cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Quyết định số 47/2011/QĐ-UBND ngày 22/12/2011 Về thu phí trông giữ xe đạp, xe máy, ô tô trên địa bàn thành phố Hà Nội do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành (Văn bản hết hiệu lực)

  • Số hiệu văn bản: 47/2011/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Cơ quan ban hành: Thành phố Hà Nội
  • Ngày ban hành: 22-12-2011
  • Ngày có hiệu lực: 01-01-2012
  • Ngày bị sửa đổi, bổ sung lần 1: 01-01-2014
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 30-08-2014
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 972 ngày (2 năm 8 tháng 2 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 30-08-2014
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 30-08-2014, Quyết định số 47/2011/QĐ-UBND ngày 22/12/2011 Về thu phí trông giữ xe đạp, xe máy, ô tô trên địa bàn thành phố Hà Nội do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành (Văn bản hết hiệu lực) bị bãi bỏ, thay thế bởi Quyết định số 69/2014/QĐ-UBND ngày 20/08/2014 Về thu phí trông giữ xe đạp (kể cả xe đạp điện, xe máy điện), xe máy, xe ô tô trên địa bàn thành phố Hà Nội (Văn bản hết hiệu lực)”. Xem thêm Lược đồ.

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 47/2011/QĐ-UBND

Hà Nội, ngày 22 tháng 12 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC THU PHÍ TRÔNG GIỮ XE ĐẠP, XE MÁY, Ô TÔ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Pháp lệnh Phí, Lệ phí số 38/2001/PL-UBTVQH10 ngày 28/8/2001;

Căn cứ Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí;

Căn cứ Nghị định số 106/2003/NĐ-CP ngày 23/9/2003 của Chính phủ quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phí, lệ phí;

Căn cứ Nghị định số 24/2006/NĐ-CP ngày 06/3/2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí;

Căn cứ Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí;

Căn cứ Thông tư số 06/2004/TT-BTC ngày 04/02/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 106/2003/NĐ-CP ngày 23/9/2003 của Chính phủ quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phí, lệ phí;

Căn cứ Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25/05/2006 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí;

Căn cứ Thông tư số 97/2006/TT-BTC ngày 16/10/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương;

Căn cứ Nghị quyết số 10/2011/NQ-HĐND ngày 12/12/2011 của Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội Khóa XIV Kỳ họp thứ 3;

Xét đề nghị của Cục thuế thành phố Hà Nội tại Công văn số 31833/CT-THNVDT ngày 21/12/2011 và báo cáo thẩm định số 4055/STP-VBPQ ngày 20/12/2011 của Sở Tư pháp thành phố Hà Nội,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Đối tượng nộp phí trên địa bàn thành phố Hà Nội

Các tổ chức, cá nhân được cung ứng dịch vụ trông giữ xe đạp, xe máy, ô tô.

Điều 2. Mức thu phí:

Các mức thu quy định dưới đây là mức thu đã bao gồm thuế giá trị gia tăng.

1. Phí trông giữ xe đạp, xe máy

(1 lượt xe: là một lần xe vào và ra trên điểm trông giữ; Thời gian ban ngày: từ 6 giờ đến 18 giờ, thời gian ban đêm: từ 18 giờ đến 6 giờ ngày hôm sau).

Nội dung thu phí

Đơn vị tính

Mức thu

- Phí trông giữ xe đạp ban ngày

Đồng/xe/lượt

1.000

- Phí trông giữ xe máy ban ngày

Đồng/xe/lượt

2.000

- Phí trông giữ xe đạp ban đêm

Đồng/xe/lượt

2.000

- Phí trông giữ xe máy ban đêm

Đồng/xe/lượt

3.000

- Phí trông giữ xe đạp theo tháng 

Đồng/xe/tháng

25.000

- Phí trông giữ xe máy theo tháng

Đồng/xe/tháng

45.000

Riêng đối với các Huyện ngoại thành (trừ trường hợp trông giữ xe tại các khu văn hóa, thể dục thể thao, vui chơi giải trí và trung tâm triển lãm áp dụng theo các mức thu trên); chợ, trường học, bệnh viện áp dụng theo mức thu sau:

