cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Quyết định số 18/2012/QĐ-UBND ngày 31/07/2012 Quy định quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách Nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công, viên chức của thành phố Hà Nội

  • Số hiệu văn bản: 18/2012/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Cơ quan ban hành: Thành phố Hà Nội
  • Ngày ban hành: 31-07-2012
  • Ngày có hiệu lực: 10-08-2012
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 01-01-2019
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 2335 ngày (6 năm 4 tháng 25 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 01-01-2019
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 01-01-2019, Quyết định số 18/2012/QĐ-UBND ngày 31/07/2012 Quy định quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách Nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công, viên chức của thành phố Hà Nội bị bãi bỏ, thay thế bởi Nghị quyết số 11/2018/NQ-HĐND ngày 05/12/2018 của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội Quy định về nội dung, mức chi thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội”. Xem thêm Lược đồ.

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 18/2012/QĐ-UBND

Hà Nội, ngày 31 tháng 07 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG KINH PHÍ TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC DÀNH CHO CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 16/12/2002;

Căn cứ Luật Cán bộ, Công chức ngày 13/01/2008;

Căn cứ Luật Viên chức ngày 15/11/2010;

Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước

Căn cứ Nghị định 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức;

Căn cứ Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ;

Căn cứ Thông tư số 79/2003/TT-BTC ngày 13/08/2003 của Bộ Tài chính về hướng dẫn chế độ quản lý, cấp phát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước;

Căn cứ Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010 của Bộ Tài chính về việc Quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức;

Căn cứ Thông tư số 03/2011/TT-BNV ngày 25/01/2011 của Bộ Nội vụ hướng dn thực hiện một số điều của Nghị định 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức;

Xét đề nghị của Sở Tài chính tại Tờ trình số 2806/TTr-STC ngày 21/06/2012,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách Nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của thành phố Hà Nội”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 46/2008/QĐ-UBND ngày 31/10/2008 của UBND thành phHà Nội về việc ban hành Quy định quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng trong nước đối với cán bộ, công chức, viên chức của thành phố Hà Nội.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND Thành phố; Giám đốc, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể Thành phố; Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điu 3;
- Các Bộ: Nội vụ, Tài chính;
- Đoàn ĐBQH TP;
- TT Thành ủy, TT HĐND TP;
- Đ/c Chủ tịch UBND TP;
- Các đ/c PCT UBND TP;
- Các Ban của Thành ủy, HĐND TP;
- Cục Kiểm tra Văn bn (Bộ Tư pháp);
- Website Chính phủ;
- CPVP, Trung tâm Công báo (để đăng công báo)
- Các phòng CV, TH;
- Lưu: VT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Huy Tưởng

 

QUY ĐỊNH

QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG KINH PHÍ TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC DÀNH CHO CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC CỦA THÀNH PHHÀ NỘI
(Ban hành kèm theo Quyết định s
ố 18/2012/QĐ-UBND ngày 31/7/2012 của Ủy ban nhân dân thành phHà Nội)

Chương 1.

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Đối tượng, phạm vi, nguyên tắc sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức

1. Đối tượng đào tạo, bồi dưỡng bao gồm:

a. Cán bộ, công chức, công chức thực hiện chế độ tập sự; viên chức, hp đồng lao động không xác định thời hạn đang làm việc trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội ở thành phvà quận, huyện, thị xã;

b. Cán bộ, công chức, viên chức, hợp đồng lao động không xác định thời hạn trong đơn vị sự nghiệp công lập;

c. Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp;

d. Cán bộ chuyên trách, công chức xã, phường, thị trấn;

e. Cán bộ không chuyên trách xã, phường, thị trấn và ở thôn, tổ dân phố tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn;

g. Luật sư, cán bộ quản lý doanh nghiệp và hiệp hội ngành hàng, khi các học viên này tham gia vào các lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức hội nhập, kinh tế quốc tế chuyên sâu do các cơ quan nhà nước tchức đào tạo trong nước;

h. Đảng viên không phải là cán bộ công chức được cử đi học các lớp bồi dưỡng của đảng, sơ cấp, trung cấp, cao cấp lý luận chính trị theo quy định.

