiết để thực hiện mục tiêu về phát triển giáo dục trên địa bàn Xây dựng phương án quy hoạch đất và huy động các nguồn lực, tăng cường xã hội hoá, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho phát triển giáo dục.

Thực hiện tốt chế độ thông tin, báo cáo với UBND tỉnh với các Sở ban ngành nói chung và Sở Giáo dục và đào tạo nói riêng để các ngành có đầy đủ thông tin, tham mưu chế độ chính sách cho sự nghiệp giáo dục của địa phương ngày càng hiệu quả hơn

11. Đề nghị Ủy ban Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể phối hợp cùng ngành GD&ĐT làm tốt công tác tuyên truyền; vận động các lực lượng xã hội tham gia đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, huy động các trẻ em trong độ tuổi phổ cập giáo dục tiểu học và THCS đến trường, huy động mọi nguồn lực trong xã hội cùng chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục. Xây dựng xã hội học tập, trong đó Ủy ban Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể đều góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục và việc học tập suốt đời trở nên phổ biến đối với mọi người.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Giáo dục và Đào tạo, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Nội vụ, Tài nguyên và Môi trường; Thủ trưởng các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Xuân Đường

 

PHỤ LỤC 1

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC MẦM NON, GIÁO DỤC PHỔ THÔNG ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 06/2013/QĐ-UBND ngày 16/01/2012 của UBND tỉnh Nghệ An)

I. GIÁO DỤC MẦM NON

 

Tiêu chí

2011-2012

2015-2016

2020-2021

1

Dân số độ tuổi

 

 

 

 

Dân số từ 0-2 tuổi

119.582

149.129

152.411

 

Dân số từ 3-5 tuổi

138.293

143.708

149.535

 

Dân số 5 tuổi

45.845

48.912

53.563

2

Huy động trẻ em nhà trẻ, trẻ mẫu giáo

 

 

 

2.1

Tổng số (CL + ngoài CL)

 

 

 

 

Tỉ lệ huy động trẻ em nhà trẻ

20,2%

25,0%

30,0%

 

Tỉ lệ huy động trẻ mẫu giáo

89,3%

90,0%

95,0%

 

Tỉ lệ huy động trẻ mẫu giáo 5 tuổi

99,8%

100,0%

100,0%

 

Tổng số trẻ em nhà trẻ

22.856

39.782

45.723

 

Tổng số trẻ mẫu giáo

122.990

138.337

142.058

 

Tổng số trẻ mẫu giáo 5 tuổi

45.088

48.912

53.563

2.2

Huy động công lập

 

 

 

 

Tổng số trẻ em nhà trẻ công lập

21.278

27.793

31.151

 

Tổng số trẻ mẫu giáo công lập

120.363

131.232

135.852

 

Tổng số nhóm trẻ

1.233

1.989

2.286

 

Nhóm công lập

1.131

1.390

2.058

 

Tổng số lớp mẫu giáo

4.247

4.770

4.899

 

Lớp công lập

4.171

4.375

4.409

2.3

Số trường mần non

508

528

528

 

Trường mầm non công lập

494

505

504

II. GIÁO DỤC TIỂU HỌC

1

Dân số từ 6-10 tuổi

230.063

238.090

252.568

2

Dân số 6 tuổi

49.323

49.108

50.792

3

Tuyển mới HS lớp 1

48.829

49.108

50.792

4

Tỉ lệ HS lớp 1 tuyển mới so với dân số 6 tuổi

0,99

1,00

1,00

5

Tổng số HS tiểu học

231.797

238.250

252.671

 

Lớp 1

49.008

49.700

50.792

 

Lớp 2

48.318

47.810

52.832

 

Lớp 3

45.572

46.243

51.221

 

Lớp 4

42.913

47.128

49.803

 

Lớp 5

45.986

47.369

48.023

 

Trong đó - Số HS học 2 buổi/ngày

177.552

238.250

252.591

 

- Tỉ lệ HS học 2 buổi/ngày

77%

100%

100%

6

Tổng số HS tiểu học công lập

231.305

237.719

252.086

7

Tổng số HS tiểu học ngoài công lập

492

531

505

8

Tổng số lớp

9.790

9.927

10.525

 

Lớp công lập

9.775

9.905

10.504

9

Tổng số trường

538

531

531

 

Trường công lập

537

530

530

III. GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ

1

Dân số từ 11-14 tuổi

194.532

179.985

181.023

2

Tổng số HS trung học cơ sở

182.694

178.982

180.728

 

Lớp 6

44.885

47.017

47.694

 

Lớp 7

43.323

44.505

46.859

 