Nội dung thu phí

Đơn vị tính

Mức thu

- Phí trông giữ xe đạp ban ngày

Đồng/xe/lượt

500

- Phí trông giữ xe máy ban ngày

Đồng/xe/lượt

1.000

- Phí trông giữ xe đạp ban đêm

Đồng/xe/lượt

1.000

- Phí trông giữ xe máy ban đêm

Đồng/xe/lượt

2.000

- Phí trông giữ xe đạp theo tháng 

Đồng/xe/tháng

25.000

- Phí trông giữ xe máy theo tháng

Đồng/xe/tháng

45.000

2. Phí trông giữ xe ôtô

2.1. Mức thu phí bên ngoài các tòa nhà chung cư, trung tâm thương mại:

2.1.1. Phí trông giữ xe ô tô theo từng lượt

* Quy định về lượt xe:

- 1 lượt tối đa không quá 120 phút, quá thời gian 120 phút thu thêm các lượt tiếp theo, Trường hợp gửi xe qua đêm (Từ 18 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau) tính bằng 3 lượt.

Đơn vị tính: đồng/xe/lượt

Nội dung thu phí

Tại các tuyến phố cần hạn chế dừng, đỗ xe ở địa bàn bốn quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Đống Đa

Tại địa bàn bốn quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Đống Đa (Trừ các tuyến phố cột 2)

Tại các quận (Trừ 4 quận trên) và huyện Từ Liêm

Tại thị xã Sơn Tây và các huyện (trừ Từ Liêm)

- Xe đến 9 ghế ngồi và xe tải từ 2 tấn trở xuống

40.000

30.000

25.000

20.000

- Xe từ 10 ghế ngồi trở lên và xe tải trên 2 tấn trở lên

50.000

40.000

30.000

25.000

2.1.2. Phí trông giữ xe ôtô hợp đồng theo tháng:

2.1.2.1. Mức thu đối với loại xe tính theo ghế ngồi (xe con, xe du lịch, xe khách).

a) Đối với xe gửi tại nơi không có mái che:

a1. Tại các tuyến phố cần hạn chế dừng, đỗ xe ở địa bàn bốn quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Đống Đa.

Phương thức nhận trông giữ

Mức thu (đồng/tháng)

Xe đến 9 chỗ ngồi

Xe từ 10 ghế ngồi trở lên

- Ban ngày

2.500.000

3.000.000

- Ban đêm

2.000.000

2.500.000

- Ngày, đêm

3.500.000

4.500.000

a2. Tại 4 Quận: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Đống Đa (Trừ các tuyến phố quy định ở điểm a1):

Phương thức nhận trông giữ

Mức thu (đồng/tháng)

Đến 9 ghế ngồi

Từ 10 ghế đến 24 ghế ngồi

Từ 25 ghế đến 40 ghế ngồi

Trên 40 ghế ngồi

- Ban ngày

1.000.000

1.100.000

1.200.000

1.300.000

- Ban đêm

700.000

800.000

900.000

1.000.000

- Ngày, đêm

1.500.000

1.600.000

1.700.000

1.800.000

a3. Tại các quận còn lại và huyện Từ Liêm.

Phương thức nhận trông giữ

Mức thu (đồng/tháng)

Đến 9 ghế ngồi

Từ 10 ghế đến 24 ghế ngồi

Từ 25 ghế đến 40 ghế ngồi

Trên 40 ghế ngồi

- Ban ngày

700.000

800.000

900.000

1.000.000

- Ban đêm

500.000

600.000

700.000

800.000

- Ngày, đêm

900.000

1.000.000

1.100.000

1.200.000

a4. Tại thị xã Sơn Tây và các huyện (trừ huyện Từ Liêm)

Phương thức nhận trông giữ

Mức thu (đồng/tháng)

Đến 9 ghế ngồi

Từ 10 ghế đến 24 ghế ngồi

Từ 25 ghế đến 40 ghế ngồi

Trên 40 ghế ngồi

- Ban ngày

300.000

400.000

500.000

600.000

- Ban đêm

400.000

500.000

600.000

700.000

- Ngày, đêm

500.000

600.000

700.000

800.000

b) Đối với xe gửi tại nơi có mái che

b1. Tại 4 Quận: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Đống Đa.