k. Các đối tượng đào tạo bồi dưỡng khác theo yêu cầu của thành phố, quận, huyện, thị xã được Thành ủy, UBND Thành phố xét duyệt (như đào tạo trưởng công an xã, chỉ huy trưởng quân sự cấp xã, bồi dưỡng đối tượng kết nạp Đảng...);

Dưới đây gọi chung là cán bộ, công chức, viên chức và được viết tắt là CBCCVC.

2. Phạm vi sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC:

Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC được bố trí trong dự toán chi ngân sách hàng năm của các sở, ban, ngành, đoàn thể trực thuộc Thành phố và ngân sách quận, huyện thị xã theo phân cấp quản lý nhà nước v kinh tế - xã hội; phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cp ngân sách và định mức phân bô ngân sách thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015.

3. Nguyên tắc sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC: Thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010 của Bộ Tài chính.

Chương 2.

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 2. Nội dung chi, mức chi đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC.

1. Quy định nội dung chi, mức chi đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC chi tiết theo phụ lục đính kèm Quyết định này.

2. Nội dung chi, mức chi quy định tại khoản 1 Điều này là cơ sở cho các cơ quan, đơn vị lập dự toán, phân bổ và thanh quyết toán kinh phí đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC hàng năm.

Căn cứ tình hình thực tế và dự toán kinh phí được cấp có thẩm quyền phân bổ hàng năm, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị được giao chủ trì tổ chức các khoá đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC quyết định các mức chi cụ thcho phù hợp, đảm bảo không vượt các mức chi tại khoản 1 Điều này; đồng thời phải đảm bảo sắp xếp kinh phí để thực hiện theo đúng nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC được cấp có thẩm quyền giao và trong dự toán được phân b.

Điều 3. Lập, phân bổ dự toán, quản lý và quyết toán kinh phí đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC từ nguồn kinh phí cấp Thành phố.

Việc lập dự toán, phân bổ và giao dự toán, cấp phát, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC thực hiện theo quy định của pháp luật tài chính ngân sách hiện hành và quy định ban hành kèm theo Quyết định này.

1. Lập dự toán:

a. Hàng năm, các cơ quan, đơn vị căn cứ vào Hướng dẫn lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC của Sở Nội vụ, Ban Tổ chức Thành ủy xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC gửi Sở Nội vụ (đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC khối chính quyền), Ban Tổ chức Thành ủy (đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC khi Đảng, đoàn thể) để tổng hp (trước ngày 20/7), đng thời tổng hợp vào dự toán ngân sách năm kế hoạch của cơ quan đơn vị gửi Sở Tài chính tổng hợp báo cáo UBND Thành phố trình HĐND Thành phố phê duyệt theo quy định.

Riêng đối với nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC ở nước ngoài, dự toán kinh phí kèm theo các thuyết minh thực hiện kế hoạch, đề án (hoặc dự án) đào tạo, bi dưỡng phải chi tiết theo các tiêu chí sau: Đánh giá kết quả thực hiện và tình hình sử dụng kinh phí năm trước (nếu có); Cơ quan chủ trì tchức các đoàn đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài; Đối tượng CBCCVC dự kiến cử đi đào tạo; Thời gian học tập tại nước ngoài; Cơ sở đào tạo được cử đến đào tạo; Kinh phí dự kiến cho từng đoàn; Tổng nhu cầu kinh phí đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC ở nước ngoài.

b. Sở Nội vụ có nhiệm vụ:

Hướng dẫn lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC hàng năm (khối chính quyền).