Lớp 8

46.548

42.338

44.177

 

Lớp 9

47.938

45.122

41.998

3

Tổng số HS THCS công lập

182.395

178.624

180.367

 

Tỉ lệ HS công lập

99,8%

99,8%

99,8%

 

Số HS học 2 buổi/ngày

13.986

53.587

90.184

 

Tỉ lệ HS học 2 buổi/ngày

7,7%

30,0%

50,0%

4

Tổng số HS THCS ngoài công lập

299

358

361

 

Tỉ lệ HS ngoài công lập

0,2%

0,2%

0,2%

5

Tổng số lớp

5.681

5.774

5.830

 

Lớp công lập

5.673

5.762

5.818

 

Lớp của trường dân tộc bán trú

449

494

494

 

Lớp của trường dân tộc nội trú

83

105

105

 

Số lớp học 2 buổi/ngày

221

1.729

2.909

6

Tổng số trường

413

400

384

 

Số trường công lập

413

400

384

 

Trường PT dân tộc bán trú

 

42

42

 

Trường PT dân tộc nội trú

5

6

6

IV. GIÁO DỤC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

1

Dân số

 

 

 

 

Dân số từ 15-17 tuổi

195.734

146.171

135.343

2

Số HS tuyển mới lớp 10

 

 

 

 

Số HS nhập học lớp 10

37.709

32.887

33.842

 

% số HS chuyển cấp từ THCS

70,0%

75,0%

75,0%

3

Tổng số HS THPT

115.810

102.548

100.048

 

Lớp 10

37.709

33.233

34.174

 

Lớp 11

39.585

34.123

32.739

 

Lớp 12

38.516

35.192

33.135

4

Tổng số HS THPT công lập

98.110

87.166

85.041

 

Lớp 10

32.249

28.248

29.048

 

Lớp 11

33.444

29.005

27.828

 

Lớp 12

32.417

29.913

28.165

 

Tỉ lệ HS trường công lập

84,7%

85,0%

85,0%

5

Tổng số HS THPT ngoài công lập

17.700

15.382

15.007

 

Tỉ lệ HS trường ngoài công lập

15,3%

15,0%

15,0%

6

Tổng số lớp

2.726

2.665

2.633

 

- Lớp công lập

2.331

2.294

2.362

 

- Lớp chuyên

33

33

33

 

- Lớp của trường DTNT

18

33

33

 

Tỉ lệ HS công lập/lớp công lập

42,1%

38,0%

36,0%

7

Tổng số trường

91

91

91

 

Trường công lập

69

69

69

 

- Trường thành lập mới

1

0

0

 

- Trường chuyên

1

1

1

 

- Trường PT DTNT

2

2

2

 

PHỤ LỤC 2

QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ VÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ TRUNG HỌC CƠ SỞ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 06/2013/QĐ-UBND ngày 16/01/2012 của UBND tỉnh Nghệ An)

TT

Huyện

Tên trường

Tổng số học sinh

T.đó HSDTNT, bán trú

I

TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ

1.800

1.800

1

Quỳ Hợp

 

PTDTNT Quỳ Hợp

300

300

2

Quỳ Châu

 

PTDTNT Quỳ Châu

300

300

3

Quế Phong

 

PTDTNT Quế Phong

300

300

4

Cong Cuôn

 

PTDTNT Con Cuông

300

300

5

Tương Dương

 

PTDTNT T Dương

300

300

6

Kỳ Sơn

 