Phương thức nhận trông giữ

Mức thu (đồng/tháng)

Đến 9 ghế ngồi

Từ 10 ghế đến 24 ghế ngồi

Từ 25 ghế đến 40 ghế ngồi

Trên 40 ghế ngồi

- Ban ngày

1.100.000

1.200.000

1.300.000

1.400.000

- Ban đêm

900.000

1.000.000

1.100.000

1.200.000

- Ngày, đêm

1.600.000

1.700.000

1.800.000

1.900.000

b2. Tại các quận còn lại và huyện Từ Liêm

Phương thức nhận trông giữ

Mức thu (đồng/tháng)

Đến 9 ghế ngồi

Từ 10 ghế đến 24 ghế ngồi

Từ 25 ghế đến 40 ghế ngồi

Trên 40 ghế ngồi

- Ban ngày

900.000

1.000.000

1.100.000

1.200.000

- Ban đêm

800.000

900.000

1.000.000

1.100.000

- Ngày, đêm

1.100.000

1.200.000

1.300.000

1.400.000

b3. Tại thị xã Sơn Tây và các huyện (trừ huyện Từ Liêm)

Phương thức nhận trông giữ

Mức thu (đồng/tháng)

Đến 9 ghế ngồi

Từ 10 ghế đến 24 ghế ngồi

Từ 25 ghế đến 40 ghế ngồi

Trên 40 ghế ngồi

- Ban ngày

500.000

600.000

700.000

800.000

- Ban đêm

600.000

700.000

800.000

900.000

- Ngày, đêm

800.000

900.000

1.000.000

1.100.000

2.1.2.2. Mức thu đối với loại xe tính theo tải trọng (xe tải)

a) Tại Khu vực các Quận và Huyện Từ Liêm

Phương thức nhận trông giữ ôtô

Mức thu (đồng/tháng)

Đến 2 tấn

Trên 2 tấn đến 7 tấn

Trên 7 tấn

- Ban ngày

400.000

500.000

700.000

- Ban đêm

500.000

600.000

800.000

- Ngày, đêm

600.000

700.000

900.000

b) Tại thị xã Sơn Tây và các Huyện (trừ huyện Từ Liêm)

Phương thức nhận trông giữ ôtô

Mức thu (đồng/tháng)

- Ban ngày

300.000

400.000

550.000

- Ban đêm

400.000

500.000

650.000

- Ngày, đêm

500.000

600.000

750.000

2.2. Mức thu phí bên trong các tòa nhà chung cư, trung tâm thương mại:

a) Mức thu theo lượt đối với xe ô tô đến 9 chỗ ngồi như sau:

Quy định về lượt xe:

1 lượt tối đa không quá 120 phút, quá thời gian 120 phút thu thêm các lượt tiếp theo. Trường hợp gửi xe qua đêm (Từ 18 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau) tính bằng 3 lượt.

Địa bàn thu phí

Đơn vị tính

Đề xuất

Tại quận Hoàn Kiếm; Ba Đình; Hai Bà Trưng; Đống Đa

Đồng/xe/lượt

40.000

Các quận khác và huyện Từ Liêm

Đồng/xe/lượt

30.000

Các huyện (trừ huyện Từ Liêm) và thị xã Sơn Tây.

Đồng/xe/lượt

25.000

b) Khung mức thu hợp đồng theo tháng đối với xe ô tô đến 9 chỗ ngồi:

ĐV: Đồng/xe/Tháng

Địa điểm thu

Trông giữ ban ngày mức tối đa

Trông giữ ban đêm mức tối đa

Trông giữ ngày đêm mức tối đa

- Trong các nhà chung cư, trung tâm thương mại được đầu tư tầng trông giữ xe hiện đại (Trang bị hệ thống điều hòa; hệ thống giám sát, trông giữ xe thông minh: camera theo dõi, kiểm tra phương tiện, người gửi; quản lý điểm đỗ; ra vào quẹt thẻ theo dõi giờ vào, giờ ra và tính tiền, in hóa đơn tự động; bảo hiểm xe gửi);

1.500.000

1.600.000

3.000.000

- Trong các nhà chung cư, trung tâm thương mại khác

800.000

1.200.000

1.800.000

Đối với mức thu theo tháng: Mức thu phí cụ thể không được cao hơn mức thu tối đa tại biểu quy định, giao chủ đầu tư có trách nhiệm xây dựng đề án mức thu theo quy định, gửi Sở Tài chính thẩm định. Sở Tài chính có trách nhiệm thông báo kết quả thẩm định cho chủ đầu tư làm căn cứ để thực hiện mức thu cụ thể.