Chủ trì, phối hp các cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch và dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bi dưỡng CBCCVC thuộc khi chính quyền, trong đó chi tiết theo từng nhiệm vụ, kế hoạch, đán (hoặc dự án) đào tạo (bao gồm cả nhiệm vụ đào tạo, bi dưỡng CBCCVC ở nước ngoài), theo đơn vị thực hiện, theo nguồn kinh phí (ngân sách thành ph, ngân sách trung ương hỗ trợ, các nguồn kinh phí khác), gửi Sở Tài chính (trước ngày 31/10) để thẩm định và tổng hợp báo cáo UBND Thành phố trình HĐND Thành phố quyết định

c. Ban Tổ chức Thành ủy có nhiệm vụ:

Hướng dẫn lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC hàng năm (khối Đảng, đoàn thể).

Chủ trì, phi hợp các cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch và dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC thuộc khi Đảng, đoàn thể, trong đó chi tiết theo từng nhiệm vụ, kế hoạch, đán (hoặc dự án) đào tạo (bao gồm cả nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC ở nước ngoài), theo đơn vị thực hiện, theo nguồn kinh phí (ngân sách thành phố, ngân sách trung ương hỗ trợ, các nguồn kinh phí khác) báo cáo Thường trực Thành ủy quyết định, gửi Sở Tài chính (trước ngày 31/10) để tổng hợp báo cáo UBND Thành phố trình HĐND Thành phố quyết định.

2. Phân bổ dự toán:

a. UBND Thành phố quyết định giao dự toán kinh phí các lớp đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC cho các cơ quan, đơn vị cùng với giao chỉ tiêu dự toán thu, chi ngân sách hàng năm.

b. Trên cơ sdự toán được giao và phương án phân bổ do các sở, ban, ngành, đoàn thể lập, Sở Tài chính thẩm tra phương án phân bdự toán kinh phí đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC cho các sở, ban, ngành, đoàn thvà cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Thành phố theo quy định.

3. Quản lý, sử dụng, thanh toán và quyết toán:

a. Việc quản lý, sử dụng, thanh toán và quyết toán kinh phí chi cho nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC ở trong nước được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước; Thông tư số 79/2003/TT-BTC ngày 13/8/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, cấp phát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước.

b. Việc quản lý, sử dụng, thanh toán kinh phí chi cho nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC ở nước ngoài được thực hiện như quy định đối với các khoản chi bng ngoại tệ được thực hiện theo dự toán năm (hình thức rút dự toán) tính bằng đồng Việt Nam cho các đoàn đi công tác nước ngoài tại Thông tư số 97/2004/TT-BTC ngày 13/10/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, chi trả, thanh toán các khoản chi Ngân sách nhà nước bng ngoại tệ qua Kho bạc nhà nước;

c. Cuối năm quyết toán kinh phí chi cho nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC được tổng hợp trong báo cáo quyết toán ngân sách của các đơn vị và báo cáo tổng quyết toán của ngân sách Thành phố.

Điều 4. Lập, phân bổ dự toán, quản lý và quyết toán kinh phí đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC từ nguồn kinh phí giao quận, huyện, thị xã theo phân cấp.

Việc lập dự toán, phân bổ và giao dự toán, cấp phát, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC thực hiện theo quy định của pháp luật tài chính ngân sách hiện hành và quy định ban hành kèm theo Quyết định này.

1. Lập dự toán:

a. Hàng năm, các cơ quan, đơn vị căn cứ Hướng dẫn lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC của Sở Nội vụ, Ban Tổ chức Thành ủy, các văn bản hướng dẫn của cấp quận, huyện, thị xã (nếu có) xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC gửi phòng Nội vụ (đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC khối chính quyền), Ban Tổ chức quận, huyện, thị ủy (đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC khối Đảng, đoàn thể) để tổng hợp (trước ngày 20/7), đồng thời tổng hợp vào dự toán ngân sách năm kế hoạch ca cơ quan đơn vị gửi Phòng Tài chính - Kế hoạch tổng hp báo cáo UBND quận, huyện, thị xã trình HĐND quận, huyện, thị xã phê duyệt theo quy định.