PTDTNT Kỳ Sơn

300

300

II

TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ THCS

15.652

9.572

1

Kỳ Sơn

Hữu Kiệm

THCS Hữu Kiệm

400

215

2

Kỳ Sơn

Chiêu Lu

THCS Chiêu Lu

419

225

3

Kỳ Sơn

Bảo Nam

THCS Bảo Nam

301

290

4

Kỳ Sơn

Nậm Càn

THCS Nậm Càn

193

131

5

Kỳ Sơn

Na Ngoi

THCS Na Ngoi

388

318

6

Kỳ Sơn

M.Típ+ M.ải

THCS Nậm Típ

427

298

7

Kỳ Sơn

Nậm Cắn

THCS Nậm Cắn

389

329

8

Kỳ Sơn

Huồi Tụ

THCS Huồi Tụ

445

298

9

Kỳ Sơn

Mường Lống

THCS Mường Lống

427

265

10

Kỳ Sơn

Bắc Lý

THCS Bắc Lý

407

295

11

Kỳ Sơn

Na Loi

THCS Na Loi

361

312

12

Kỳ Sơn

Keng Đu

THCS Keng Đu

395

200

13

Kỳ Sơn

Mỹ Lý

THCS Mỹ Lý

372

289

14

Kỳ Sơn

Bảo Thắng

PTCS Bảo Thắng

209

165

15

Kỳ Sơn

Tà Cạ

PTCS Tà Cạ

212

188

16

Kỳ Sơn

Phà Đánh

PTCS Phà Đánh

148

136

17

Tân Kỳ

Tân Hợp

THCS Tân Hợp

260

143

18

Tân Kỳ

Tiên Kỳ

THCS Tiên Kỳ

383

195

19

T. Chương

Hương Tiến

THCS Hơng Tiến

306

165

20

T. Chương

Kim Lâm

THCS Kim Lâm

342

179

21

Quế Phong

Thông Thụ

THCS Thông Thụ

231

141

22

Quế Phong

Tri Lễ

THCS Tri Lễ

651

472

23

Quỳ Hợp

Châu Hồng

THCS Hồng Tiến

302

155

24

Quỳ Hợp

Châu Lý

THCS Châu Lý

568

312

25

Quỳ Hợp

Châu Lộc

THCS Châu Lộc

340

187

26

T.Dương

Yên Tĩnh

THCS Yên Tĩnh

253

132

27

T.Dương

Xá Lượng

THCS Xá Lượng

337

169

28

T.Dương

Tam Hợp

PTCS Tam Hợp

449

225

29

T.Dương

Lượng Minh

THCS Lợng Minh

278

140

30

T.Dương

Mai Sơn

THCS Mai Sơn

217

112

31

T.Dương

Nhôn Mai

THCS Nga My

508

295

32

T.Dương

Hữu Khuông

THCS Hữu Khuông

198

179

33

Quỳ Châu

Châu Hội

THCS Hội- Nga

330

169

34

Quỳ Châu

Châu Tiến

THCS Tiến- Thắng

442

223

35

Quỳ Châu

Châu Bính

THCS Bính- Thuận

611

310

36

Quỳ Châu

Châu Phong

THCS Châu Phong

412

215

37

Con Cuông

Đôn Phục

THCS Đôn Phục

217

135

38

Con Cuông

Châu Khê

THCS Châu Khê

487

268

39

Con Cuông

Thạch Ngàn

THCS Thạch Ngàn

402

211

40

Nghĩa Đàn

Nghĩa Mai

THCS Nghĩa Mai

394

261

41

Nghĩa Đàn

Nghĩa Lợi

THCS Nghĩa Lợi

573

290

42

Anh Sơn

Thành Sơn

Thành- Bình-Thọ

668

335

 

PHỤ LỤC 3

ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI CÁC TRƯỜNG TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP, CAO ĐẲNG, ĐẠI HỌC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 06/2013/QĐ-UBND ngày 16/01/2012 của UBND tỉnh Nghệ An)

TT

Tên trường

Loại hình

A

CÁC TRƯỜNG TRUNG CẤP

 

1

Trường Trung cấp Du lịch miền Trung,

Tư thục

2

Trường Trung cấp Việt Úc

Tư thục

3

Trường Trung cấp VTC

Tư thục

B

CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG

 

1

Trường Cao đẳng sư phạm Nghệ An

Công lập

2

Trường Cao đẳng Hoan Châu

Tư thục

3

Trường Cao đẳng Việt - Anh

Tư thục

4

Trường Cao đẳng Kinh tế -Kỹ thuật Hồng Lam

Tư thục

5

Trường Cao đẳng Kỹ Thuật Công nghệ

Tư thục

6

Trường Cao đẳng Bách khoa

Tư thục

C

CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC

 

1

Trường Đại hoc Vinh

Công lập

2

Trường Đại hoc sư phạm kỹ thuật Vinh

Công lập

3

Trường Đại hoc Y khoa Vinh

Công lập

4

Trường đại học Vạn Xuân

Tư thục

5

Trường Đại học Công Nghiệp Vinh

Tư thục

6

Trường Đại hoc Kinh tế - Kỹ thuật Nghệ An

Công lập

7

Trường Đại hoc Nghệ An

Công lập

8

Trường Đại hoc Văn hóa - Nghệ Thuật Vinh

Công lập

9

Trường Đại hoc Du lịch - Thương mại Cửa Lò

Công lập

10

Trường Đại học Quốc tế

Tư thục

11

Trường Đại học Đông kinh nghĩa thục

Tư thục

12

Trường Đại hoc Việt Nam - Hàn Quốc

Công lập

13

Trường Đại hoc Kỹ thuật Việt - Đức

Công lập