Điều 3. Đơn vị thu phí (thực hiện theo phân cấp quản lý)

- Các tổ chức, cá nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép trông giữ xe đạp, xe máy, ô tô trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

- Riêng đối với các cơ quan Bộ, cơ quan ngang bộ; cơ quan thuộc Chính phủ; Ủy ban nhân dân các cấp, các sở, ngành trên địa bàn Thành phố Hà Nội có trách nhiệm bố trí khu vực để phương tiện giao thông của cán bộ, công chức, viên chức và của người đến giao dịch, làm việc; không được thu phí gửi phương tiện giao thông của người đến giao dịch, làm việc (theo quy định tại Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg ngày 02/08/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành Quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước).

Trách nhiệm của đơn vị thu phí: niêm yết hoặc thông báo công khai tại địa điểm thu phí về tên phí, mức thu phí, phương thức thu và cơ quan quy định thu. Khi thu tiền phí phải cấp chứng từ thu cho đối tượng nộp phí theo quy định.

Điều 4. Quản lý, sử dụng tiền phí thu được

Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 (điểm D mục III), Công văn số 5963/BTC-NSNN ngày 08/05/2007 và Công văn số 12602/BTC-NSNN ngày 12/10/2006 của Bộ Tài chính, cụ thể như sau:

- Đối với các đơn vị được tổ chức theo loại hình doanh nghiệp, các hộ kinh doanh: Số phí trông giữ ô tô, xe máy, xe đạp do các doanh nghiệp, hộ kinh doanh thu theo nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao được tính là doanh thu của doanh nghiệp, hộ kinh doanh. Các doanh nghiệp, hộ kinh doanh có trách nhiệm quản lý, sử dụng số phí trông giữ ô tô, xe máy, xe đạp theo chế độ quy định về phí, lệ phí và thực hiện nghĩa vụ về thuế với nhà nước theo các quy định hiện hành.

- Đối với các đơn vị sự nghiệp thực hiện cơ chế tự chủ tài chính: số phí trông giữ xe ô tô, xe máy, xe đạp thu theo nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao, sau khi được sử dụng để thực hiện các nhiệm vụ chi theo quy định của Nhà nước; phần còn lại phải nộp ngân sách nhà nước và được hạch toán vào Mục lục ngân sách nhà nước theo loại, khoản, mục, tiểu mục tương ứng theo quy định.

- Đối với các địa phương không tổ chức bộ máy quản lý riêng: số phí trông giữ xe ô tô, xe máy, xe đạp thu được sau khi trừ phần chi phí tổ chức thu, phần còn lại nộp ngân sách nhà nước và được hạch toán vào Mục lục ngân sách nhà nước theo loại, khoản, mục, tiểu mục tương ứng theo quy định.

Điều 5. Chứng từ thu phí

Sử dụng biên lai thu phí; trường hợp là phí ngoài ngân sách thì sử dụng hóa đơn theo quy định hiện hành.

Điều 6. Xử lý vi phạm

Các trường hợp vi phạm sẽ bị xử lý theo Nghị định số 106/2003/NĐ-CP ngày 23/09/2003 của Chính phủ và Thông tư số 06/2004/TT-BTC ngày 04/02/2004 của Bộ Tài chính.

Điều 7. Hiệu lực thi hành

Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 25/2009/QĐ-UBND ngày 09/01/2009 và Quyết định số 107/2009/QĐ-UBND ngày 29/9/2009 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc thu phí trông giữ xe đạp, xe máy, xe ô tô trên địa bàn Thành phố.

Điều 8. Tổ chức thực hiện

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố; Giám đốc các Sở: Tài chính; Tư pháp; Giao thông - Vận tải; Kho bạc Nhà nước Hà Nội; Cục trưởng Cục Thuế thành phố Hà Nội; Chủ tịch UBND các: quận, huyện, thị xã; Các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 8;
- TT Thành ủy, VP Thành ủy;
- Đoàn ĐB Quốc hội Hà Nội;
- TT HĐND TP; Ban KTNS - HĐND TP;
- VP Đoàn ĐBQH và HĐND TP;
- Các Bộ: Tài chính, Tư pháp;
- Chủ tịch UBND TP;
- Các Phó Chủ tịch UBND TP;
- Các sở, ban ngành của TP;
- Trung tâm công báo; Cổng giao tiếp điện tử TP;
- CPVP, các Phòng CV;
- Lưu VT.
(UBND các quận, huyện, thị xã sao gửi Quyết định này đến UBND xã, phường, thị trấn trực thuộc)

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Huy Tưởng