b. Phòng Nội vụ có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch và dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC thuộc khối chính quyền, trong đó chi tiết theo tng nhiệm vụ, kế hoạch, đề án (hoặc dự án) đào tạo, bồi dưỡng, theo đơn vị thực hiện, theo nguồn kinh phí (ngân sách quận, huyện, thị xã; ngân sách thành phố hỗ trợ; ngân sách trung ương hỗ trợ; các nguồn kinh phí khác), gửi phòng Tài chính - Kế hoạch (cùng thời điểm quy định gửi kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán thu chi ngân sách hàng năm) đ thm định và tổng hợp trình cp có thẩm quyền quyết định.

c. Ban Tổ chức quận, huyện, thị ủy có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch và dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC thuộc khối Đảng, đoàn thể, trong đó chi tiết theo từng nhiệm vụ, kế hoạch, đề án (hoặc dự án) đào tạo, bồi dưỡng, theo đơn vị thực hiện, theo nguồn kinh phí (ngân sách quận, huyện, thị xã; ngân sách Thành phố htrợ; ngân sách Trung ương hỗ trợ; các nguồn kinh phí khác) báo cáo Thường trực quận, huyện, thị ủy quyết định, gửi phòng Tài chính - Kế hoạch (cùng thời điểm quy định gửi kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán thu chi ngân sách hàng năm) để thẩm định và tổng hợp trình cấp có thẩm quyền quyết định.

2. Phân bổ dự toán:

a. UBND quận, huyện, thị xã quyết định giao dự toán kinh phí các lp đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC cùng với giao chỉ tiêu dự toán thu, chi ngân sách hàng năm.

b. Trên cơ sở dự toán được giao và phương án phân bổ do cơ quan, đơn vị lập, phòng Tài chính - Kế hoạch quận, huyện, thị xã thẩm tra phương án phân bdự toán kinh phí đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC cho các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ đào tạo quận, huyện, thị xã theo quy định.

3. Quản lý, sử dụng, thanh toán và quyết toán:

a. Việc quản lý, sử dụng, thanh toán và quyết toán kinh phí chi cho nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước; Thông tư số 79/2003/TT-BTC ngày 13/8/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, cp phát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước.

b. Cuối năm quyết toán kinh phí chi cho nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC được tổng hợp trong báo cáo quyết toán ngân sách của các đơn vị và báo cáo tổng quyết toán của ngân sách quận, huyện, thị xã.

Chương 3.

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 6. Tổ chức thực hiện

1. Các lp đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC đã thực hiện theo kế hoạch giao từ khi Thông tư 139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010 của Bộ Tài chính có hiệu lực đến hết năm 2012, thì các cơ quan, đơn vị căn cứ quy định tại Quyết định này, chứng từ chi tiêu thực tế để quyết toán kinh phí theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và thực hiện trong phạm vi dự toán ngân sách năm đã được cấp có thẩm quyền giao.

2. Ngoài nguồn kinh phí ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC được bố trí hàng năm, các cơ quan, đơn vị căn cứ vào nhu cầu nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC của từng thời kỳ có thể sử dụng từ các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật đtăng chi cho nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC và phải thực hiện theo nội dung chi, mức chi tại quy định này.

3. Đối với các lớp đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC được tổ chức bằng nguồn kinh phí: Chương trình mục tiêu; chương trình khác của thành phố (khuyến công, khuyến nông, xúc tiến đầu tư....); kinh phí do các tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp, tài trợ, thì thực hiện theo các quy định riêng của cp có thẩm quyền. Trường hợp không có quy định riêng, khuyến khích vận dụng thực hiện chế độ chi tiêu quy định tại Quyết định này nhm đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả. Trường hợp cần có mức chi cao hơn thì cơ quan, đơn vị làm nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng quyết định phù hợp khả năng nguồn kinh phí của đơn vị.

4. Hàng năm, các sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND các quận, huyện, thị xã có trách nhiệm thực hiện các quy định kèm theo Quyết định này; tổng hp và gửi báo cáo tình hình thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC về Ban Tổ chức Thành ủy (đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC khối Đảng, đoàn thể) để tổng hợp báo cáo Thành ủy; Sở Nội vụ (đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC khối chính quyền), Sở Tài chính để báo cáo UBND Thành phố.

5. Sở Nội vụ có trách nhiệm chủ trì phối hợp với Ban Tổ chức Thành ủy, Sở Tài chính và các cơ quan có liên quan kiểm tra định kỳ, đột xuất, giám sát đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC trên địa bàn, bảo đảm đạt được các chỉ tiêu được giao, sử dụng kinh phí đúng mục đích, đúng chế độ quy định.

6. Sở Nội vụ có trách nhiệm tổng hợp và gửi báo cáo tình hình thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC hàng năm của Thành phố về Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính để tổng hợp báo cáo Chính phủ.

7. Trong quá trình thực hiện, nếu các văn bản quy phạm pháp luật được dẫn chiếu để áp dụng trong Quyết định này được sửa đổi bổ sung hay thay thế bằng văn bản mới thì sẽ được dẫn chiếu áp dụng theo các văn bản mới đó.

Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn vướng mắc, các cơ quan, đơn vị kịp thời phản ánh về Sở Tài chính, Sở Nội vụ, Ban Tổ chức Thành ủy để nghiên cứu giải quyết theo thẩm quyền./.

 

PHỤ LỤC

QUY ĐỊNH NỘI DUNG CHI, MỨC CHI ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG CÁN B, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC TRONG NƯỚC VÀ NƯỚC NGOÀI
(Kèm theo Quyết định s
ố 18/2012/QĐ-UBND ngày 31/7/2012 của UBND Thành phố Hà Nội)

STT

NỘI DUNG CHI

MỨC CHI

GHI CHÚ

I

NỘI DUNG CHI, MỨC CHI ĐÀO TẠO, BI DƯỠNG CBCCVC Ở TRONG NƯỚC

 

 

1

Chi thù lao giảng viên (một buổi giảng tính 5 tiết học)

 

 

 

* Ging viên, báo cáo viên là Ủy viên Trung ương Đảng; Bộ trưởng, Bí thư tỉnh ủy và các chức danh tương đương.

1.000.000 đồng/buổi

- Mức thù lao giảng viên, báo cáo viên (đã bao gồm c thù lao soạn giáo án bài giảng)

- Đối với các khóa đào to, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn sâu; khóa đào tạo, bồi dưỡng theo phương pháp giảng dạy mới chưa có sẵn giáo án để giảng dạy, thì ngoài mức chi thù lao giảng viên theo quy định nêu trên, căn cứ yêu cầu chất lượng từng khóa đào tạo, bồi dưỡng, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị được giao chủ trì tổ chức các khoá đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC quyết định trả tiền biên soạn giáo án bài giảng riêng theo hình thức hợp đồng công việc khoán gọn

 

* Giảng viên, báo cáo viên là Thứ trưng, Chủ tịch HĐND và UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Phó Bí thư Thành ủy và các chức danh tương đương; giáo sư; chuyên gia cao cấp; Tiến sỹ khoa học.

800.000 đồng/buổi

 

* Giảng viên, báo cáo viên là Phó chủ tịch HĐND và UBND cấp tnh, thành phố trực thuộc trung ương, Vụ trưởng và Phó vụ trưởng thuộc Bộ, Viện trưởng và phó viện trưởng thuộc Bộ, Cục trưởng, Phó cục trưởng và các chức danh tương đương; chuyên viên cao cấp và tương đương; phó giáo sư; tiến sỹ; giảng viên chính

600.000 đồng/buổi

 

* Giảng viên, báo cáo viên còn lại là CBCCVC công tác tại các cơ quan, đơn vị trung ương và cấp tnh (ngoài 3 đối tượng nêu trên)

500.000 đồng/buổi

 

* Giảng viên, báo cáo viên là CBCCVC công tác tại các đơn vị từ cấp huyện và tương đương trở xuống

300.000 đồng/buổi

 

* Giảng viên chuyên nghiệp làm nhiệm vụ giảng dạy tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng

 

 

 

- Giảng viên cơ sđào tạo thuộc Trường Chính trị tnh, thành phố:

Không áp dụng mức tính thù lao ging viên theo buổi, số giờ giảng vượt định mức được thanh toán theo quy định hiện hành về chế độ trlương dạy thêm giờ đối với giảng viên các trường đại học (cơ sgiáo dục công lập)

Trường hợp các giảng này được mời tham gia giảng các lớp học do các cơ skhác tchức thì vn được hưởng theo chế độ thù lao giảng viên theo quy định

 

- Giảng viên cơ sđào tạo, bồi dưỡng quận, huyện, thị xã

Không áp dụng mức tính trả thù lao giảng viên theo buổi, số giờ giảng vượt định mức đưc thanh toán theo quy định hiện hành về chế độ trlương dạy thêm giờ đối với ging viên các trường Trung học chuyên nghiệp (cơ sgiáo dục công lập)

 

* Giảng viên nước ngoài

Mức thù lao đối với giảng viên nước ngoài do cơ sở đào tạo quyết định trên cơ sở thoả thuận tuỳ theo chất lượng giảng viên và bảo đảm phù hợp với khả năng nguồn kinh phí đào tạo, bồi dưỡng của đơn vị.

 

2

Phụ cấp tiền ăn cho giảng viên:

150.000 đng/ngày/giảng viên

Không thanh toán tin phụ cp ăn cho giảng viên trong trường chtham gia giảng nửa ngày

3

Chi phí thanh toán tiền phương tiện đi lại, tiền thuê phòng nghcho giảng viên

Thực hiện theo mức chi theo quy định hiện hành

Hiện đang thực hiện theo Quyết định số 08/2011/QĐ-UBND ngày 26/1/2011 của UBND Thành ph(1) Áp dụng trong trường hợp cơ quan, đơn vị không có phương tiện, không có điều kiện bố trí chỗ nghcho giảng viên mà phải đi thuê

4

Chi dịch thuật

Thực hiện mức chi dịch thuật theo quy định hiện hành

Hiện đang thực hiện theo Quyết định số 27/2010/QĐ-UBND ngày 22/6/2010 của UBND Thành phố(1)

5

Chi ra đề thi, coi thi, chấm thi

Thực hiện mức chi ra đề thi, coi thi, chấm thi theo quy định hiện hành

Hiện đang thực hiện theo Thông tư liên tịch số 66/2012/TTLT/BTC-BGDĐT ngày 26/04/2012 ca liên tịch Bộ Tài chính - Bộ Giáo dục và Đào tạo (1)

6

Hỗ trợ một phần tiền ăn cho học viên (trong thời gian tập trung học)

- Không hỗ trợ trong trường hợp học viên chtham gia học nửa ngày.

- Cơ sở đào tạo có trách nhiệm chi hỗ trợ tiền ăn cho học viên theo đúng mức hỗ trợ được cơ quan, đơn vị ký kết với cơ sđào tạo tại hợp đồng dịch vụ và theo đúng số ngày thực tế học viên đi học.

- Trường hợp cơ quan, đơn vị cử cán bộ đi học thanh toán trực tiếp cho học viên khoản chi hỗ trợ tiền ăn, thì chứng từ chi phi kèm theo xác nhận của cơ sđào tạo về số ngày thực tế học viên đi học

50.000 đồng/ngày/học viên

 

7

Chi khen thưởng cho học viên đạt loại giỏi, loại xut sắc

200.000 đồng /học viên

Tỷ lệ học viên được khen thưởng tối đa 10% học viên của lớp học

8

Các khoản chi phí theo thực tế phục vụ trực tiếp lớp học:

 

 

a

* Chi thuê hội trường, phòng học; thuê thiết bị, dụng cụ phục vụ giảng dạy (đèn chiếu, máy vi tính, thiết bị khác....)

Thanh toán theo hợp đng, hóa đơn thực tế

 

b

* Chi mua, in ấn giáo trình, tài liệu trực tiếp phục vụ lớp học (không bao gồm tài liệu tham khảo); chi in và cấp chứng ch

Thanh toán theo hợp đng, hóa đơn thực tế

Các khoản chi in n giáo trình, tài liệu nếu thuộc diện phải đấu thầu thì thực hiện theo quy định pháp luật về đấu thầu

c

* Chi nước uống phục vụ lớp học

 

 

 

- Lớp học có chuyên gia nước ngoài

Được chi giải khát giữa giờ (cà phê, trà, hoa qu, bánh ngọt...) tối đa không vượt quá tiêu chuẩn tiếp xã giao các buổi làm việc đối với khách hạng C theo quy định hiện hành

Hiện đang thực hiện theo Quyết định số 27/2010/QĐ-UBND ngày 22/6/2010 của UBND Thành phố (1)

 

- Các lớp học khác

Tối đa 30.000 đồng/ngày/người

 

d

* Chi tiền thuốc y tế thông thường cho học viên

Thanh toán theo hóa đơn thực tế

 

9

Chi phí cho việc tchức cho học viên đi khảo sát, thực tế (Cháp dụng cho các lớp có thời gian học từ 03 tháng tr lên)

 

 

a

* Chi trtiền phương tiện đưa, đón học viên đi khảo sát, thực tế

Thanh toán theo hp đng, chứng từ chi thực tế

 

b

* Hỗ trợ một phần tiền ăn, tiền nghcho học viên trong những ngày đi thực tế

Mức hỗ trợ không vượt quá mức chi công tác phí theo quy định hiện hành

Hiện đang thực hiện theo Quyết định số 08/2011/QĐ-UBND 26/1/2011 của UBND Thành phố (1)

10

Chi phí đi lại từ cơ quan đến nơi học tập (một lượt đi và về; nghỉ lễ; nghtết nguyên đán); chi thanh toán tiền thuê chỗ nghcho CBCCVC trong những ngày đi tập trung học tại cơ sở đào tạo (trong trường hợp cơ sở đào tạo và đơn v tchức đào tạo xác nhận không bố trí được chỗ ngh)

Các khoản chi hỗ trợ này không vượt quá mức chi công tác phí hiện hành theo quy định và thanh toán không trùng lặp nhiều lần đối với một đối tượng thụ hưởng.

Hiện đang thực hiện theo Quyết định số 08/2011/QĐ-UBND ngày 26/1/2011 của UBND Thành phố (1)

11

Chi biên soạn chương trình, giáo trình mới; chi chnh sửa bổ sung cập nhật chương trình giáo trình

Áp dụng theo mức chi biên soạn giáo trình theo quy định hiện hành

Hiện đang thực hiện theo Thông tư số 123/2009/TT-BTC 17/06/2009 của Bộ Tài chính(1)

12

Chi các hoạt động qun lý trực tiếp công tác đào tạo bồi dưỡng CBCCVC của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng hoặc các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ mở lớp đào tạo bồi dưỡng CBCCVC

- Chi công tác cho cán bộ qun lý lớp của cơ sở đào tạo trong trường hợp phải tổ chức lớp xa cơ sở đào tạo, chi làm thêm giờ cho cán bộ qun lý lớp.

- Chi khảo sát, điều tra, xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng, chi tổ chức cuộc họp nhằm đánh giá kết quả, hiệu quả, chất lượng đào tạo, bồi dưỡng sau khi kết thúc khóa học;

- Các khoản chi khác để phục vụ quản lý, điều hành lớp học (nếu có).

Được phép trích tối đa không quá 10% trên tổng kinh phí của mỗi lớp học và được tính trong phạm vi nguồn kinh phí đào tạo, bồi dưỡng.

Cơ sđào tạo, cơ quan tổ chức đào tạo có trách nhiệm:

- Quy định trong quy chế nội bộ về định mức chi quản lý và sử dụng khoản kinh phí quản lý lớp học đảm bảo phù hợp với quy định hiện hành của Nhà nước.

- Lập dự toán chi tiết các nội dung chi cho các hoạt động quản lý trực tiếp công tác đào tạo, bồi dưỡng CVBCCVC và thanh quyết toán theo đúng quy định hiện hành.

13

Chi tổ chức các cuộc họp, hội tho, hội nghị; đi công tác để kiểm tra đánh giá kết quả đào tạo, bồi dưỡng

Thực hiện theo mức chi theo quy định hiện hành

Hiện đang thực hiện theo Quyết định số 08/2011/QĐ-UBND ngày 26/1/2011 của UBND Thành phố (1)

14

Chi văn phòng phẩm, các chi khác liên quan trực tiếp đến công tác qun lý đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC

Thanh toán theo hóa đơn thực tế

 

15

Chi phí đào tạo, bi dưỡng (trong trường hợp cơ quan đơn vị được giao kinh phí đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC nhưng không có cơ sở đào tạo, không có điều kiện tổ chức lớp phải gi cán bộ đi đào tạo ở các cơ quan đơn vị)

Thanh toán theo hợp đng dịch vụ do cơ quan, đơn vị được cấp có thẩm quyền giao kinh phí đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC ký kết với cơ sđào tạo.

Chi phí hợp đng đào tạo, bồi dưỡng được lập trên cơ schế độ, định mức chi quy định tại Quyết định này; tiền mua giáo trình, tài liệu (không kể tài liệu tham khảo theo hoá đơn thu tiền của cơ sở đào tạo

II

NỘI DUNG CHI, MỨC CHI ĐÀO TẠO BI DƯỠNG CBCCVC Ở NƯỚC NGOÀI

 

 

1

Chi phí dịch vụ đào tạo, bồi dưỡng phải trả cho tchức cung cấp dịch vụ

Theo hợp đồng do đơn vị được giao đào tạo, bồi dưỡng ký kết

 

2

Chi học phí và các khoản chi phí bắt buộc phải trả cho các cơ sđào tạo hoặc cơ sở dịch vụ nước ngoài

Theo thông báo hoặc hóa đơn học phí của cơ sđào tạo nơi CBCCVC được cử đi đào tạo hoặc chứng từ, hóa đơn hợp pháp do cơ sdịch vụ ở nước ngoài ban hành hoặc theo hợp đồng cụ thể do cấp có thẩm quyền ký kết

 

3

Chi mua bảo hiểm y tế trong thời gian học tập ở nước ngoài

Theo thông báo hoặc hóa đơn Bo hiểm y tế bắt buộc của cơ sđào tạo nơi CBCCVC được cử đi đào tạo và không vượt mức Bo hiểm y tế tối thiểu áp dụng chung cho Lưu học sinh nước ngoài ở nước sở tại

 

4

Chi phí cho công tác phiên dịch, biên dịch tài liệu

Thực hiện theo quy định hiện hành

Hiện đang thực hiện theo Quyết định số 27/2010/QĐ-UBND UBND TP Hà Nội(1)

5

Chi phí cho công tác tchức lớp học (Khảo sát, đàm phán, xây dựng chương trình học tập với các cơ sở đào tạo ở nước ngoài...)

Theo chi phí thực tế phát sinh có đầy đủ chứng từ, hóa đơn hợp pháp

 

6

Chi phí ăn, ở, đi lại, lệ phí sân bay, chi làm thtục xuất, nhập cảnh (hộ chiếu, visa)

Thực hiện theo quy định hiện hành tại Thông tư của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí cho CBCCVC nhà nuớc đi công tác ngắn hạn nước ngoài do ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí

 

Ghi chú: (1). Áp dụng theo chế độ chi tiêu hiện hành, thay đổi theo các văn bản pháp quy thay thế.